Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững - Pdf 71

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc
đẩy nhu cầu ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự
phát triển dân số là sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao, nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh
hưởng đến môi trường và các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên
không tái tạo được. Do đó, việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho
việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững là một nhiệm vụ khó
khăn trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề
quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Mà lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất
thì mỗi mục đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp
ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau
phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà làm
quy hoạch, để từ đó có những quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc sử
dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ
thích hợp tài nguyên đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp là một
việc làm tất yếu của bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa
phương nào đó là rất cần thiết.
Tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn
nhiều bất cập. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý
và sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời
tiết khí hậu. Ngoài ra, việc canh tác cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải
tạo đất đai đã làm cho chất lượng đất ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì
vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng đất đai hợp lý, bền vững và đạt hiệu
quả cao theo hướng sản xuất hàng hóa đang được quan tâm nghiên cứu trên
phạm vi cả nước và từng vùng.
1

- Đề xuất hướng sử dụng đất theo hướng bền vững.
2
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá đúng, khách quan trung thực, toàn diện hiện trạng sử dụng
đất nông nghiệp.
- Các phương án đánh giá cần phải xây dựng trên cơ sở điều tra số liệu,
phân tích cụ thể đảm bảo tính khoa học.
- Bước đầu đề xuất các giải pháp để sử dụng đất có hiệu quả và
bền vững, có tính khả thi cao.
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp điều tra đảm bảo độ chính xác của
số liệu.
- Nội dung đề tài có thể áp dụng vào thực tế.
3
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ ĐẤT
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như
một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì
đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất
có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy,
đất được hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: (khí hậu, địa mạo/
địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên,
những biến đổi của đất do hoạt động của con người). [2]
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các
cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt như: khí hậu, bề
mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng
với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng
thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và

phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất
cây trồng trong nhiều năm. Nói cách khác, đánh giá đất đai trong sản xuất
nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu)
của đất và mức sản phẩm mà độ phì đất tạo nên. [2]
Trong đánh giá đất đai có hai khái niệm cụ thể như sau:
- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đất đai: Là việc phân chia hay phân
hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong
sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, ngập úng,
khô hạn, …Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp.
- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ
thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và
tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc
điểm các đơn vị đất đai.
5
2.1.1.3. Khái niệm về loại hình sử dụng đất (LUT)
LUT là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc
tính nhất định. LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng
đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã
hội và kỹ thuật được xác định. Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng
đất được hiểu khái quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc phát
triển một nhóm cây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ hoặc chu kỳ nhiều năm.
Ngoài ra, LUT còn có nghĩa là kiểu sử dụng đất. [2]
2.1.2. Những luận điểm cơ bản về đánh giá đất
2.1.2.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu về đất trên thế giới xuất hiện khá sớm. Cách đây hơn
bốn nghìn năm, người Trung Quốc đã có sơ đồ thổ nhưỡng và đã biết sử dụng
để làm cơ sở cho việc đánh thuế (Nycle C. Brady, 1974). Nhưng mãi đến thế
kỷ XIV sau Công nguyên, việc đánh giá đất mới được đi sâu, nghiên cứu và
ứng dụng ở nhiều nước châu Âu. Đến giữa thế kỷ XIX, Đocutraiev đã đưa ra
cơ sở phân hạng đất theo quan điểm phát sinh, từ đó nhiều nhà thổ nhưỡng

- Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng
hoàn toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.
- Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
- Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất
cây trồng.
Trường hợp không có sự tương quan giữa năng suất cây trồng và chất
lượng đất là do:
+ Trình độ thâm canh khác nhau.
+ Trong quá trình sản suất, tiềm năng của đất chưa có điều kiện
thuận lợi để biểu hiện cụ thể bằng năng suất. [2]
c/ Luận điểm đánh giá đất của Pháp
Theo Đôlômông, khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính dinh
dưỡng của cây trồng và ở mức độ nhất định, sinh trưởng phát triển và khả
năng cho năng suất của cây trồng đã thể hiện được tính chất đất. Theo luận
điểm này, có thể lập được một thang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ với
đặc tính đất đai và với đánh giá đất theo độ phì đất dựa trên nguyên tắc thống
kê năng suất cây trồng nhiều năm. Tuy nhiên đánh giá đất theo độ phì đất có
những bất cập sau:
7
- Không thể chỉ dựa vào một loại cây trồng để làm tiêu chuẩn đánh giá
đất có giá trị mà cần phải thống kê năng suất của các loại cây trồng trong hệ
thống luân canh.
- Đánh giá đất theo năng suất cây trồng ở mức độ nhất định cũng thể
hiện trình độ của người sử dụng đất, bởi vì kết quả tổng hợp của tất cả các
biện pháp kỹ thuật tác động là tiền đề để tăng độ màu mỡ của đất.
- Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc nhiều vào hình thái phẫu diện đất,
nhưng độ phì đất chỉ đạt mức độ tối đa khi lượng dinh dưỡng cung cấp cho
cây trồng đạt mức tối ưu. [2]
d/ Luận điểm đánh giá đất ở Anh
Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì:“ Đánh giá đất theo

Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên
phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều
kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất
đất có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng là
cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và
có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu. [2]
2.1.2.2 Ở Việt Nam
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có cách phân hạng ruộng đất thành ruộng
tốt, ruộng xấu. Đánh giá phân hạng ruộng đất là một đòi hỏi của thực tiễn sản
xuất nông nghiệp. Từ thời phong kiến, các triều đại phong kiến nước ta đã
thực hiện đo đạc, phân hạng theo kinh nghiệm nhằm quản lý đất đai cả số
lượng lẫn chất lượng. Năm 1092, nhà Lý tiến hành đo đạc ruộng đất lần đầu
tiên và lập danh bạ để đánh thuế đất đai. Đến nhà Hậu Lê, ruộng đất đã được
phân chia thành các hạng: nhất đẳng điền, nhị đẳng điền… nhằm phục vụ việc
quản điền và thu thuế. Ngoài ra trong thời gian này nhà Lê cũng ban hành
chính sách quan điền (1429) và chính sách lộc điền (1477). Những kiến thức
về đất đai liên quan đến cây trồng được tìm thấy trong “Dư địa chí” của
Nguyễn Trãi và một số các công trình nghiên cứu của Lê Quý Đôn, Lê Tắc,
Nguyễn Nghiêm.
Sau khi lên nắm quyền (1802), nhà Nguyễn đã chỉ đạo xây dựng địa
bàn thống nhất cho các xã, thôn. Ruộng đất lúc này đã phân thành sáu hạng
(lục hạng thổ) đối với ruộng trồng màu và thành bốn hạng (tứ đẳng điền) đối
9
với ruộng trồng lúa làm cơ sở cho việc mua bán cũng như chính sách ban
hành ruộng đất.
Thời kỳ Pháp thuộc, cách phân hạng được thực hiện đối với một số đồn
điền nhằm đánh thuế. Vào năm 1886, Pavie và cộng sự đã tiến hành khảo sát
đất vùng Trung Lào, Trung bộ và Đông Nam Bộ Việt Nam. Cuối cùng, vào
năm 1890 kết quả này được xem là tài liệu nghiên cứu về đất đầu tiên của
Việt Nam và cả Đông Dương. Trong thời gian này có một số công trình

