MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY - Pdf 74

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH CẦU GIẤY
1. Điều kiện phát triển các hoạt động tại BIDV chi nhánh Cầu Giấy
Việt Nam ra nhập WTO, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế cũng đã có những
thay đổi rất lớn, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục trên đà phát triển với tốc độ khá cao, cơ
cấu ngành, khu vực...của nền kinh tế cũng ngày càng rõ nét. Hoạt động Ngân hàng
cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Trên cơ sở nghiên cứu môi trường kinh tế thế
giới, môi trường kinh tế văn hóa xã hội Việt Nam cũng như nghiên cứu điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản phẩm tín dụng, BIDV chi nhánh Cầu Giấy
đã tổng kết lại một số những điều kiện thuận lợi, khó khăn, cũng như xây dựng lên
bản kế hoạch chiến lược định hướng đến năm 2012 như sau:
1.1.Thuận lợi
• Tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng với con số khá ấn tượng, 8,17% năm 2006;
8,5% năm 2007, GDP tính theo giá trị hiện hành đạt 1.144 ngàn tỷ VND tương
đương 71,3 tỷ USD. Sự tăng trưởng của nền kinh tế kéo theo sự tăng trưởng
khá mạnh của hệ thống các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ
phần và NHTM Nhà nước.
• Tín dụng được kiểm soát ở mức thấp, thị phần tuy bị thu hẹp nhưng hiệu quả
kinh doanh của khối NHTM nhà nước lại cao hơn trước, dự phòng rủi ro tốt hơn.
• Hoạt động của thị trường liên ngân hàng trong những năm qua dần sôi động hơn.
Thị trường cổ phiếu chưa có dấu hiệu phục hồi đáng kể, song cạnh tranh trong
hoạt động ngân hàng ngày càng gay gắt, các ngân hàng tập trung mở rộng mạng
lưới kênh phân phối và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Tình trạng thừa vốn lớn
tại khu vực ngân hàng thương mại quốc doanh đã tạo điều kiện cho các ngân
hàng thương mại cổ phần mở rộng quy mô hoạt động, chính vì vậy thị phần huy
động vốn và tín dụng của các ngân hàng TMCP đều tăng cao.
• Là một chi nhánh trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, song BIDV
Cầu Giấy có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển trong tương lại bởi thương
hiệu cũng như uy tín của BIDV tại Việt Nam.
1.2. Khó khăn

• Trong năm 2008 chi nhánh tiếp tục tập trung cho công tác đào tạo và đào tạo lại
cán bộ bằng nhiều hình thức như: đào tạo, tham gia các lớp do Ngân hàng Trung
ương tổ chức
• Tiếp tục bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiêm vụ, đảm
bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
• Phát triển mạng lưới máy ATM, thiết bị chấp nhận thẻ POS/EDC tại các địa
điểm có lợi thế, đông người sử dụng, đưa tổng số máy ATM do chi nhánh quản
lý lên tới 17 máy và 40 điểm POS.
1.3.2. Về công tác Huy động vốn
• Tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch, chăm sóc tốt khách hàng cũ, mở rộng
khách hàng mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng giao dịch, điểm giao
dịch hiện có. Thực hiện quy trình nghiệp vụ đảm bảo nhanh gọn, chính xác và an
toàn.
• Tiếp cận các tổ chức xã hội, các ban quản lý dự án, các tổng công ty có nguồn
tiền gửi lớn để huy động. Tiếp tục tìm giải pháp thu hút nguồn vốn tiền gửi của
các tổ chức tài chính như Quỹ hỗ trợ, các công ty bảo hiểm...
• Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, khuyếch trương hình ảnh, giới thiệu
sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
• Thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán thông qua việc ưu đãi sử
dụng các dịch vụ đa dạng, tăng cường khai thác các tiện ích trong chưng trình
hiện đại hóa, các sản phẩm huy động vốn theo định hướng mục tiêu đã đặt ra.
• Phấn đấu chỉ tiêu huy động vốn đến 31/12/2008 đạt: 4000 tỷ vnd, trong đó:
- Tiền gửi thanh toán chiếm 15% trên tổng nguồn huy động;
- Nguồn vốn trung và dài hạn chiếm 42% trên tổng số nguồn huy động;
- Nguồn vốn VND chiếm 70% trên tổng nguồn huy động.
1.3.3. Công tác tín dụng
• Thực hiện cơ cấu tín dụng lại tài sản có nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đạt
mục tiêu chung. Chi nhánh thực hiện tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc lựa
chọn an toàn, hiệu quả, không để phát sinh thêm nợ xấu, nợ quá hạn.
• Nhanh chóng tạo nền khách hàng vững chắc làm cơ sở cho các hoạt động dịch

Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
2.1. Hoàn thiện môi trường tín dụng
Đây là vấn đề quyết định sự thành công - thất bại của công tác QTRR nói chung
và rủi ro tín dụng nói riêng. Với quan điểm rủi ro tín dụng là bất khả kháng, hạn chế rủi
ro tín dụng tốt nghĩa là kiểm soát được rủi ro ở mức có thể chấp nhận được nếu xét tới
năng lực tài chính của BIDV chi nhánh Cầu Giấy, đảm bảo an toàn và mang lại lợi
nhuận đáp ứng yêu cầu của các cổ đông sau cổ phần hoá. BIDV Cầu Giấy phải quán
triệt và nâng cao nhận thức về rủi ro tín dụng cho các bộ phận liên quan, thống nhất
quan điểm ứng xử về rủi ro tín dụng thông suốt từ cán bộ lãnh đạo cấp cao đến nhân
viên tại Chi nhánh, để tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc kiểm soát và nâng cao chất
lượng tín dụng.
Bên cạnh đó, BIDV Cầu Giấy cần có một tầm nhìn toàn diện hơn, xây dựng được
các kế hoạch định hướng tín dụng chuẩn mang tính chất trung dài hạn. Coi tín dụng là
một sản phẩm của Ngân hàng, phải tính toán được hiệu quả khi cung cấp một loại sản
phẩm tín dụng nào đó ra thị trường, qua đó đề ra được chiến lược tín dụng phù hợp hơn
thay vì định hướng tín dụng đi theo định hướng phát triển của nền kinh tế. Tiếp cận
theo các chuẩn mực quốc tế về cung cấp tín dụng, tuân thủ theo sự vận hành của cơ chế
thị trường, tránh các quyết định mang tính chất can thiệp vào quá trình phán quyết tín
dụng của các cấp có thẩm quyền.
2.2 Hoàn thiện mô hình đo lường, định lượng rủi ro
Mô hình nhận biết, đo lường, rủi ro cũng như chính sách khách hàng, phân loại tài
sản, của BIDV Chi nhánh Cầu Giấy hiện nay dựa trên trụ cột là hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ (Phiên bản 2). Hệ thống này có những ưu việt của nó so với hệ thống chấm
điểm khách hàng (Phiên bản 1) của BIDV trước đây, tuy nhiên theo tác giả nó cũng còn
có một số điểm cần cải thiện:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status