quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế - Pdf 69

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………../………..

BỘ NỘI VỤ

……/…..

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ THÚY HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


BỘ NỘI VỤ

………../………..

……/…..
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ THÚY HÀ


gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Lƣơng Minh Việt đã quan
tâm, giúp đỡ tận tình, hƣớng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận
văn. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND thành
phố Huế, Ban quản lý chợ, tổ quản lý chợ, doanh nghiệp cũng nhƣ phòng
Kinh tế thuộc UBND thành phố Huế và các cơ quan liên quan đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu cần thiết
để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn ngƣời dân, tiểu thƣơng buôn bán trên địa bàn

và bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả

Trần Thị Thúy Hà

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn..................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn............................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn...........................................5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn..................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.....................................................6
7. Kết cấu của luận văn..................................................................................... 6

2.2. Tình hình quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh tại các
chợ trên địa bàn thành phố Huế..................................................................39
2.2.1. Công tác xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch về phát triển
và quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ........................................................39
2.2.2.Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống chợ
52
2.2.3. Tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách và pháp luật của
nhà nƣớc cho ngƣời kinh doanh tại chợ........................................................59
2.2.4. Hoạt động giám sát, kiểm tra công tác quản lý chợ, công tác thực
hiện các quy chế quản lý chợ và xử lý các hành vi vi phạm...........................62
2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế.................................64
2.3.1. Những kết quả đã đạt đƣợc..................................................................64
2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế.......................................65
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................70
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ.........................................................71
3.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh tại
chợ trên địa bàn thành phố Huế đến năm 2025.........................................71

iv


3.1.1. Quan điểm phát triển hoạt động kinh doanh tại chợ trên địa bàn
thành phố Huế.................................................................................................71
3.1.2. Định hƣớng phát triển..........................................................................73
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh
doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế..........................................75

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mô hình quản lý chợ trên địa bàn thành phố Huế..........................35
Bảng 2.2: Danh sách các chợ đầu tƣ nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới.......40
Bảng 2.3: Thực trạng công tác đào tạo cán bộ quản lý chợ và tiểu thƣơng trên
địa bàn thành phố Huế từ năm 2015 đến năm 2019........................................43
Bảng 2.4: Thực trạng khai thác điểm kinh doanh tại một số chợ...................45
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính tại các chợ trên địa bàn
thành phố Huế giai đoạn 2015-2019...............................................................63

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các ngành hàng lƣu thông tại các chợ.......................................38

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động kinh doanh tại
chợ trên địa bàn thành phố Huế...................................................................... 52
Hình 2.2: Bộ máy ban quản lý chợ trên địa bàn thành phố Huế.....................55
Hình 2.3: Bộ máy doanh nghiệp quản lý chợ trên địa bàn thành phố Huế.....56

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chợ là một loại hình tổ chức thƣơng mại hỗn hợp, đã xuất hiện từ rất
lâu và đã ăn sâu vào tiềm thức mua bán của ngƣời dân. Chợ có vai trò rất
quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội, là nơi thể hiện rõ nét sự phát
triển của các hoạt động thƣơng mại và nhìn vào đó có thể thấy đƣợc nhiều
mặt cơ bản của bức tranh kinh tế xã hội của một địa phƣơng, một vùng, một
quốc gia.
Thành phố Huế là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá khá

điểm kinh doanh lộn xộn thiếu mỹ quan vẫn xảy ra. Các chính sách ƣu đãi, hỗ
trợ của nhà nƣớc chƣa đủ mạnh để khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tƣ
phát triển chợ… Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích,
đánh giá một cách khoa học về thực trạng quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt
động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế là hết sức cần thiết.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước
đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Các nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động kinh doanh của các chợ
trên địa bàn thành phố Huế trong và ngoài nƣớc rất ít. Các nghiên cứu trƣớc
đây thƣờng tập trung vào các khía cạnh khác nhƣ: chính sách phát triển hệ
thống chợ; chuyển đổi mô hình quản ly chợ… có thể đƣa ra một số đề tài sau:
Bài viết: “Đánh giá thực trạng hoạt động của mô hình chợ đêm trên địa
bàn quận ninh kiều, thành phố Cần thơ” của các tác giả Nguyễn Thị Phú Thịnh
và Huỳnh Trƣờng Huy đƣợc đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2014.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hoạt động của mô hình chợ đêm
trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ qua khảo sát 147 đáp viên –
ngƣời tham quan và mua sắm – tại khu vực chợ đêm; 26 tiêu chí đánh giá hoạt
động chợ đêm đƣợc giới thiệu và sử dụng trong phân tích thông qua

