Nghiên cứu hoạt động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị trường miền Bắc - Pdf 73

Báo cáo thực tập - 1 -
Mục lục
Trang
Mục lục
1
Lời mở đầu
3
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Nội dung nghiên cứu
4
3. Phương pháp nghiên cứu
4
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4
Chương I: Tổng quan về truyền thông Marketing cho bia
Tiger tại thị trường miền Bắc
5
1.1. Khái quát về công ty TNHH Nhà Máy Bia Châu Á
Thái Bình Dương:
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 2 -
5
a. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
5
b. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
6
c. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận
8

b. Các chiến lược đang thực hiện
23
c. Các hoạt động Marketing của công ty
24
d. Đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing của
doanh nghiệp cho thương hiệu Tiger
37
2.3. Thực trạng hoạt động truyền thông của công ty
cho thương hiệu bia Tiger
38
a. Các bước tiến hành hoạt động truyền thông của
công ty
38
b. Thực trạng triển khai các hoạt động truyền thông
của công ty cho thương hiệu Tiger
42
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động truyền thông cho bia Tiger tại thị trường miền
Bắc
51
3.1. Căn cứ đưa ra giải pháp:
51
3.2. Các giải pháp về truyền thông
53
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 4 -
3.3. Các giải pháp về các chữ P khác
57
3.4. Các chính sách hỗ trợ
60

Những thách thức đặt ra cần phải được ban lãnh đạo công ty giải đáp thích đáng. Vai
trò lớn nhất được đặt lên bộ phận Marketing cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bộ phận
khác trong công ty. Qua thời gian thực tập tại văn phòng của công ty tại tầng 2 toà nhà CDS,
số 33 ngõ 61 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tôi nhận thấy bộ phận Marketing đã
nỗ lực rất nhiều trong hoạt động của mình. Hoạt động truyền thông chính là một mảng cốt
lõi trong hoạt động Marketing của công ty, góp phần làm nên thành công của công ty trong
thời gian qua. Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông của công ty còn có những mặt hạn chế.
Để đối phó được với những thách thức và khó khăn tại thời điểm hiện tại cũng như tương
lai, công ty phải có chiến lược truyền thông hợp lý, hiệu quả, không ngừng thay đổi để phù
hợp với những diễn biến của thị trường. Nhằm có những nghiên cứu và đề xuất cho hoạt
động truyền thông của công ty đạt hiệu quả, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt
động truyền thông Marketing cho thương hiệu bia Tiger tại thị trường miền Bắc” cho
chuyên đề thực tập của mình.
2. Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Tổng quan về truyền thông Marketing cho bia Tiger tại thị trường
miền Bắc
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 6 -
Chương 2: Thực trạng về truyền thông Marketing cho bia Tiger tại thị trường
miền Bắc
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông cho
bia Tiger
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Đối với dữ liệu thứ cấp: dựa vào các dữ liệu nội bộ của công ty, qua máy tính, qua
báo và sách.
Đối với dữ liệu sơ cấp: Quan sát khách hàng tiêu dùng qua các kênh trực tiếp của
công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiện cứu là hiệu quả của hoạt động truyền thông tại thị trường miền