đặc điểm kinh tế - xã hội.
- Đánh giá đất trên một số loại đất chính. Ở mỗi loại đất chính trên mỗi
loại cây trồng tiến hành xây dựng 3 khung đánh giá đất cho 3 trình độ
thâm canh (cao, trung bình và thấp).
- Dựa vào kinh nghiệm sản xuất của nông dân. [2]
2.2.2. Nội dung đánh giá đất
- Xác định các yếu tố đánh giá đất.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đất.
- Xây dựng bản đồ đất (thể hiện các yếu tố đánh giá đất).
- Xây dựng bản đồ đánh giá đất.[2]
2.2.3. Các công đoạn của việc đánh giá đất
2.2.3.1. Bước chuẩn bị
- Xác định mục tiêu, địa bàn, ranh giới, mức độ cần thiết điều tra và tỷ
lệ bản đồ và xây dựng đề cương chi tiết.
- Thu thập tài liệu về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội.
- Chuẩn bị công cụ, vật tư kỹ thuật và kinh phí.
- Phác thảo tài liệu ban đầu như các bản đồ cơ sở: Bản đồ thổ nhưỡng,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thủy lợi…
- Dự kiến nội dung điều tra, chỉnh lý và bổ sung trên thực địa.
- Tổ chức lực lượng tham gia.
2.2.3.2. Bước điều tra dã ngoại
- Điều tra bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện các số liệu về tình hình cơ bản
và các loại bản đồ chuyên đề như hiện trạng sử dụng đất, thủy lợi, giao thông...
- Điều tra đất, đào phẫu diện đất, mô tả, chỉnh lý ranh giới, chụp ảnh
hình thái phẫu diện đất, cảnh quan theo các hệ thống sử dụng đất tại các điểm đã
dự kiến.
11
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân và cán bộ địa phương về hiệu
quả kinh tế sử dụng đất đai theo mẫu phiếu điều tra của Viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp.

12
* Quan điểm trong đề xuất sử dụng đất đai:
- Bảo đảm sự phù hợp giữa mục tiêu phát triển của nhà nước, của
địa phương và mục tiêu của người sử dụng đất đai.
- Có đủ điều kiện và khả năng phát triển trước mắt và lâu dài.
- Gia tăng lợi ích cho người sử dụng đất đai.
- Không gây tác động xấu tới môi trường.
- Đáp ứng được các yêu cầu về xã hội: thu hút lao động, định
canh, định cư ...
* Cơ sở khoa học để đề xuất sử dụng đất đai:
- Kết quả đánh giá, phác hoạ sự thích hợp đất đai hiện tại và tương lai.
- Hiện trạng sử dụng đất đai và phương hướng phát triển.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.
- Có đủ các giải pháp kỹ thuật đi kèm để khắc phục các hạn chế.
* Lựa chọn loại hình sử dụng đất đai thích hợp nhất.
- Loại trừ trước phần diện tích đất đã quy hoạch sử dụng cho
mục tiêu khác.
- Dựa vào các kiểu thích hợp đất đai lựa chọn mỗi kiểu một loại
sử dụng đất đai có mức độ thích hợp cao nhất.
- Tổng hợp diện tích của từng loại hình sử dụng đất đai đã chọn.
- Xác định hệ số sử dụng đất để quy đổi ra diện tích sử dụng đất
thực tế.
- Điều chỉnh sự lựa chọn: đối chiếu diện tích của các loại sử
dụng đất đai đã chọn với hiện trạng và khả năng, phương hướng phát
triển để điều chỉnh.
- Chính thức đề xuất sử dụng đất đai.
- Viết báo cáo đánh giá phân hạng đất đai. [6]
2.2.4. Ý nghĩa của các công đoạn đánh giá hiện trạng sử dụng đất
- Công đoạn đánh giá đất đai giúp chúng ta biết được một cách tổng
quát toàn bộ tính chất của một loại hình nào đó về đất để sử dụng tốt cho cây

* Tỷ lệ SD loại đất (%) =
Tổng diện tích đất đai

14
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm
* Hệ số SDĐ (lần) =
Diện tích cây hàng năm (đất canh tác)
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng + Diện tích đất cây lâu năm
* Độ che phủ (%) =
Tổng diện tích đất đai
2.3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất đất đai
Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của
việc sử dụng đất. Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất
đai là:
Sản lượng một loại cây trồng
* Sản lượng của đơn vị diện tích cây trồng =
Diện tích cây trồng đó
* Giá trị tổng sản lượng của Giá trị tổng sản lượng nông, lâm, ngư
đơn vị diện tích đất nông nghiệp =
Diện tích đất nông nghiệp

* Sản lượng của đơn vị diện Sản lượng sản phẩm thủy sản
tích đất nuôi trồng thủy sản =
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản
2.3.4. Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất đai
* Bền vững về kinh tế: là chỉ tiêu mô tả mối quan hệ giữa lợi ích mà
người sử dụng đất nhận được và chí phí bỏ ra để nhận được lợi nhuận đó. Đối
với những hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì hiệu quả kinh tế là một
nhân tố để thúc đẩy sản xuất phát triển. Bền vững về kinh tế được đánh giá
thông qua các chỉ tiêu sau:

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp của xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình.
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Toàn bộ phạm vi trong địa giới hành chính của
xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian 18
tuần từ 05/01/2009 đến ngày 09/05/2009.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra, nghiên cứu phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của xã.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-
xã hội của xã.
- Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập, số liệu, tài liệu
- Thu thập và xử lý số liệu: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
Sen Thủy qua các báo cáo của UBND xã.
- Điều tra, thu thập số liệu thông qua điều tra nông hộ và phỏng vấn cán
bộ xã.
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành đi khảo sát thực địa
tại địa phương nhằm tìm hiểu về tình hình sản xuất, hình thức canh tác của
các loại cây trồng, xem xét về hiện trạng sử dụng đất, sự phân bố các hạng đất
để làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã.
17
3.4.3. Phương pháp phân tích SWOT (Strenght, Weekness, Opportunity,

Tây Bắc sang Đông Nam, nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng gò đồi và
vùng đồng bằng, một trong những đặc trưng của khu vực Trung Bộ.
4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Xã Sen Thuỷ chịu ảnh hưởng chung của điều kiện khí hậu nhiệt đới gió
mùa, một năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, cứ đến
tháng 10, 11 thường chịu ảnh hưởng của bão, đây cũng là thời gian xảy ra lũ
lụt trên toàn xã, thời gian gần đây chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại nên gây
19
ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân trong toàn xã. Lượng mưa lớn
nhưng phân bố không đều giữa các tháng và các năm. Tổng lượng mưa bình
quân hàng năm từ 2000 - 2500 mm.
- Mùa khô thường từ tháng 4 đến tháng 8, mấy năm nay xuất hiện từ
cuối tháng 1. Đặc biệt, vào tháng 5 và tháng 6 có sự xuất hiện của gió Lào
gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân.
Nhiệt độ trung bình năm của xã là 24
0
C. Nhiệt độ cao nhất trong năm
của xã là 39
0
C vào tháng 7. Nhiệt độ thấp nhất trong năm của xã là 11
0
C vào
tháng 2. Với độ ẩm trung bình năm là 80%. [15]
4.1.1.4. Tài nguyên đất
Do cấu trúc của địa hình nên đất đai của xã Sen Thuỷ được chia làm ba
loại chính.
- Vùng đồi núi chủ yếu là đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét và
biến chất, tầng đất trung bình, thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp như thông,
keo các loại,…

Tỷ lệ so với diện tích
đất tự nhiên (%)
Tỷ lệ so với diện tích
đất lâm nghiệp (%)
Đất lâm nghiệp 6.244,45 82,95 100,00
Đất rừng sản xuất 5.668,45 75,30 90,77
Đất rừng phòng hộ 576,00 7,65 9,23
Nguồn: [14]
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn xã tương đối lớn với 6.244,45
ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 5.668,45 ha, đất rừng phòng hộ là
576,00 ha. Toàn bộ diện tích này chủ yếu là trồng cây keo lai, keo lá tràm và
một số trồng thông, phân bố rộng khắp trên các sườn đồi tương đối dốc. Tỷ lệ
che phủ ước đạt 83%. Công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp,
công tác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng
được các cấp, các ngành và chủ rừng quan tâm. Xã đã tiến hành bàn giao đất
trước đây do lâm trường cho 7 thôn quản lý với diện tích 420 ha, đã chuyển
đổi một số diện tích đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su và các loại cây khác
có giá trị kinh tế cao hơn. Diện tích trồng mới cao su năm 2008 là 22 ha, diện
tích trồng rừng tập trung là 70 ha, diện tích trồng cây phân tán là 50 ha. Sản
lượng khai thác nhựa thông ước tính 25 tấn. [12], [13], [14].
4.1.1.8. Thảm thực vật
Thảm thực vật trên địa bàn xã tương đối đa dạng. Cơ cấu cây trồng
nông nghiệp chính bao gồm các loại cây: lúa, khoai lang, sắn, lạc, ngô, đậu
21
các loại, ớt, vừng, rau các loại, các loại cây ăn quả. Các loại cây lâm nghiệp
như keo tai tượng, keo lá tràm, thông, bạch đàn, dương và một số cây bản địa.
4.1.1.9. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã
a/ Thuận lợi
- Là một xã có đường quốc lộ chạy qua nên rất thuận lợi trong việc lưu
thông, trao đổi hàng hoá nông sản, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trong