2


công cụ phân tích kiểm định Cronbath’s alpha và phân tích nhân tố; trong số
đó, 22 tiêu chí thể hiện mối tƣơng quan chặt chẽ và đƣợc sử dụng trong phân
tích nhân tố. Kết quả phân tích cho thấy sự đánh giá của đáp viên về hoạt
động chợ đêm tập trung vào 8 nhóm nhân tố với các mức độ khác nhau, trong
đó nhóm nhân tố đƣợc đánh giá tốt (cách phục vụ bán hàng, trƣng bày sản
phẩm và hàng hóa đa dạng); đánh giá trung bình (không gian mua sắm thoải

pháp hoàn thiện chính sách thƣơng mại trong công tác quản ly nhà nƣớc về
thƣơng mại nói chung, không đi sâu vào nghiên cứu hệ thống chợ, do đó có
các chính sách của nhà nƣớc để phát triển hệ thống chợ chƣa đƣợc làm rõ.[9]
“Quản lý nhà nước địa phương đối với các loại hình chợ trên địa bàn
quận Cầu i ” – luận văn tốt nghiệp – Mai Tiến Tú K43F5 ĐHTM, 2018. Đề
tài dựa trên những phân tích, tìm hiểu thực trạng của hệ thống Chợ trên địa
bàn quận Cầu Giấy thuộc thành phố Hà Nội. Từ đó có những đánh giá khách
quan về những thuận lợi, khó khăn trong việc sử dụng các phƣơng pháp và
công cụ nhằm tổ chức và quản lý Chợ ….đề tài đã đƣa ra một số đề xuất
kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách tổ chức quản ly đối
với hệ thống Chợ trên địa bàn các quận thuộc thành phố.[20]
Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu trên, tác giả đề tài: “Quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế” là
không trùng lắp, có đối tƣợng và phạm vi cũng nhƣ thời gian nghiên cứu là
khác nhau.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
-

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn,

phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh tại các
chợ, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động kinh
doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế
-

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu, luận văn phải tiến

hành thực hiện các nhiệm vụ sau:
4


doanh tại các chợ thuộc phân cấp quản lý trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Các vấn đề về các loại chợ cóc, chợ tạm không phải là đối
tƣợng nghiên cứu của đề tài.
+
+

Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019

Về nội dung: đề tài nghiên cứu thực trạng QLNN đối với hoạt động

kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận
văn
-

Phương pháp luận: Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để nhìn nhận, phân tích,
đánh giá các vấn đề nghiên cứu, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
hoạt động kinh doanh tại chợ.
+

Phương pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp khảo cứu tài liệu (đọc tài liệu là sách, bài báo, văn bản

pháp luật, báo cáo ….);
+
Phƣơng pháp thống kê: các số liệu thực trạng về QLNN đối với
hoạt
động kinh doanh tại chợ trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh
doanh của các chợ trên địa bàn thành phố Huế.
nhà

Kết quả nghiên cứu luận văn có thể đƣợc sử dụng phục vụ các

quản lý của địa phƣơng và Ban quản lý chợ trong hoạt động thực tiễn quản lý
hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế; có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập trong lĩnh vực quản lý
này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng
Chƣơng 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động kinh doanh tại các chợ.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh
tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế.
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối
với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế.


6


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm, phân loại chợ
Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu, có nhiều khái niệm khác nhau về chợ.


của thành phố, thị xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với khối
lƣợng hàng hoá lớn. Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng
8


hàng hoá đi các nơi. Các chợ này thƣờng là nơi cung cấp hàng hoá cho các
trung tâm bán lẻ, các chợ bán lẻ trong và ngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi
thu gom hàng cho xuất khẩu. Các chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷ
trọng cao (trên 60%), đồng thời vẫn có bán lẻ nhƣng tỷ trọng nhỏ.
-

Chợ bán lẻ là những chợ thuộc phạm vi xã, phƣờng (liên xã, liên

phƣờng), cụm dân cƣ, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp
cho ngƣời tiêu dùng.
Thứ ba, theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh. Dựa theo đặc điểm này, có
hai loại chợ tổng hợp và chợ chuyên doanh.
Chợ tổng hợp là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc
nhiều
ngành hàng khác nhau. Trong chợ có nhiều loại mặt hàng nhƣ: đáp ứng toàn
bộ các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Ở Việt Nam, hình thức chợ tổng
hợp chiếm ƣu thế về số lƣợng.
-

Chợ chuyên doanh là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng

chính yếu, mặt hàng này thƣờng chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có
bán một số mặt hàng khác, các loại hàng này có doanh số dƣới 40% tổng
doanh thu.