thể nhãn hiệu khác, bao gồm Tiger Beer, Heineken, Anchor và ABC Stout. Tập đoàn đang
vận hành mạng lưới tiếp thị khắp toàn cầu, trải rộng qua 70 quốc gia và hiện thời được hậu
thuẫn bởi nhiều nhà máy bia ở các quốc gia như Singapore, Cam-pu-chia, TrungQuốc, Ấn
Độ, Lào, Mã Lai, Mongolia, Tân Tây Lan, Papua New Guinea,Sri Lanka, Thái Lan và Việt
Nam.
Với hơn 70 năm trong ngành công nghiệp sản xuất bia, APBL luôn luôn được Tạp
Chí Tin Tức Kinh Tế Viễn Đông xếp hạng là một trong những công ty hàng đầu tại Châu Á.
KPMG còn đánh giá APBL nằm trong Top Ten những nhà sáng tạo giá trị ở Singapore, vì
đã luôn luôn gia tăng giá trị cho khách hàng, người tiêu thụ và các cổ đông.
APBL đo lường tiêu chuẩn cho mình dựa vào những tiêu chuẩn sản xuất bia quốc tế
và tuân theo quá trình sản xuất nghiêm ngặt nhất, với không ít hơn 250 sự kiểm định chất
lượng. Điều này lý giải tại sao những nhà máy bia của APB nằm trong số những nhà tiên
phong có thị trường riêng với nhiều chứng chỉ bảo đảm chất lượng bao gồm ISO 9002, ISO
9001:2000 và hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP).
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 8 -
- Ngày 16/6/1996, Tập đoàn Các nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương (APBL -
Singapore) nhận giấy phép đầu tư thành lập Nhà máy bia Hà Tây (HBL) tại tỉnh Hà Tây
cũ.
- Công trình xây dựng được khởi công vào tháng 1 năm 1997, khu văn phòng, kho và nhà
xưởng được hoàn thành vào năm 1999, tuy nhiên dự án đã tạm hoãn lại do ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á. Các sản phẩm bia được chuyển từ Nhà máy bia Việt
Nam ra phân phối cho miền Bắc.
- Nhà máy hoàn thành quá trình lắp đặt thiết bị vào tháng 9 năm 2003.
- Tháng 11 năm 2003, Nhà máy chào mừng mẻ bia đầu tiên.
- Ngày 13 tháng 3 năm 2009 Nhà máy bia Hà Tây chính thức đổi tên thành Nhà máy bia
Châu Á Thái Bình Dương (Hà Nội) – APB (Hanoi)
Toạ lạc trên một diện tích khá rộng 30 héc ta, APB (HANOI) sở hữu một cơ sở vật
chất hoàn hảo, bao gồm nhà nấu, dây chuyền đóng gói, khu xử lý nước, khu phụ trợ, văn
phòng, phòng thí nghiệm, bệnh xá, khu vui chơi thể thao hiện đại và một cảnh quan xanh

rộng sang Đà Nẵng. Việc kinh doanh đã được khách hàng Việt Nam chào đón nồng nhiệt,
thành công nhanh chóng và mạnh mẽ chiếm lĩnh thị trường bia Việt Nam với 2 nhãn hiệu
chủ chốt là BGI và Larue nhờ vào danh tiếng trước đây.
Năm 1997, Foster's Group đã mua tất cả các nhãn hiệu của BGI Brewery.
Năm 2003 Foster's đã tung ra Larue Export tại Việt Nam.Sự truyền thông nhãn hiệu suốt
thời gian đó là " Có bia ...và đó chỉ là Biere thôi)
Hiện tại bia Larue và Larue Export được sản xuất tại nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương
và được tiêu thụ tại thị trường miền Trung và miền Bắc. Mới đây nhất Bia Larue đã có buổi
lễ ra mắt tại thị trường Hà Nội vào ngày 9/4/2010
- Bia Anchor: Anchor được sản xuất đầu tiên tại Singapore vào năm 1933. Đến nay, bia
Anchor đã có mặt tại 14 quốc gia tại Châu Âu và Châu Á, bao gồm Singapore, Malaysia,
Campuchia, Mianma, Thái Lan, Indonesia, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kông, Ma
Cao,Nhật Bản, Sri Lanca, Đài Loan và Anh.
Tại Việt Nam, bia Anchor được sản xuất tại nhà máy bia của APB (Hanoi), một trong
những nhà máy hiện đại nhất khu vực Châu Á.
Ngoài trang thiết bị hiện đại, bí quyết công nghệ lên men và những nguyên liệu nhập
khẩu tốt nhất, Anchor còn được hưởng ưu thế từ nguồn nước thiên nhiên được khai thác từ
độ sâu hơn 67m phía dưới Nhà máy, nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng và
hương vị của bia.
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 10 -
Từ nguyên liệu đầu vào đến bia thành phẩm, Anchor phải trải qua ít nhất 150 cuộc
kiểm tra chất lượng. Những thí nghiệm này nhằm đảm bảo mang lại cho người tiêu dùng
một sản phẩm Anchor chất lượng cao và ổn định.
Các sản phẩm này chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường miền Bắc. Từ Hà Tĩnh trở vào
Nam do một công ty khác cùng tập đoàn, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt nam (VBL)
đảm trách.
.c Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận
Bảng 1.1: Sơ đồ ban lãnh đạo cấp cao
Nguồn: phòng Tổ Chức Hành Chính

