Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt nam - Pdf 88

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và nhu cầu hoà nhập để
phát triển nền kinh tế, Việt Nam cũng thực hiện từng bước công nghiệp hoá,
hiện đại hoá để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, đi lên chủ nghĩa xã
hội. Bên cạnh những ngành công nông nghiệp còn có những ngành dịch vụ.
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ tồn tại khá lâu ở các nước phát triển khác trên
thế giới. Tuy nhiên ngành dịch vụ Bảo hiểm mới xuất hiện ở Việt Nam và ban
đầu cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, Bảo hiểm đã trở thành một ngành dịch
vụ quan trọng và phát triển song song với nền kinh tế.
Tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức bước chân vào WTO, đó là
cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức lớn của nền kinh tế và của mỗi doanh
nghiệp, công ty, nhà máy. Các đơn vị kinh doanh càng phải khẳng định mình
cả về chiến lược kinh doanh cũng như quản lý nội bộ trong đơn vị. Doanh thu,
chi phí, xác định kết quả kinh doanh là công tác kế toán giữ vai trò quan trọng
ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và hoạt động của công ty. Kế toán doanh thu chi
phí, xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản doanh
thu, chi phí có được kế toán đúng, không làm tăng chi phí, làm giảm doanh
thu ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra kế
toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh còn ảnh hưởng tới lợi
nhuận của đơn vị, ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế khác và gián tiếp ảnh
hưởng tới cơ hội cũng như vị trí của đơn vị trên thị trường.
Nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam”
nhằm nắm rõ tình hình về kế toán tại đơn vị, nắm được các mặt được và chưa
được, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán tại
1
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam giúp cho Tổng công ty có
thể hoạt động hiệu quả hơn.
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) là Công ty
Bảo hiểm phi nhân thọ lớn tại Việt Nam. Tiền thân của PVI là Công ty bảo
hiểm Dầu khí Việt Nam, thành lập năm 1996 với nhiều loại hình Bảo hiểm.

doanh bảo hiểm số 07 TC/GCN ngày 02/12/1995.
Phương châm hoạt động kinh doanh của PVI là :“Trung thành tận tụy
với khách hàng”. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong những
năm qua PVI là một trong những Tổng công ty Bảo hiểm hàng đầu trên thị
trường Việt Nam. Hiện nay, PVI dẫn đầu thị trường Bảo hiểm Việt Nam trong
các lĩnh vực: Bảo hiểm năng lượng, Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự
chủ tàu, Bảo hiểm Tài sản - Xây dựng Lắp đặt ...Trong những năm qua, PVI
đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tạo được những tiềm năng to
lớn về năng lực tái bảo hiểm. Cho đến nay thị trường bảo hiểm quốc tế đã coi
PVI là nhà bảo hiểm gốc duy nhất cho các hợp đồng dầu khí tại Việt Nam và
xây dựng các hợp đồng tái bảo hiểm cố định có hạn mức lớn. Với hợp đồng
bảo hiểm năng lượng hàng tỷ USD, PVI là công ty duy nhất đã xây dựng
được hợp đồng tái bảo hiểm mở sẵn với các công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế
giới tại London .
3
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) thành lập
với vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, doanh thu năm 2006 đạt 1300 tỷ đồng…và
được đứng thứ 2 về thị phần thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ và tiếp tục giữ
vững vị trí đứng đầu lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ và Bảo hiểm công
nghiệp hiện nay.
Giai đoạn từ 1996 đến 2001, PVI thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở
vật chất và đào tạo đội ngũ công nhân viên, duy trì và củng cố hoạt động với
mức doanh thu đạt 514 tỷ đồng, nộp ngân sách 48 tỷ đồng, và 30 tỷ đồng lợi
nhuận.
Năm 2001, thị trường Bảo hiểm có quá nhiều biến động, xảy ra nhiều
biến động do thiên tai, khủng bố chính trị, khủng bố kinh tế…Tuy nhiên PVI
vẫn giữ vững được vị thế của mình, doanh thu đạt 187 tỷ đồng, tăng 167% so
với 2000.Các nhà Bảo hiểm và môi giới quốc tế đã nhận PVI là thị trường
Bảo hiểm năng lượng chủ đạo ở Việt Nam.
Năm2002, PVI đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

