(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở việt nam và của một số quốc gia mở rộng - Pdf 71

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH NHẬT KHƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU
CHÍNH PHỦ VÀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT
NAM VÀ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MỞ RỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH NHẬT KHƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU
CHÍNH PHỦ VÀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT
NAM VÀ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MỞ RỘNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015

1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
1.5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................. 5
1.7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ VÀ
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI ................................................................................7
2.1. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ........................ 7
2.1.1. Biện luận về quan hệ nhân quả một chiều từ chi tiêu chính phủ đến cán cân
thương mại ............................................................................................................... 9
2.1.1.1. Lý thuyết Keynes .................................................................................... 10
2.1.1.2. Lý thuyết IS – LM và Mundel – Fleming ............................................... 11


2.1.1.3. Phương pháp hấp thụ .............................................................................. 13
2.1.2. Giả thuyết cán cân mậu dịch mục tiêu ........................................................ 14
2.1.3. Giả thuyết cân bằng của Ricardo ................................................................ 14
2.1.4. Giả thuyết về mối quan hệ hai chiều ........................................................... 16
2.2. Những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và
thâm hụt thương mại ............................................................................................... 16
2.2.1. Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết quan hệ nhân quả một chiều từ chi tiêu
chính phủ đến thâm hụt thương mại....................................................................... 16
2.2.1.1. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ............... 16
2.2.1.2. Mối quan hệ từ thâm hụt ngân sách đến cán cân thương mại, hỗ trợ giả
thuyết thâm hụt kép ................................................................................................ 20
2.2.2. Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết cán cân mậu dịch mục tiêu .................... 22
2.2.3. Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết cân bằng Ricardo ................................... 24
2.2.4. Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết về mối quan hệ nhân quả hai chiều ....... 26
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................31

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngồi
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GE: biến chi tiêu chính phủ
GFS: Thống kê tài chính chính phủ của IMF
IFS: Thống kê tài chính quốc tế của IMF
INF: biến lạm phát
IR: biến lãi suất
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TAX: biến ngân sách chính phủ (thuế)
TB: biến cán cân thương mại
TY: Toda – Yamamoto
VAR: Tự hồi quy vector
VECM: Mơ hình hiệu chỉnh sai số
WTO: Tổ chức thương mại Thế giới
Y: biến sản lượng quốc gia
Nhóm SEACEN: bao gồm Malaysia, Singapo, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc,
Myanmar, Nepan, Sri Lanka và Philippin


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan
hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định ADF đối với các biến
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định DF_GLS đối với các biến
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định PP đối với các biến
Bảng 4.4: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu (p) cho các biến trong mơ hình VAR
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phi nhân quả Granger theo TY tuyến tính
Bảng 4.6a: Kiểm định nhân quả dựa trên phương pháp miền tần số từ chi tiêu chính
phủ đến thâm hụt thương mại
Bảng 4.6b: Kiểm định nhân quả dựa trên phương pháp miền tần số từ thâm hụt

cứ nhân quả nào từ thâm hụt thương mại đến chi tiêu chính phủ. Kết quả này ủng hộ
giả thuyết cho rằng có tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều từ chi tiêu chính phủ
đến thâm hụt thương mại. Và với những bằng chứng thực nghiệm đạt được đã
chứng minh rằng cán cân thương mại thâm hụt là có liên quan đến sự gia tăng trong
chi tiêu chính phủ. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này cũng mở rộng kiểm định thực
nghiệm ở một số quốc gia và đã tìm thấy những bằng chứng mới về mối quan hệ
giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại, góp phần làm rõ thêm các giả
thuyết đã và đang được quan tâm về mối quan hệ này.