Giám đốc sản xuất là người trực tiếp điều hành nhà máy tại Thường Tín, chịu trách
nhiệm sản xuất và dự trữ cho công ty đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng sao cho
đáp ứng nhu cầu thị trường và dự trữ hợp lý.
Nhà máy vận hành theo dây chuyền công nghệ hiện đại, luôn phải đảm bảo tuân theo
nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn quản lý chất lượng nghiêm ngặt.
Trong nhà máy còn có các bộ phận quản lý chất lượng có trách nhiệm kiểm tra chất
lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm, việc bảo quản và lưu trữ sản phẩm của công ty.
Phòng công nghệ, bộ phận cơ điện lạnh của nhà máy đóng vai trò rất quan trọng đối với
công ty vì phải đảm bảo cho nhiệt độ từ khâu sản xuất, lên men, lưu giữ phải đạt tiêu chuẩn
mới đảm bảo chất lượng bia đầu ra. Ngoài ra còn có bộ phận y tế và dịch vụ.
Trong nhà máy sản xuất còn có bộ phận hành chính chịu trách nhiệm về tất cả các
công việc hành chính liên quan đến các bộ phận trên như nhân sự, con dấu, tài liệu liên
quan…
- Giám đốc thương mại là ông Andrew Lamont: quản lý phòng bán hàng và phòng
marketing. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc phân bổ nguồn hàng, tổ
chức chương trình, hoạt động tạo ra doanh số cho công ty.
Phòng bán hàng: chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của công ty, tìm
kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, giao dịch với khách hàng, tổ chức bán hàng, nghiên
cứu và phát triển sản phẩm mới.
Phòng Marketing: nhiệm vụ chủ yếu là truyền thông về công ty và sản phẩm, hỗ trợ
tích cực cho hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ là đề xuất và thực hiện các chiến lược,
chương trình truyền thông cho sản phẩm, thiết kế bao bì, nhãn mác… Như vậy chức năng
của phòng là kích thích tiêu thụ và nâng cao thương hiệu, vị thế của công ty trên thị trường.
Hoạt động Marketing cho sản phẩm hiện tại không phải chỉ là công việc riêng của phòng
Marketing mà do cả nhân viên của bộ phận bán hàng đảm nhận.
- Giám đốc tài chính là bà Mai Phương; quản lý bộ phận tài chính, kế toán và hệ thống
mạng và phần mềm quản lý của công ty
Phòng Tài chính- kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh qua
các chỉ tiêu kinh doanh, từ đó phân tích và đánh giá hoạt động Tài chính của công ty trong
từng thời kỳ và có những biện pháp khắc phục những thiếu sót trong sử dụng tài chính của

Tính đến thời điểm cuối năm 2008, toàn công ty có tất cả 334 nhân viên chia làm các
bộ phận:
- Bộ phận bán hàng có 164 người
- Bộ phận Marketing có 11 người
- Bộ phận sản xuất có 82 người
- Các bộ phận khác như tài chính, nhân lực… có 77 người
Bảng 1.3: Cấu trúc nguồn nhân lực thời điểm 2007 - 2008
Bộ phận
Vị trí
Bán
hàng
Marketing Sản
xuất
Tài
chính
Nhân
sự
Vận tải Tổng
cộng
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 14 -
Quản lý
cấp cao 1 0 1 1 1 1 5
Quản lý
viên 10 6 8 2 2 1 29
Nhân viên
giám sát 18 3 7 4 2 1 35
Trợ lý 0 0 0 0 0 2 2
Nhân viên
văn phòng 3 2 11 3 3 1 23