viên (CBNV) của PVI thực sự làm chủ Doanh nghiệp, PVI đã dành ra số cổ
phiếu tương ứng với 5% vốn điều lệ để bán cho CBNV của Tổng công ty.
PVI đã ký hợp tác toàn diện, hợp đồng dài hạn với các đối tác lớn, các
đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhằm củng cố
mối quan hệ với khách hàng, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và nâng
cao vị thế thương hiệu của PVI.. Bên cạnh đó, PVI đã thành lập 23 Công ty
trực thuộc và 2 Công ty liên kết là: PVI Invest và PVI Finance, mở ra hướng
5
chuyển đổi PVI thành Tổng công ty Bảo hiểm và Đầu tư Tài chính…Hiện nay
PVI đang thực hiện một số dự án đầu tư lớn như sau:
STT Loại bảo hiểm Doanh thu hàng
năm
1 Bảo hiểm toàn bộ tài sản, xây dựng của
nhà máy lọc dầu Dung Quất
66 tỷ đồng
2 Bảo hiểm tài sản, xây dựng của dự án khí
điện đạm Cà Mau
100 tỷ đồng
3 Bảo hiểm trọn gói tài sản xí nghiệp liên
doanh Vietsopetro
Trên 10 triệu USD
4 Bảo hiểm cho các công trình, dự án, tài
sản, con người của Công ty Talisman
100 tỷ đồng
5 Bảo hiểm năng lượng trọn gói cho Cửu
Long JOC
80 tỷ đồng
6 Bảo hiểm năng lượng trọn gói cho KNOC 70 tỷ đồng
7 Bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự
PTSC

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam theo mô hình công ty mẹ
công ty con.... Doanh số trong các năm từ 2004 đến năm 2006 đều tăng mạnh
và tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bảo hiểm gốc:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
7
T
T
Tên dịch vụ
2004 2005 2006
2007
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1
Thu phí bảo hiểm
gốc
552,21 92,79 703,24 91,56 1.163,88 93,49 1.598,79 91,5
2
Thu phí nhận tái
bảo hiểm
20,17 3,39 38,77 5,05 49,62 3,99 86,39 4,94
3
Hoa hồng nhượng
tái bảo hiểm
22,17 3,73 25,86 3,37 31,32 2,52 58,03 3,32
4
Thu khác từ hoạt
động kinh doanh
bảo hiểm
0,59 0,10 0,16 0,02 0,09 0,01 3,99 0,24
Tổng 595,14 100 768,03 100 1.244,91 100 1.747,2
100

gặp khá nhiều khó khăn do nhận thức của người dân.Song đến nay BH đã
khẳng định được vị trí quan trọng của mình đối với sự phát triển và đời sống
xã hội. PVI là một doanh nghiệp BHPNT phát triển lớn mạnh và đạt được
nhiều thành tựu rực rỡ.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, bộ sổ kế toán tại Tổng công ty Cổ
phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Căn cứ vào
điều lệ tổ chức và hoạt động của PVI đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ
đông bất thường họp vào 19/07/2007. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của PVI đã
được phê duyệt. HĐQT của PVI đã ban hành một quy định mới về chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của ban tài chính kế toán của PVI
9
Ban tài chính kế toán có chức năng quản lý, giám sát hệ thống và thực
hiện công tác tài chính kế toán của PVI, tham mưu và giúp ban lãnh đạo trong
việc quản lý, giám sát và thực hiện các hoạt động tài chính ,kế toán của PVI
Ban tài chính kế toán chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ban lãnh
đạo của PVI về việc thực hiện các công việc theo chức năng cụ thể:
 Tổ chức bộ máy kế toán, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra công tác hạch
toán kế toán, hệ thống sổ, chứng từ, báo cáo và lưu trữ chứng từ kế toán
thống nhất trong toàn PVI.
 Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoach tài
chính của PVI
 Quản lý nguồn vốn và các quỹ của PVI
 Quản lý, sử dụng hoá đơn và, chứng từ kế toán, ấn chỉ của toàn PVI
 Kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế về quản lý tài
chính, kế toán của pháp luật và PVI
 Xây dựng mô hình kế toán quản trị, kế toán dòng tiền phục vụ cho công
tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo

mặt
Kế toán tiền
gửi
Kế toán tài sản
cố định
Kế toán Bảo
hiểm gốc
Kế toán thuế
Kế toán bảo
hiểm tái
Kế toán quỹ
Kế toán tổng hợp
Sơ đồ 1.1: Bộ máy kế toán của PVI
Chức năng và nhiệm vụ của các chuyên viên kế toán trong bộ phận kế
toán của PVI được phân công như sau:
 Kế toán trưởng là người làm công tác phụ trách chung, trực tiếp
công tác hạch toán kế toán, công tác tài chính nhân sự, kiểm tra
các công việc do nhân viên kế toán thực hiện, tổ chức lập báo cáo
theo yêu cầu quản lý và phân công trách nhiệm cho từng
người,từng bộ phận có liên quan, chịu trách nhiệm về các thông tin
báo cáo trước giám đốc và Tổng công ty.
12
 Phó giám đốc kế toán và Phó giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm
giúp kế toán trưởng trực tiếp phụ trách về mảng vấn đề cụ thể và
sửa chữa cơ bản thống kê.
 Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm về tổng hợp số liệu từ các
nhân viên đưa lại,đôn đốc các phần hành để đảm bảo tiến độ tổng
hợp số liệu và lập các báo kế toán và các báo cáo nhanh, một số
chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Tổng công ty hàng tuần, hàng tháng
cho Ban giám đốc công ty.

ký có đầy đủ: Ngày tháng ghi sổ, ngày tháng của chứng từ căn cứ ghi sổ, tóm
tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số tiền của nghiệp vụ kinh tế.
Các sổ Cái phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của một
TK, số liệu trên sổ phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình
và kết quả kinh doanh.Trên sổ cái có đầy đủ các nội dung: ngày tháng ghi sổ,
số hiệu ngày tháng chứng từ, tóm tắt các nghiệp vụ kinh tế và số tiền của các
nghiệp vụ.
14
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU,CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.1.Thực trạng kế toán doanh thu tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Dầu khí Việt Nam
2.1.1. Đặc điểm về doanh thu và tài khoản sử dụng
Doanh thu là phí bảo hiểm phải thu vào thu nhập khi Hợp đồng Bảo
hiểm phát sinh trách nhiệm và đã phát hành hoá đơn giá trị gia tăng. Đối với
những hợp đồng có phân kỳ thu phí, doanh thu Bảo hiểm được tính là số phí
Bảo hiểm phải thu trong kỳ, đã phát hành hoá đơn giá trị gia tăng của Tổng
công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Đây là chỉ tiêu cho thấy được
tốc độ tăng trưởng và tốc độ phát triển của Tổng công ty. Với đặc thù ngành
nghề kinh doanh Bảo hiểm và thực hiện kinh doanh trên các lĩnh vực chính
là: kinh doanh Bảo hiểm gốc, kinh doanh tái Bảo hiểm, dịch vụ Bảo hiểm
khác và đầu tư tài chính nên đi cùng với các lĩnh vực kinh doanh đó là các tài
khoản ghi nhận doanh thu cho từng hoạt động.
Các khoản doanh thu trong doanh nghiệp Bảo hiểm phát sinh trong kỳ
gồm các khoản sau:
Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát
sinh trong kỳ sau khi đã trừ đi các khoản chi để làm giảm thu phát sinh
trong kỳ và bao gồm các khoản sau: thu phí bảo hiểm gốc; thu phí nhận tái
Bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; thu phí và dịch vụ đại lý gồm