Chợ hạng 3 là chợ có dƣới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chƣa

đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu

mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phƣờng và địa bàn phụ cận.
Thứ năm, theo tính chất và quy mô xây dựng. Theo tiêu chí này, chợ
đƣợc chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và chợ tạm.
-

Chợ kiên cố là chợ đƣợc xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của

một công trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10
năm). Chợ kiên cố thƣờng là chợ hạng 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2 và
chợ hạng 2 có diện tích đất từ 6.000-9.000 m2. Các chợ kiên cố lớn thƣờng
nằm ở các tỉnh, thành phố lớn, các huyện lỵ, trị trấn và có thời gian tồn tại lâu
đời, trong một thời kỳ dài và là trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn.
-

Chợ bán kiên cố là chợ chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh

những hạng mục xây dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có
những hạng mục xây dựng tạm nhƣ lán, mái che, quầy bán hàng..., độ bền sử
dụng không cao (dƣới 10 năm) và thiếu tiện nghi. Chợ bán kiên cố thƣờng là
chợ hạng 3, có diện tích đất 3000-5000 m2. Chợ này chủ yếu phân bổ ở các
huyện nhỏ, khu vực thị trấn xa xôi, chợ liên xã, liên làng, các khu vực ngoài
thành phố lớn.
-

Chợ tạm là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán


hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi.[16]
Khái niệm kinh doanh này đề cập đến mục đích của hành vi và nơi mà
hành vi của chủ thể có thể thực hiện, nó bao trùm tất cả các giai đoạn của hoạt
động đầu tƣ kinh doanh, từ việc bỏ vốn vào đầu tƣ, đến sản xuất, gia công,
chế biến hàng hóa, cung ứng các loại dịch vụ trên thị trƣờng nhƣ đại lý, môi
11


giới, ủy thác, dịch vụ giao nhận …vv, nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Nói một cách
khác, khái niệm này tập trung vào bản chất của hành vi, mục đích của hành vi
chứ không phải kết quả cụ thể mà các bên đạt đƣợc trong thực tiễn.
Nhƣ vậy, hoạt động kinh doanh là các hoạt động thực hiện một hoặc
một số công đoạn của quá trình sản xuất nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ
thể kinh doanh (doanh nghiệp) trên thị trƣờng.
Đặc trƣng chủ yếu của hoạt động kinh doanh:
-

Hoạt động kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện đƣợc gọi là chủ

thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là doanh nghiệp Nhà nƣớc; doanh
nghiệp cổ phần và các loại hình doanh nghiệp khác.
-

Hoạt động kinh doanh phải gắn với thị trƣờng. Thị trƣờng và hoạt

động kinh doanh đi liền với nhau nhƣ hình với bóng, không có thị trƣờng thì
không có khái niệm kinh doanh. Thị trƣờng hoạt động kinh doanh phải đƣợc
hiểu theo nghĩa rộng là một hệ thống bao gồm các khách hàng sử dụng, nhà
cung cấp, mối quan hệ cung cầu giữa họ tác động qua lại để xác định giá cả,
số lƣợng và chất lƣợng.

loại hàng hoá đƣợc lƣu thông trong chợ phù hợp với văn hoá ẩm thực, chế
biến cầu kỳ, đòi hỏi nhiều loại gia vị của ngƣời phƣơng Đông. Đồng thời,
hàng hoá đƣợc lƣu thông qua chợ chủ yếu là những mặt hàng tiêu dùng hàng
ngày với giá trị không lớn.
So với các hình thức phân phối hiện đại thì các loại hàng hoá đƣợc trao
đổi mua bán ở chợ thƣờng không đòi hỏi cao về kiểu dáng và mẫu mã nhƣ
siêu thị, trung tâm thƣơng mại hay cửa hàng tiện ích. Hàng hoá ở đây có thể
là do ngƣời nông dân, các tiểu thủ công nghiệp sản xuất và trực tiếp mang ra
chợ bán nên phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ thô và sơ chế. Tuy nhiên, hàng
hoá ở chợ đa phần là phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, ngƣời sản xuất
sau đó mang ra chợ ngay nên chất lƣợng thƣờng là tƣơi ngon, đảm bảo
dƣỡng chất của sản phẩm.
Giá cả hàng hoá lƣu thông trong chợ thƣờng có giá rẻ hơn và linh hoạt
hơn so với giá cả hàng hoá ở các cửa hàng, siêu thị bán lẻ hiện đại khác. Giá
này có thể trao đổi mặc cả, có thể thay đổi tuỳ theo khả năng của từng ngƣời
mua và bán vì ở chợ có tới hàng trăm hàng nghìn ngƣời có thể quyết định
mức giá khác nhau tuỳ theo thời gian và thời điểm trao đổi.

13


Mua sản phẩm buổi sáng, trƣa hay chiều thì mức giá cũng khác nhau và
phần lớn là tiêu thụ hết ngay trong ngày nhằm đảm bảo cả về chất lƣợng hàng
hoá và tình hình tài chính của ngƣời bán.
Ở chợ, tồn tại hai mức giá là giá bán buôn và giá bán lẻ áp dụng cho
cùng một mặt hàng. Giá bán buôn thƣờng thấp hơn giá bán lẻ, tuy nhiên mức
chênh lệch không quá lớn. Giá bán buôn thƣờng áp dụng khi mua hàng hoá
với số lƣợng lớn,còn giá bán lẻ áp dụng trong trƣờng hợp mua bán hàng hoá
nhỏ lẻ, số lƣợng ít. Giác ả hàng hóa thƣờng xuyên biến động và linh hoạt
theo giờ, buổi trong ngày.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status