- Công ty hiện có nhiều loại bia phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Thị
trường mục tiêu mà công ty hướng tới cho sản phẩm bia Heineken và Tiger là những đối
tượng có thu nhập khá và mới chỉ tập trung vào các thành phố lớn có dân số đông và thu
nhập cao. Với điều kiện sống của người dân ngày càng cao, mức sống không chỉ tăng lên
ở các thành phố mà cả ở các vùng nông thôn, thị trường mà công ty hướng tới không chỉ
dừng lại ở thành phố mà mở rộng ra các tỉnh lẻ và dần lan tới các vùng nông thôn. Vì thế
mà mới đây công ty đã cho ra mắt sản phẩm bia Larue tại thị trường Hà Nội để nhắm
vào đối tượng khách hàng bình dân. Khách hàng trực tiếp của công ty là nam giới, những
người đam mê bóng đá, thể thao, ca nhạc, hay tụ tập bạn bè. Với các đối tượng khách
hàng khác nhau công ty lại có những ưu đãi khác nhau. Thị phần của công ty trong thời
gian qua do vậy không ngừng tăng.
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 16 -
- Đối thủ cạnh tranh chính của công ty có thể kể đến là Tổng công ty bia – rượu – nước
giải khát Sài Gòn Sabeco, Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội với một số
đặc điểm sau:
• Tổng công ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn Sabeco: ngày 01/06/1977 Công ty
Rượu Bia Miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lý Nhà máy Bia Chợ Lớn từ Hãng
BGI và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn. Trải qua thời kỳ dài phát triển, đến năm
2003 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO trên cơ sở Công ty
Bia Sài Sòn và tiếp nhận các thành viên mới: Công ty Rượu Bình Tây , Công ty Nước
giải khát Chương Dương, Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ…
Năm 2004, Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO chuyển sang tổ chức
và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Hiện nay Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn
SABECO có tổng cộng 28 thành viên.
Các sản phẩm bia chính của Sabeco bao gồm bia 333, bia Saigon Lager, Saigon
Export và Saigon Special. Sabeco cũng nhắm tới đối tượng khách hàng đa dạng từ bình dân
đến cao cấp
• Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội: Tổng Công ty Bia - Rượu – Nước

500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
5000
lượng tiêu thụ (lít)
2006 2007 2008 2009 2010 2011
năm
Bia hơi Bia bình dân Bia cao cấp
Nguồn: Phòng Marketing
Biểu đồ 1.6: Tỷ lệ tiêu thụ
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 18 -
Thị trường miền Bắc
56.4
39.8
3.8
Thị trường cả nước
28.8
58.8
12.4
Bia hơi Bia bình dân Bia cao cấp
Nguồn: Phòng Marketing
Ba biểu đồ trên cho thấy có 3 phân khúc bia chính tại thị trương miền Bắc; bia cao
cấp, bia phổ thông và bia hơi. Đặc tính của thị trường này được thể hiện khá rõ nét: bia hơi

3.8
12.8
5.1
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường (%)
2007 2008 2009 2010 2011
năm
Tổng công ty bia Hà Nội Công ty bia Đông Nam Á Tổng công ty bia Sài Gòn APB Hà Nội
Nguồn: Phòng Marketing
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 20 -
Chiếm thị phần lớn nhất thị trường là các sản phẩm của Tổng công ty bia Hà Nội nhờ
vào mặt hàng bia hơi Hà Nội cũng như các sản phẩm bia lon, bia chai nhắm vào đối tượng
khách hàng bình dân. Sài Gòn Sabeco dù khá mạnh tại thị trường trong nam nhưng cũng chỉ
chiếm khoảng 12% thị trường khu vực miền Bắc. Tỷ lệ nhỏ còn lại được chia đều cho Công
ty bia Đông Nam á và APB (Hanoi) với khoảng 4% thị trường. Điều đặc biệt là gần như cả
4% thị trường của APB (Hanoi) nằm trọn trong phân khúc thị trường cao cấp, nên doanh thu
cũng như lợi nhuận của công ty vẫn được đảm bảo không thua kém so với đối thủ cạnh
tranh.
1.2. Tổng quan về truyền thông Marketing cho bia Tiger tại thị trường miền Bắc

- Đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bia Tiger là những thương hiệu bia
cùng nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập khá như bia Saigon Special, Carlberg,
San Miguel và một số loại bia nhập khẩu khác. Cụ thể như sau:
Bia San Miguel là loại bia của Phillippin, ra đời tuy có lịch sử trăm năm, nhưng sự
lớn mạnh nhanh chóng chỉ mới vài chục năm gần đây. Hãng bia này bắt đầu xây dựng nhà
máy sản xuất vào năm 1890, trước đó sản xuất theo hình thức lạc hậu truyền thống, quy mô
không lớn, sản lượng thấp. Gần 20 lại đây, bia San Miguel phát triển rất nhanh, đến năm
1988 doanh thu đạt 945 triệu đôla Mỹ.
Carlsberg là tên Công ty sản xuất rượu bia của Đan Mạch, được J.C.Jacobsen thành
lập năm 1847, trụ sở tại Copenhagen. Sau khi mua hãng bia Orkla ASA của Na Uy (tháng
1/2001), Carlsberg là hãng bia lớn thứ 5 thế giới. Công ty sử dụng trên 31.000 nhân viên.
Sản phẩm của Công ty có mặt tại thị trường 60 quốc gia [3]. Sản phẩm chính của công ty là
bia Carlsberg
Saigon Special với khẩu hiệu “Chất men của thành công” là loại bia của Sabeco đặc
biệt nhắm đến đối tượng người tiêu dùng trẻ trung, năng động và thành công trong cuộc
sống, cũng chính là đối tượng khách hàng tiềm năng của Tiger
Bia Budweiser được sản xuất từ năm 1876, sử dụng công nghệ và nguyên liệu của
Mỹ và Châu Âu. Bia Budweiser bán tại thị trường Việt Nam được sản xuất và đóng hộp tại
nhà máy bia của Anheuser-Busch tại thành phố Los Angeles dưới dạng chai và lon có dung
tích 355 ml. Do là loại bia nhập khẩu nên giá thành của Budweiser tương đối cao so với các
đối thủ khác
Bia Bitburger: Năm 1817, Nhà máy bia Bitburger đầu tiên ra đời do gia đình Johann
Peter Wallenbronn sáng lập. Đây là loại bia đắng có hương vị trái ngược hẳn với các loại bia
khác trên thị trường Việt Nam hiện nay (chủ yếu là bia ngọt). Kể từ tháng 8/2009, sản phẩm
bia Bitburger đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam thông qua mạng lưới phân phối
là các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ và các kênh phân phối tiêu biểu khác.
Lợi thế của Tiger là có một thương hiệu mạnh đủ để đảm bảo về chất lượng cũng
như đẳng cấp của bia. Hơn nữa Tiger là loại bia có mặt tại thị trường Việt Nam trong một
thời gian dài nên có những lợi thế của kẻ đi trước, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, Tiger
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48