bảo hiểm đã cấp trong ngày bằng giấy và bản mềm dưới dạng file excel (Theo
biểu mẫu tại quy định về quản lý hoá đơn ấn chỉ) ; Liên 2 giấy chứng nhận bảo
hiểm ghi trong bảng kê ; Giấy nộp tiền vào tài khoản của đơn vị khai thác
(nếu có). Trường hợp các tài liệu trên do đại lý thực hiện phải có xác nhận của
đơn vị quản lý đại lý trước khi chuyển cho chuyên viên kế toán.
Bước thứ hai, chuyên viên kế toán thực hiện kiểm tra thông tin, các
nội dung trong tài liệu được cung cấp theo các bước sau: Kiểm tra tính đầy đủ
của các nội dung ghi trên phiếu thông tin kiểm tra tính chính xác của các
nội dung ghi trên phiếu thông tin với hợp đồng bảo hiểm, đơn bảo hiểm, tờ
trình cấp đơn/sửa đổi bổ sung và các phụ lục kèm theo kiểm tra thông tin về
thời hạn nộp phí bảo hiểm của khách hàng.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, chuyên
viên kế toán kiểm tra theo các bước sau: kiểm tra nội dung ghi trên bảng kê ấn
bảo hiểm đã cấp trong ngày đối chiếu thông tin giữa bản giấy và bản mềm
(file excel) .
Bước thứ ba, chuyên viên kế toán thực hiện xử lý nghiệp vụ.Kế toán
thực hiện nhập thông tin về hợp đồng, thời hạn bảo hiểm, thời hạn thu phí, số
phí bảo hiểm… và các thông tin bổ sung (nếu có) vào phần mềm kế toán. Vào
phần mềm kế toán  nghiệp vụ  chứng từ kế toán bảo hiểm  cập nhật
đơn bảo hiểm (Nợ TK 00511).
Chuyên viên kế toán thực hiện phát hành hoá đơn, ghi nhận doanh
thu, theo dõi công nợ.Việc phát hành hoá đơn được thực hiện trên chương
trình phầm mềm kế toán, khi phát hành hoá đơn doanh thu sẽ được ghi nhận
tự động. (Có TK511). Khi hợp đồng/ đơn bảo hiểm gốc phát sinh trách nhiệm
17
hoặc đến kỳ thu phí, bộ phận kế toán đơn vị kiểm tra điều kiện ghi nhận
doanh thu và phát hành hóa đơn, GTGT chi tiết theo từng nghiệp vụ. Đối với
các nghiệp vụ bảo hiểm năng lượng, hàng hải, tài sản, cháy nổ, kỹ thuật, trách
nhiệm, xe cơ giới, con người: Doanh thu được ghi nhận khi hợp đồng/ đơn
bảo hiểm gốc phát sinh trách nhiệm hoặc đến kỳ thu phí nếu trong hợp đồng/

Khi khách hàng nộp phí bảo hiểm, bộ phận kế toán ghi giảm công nợ
khách hàng. Đơn vị kinh doanh và kế toán phải xác nhận tuổi nợ của từng
khoản mục nợ để kế toán tiến hành trích dự phòng nợ phải thu khó đòi cho
các khoản nợ đã quá hạn thanh toán.
Bước thứ tư, chuyên viên kế toán thực hiện xử lý thông tin bổ sung
(nếu có). Sau khi tiếp nhận các thông tin bổ sung, chuyên viên kế toán điều
chỉnh lại các thông tin đã nhập.Trên cơ sở tài liệu do đơn vị kinh doanh cung
cấp bổ sung, chuyên viên kế toán viết hoá đơn giá trị gia tăng điều chỉnh phí,
thực hiện thủ tục hoàn phí, giảm phí cho khách hàng….
Bước thứ năm, chuyên viên kế toán theo dõi đến khi kết thúc.Quá
trình theo dõi doanh thu kết thúc khi hết thời hạn hiệu lực hợp đồng/đơn bảo
hiểm, các sửa đổi bổ sung (nếu có) và công nợ được quyết toán hoàn tất.
19
Quy trình theo dõi doanh thu được sơ đồ hoá như sau:
Người/ đơn
vị thực hiện
Sơ đồ quá trình
Bộ phận
liên quan
Mô tả các
bước
CV kế toán
CV kế toán
CV kế toán
Trưởng bộ
phận KT
CV kế toán
(-) (+)
(-)
(+)