2

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề
nan giải cần phải có hướng xử lý để từ đó vực dậy tình hình kinh tế quốc gia, cụ thể
đó là nguy cơ lạm phát cao ln tiềm ẩn, hệ thống ngân hàng yếu kém và tình trạng
thâm hụt ngân sách do chi tiêu chính phủ gia tăng qua các năm, thâm hụt thương
mại kéo dài (theo hình 1.1)… Trong khi đó, với xu thế tự do hóa thương mại, Việt
Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào
đầu năm 2007 (11/01/2007), cùng với sự khủng hoảng và bất ổn của nền kinh tế thế
giới trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ đến thị trường xuất nhập khẩu
của Việt Nam. Tình trạng nhập siêu ngày càng gia tăng và hệ quả là thâm hụt cán
cân thương mại, dịch vụ ở Việt Nam kéo dài qua nhiều năm liên tiếp luôn là vấn đề
đáng lo ngại. Do cán cân thương mại chiếm một phần đáng kể trong cán cân tài
khoản vãng lai nên việc cán cân thương mại thâm hụt là nguyên nhân chính dẫn đến
thâm hụt tài khoản vãng lai. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thâm hụt tài

2009Q4

2009Q1

2008Q2

2007Q3

2006Q4

2006Q1

2005Q2

2004Q3

2003Q4

2003Q1

2002Q2

2001Q3

2000Q4

2000Q1

1999Q2


quả đạt được là rất đa dạng. Mặc dù vậy, chưa có bất kỳ nghiên cứu chuyên biệt nào
xem xét về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại đối với nền
kinh tế Việt Nam. Với hướng nghiên cứu này, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng
nguồn gốc của thâm hụt thương mại khơng chỉ do ngân sách bị thâm hụt, mà cịn có
những nhân tố khác tác động, cụ thể là những thành phần của cán cân ngân sách là
chi tiêu chính phủ và nguồn thu thuế. Trong khi thuế là một thành phần khó có thể
thay đổi thì chi tiêu chính phủ là một nhân tố có mức độ biến động lớn. Do đó,
ngồi việc quan tâm đến mối quan hệ giữa thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân
sách, chúng ta cần phải lưu tâm đến vấn đề này theo một hướng khác đó là: Liệu chi
tiêu chính phủ có bất cứ mối quan hệ nhân quả nào với thâm hụt thương mại hay
khơng? Nếu có thì đó là mối quan hệ nhân quả một chiều hay hai chiều, đây cũng là
vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu. Và kết quả kiểm định thực nghiệm mối quan hệ


4

này cũng sẽ đóng góp thêm bằng chứng mới về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ
và thâm hụt thương mại.
Nhận thấy được vấn đề này, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa chi
tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở Việt Nam và của một số quốc gia mở
rộng” để làm luận văn tốt nghiệp với mục tiêu đưa ra các bằng chứng thực nghiệm
về mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở Việt
Nam. Ngoài ra, trên cơ sở các bằng chứng thực nghiệm đạt được, có thể tạo nền
tảng lý luận để đưa ra một số đề xuất cải thiện cán cân thương mại ở Việt Nam
trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc mở rộng nghiên cứu ở một số quốc gia có nền
kinh tế đang phát triển cũng đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan
hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên những nền tảng lý thuyết và sử dụng các mô hình kinh tế lượng đối với

2013, việc lựa chọn giai đoạn nghiên cứu phụ thuộc vào sự đầy đủ và tính xác thực
của dữ liệu (dữ liệu chi tiêu chính phủ trước năm 1994 khơng có sẵn). Ngồi ra, bài
nghiên cứu cũng mở rộng phạm vi thông qua việc nghiên cứu một số quốc gia có
nền kinh tế đang phát triển tương tự Việt Nam, nhằm cung cấp thêm bằng chứng
thực nghiệm về các giả thuyết đang được tranh luận liên quan đến mối quan hệ giữa
chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại.

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài này nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt
thương mại ở Việt Nam. Kết quả đạt được cho thấy rằng ở nước ta, chi tiêu chính
phủ có tác động đến thâm hụt thương mại, và cụ thể là trong ngắn hạn. Dựa trên
mối quan hệ này, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng
thâm hụt cán cân thương mại kéo dài. Đề tài này góp phần bổ sung thêm bằng
chứng thực nghiệm vào việc xem xét đánh giá mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ
và thâm hụt thương mại ở các nước trên thế giới.