là 0,89%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 20,0%.
Bảng 2: Tình hình dân số xã Sen Thủy năm 2008
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008
Tổng số dân Người 5556
Số nam giới Người 2768
Số nữ giới Người 2788
Tỷ lệ gia tăng dân số % 0,89
Nguồn: [11], [12], [13]
b/ Lao động và việc làm
Bảng 3: Lao động và việc làm xã Sen Thủy năm 2008
Chỉ tiêu Số lao động % so với lao động toàn xã
Tổng lao động 2334,0 100,0
Lao động nông lâm ngư nghiệp 1400,0 60,0
Lao động công nghiệp xây dựng 234,0 10,0
Lao động dịch vụ 700,0 30,0
Nguồn: [11], [12], [13]
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
a/ Giao thông
Do điều kiện kinh tế - xã hội của xã còn nhiều khó khăn nên việc đầu
tư xây dựng các tuyến đường giao thông trên địa bàn chưa hoàn chỉnh. Ngoài
tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn xã với 10 km, hầu hết hệ thống đường
giao thông nông thôn còn là đường đất, có một số đường đá sỏi. Đây là một
khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của xã. Hiện nay, UBND xã đang
phối hợp với Dự án phân cấp giảm nghèo để bê tông hóa một số đoạn đường
trên địa bàn. [12], [13]
b/ Hệ thống thuỷ lợi
Tính đến cuối năm 2008 trên địa bàn xã có một trạm bơm và 4 hồ chứa,
hai đập nước (Đập Úng, Đập Tuyên) phục vụ cho việc tưới tiêu cho hầu hết
diện tích đất canh tác trên địa bàn. Tuy chưa có hệ thống kênh mương để dẫn
nước vào đồng ruộng nhưng do xây dựng được hai đập nước nên việc ngập

là 1.634.771.245 đồng, 11 tháng năm 2008 là 1.572.117.000 đồng.
Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân
năm 2006 là 5,5 triệu đồng, năm 2007 ước đạt từ 5,5 - 6,0 triệu đồng, năm
24
2008 ước đạt 6,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 là 28,4%
giảm 1,5% so với năm 2007. [12], [13]
4.1.2.6. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội của xã
a/ Thuận lợi
- Trên địa bàn xã có 4 hồ chứa nước và hai đập ngăn nước đủ để cung
cấp tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp của xã một cách chủ
động, cũng như việc cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Xã Sen Thuỷ có nguồn lao động dồi dào lại có kinh nghiệm trong sản
xuất nông nghiệp. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền mở các lớp tập
huấn quy trình sản xuất cho người dân, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nên trình độ sản xuất của họ ngày càng được nâng cao góp phần tăng
chất lượng và sản lượng cây trồng, nâng cao thu nhập.
- Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, làm tăng khả năng sản xuất
cho ngành trồng trọt, góp phần cung cấp lượng phân hữu cơ dồi dào cho sản
xuất nông nghiệp, duy trì và cải thiện độ phì của đất, tăng năng suất cây
trồng, tăng thu nhập.
- Xã Sen Thuỷ có hệ thống điện đủ để cung cấp 100% điện cho người
dân cả về sản xuất lẫn sinh hoạt nên nâng cao đời sống tinh thần và vật chất
cho người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn.
- Xã có 4 hồ chứa nước nên có lượng cá nước ngọt rất lớn, đây là điều
kiện để nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, tạo công ăn việc làm và nâng cao
thu nhập.
b/ Khó khăn
- Xã Sen Thuỷ có mức sống và thu nhập chỉ đạt mức trung bình. Đây là
một nguyên nhân hạn chế khả năng đầu tư của người dân vào sản xuất và
nâng cao năng suất cây trồng, con vật nuôi.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status