- Nhóm hỗ trợ các hoạt động Marketing bao gồm các nhân viên quản lý quảng cáo, truyền
thông, PR, nghiên cứu thị trường… Nhiệm vụ của các thành viên nhóm này là điều hành
các mảng chuyên môn nhất định, nhằm hỗ trợ cho việc quản lý nhãn hiệu
Nhiệm vụ của phòng Marketing của công ty được xác định là:
- Xây dựng chiến lược Marketing cho nhãn hiệu
- Củng cố và xây dựng hình ảnh, vị thế của nhãn hiệu trên thị trường
- Tạo nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing cho thương hiệu bia Tiger
Như đã nói ở trên, bia Tiger nhắm đến đối tượng khách hàng hết sức cụ thể là nam
giới tại thành thị và yêu thích thể thao. Vì vậy mà các hoạt động Marketing cho bia Tiger
luôn chú trọng vào việc tiếp cận và gây ảnh hưởng đến những đối tượng khách hàng đó
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48
Báo cáo thực tập - 24 -
Thông qua các hoạt động gắn liền với Bóng đá như tài trợ phát sóng giải bóng đá ngoại
hạng Anh trên kênh ESPN, nghệ thuật, âm nhạc
a. Các chiến lược đã thực hiện từ trước
Do lợi thế công ty thành lập sau khi sản phẩm bia Tiger đã được giới thiệu và tiêu thụ
ở thị trường miền Bắc nên công ty đã có những lợi thế không nhỏ mà các công ty khác khi
mới thành lập không có được. Đó là sự tin tưởng của người tiêu dùng vào thương hiệu bia
Tiger và một lượng không nhỏ khách hàng đã quen sử dụng sản phẩm, cũng như hệ thống
kênh phân phối sẵn có. Hơn nữa, do Tiger Beer là thương hiệu bia toàn cầu nên chính sách
và chiến lược Marketing cho sản phẩm luôn thống nhất trên toàn thế giới.
Từ khi đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 2003, APB (Hanoi) đã thực hiện nhiều
chiến lược Marketing cho sản phẩm Tiger. Để thương hiệu bia Tiger và thông điệp “Tận
hưởng thành công” đi vào lòng người tiêu dùng và được tin tưởng, APB (Hanoi) đã liên
tục thực hiện có hiệu quả một hệ thống các giải pháp tiếp cận được với khách hàng, trước
hết là một chính sách chất lượng nhất quán để sản phẩm bia Tiger tới tay người tiêu dùng
với chất lượng và độ an toàn cao nhất.
Đồng thời với việc thực thi chính sách chất lượng và hương vị làm nền tảng cho đồ
uống, công ty có một chiến lược Marketing phù hợp: Logo, Slogan, bao bì, đồng phục, các

Tiger Crystal thể hiện chiến lược mới của Tiger Beer nhằm mang đến cho người tiêu dùng
thêm một lựa chọn mới với hương vị bia thật sảng khoái và phong cách sang trọng.
Trong những năm qua công ty luôn chú trọng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị
trường nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro cũng như thách thức mới xuất hiện. Các hoạt
động nghiên cứu thị trường của công ty do AC Nielsen – một công ty nghiên cứu thị trường
có uy tín toàn cầu đảm nhận. Theo hợp đồng được ký kết giữa APB (Hanoi) và AC Nielsen,
hàng tháng AC Nielsen có nhiệm vụ tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường để kiểm tra
sức khoẻ thương hiệu, thái độ của người tiêu dùng với sản phẩm cũng như vị thế của thương
hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Hoạt động nghiên cứu thị trường hiện chiếm khoảng 0.1%
doanh số bán hàng của công ty. Ngoài ra, công ty cũng luôn chú ý đến những hoạt động của
đối thủ để có những điều chỉnh hoạt động hợp lý và các nghiên cứu, đề xuất về sản phẩm
mới.
b. Các chiến lược đang thực hiện
Mục tiêu của công ty là tiếp tục đầu tư để đưa thương hiệu Tiger Beer truyền thống
chiếm lĩnh phân đoạn thị trường cao cấp, đồng thời giới thiệu và đưa sản phẩm mới Tiger
Crystal đến gần hơn với người tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu này công ty cần có những
nỗ lực trong lập những kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, những chiến lược Marketing phải
được thực hiện hiệu quả.
Trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kế hoạch định vị cũng
như truyền thông cho sản phẩm Tiger Crystal, phấn đấu đến năm 2011 sản phẩm này trở
thành loại đồ uống quen thuộc với người tiêu dùng.
Lưu Thế Long Lớp: Quản trị Quảng Cáo 48

Trích đoạn Các hoạt động Marketing của công ty Các bước tiến hành hoạt động truyền thông của công ty
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status