Tài liệu Khóa luận tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang” - Pdf 91

TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài: Một số giải pháp nhằm góp phần tăng trưởng
nguồn vốn huy động tại Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 1
MỤC LỤC
1.2.1 MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2
3.2.1 Sự cần thiết của đề tài........................................................................................................2
5.2.1 Chương 1:..........................................................................................................................4
6.2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI ..........................................................................................................................4
7.2.1 Chương 2: .......................................................................................................................15
8.2.1 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ........................................................15
9.2.1 TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ...................................15
10.2.1 CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG..............................................................................15
12.2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên
Giang.........................................................................................................................................15
13.2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Kiên Giang.......................................................................15
14.2.1 Chương 3:......................................................................................................................50
15.2.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................................................................50
16.2.1 CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG..............................................................................50
18.2.1 Phương hướng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Kiên
Giang:........................................................................................................................................50
19.2.1 KẾT LUẬN....................................................................................................................63

- Phương pháp thu thập số liệu từ các tài liệu có liên quan tại cơ quan thực
tập: bảng cân đối chi tiết và báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006.
- Phương pháp so sánh: để xem xét tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
trong thời gian qua.
- Phương pháp tỷ trọng: để xem xét sự biến động của các chỉ tiêu.
- Phương pháp tỷ số: để xem xét kết quả hoạt động của Ngân hàng.
- Tham khảo tài liệu, tạp chí Ngân hàng…
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 3
Phạm vi hoạt động của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Nhưng với bất
kỳ hoạt động nào của Ngân hàng cũng đều có mục đích thúc đẩy phát triển nền kinh
tế và mang lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Vì thời gian và kiến thức có hạn
nên không thể đi sâu vào các hoạt động của Ngân hàng, mà chỉ tập trung nghiên cứu
tình hình huy động vốn của Ngân hàng và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.
4.2.1
5.2.1 Chương 1:
6.2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN HUY
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm về nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại:
Nguồn vốn kinh doanh của NHTM là bao gồm tất cả các nguồn vốn đầu vào
mà Ngân hàng có được thông qua các hình thức: Huy động tại địa phương, nguồn
vốn đi vay của Ngân hàng Trung Ương hoặc vay của các Tổ chức tín dụng khác và
cuối cùng là những nguồn vốn khác như ký quỹ, vốn điều lệ …Các hoạt động này
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 4
mang lại nguồn vốn để Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín
dụng và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng nhằm mang lại hiệu quả
kinh doanh cho Ngân hàng.
Trong các nguồn vốn kinh doanh của NHTM thì hình thức huy động vốn tại
địa phương là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM,

thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tuy
nhiên, do tài khoản tiền giử này không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc
nào mà không cần báo trước cho Ngân hàng, nên Ngân hàng thường trả lãi suất
thấp, thường là khoản 0.25%/tháng . Do tính chất không ổn định của loại tài khoản
này nên Ngân hàng rất khó kế hoạch hóa việc sử dụng loại tiền này. Đối với khách
hàng vì không được hưởng lãi cao nên khách hàng thường duy trì số dư trong tài
khoản tiền gửi thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ để đáp ứng nhu cầu chi trả của
mình.
1.3.2 Tiền gửi tiết kiệm:
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm được thiết kế dành cho đối tượng là các tầng lớp
dân cư mà tạm thời họ có tiền nhàn rỗi muốn gửi vào Ngân hàng với mục tiêu an
toàn và sinh lợi. Tuy nhiên, đối với sản phẩm huy động này có hai loại: Tiền gửi
tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
1.3.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Đây là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng gửi tiền rút tiền không
theo một kỳ hạn nào cả, và khi rút tiền cũng không cần báo trước cho Ngân hàng,
do vậy loại tiền gửi này thường lãi suất thấp. Đối với khách hàng khi lựa chọn hình
thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trong hơn mục tiêu sinh lời.
Đối với Ngân hàng, vì loại tiền gửi này mang tính chất không ổn định nên Ngân
hàng phải bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tính
dụng. Do vậy Ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền này (0.25%/tháng).
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 6
Thủ tục mở sổ tiền gửi không kỳ hạn rất đơn giản. Chỉ cần khách hàng
đến bất cứ chi nhánh nào của Ngân hàng điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm
không kỳ hạn có kèm theo giấy chứng minh nhân dân và chữ ký mẫu. Nhân viên
của Ngân hàng sẽ hoàn tất thủ tục nhận tiền và cấp sổ tiền gửi ngay cho khách hàng
(trong đó số dư tối thiểu của tài khoản là 10.000 đồng). Tuy nhiên, khách hàng chỉ
có thể giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện các
giao dịch thanh toán như trong trường hợp tiền gửi thanh toán và được phản ánh
trên sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