6

1.7. Cấu trúc luận văn
Đề tài này được trình bày với kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1 vừa được
trình bày ở trên là phần giới thiệu tổng quan về vấn đề, mục tiêu và phương pháp
nghiên cứu. Chương 2 sẽ trình bày tóm tắt về khung lý thuyết và tổng quan các kết
quả nghiên cứu trước đây. Chương 3 giới thiệu chi tiết về các phương pháp nghiên
cứu và cách thức thu thập, xử lý số liệu đầu vào cần thiết cho mơ hình. Nội dung và
kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày và phân tích trong chương 4. Và phần kết luận
chung cho bài luận văn sẽ được thể hiện trong chương 5.


7

phát triển kinh tế. Nói cách khác, ngân sách quốc gia sẽ bị ảnh hưởng bởi dòng vốn


8

chảy vào lớn hoặc thơng qua tích lũy nợ và điều này cuối cùng sẽ dẫn đến thâm hụt
ngân sách chính phủ.
 Mối quan hệ nhân quả hai chiều có thể tồn tại giữa chi tiêu chính phủ và cán
cân thương mại. Trong khi chi tiêu chính phủ gia tăng sẽ dẫn đến thâm hụt ngân
sách dẫn đến thâm hụt cán cân mậu dịch, sự tồn tại của thông tin phản hồi có thể tạo
ra mối quan hệ nhân quả trong cả hai chiều. Mối quan hệ nhân quả này thông qua
hai kênh: một kênh trực tiếp giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại và
một cách gián tiếp thơng qua lãi suất và tỷ giá hối đối.
 Chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại có thể khơng liên quan với nhau.
Chi tiêu chính phủ khơng gây ra bất cứ thay đổi nào về lãi suất và tỷ giá hối đối, do
đó khơng ảnh hưởng đến sự mất cân bằng trong cán cân thương mại, hay nói cách
khác chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại độc lập nhau. Đây được gọi là giả
thuyết cân bằng Ricardo. Điều này có thể được hiểu rằng sự sụt giảm tiết kiệm khu
vực công do thâm hụt ngân sách sẽ được bù đắp bởi sự gia tăng tương ứng trong tiết
kiệm tư nhân. Nghĩa là người tiêu dùng tin rằng sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ
(hoặc giảm thuế) hôm nay với kết quả là thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến sự gia tăng
thuế trong tương lai để phục vụ cho vấn đề chi trả nợ cơng; do đó, họ sẽ tiết kiệm
hơm nay để chi trả tiền thuế trong tương lai.


9

Hình 2.1: Bốn mối quan hệ có thể có giữa chi tiêu chính phủ và cán cân thương
mại


Trong đó, Y là tổng sản phẩm quốc nội, Y được tính bằng tổng của chi tiêu tiêu
dùng khu vực tư nhân C với tổng chi đầu tư nội địa của khu vực tư nhân I; chi tiêu
chính phủ G và cán cân thương mại được đại điện bởi (X - M); trong đó X, M lần
lượt là xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Ngồi ra, tổng sản phẩm quốc nội cũng có thể được trình bày bằng cách sử dụng
cách tiếp cận liên quan đến thu nhập như sau:
Y=C+S+T

(2)

Trong phương trình (2), S và T lần lượt đại diện cho tiết kiệm và thuế thu bởi chính
phủ. Chúng ta có thể cân bằng hai phương trình (1) và (2) như sau:
C + I + G + (X – M) = C + S + T

(3)

Từ phương trình (3) ở trên, sau khi thực hiện các phép toán đơn giản chúng ta sẽ
được phương trình (4) như dưới đây:
(X – M) = (S – I) + (T – G)

(4)

Phương trình (4) hàm ý rằng tiết kiệm của chính phủ và khu vực tư nhân sẽ quyết
định đến cách thức mất cân bằng thương mại trong nền kinh tế. Một sự gia tăng