theo từng nội dung doanh thu và chi tiết cho từng nghiệp vụ bảo hiểm nhân
thọ và phi nhân thọ, đồng thời phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng
trong nước và ngoài nước cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. Doanh thu hoạt
động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi
đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ.
Thực hiện kế toán doanh thu liên quan đến từng hoạt động kinh doanh
bảo hiểm theo đúng nội dung quy định trong chế độ tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 511:
Bên Nợ: Kết chuyển phí nhượng tái bảo hiểm; Kết chuyển cuối kỳ
các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng
nhượng tái bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản doanh
thu hàng bán bị trả lại khác; Kết chuyển cuối kỳ các khoản giảm phí bảo hiểm
gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm
hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản giảm giá hàng bán khác; Kết
chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có: Doanh thu cung cấp dịch vụ của hoạt động kinh doanh bảo
hiểm và hoạt động kinh doanh khác thực hiện trong một kỳ hạch toán.
21
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và có 5 tài khoản cấp 2. Tuy
nhiên PVI chỉ sử dụng chủ yếu 4 tài khoản 5111; 5113; 5114; 5115.
Tài khoản 5111 - Doanh thu bảo hiểm gốc: Dùng để phản ánh doanh
thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc thực hiện
trong kỳ hạch toán.Tài khoản 5111 có 7 tài khoản cấp 3, cụ thể như sau:
Tài khoản 51111 - Thu phí bảo hiểm gốc;
Tài khoản 51112 - Thu phí đại lý giám định tổn thất;
Tài khoản 51113 - Thu phí đại lý xét giải quyết bồi thường;
Tài khoản 51114 - Thu phí đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
Tài khoản 51115 - Thu phí đại lý xử lý hàng bồi thường 100%;
Tài khoản 51116 - Thu phí giám định tổn thất;
Tài khoản 51118 - Thu khác.

Tài khoản 5152 có 4 Tài khoản cấp 3 dùng để hạch toán các khoản lãi
đầu tư trái phiếu chính phủ, lãi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, lãi đầu tư cổ
phiếu, lãi đầu tư chứng khoán khác. Lần lượt là các tài khoản:51521; 51522;
51523; 51528.
23
Tài khoản 5153 : doanh thu từ cho vay và tài trợ.Tài khoản 5153 có 2
tài khoản cấp 3 dùng để phản ánh các khoản doanh thu hoạt động cho vay,
doanh thu hoạt động tài trợ và uỷ thác, doanh thu hoạt động tài trợ và uỷ thác.
Ngoài ra còn các tài khoản 5154; 5155; 5156; 5158 phản ánh các
khoản: doanh thu hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu hoạt động góp vốn
kinh doanh, doanh thu từ cổ tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động
đầu tư khác .
2.1.2. Phương pháp kế toán
Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam tổ chức kế toán
các nghiệp vụ thông thường theo đúng quy định 150/ 2001/ QĐ- BTC ngày
31 tháng 12 năm 2001.
Sau khi hợp đồng bảo hiểm /đơn Bảo hiểm được ký kết, chuyên viên
kế toán thực hiện xuất hoá đơn ấn chỉ cho khách hàng. Tuỳ thuộc vào từng
loại hợp đồng bảo hiểm và loại hình Bảo hiểm mà có các mẫu hoá đơn ấn chỉ
khác nhau và có số liên khác nhau. Đối với bảo hiểm xe máy thì có 3 liên
nhưng với các hợp đồng bảo hiểm lớn hơn thì có thể có nhiều liên hơn dùng
để lưu hành nội bộ. Hàng tháng cũng thực hiện thu phí Bảo hiểm đối với các
hợp đồng lớn. Một số mẫu giấy chứng nhận Bảo hiểm của PVI có biểu mẫu
như:
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM
Số 154 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, Việt Nam
24
GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM
TÀU CÁ
Người được bảo hiểm:Công ty cổ phần vận tải Biển Thiên Anh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status