Bài giảng giao duc kĩ năng sông( tác giả thầy Lê Hữu Tân- CV phòng) - Pdf 82

Hương Khê: ĐƯA GDKNS VÀO TRƯỜNG TH VỚI CÁC TRẢI NGHIỆM CỤ THỂ
Năm học 2010-2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức bắt đầu đưa giáo dục Kĩ năng
sống vào các trường học. Kĩ năng sống là gì và làm thế nào mà đưa Giáo dục KNS vào
trường học một cách hiệu quả? đó chắc là một câu hỏi cho tất cả các thầy cô làm công tác
QLGD ở các trường học. Để triển khai công tác giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) vào các
trường học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, phòng GD&ĐT Hương Khê đã chỉ đạo
và hướng dẫn triển khai cụ thể trong toàn cấp học.
1. Nâng cao nhận thức.
Kĩ năng sống giúp con người luôn vững vàng trước trước các thử thách, các tình huống
của cuộc sống. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi đang hình thành những giá trị
nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi song còn thiếu hiểu biết sâu
sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống… Trong bối cảnh hiện nay nếu không được giáo dục
KNS các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, dễ bị lôi kéo,
dễ bị kích động… dễ bị lệch lạc nhân cách. Do vậy, việc sớm đưa giáo dục KNS giúp các
em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Sớm
GD KNS giúp các em có được trải nghiệm để có khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, gia đình, xã hội, sống tích
cực, vui vẻ, an toàn và lành mạnh. Người thiếu KNS dễ bị vấp váp, dễ bị thất bại trong
cuộc sống; thiếu kĩ năng sống là một nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề xã hội… Từ năm
học 2009-2010 nắm bắt tinh thần triển khai thí điểm GDKNS trong một số địa phương và
chuẩn bị cho triển khai đại trà tăng cường GDKNS cho học sinh phổ thông trong năm học
2010-2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phòng GD&ĐT Hương Khê đã đưa một số nội
dung GDKNS vào sinh hoạt chuyên môn liên trường. Với các trường học, trên tinh thần
các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề; chỉ đạo các đơn vị có điều kiện tổ chức dưới dạng
ngoại khóa, câu lạc bộ, tham quan thực tế… để học sinh được trải nghiệm một số KNS
hàng ngày thiết thực với các em. Tùy thuộc vào vùng miền, mà các đơn vị chủ động chọn
nội dung, bố trí sắp xếp thời gian, thời lượng và đối tượng học sinh để triển khai. Để triển
khai đưa GDKNS vào trường học ngành đã hướng dẫn CBQL, GV về mục đích yêu cầu,
cách tổ chức một số chuyên đề hoạt động ngoại khóa về KNS dựa trên các hoạt động của
phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà Bộ GD&ĐT đã triển khai
trong 2 năm vừa qua.

trường học... Cách tiếp cận mới là dựa trên các phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC)
để tạo cơ hội, điều kiện cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
Do vậy để thực hiện tốt việc giáo dục KNS thì mỗi CBQL, GV phải nắm chắc nguyên tác,
nội dung và các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực (PP/KTDHTC) và qui trình thực
hiện một bài giáo dục KNS để triển khai có hiệu quả.
Kế hoạch triển khai đại trà tập huấn GDKNS trong trường TH vào tháng đầu tháng
10 năm 2010, đến nửa đầu tháng 11 đã triển khai xong đến tất cả GV các trường học (do
tháng 10 bị lũ lụt liên tiếp). Toàn huyện tổ chức tập huấn tại 6 cụm chia thành 12 lớp với
gần 600 học viên(môn/ngày). Ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản về GDKNS trong
trường TH theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT còn định hướng việc triển khai cụ thể cho các
nhà trường và GV thực hiện. Các nhà trường tiếp nhận tài liệu cho GV; tổ chức cho các tổ
chuyên môn nghiên cứu tài liệu nắm bắt sâu sắc trước khi tiến hành thực hiện giảng dạy
theo qui định.
Các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc một số yêu cầu đối với giáo viên trước khi
triển khai đưa giáo dục KNS vào các bài học và hoạt động giáo dục của đơn vị.
Một số yêu cầu mà CBQL và người dạy học cần nắm rõ trong quá trình dạy học và
tổ chức hoạt động GDKNS:
- Nắm vững các nguyên tắc
Giáo viên cần nắm rõ nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Các định hướng này dựa trên chỉ đạo chung tuy nhiên các nhà trường giám sát hoạt động
dạy học về KNS dựa trên các yêu cầu cụ thể; kiểm tra qua các tiết học để điều chỉnh bổ
sung theo nguyên tắc qui định:
+ Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề … được hình thành tốt
trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện để các
em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác... Do vậy GV cần tổ
chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động dạy học để GDKNS cho các
em.
+ Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức dạy học cho HS được hoạt động thực, có cơ
hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình huống cũng như phản biện…KNS chỉ được
hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm

phương pháp(cách thức tổ chức) còn phải phụ thuộc(chú ý) đến đối tượng, điều kiện,
phương tiện mà người dạy và người học có để thực hiện nó.
Để triển khai GDKNS trong trường tiểu học, ngành đã chỉ đạo, hướng dẫn các
trường đưa giáo dục KNS cho học sinh tại các nhà trường thông qua 2 hình thức cơ bản đó
là: Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học và Giáo dục KNS thông qua hoạt
động tập thể, chuyên đề, câu lạc bộ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.
2.1- Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học tiểu học:
Theo tài liệu hướng dẫn KNS được đưa vào tiểu học trong các môn học; Tiếng
Việt, Đạo đức, TNXH (lớp 1,2,3) và Khoa học (lớp 4,5). Về các địa chỉ dạy học tài liệu
cung cấp khá đầy đủ, chi tiết ở các bài các môn học. Tuy nhiên các nhà trường cần chỉ đạo
GV và tổ khối chuyên môn rà soát các KNS có thể thực hiện trong điều kiện của từng lớp
và đối tượng cụ thể. Bài dạy có GDKNS không làm mất đi đặc thù của môn học, không
được làm sai lệch nội dung. Đưa GDKNS vào nhưng không gây quá tải bài học; có thể một
bài đạt được nhiều mục tiêu KNS nhưng chỉ chọn một hoặc một số mục tiêu để thực hiện.
Luôn đảm bảo linh hoạt, phù hợp đối tượng, vùng miền và đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn học, bài học. Ngoài các địa chỉ theo tài liệu trường còn hướng dẫn các giáo viên
nghiên cứu chương trình để có thể tăng cường ở các địa chỉ khác; sưu tầm thêm tài liệu
phục vụ cho bài GDKNS sinh động và hiệu quả. Đặc biệt Ban giám hiệu các trường rà soát
việc đưa GDKNS vào thực hiện thì giáo viên đã có kĩ năng để dạy KNS chưa hay là chỉ là
một phần thêm của môn học.
Chỉ đạo các nhà trường tổ chức soạn thử và từ đó điều chỉnh thành bài soạn chính
thức để dạy học. Một bài GDKNS theo hướng dẫn có 4 bước: 1- Khám phá(có thể liên hệ
kiến thức HS đa biết, tìm hiểu về vấn đề sắp triển khai…); 2- Kết nối (liên kết giữa cái đã
biết và chưa biết của HS, khi cung cấp KT mới thì KT đó đạt được đã đạt mức độ nào); 3-
Thực hành/luyện tập(tạo cơ hội và điều chỉnh việc thực hành vào hoàn cảnh cụ thể); 4-vận
dụng(HS vận dung vào tình huống mới). Với 3 yêu cầu là mục đích, mô tả quá trình thực
hiện và vai trò của GV, HS hoặc một số kĩ thuật dạy học thực hiện, BGH kiểm tra, điều
chỉnh kịp thời đảm bảo khi lên lớp đạt hiệu quả. Để đảm bảo một tiết dạy có GDKNS thì
mục tiêu bài học phải ghi thêm mục tiêu KNS (ít nhất là một mục tiêu) cần đạt. Mục tiêu
KNS- cần hình thành cái gì cho học sinh (kiến thức, thái độ, kĩ năng). Phương tiện dạy,

trường, vùng, học sinh thì tổ chức trước… lập kế hoạch cụ thể và giao người phụ trách tổ
chức thực hiện.
3. Kết quả thực hiện.
Qua đợt kiểm tra vào cuối tháng 12/2010 các đơn vị đã thực hiện kế hoạch của phòng
khá chu đáo và có nhiều sáng tạo. các tổ khối tổ chức trao đổi về nội dung KNS cho HS thể
hiện sự chuẩn bị tốt cho GDKNS trong dạy học và hoạt động GD ở nhà trường. Tổ chức rà
soát các địa chỉ có thể đưa KNS vào thực hiện ở các môn học. Lập kế hoạch cho đưa
GDKNS các hoạt động tập thể, NGLL với nhiều hình thức phong phú và phù hợp với vùng
miền. Các bài học có địa chỉ GDKNS được giáo viên đưa vào với mục tiêu, nội dung yêu
cầu và phương pháp cụ thể.
Do có được nền tảng từ năm học trước và nhận thức được vấn đề cấp bách của
KNS đối với HS tiểu học nên các đơn vị đã nhập cuộc một cách nhanh chóng và thật sự có
hiệu quả. Các chủ đề HĐ NGLL được các đơn vị chọn và tổ chức thực hành, trải nghiệm
phù hợp với điều kiện đơn vị và tính cấp thiết của vấn đề. Một số đơn vị như TH Hương
Trà duy trì tốt câu lạc bộ Karate-do, câu lạc bộ hát dân ca. Phúc Đồng, Hương Trà… thực
hành cho HS về đi qua đường bộ (đường HCM đi trước cổng trường), Trường TH Phú
phong, tổ chức tham quan khu di tích lịch sử Rộc Cồn. Các trường TH Hương Thủy 2,
Hương Vĩnh, Phương Điền, Phương Mĩ hướng dẫn HS khi đi đò sử dụng áo phao, cặp
phao trong lũ. TH Thị Trấn thực hành vệ sinh răng miệng và các bước rửa tay, bảo vệ môi
trường. TH Lộc Yên tổ chức cho HS vệ sinh ăn uống sau mùa lũ (có trên 30 HS ăn cơm
trưa tại trường do cha mẹ đưa đến từ sáng sớm). TH Phú Gia với vệc bảo vệ môi trường
rừng và bảo vệ, chăm sóc các di tích văn hóa. TH Hương Xuân với chủ đề giao lưu “ sắn
sàng đối mặt”. Th Hương Trà với “tìm kiếm đối tác” và “ nhà hùng biện ưu tú”. Với các
hình thức hoạt động phong phú và đa dạng bước đầu tạo cho học sinh một số KNS giúp
các em ứng phó tốt với các vấn đề cuộc sống.
Kết quả bước đầu chưa nói lên được một điều gì, nhưng ghi nhận đó là cố gắng là
lòng nhiệt tình của tập thể sư phạm tại các trường TH.
Để học sinh có được thích ứng tốt, có phản ứng tích cực, hình thành thói quen, hình
vi có lợi cho bản thân, gia đình và cộng đồng trong mỗi con người thì GDKNS trong nhà
trường cần đòi hỏi nỗ lực không mệt mỏi, sáng tạo và kiên nhẫn của mỗi một CB, GV. Với


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status