11

trong chi đầu tư của khu vực tư nhân hoặc một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ
sẽ gây ra thâm hụt thương mại trong nền kinh tế.

hoặc định giá cao đồng nội tệ sẽ làm đường BP dịch chuyển lên trên.
Hình trên cho thấy ban đầu quốc gia có sự cân bằng trong thị trường hàng hóa, thị
trường tiền tệ và cán cân thanh toán tại điểm E, là giao điểm của ba đường IS, LM
và BP. Giả định rằng mức cân bằng của thu nhập quốc gia (Y) tại điểm E là dưới
mức toàn dụng lao động và quốc gia sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để giảm
thất nghiệp. Chính sách tài khóa mở rộng (sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ hoặc
giảm thuế có thể dẫn đến sự gia tăng thâm hụt ngân sách quốc gia) sẽ làm đường IS
dịch chuyển sang phải thành đường IS ′ cắt đường LM tại E′ , kết quả tạo ra mức thu
nhập quốc gia (Y ′ ) và lãi suất (r ′ ) cao hơn. Do điểm E′ nằm trên đường BP nên
quốc gia có sự thặng dư bên ngồi nhờ dịng vốn ngoại chảy vào dưới tác động của
lãi suất tăng. Điều này gây ra sự tăng giá của đồng nội tệ, làm dịch chuyển đường
BP lên trên thành đường BP′ . Sự tăng giá của đồng nội tệ sẽ làm xấu đi tình hình
cán cân thương mại của quốc gia, làm đường IS ′ dịch chuyển xuống trở lại đến IS ′′ .
Đồng nội tệ tăng giá cũng làm giảm giá nhập khẩu (tính bằng đồng nội tệ) và mức
giá chung của quốc gia. Với mức giá nội địa thấp hơn và mức cung tiền cố định,
đường LM sẽ dịch chuyển sang phải đến LM′ (bằng một sự gia tăng trong cung tiền


13

danh nghĩa). Điểm cân bằng cuối cùng là E′′ , là giao điểm của ba đường IS ′′ , LM′
và BP ′ , theo đó xác định lãi suất cân bằng là r ′′ và mức thu nhập quốc gia cân bằng
là Y ′′ .
Cần lưu ý rằng lãi suất trong nước đầu tiên tăng từ r đến r ′ và sau đó giảm ngược lại
xuống r ′′ . Điều này dẫn đến một sự tăng giá đồng nội tệ (khi r tăng lên r ′ ), tiếp đó
lại sụt giảm một phần khi r ′ giảm xuống thành r ′′ . Hình trên cũng thể hiện rõ
khoảng tăng giá rịng của đồng nội tệ. Vì vậy, thâm hụt ngân sách lớn hơn sẽ gắn
liền với một dòng vốn vào lớn hơn và thâm hụt thương mại cũng lớn hơn. Tuy
nhiên, mối quan hệ này cũng phụ thuộc vào một số giả định lý thuyết. Vì vậy, tiến
trình động từ thâm hụt ngân sách dẫn đến lãi suất tăng, gây sức ép tăng giá đồng nội

tài khỏa mở rộng thơng qua việc tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để hỗ trợ và kích thích
nền kinh tế, điều này sẽ làm suy giảm cán cân ngân sách hoặc có thể dẫn đến thâm
hụt.
Có thể giải thích rõ hơn mối quan hệ này theo hai lập luận sau. Thứ nhất, một dòng
vốn vào sẽ gây áp lực tăng giá đồng nội tệ, đồng nội tệ tăng giá sẽ làm xấu đi cán
cân thương mại do xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. Mặc khác, một cú sốc ngoại
sinh ví dụ như cú sốc thị hiếu của người tiêu dùng có thể dẫn đến sự sụt giảm xuất
khẩu hoặc sự gia tăng nhập khẩu. Sự suy giảm trong cán cân thương mại phản ánh
sự thay thế sản xuất nội địa bằng hàng nhập khẩu (vì rẻ hơn một cách tương đối),
điều này sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng trong nước, dẫn đến sự sụt giảm doanh
thu thuế và có thể gây ra thâm hụt ngân sách. Thứ hai, chính phủ có thể đưa ra
những khuyến khích tài khóa nhằm cố gắng giảm nhẹ tác động của thâm hụt cán
cân mậu dịch đến sản lượng nội địa. Trong trường hợp này, thâm hụt cán cân
thương mại gây ra một sự suy giảm kinh tế, theo đó có thể làm gia tăng chi tiêu
chính phủ hoặc sự sụt giảm trong doanh thu thuế để kích thích nền kinh tế. Điều này
hàm ý rằng chi tiêu chính phủ khơng xác định thâm hụt thương mại; mà trái lại, có
một mối quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại từ cán cân thương mại đến chi tiêu
chính phủ.
2.1.3. Giả thuyết cân bằng của Ricardo
Theo Ricardo, khơng tồn tại mối quan hệ giữa chi tiêu ngân sách và thâm hụt
thương mại. Một sự cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu chính phủ (có thể làm gia tăng
thâm hụt ngân sách) sẽ không tác động đến tiết kiệm quốc gia (Barro, 1989). Sự sụt
giảm của tiết kiệm khu vực công do thâm hụt ngân sách gia tăng sẽ được bù đắp


15

hoàn toàn bởi sự gia tăng tương ứng của tiết kiệm tư nhân. Lý giải cho điều này vì
người dân nghĩ rằng sự cắt giảm thuế gây ra thâm hụt ngân sách hôm nay sẽ dẫn
đến sự gia tăng thuế trong tương lai để phục vụ nợ cơng, do đó họ sẽ tăng tiết kiệm

của thuế khơng có tác động đến tiêu dùng tư nhân.
2.1.4. Giả thuyết về mối quan hệ hai chiều
Theo giả thuyết này, nếu như một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ sẽ gây tác
động tăng lãi suất nội địa, từ đó làm cho đồng nội tệ tăng giá theo và dẫn đến sự xấu
đi trong cán cân thương mại; thì trái lại, một sự sụt giảm trong cán cân thương mại
cho thấy sự giảm sút của nền kinh tế, và lúc này chính phủ sẽ tăng chi tiêu hoặc
giảm thuế để kích thích nền kinh tế, do đó có thể gây ra sự gia tăng trong thâm hụt
ngân sách. Bên cạnh đó, sự sụt giảm doanh thu thuế do sự thu hẹp sản xuất nội địa
(do tăng nhập khẩu, đều dẫn đến thâm hụt thương mại) cũng có thể làm xấu đi cán
cân ngân sách chính phủ.

2.2. Những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chi tiêu chính
phủ và thâm hụt thương mại
2.2.1. Các nghiên cứu hỗ trợ giả thuyết quan hệ nhân quả một chiều từ chi
tiêu chính phủ đến thâm hụt thương mại
2.2.1.1. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại
Có rất nhiều giả thuyết trong quá khứ giải thích về nguồn gốc thâm hụt thương mại.
Một trong số đó đề cập đến sự tăng/giảm trong chi tiêu chính phủ sẽ tác động đến
cán cân thương mại. Ahmed (1986,1987) đã thực hiện bài nghiên cứu khảo sát mối
quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và thâm hụt thương mại ở Anh. Bài nghiên cứu kết
luận rằng ảnh hưởng của sự gia tăng tạm thời trong chi tiêu chính phủ lên thâm hụt
thương mại có có tác động lớn hơn so với sự gia tăng lâu dài trong suốt giai đoạn
nghiên cứu 1732 – 1830. Tương tự, nghiên cứu của Yi (1993) cho thấy rằng chi tiêu
chính phủ cao hơn cũng đóng vai trò đáng kể làm xấu đi cán cân thương mại của
Mỹ trong những năm 1970 – 1980 thông qua việc phân tích và sử dụng mơ hình hai
quốc gia giản đơn.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status