ra.
Ví dụ: Từ ngày 22/02/206 đến ngày 22/05/2006, Ngân Hàng Đầu Tư Và
Phát Triển Việt Nam tổ chức chương trình “Tiết kiệm dự thưởng BIDV” đợt I năm
2006 bằng VNĐ và USD trên toàn quốc.
+ Đối tượng khách hàng tham dự: cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài
đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại việt nam có nhu cầu tham gia gửi tiền, dự
thưởng kỳ hạn: 3, 6, 9, 12, 13, 24 tháng với đồng tiền gửi là đồng Việt Nam (VNĐ)
và đô la Mỹ (USD).
+ Mức tiền gửi:
Bảng 1. Mức tiền gửi tối thiểu theo kỳ hạn
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 8
Kỳ hạn
Mức tiền gửi tối thiểu
Việt Nam đồng (VNĐ) USD
3 tháng 30.000.000 3.000
6 tháng 15.000.000 1.500
9 tháng 10.000.000 1.000
12 tháng 8.000.000 800
13 tháng 7.000.000 700
24 tháng 4.000.000 400

(Nguồn: Phòng Tín dụng)
Vậy, khách hàng muốn tham gia chương trình “Tiết kiệm dự thưởng BIDV”
thì khách hàng phải gửi tiền vào Ngân hàng theo mức tiền gửi và kỳ hạn đã nói
trên. Khi đó, khách hàng sẽ nhận được một số dự thưởng của chương trình để tham
gia vào chương trình xổ số và trúng các giải thưởng mà Ngân hàng đưa ra.
1.3.2.4 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang:
Tiền gửi tiết kiệm bậc thang là sản phẩm huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn với lãi suất lũy tiến theo mức tiền gửi do Ngân hàng qui định. Theo đó,
khách hàng gửi tiền với cùng kỳ hạn nhưng khoản tiền gửi càng lớn thì lãi suất càng

gửi tiết kiệm, các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng
còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá là chứng
nhận của Tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ
trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều
khoản cam kết giữa các Tổ chức tín dụng và người mua. Một giấy tờ có giá thường
kèm theo các thuộc tính sau:
- Mệnh giá là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành
theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy
tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.
- Thời hạn là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết
ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ.
- Lãi suất được hưởng: là lãi suất áp dụng để tính lãi cho người mua giấy tờ
có giá được hưởng.
1.3.3.1 Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn:
Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao
gồm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác. Muốn phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đề
nghị phát hành, gồm:
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 10
 Đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính.
 Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong đó nêu rõ mục đích phát
hành, phương pháp sử dụng, tổng số giấy tờ có giá ngắn hạn đầu năm tài chính, tổng
số mệnh giá phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính, số đợt và thời
điểm dự kiến phát hành, tên gọi giấy tờ có giá và đồng tiền phát hành.
 Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm đề
nghị phát hành.
 Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính.
Sau khi được xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành, Tổ chức tín dụng sẽ ra
thông báo phát hành. Nội dung thông báo phát hành gồm có:
 Tên Tổ chức phát hành.

được những tiện ích mà Ngân hàng đem lại cho họ.
1.4.2 Lãi suất huy động:
Lãi suất là công cụ huy động vốn quan trọng nhất và có tác động trực tiếp
đến quy mô cũng như lượng vốn huy động được. Đối với Ngân hàng thì lãi suất là
giá mua vốn và đối với người dân thì lãi suất là giá bán vốn. Như vậy thì phải xác
định giá này như thế nào để hợp lý cho cả hai bên. Trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, không chỉ các Ngân hàng cạnh tranh với nhau trong việc huy động vốn
mà còn cạnh tranh với các công ty tài chính như: Công ty bảo hiểm, Công ty cổ
phần… Do đó, để huy động được nguồn vốn của khách hàng thì Ngân hàng phải
nghiên cứu thị trường để biết được những nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng
tốt cho khách hàng và mang lại nguồn vốn phục vụ cho việc kinh doanh của Ngân
hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần đưa ra những phương thức thưởng lãi và thưởng vật
chất để kích thích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với những hình thức như: tiết
kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng…
1.4.3Trụ sở và các phòng giao dịch của Ngân hàng:
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 12
Ngoài việc tạo lập niềm tin và uy tính cho khách hàng thì trụ sở và các phòng
giao dịch cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút khách hàng.
Trụ sở của Ngân hàng phải được đặt ở một vị trí thuận tiện, trụ sở phải thoáng mát
để tạo cho khách hàng sự thoải mái và an tâm khi đến giao dịch với Ngân hàng.
Các phòng giao dịch phải được bố trí đều ở những nơi tập trung dân cư để có
thể thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của họ.
1.4.4 Công tác tổ chức nhân sự:
Đội ngũ nhân viên của Ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy
động vốn của Ngân hàng. Trong điều kiện canh tranh gay gắt của nền kinh tế thị
trường hiện nay một Ngân hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch
một phần là nhờ vào đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung, nhanh nhẹn, lịch sự, biết
tôn trọng khách hàng và phải luôn nở nụ cười khi giao tiếp với khách hàng, tận tình
phục vụ khi khách hàng có yêu cầu.
1.4.5 Công tác quảng bá sản phẩm:

chính là Kinh, Hoa và Khmer. Như là một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu
đãi, phú cho Kiên Giang đủ cả: sông nước, núi rừng, đồng bằng và biển cả…Cả tỉnh
có 1 Thành phố là Rạch Giá, 1 thị xã là Hà Tiên, 10 huyện là: Kiên Lương, Hòn Đất,
Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, và
có 2 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải.
Kiên Giang có một vị trí địa lý của Tỉnh rất thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế mở cửa: phía Đông thuộc Đông Nam giáp với các Tỉnh Cần Thơ, An Giang, phía
Nam giáp với Tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với bờ biển dài
200km và phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8km. Kiên
Giang là một Tỉnh hướng ngoại do có cảng biển sân bay và có khoảng cách tới nước
ASEAN tương đối ngắn - là khu vực đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại
cao nhất thế giới.
Bên cạnh đó, Kiên Giang còn là một Tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên như
tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên thủy sản, tài nguyên khoáng sản…rất
phong phú, đặc biệt Kiên Giang có tiềm năng nỗi tiếng về du lịch bởi có nhiều địa
danh thắng cảnh và địa danh di tích lịch sử nỗi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm,
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 15
Hòn Phụ tử, núi Moso, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, rừng U Minh, đảo Phú
Quốc…
Kiên Giang vừa là điểm du lịch hấp dẫn đối với mọi người dân trong nước và
bạn bè quốc tế. Tạo điều kiện cho các Ngân hàng tìm kiếm khách hàng cho vay, đầu
tư và huy động những nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng.
Năm 2007 là năm thứ 2 triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
5 năm 2006-2010. Tỉnh kiên giang đã và đang tích cực cố gắng phấn đấu thực hiện
các mục tiêu kế hoạch mà Đảng và Nhà nước đã đề ra nhằm góp phần làm giàu
mạnh hơn cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang nói riêng và của cả nước nói
chung. (Nguồn http//www.kiengiang.gov.vn)
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kiên Giang
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Kiên Giang được thành lập từ

 Quỹ tiết kiệm số 01 tại: siêu thị citimart Kiên Giang – Thành Phố Rạch Giá –
Kiên Giang.
 Quỹ tiết kiệm số 02 tại: 53 Duy Tân – Thành Phố Rạch Giá – Kiên Giang.
2.1.2Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động
+ Ban giám đốc:
Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, chịu trách nhiệm cuối cùng trong
toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đối với khách hàng và với ban lãnh
đạo Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam. Ban giám đốc quản lý tất cả các
phòng ban, đề ra những nhiệm vụ và phương hướng kinh doanh, trực tiếp đứng ra
ký kết các hợp đồng giao dịch với khách hàng, các tổ chức tín dụng và chịu trách
nhiệm trực tiếp với các cơ quan cấp trên.
+ Phòng Tổ chức - Hành chính:
Có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động có liên quan đến cán bộ nhân viên
trong Chi nhánh như: thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm của cán
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 17
bộ công nhân viên. Các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn cho các hoạt động,
bảo đảm an toàn kho quỹ vì đây là nơi cất giữ toàn bộ nguồn vốn hoạt động và các
chứng từ quan trọng. Đây là phòng không những thu chi theo yêu cầu của khách
hàng mà còn thu chi theo chế độ hiện hành.
+ Phòng Kế hoạch nguồn vốn – Thanh toán quốc tế:
Xây dựng kế hoạch tăng trưởng hàng năm của Chi nhánh. Xây dựng và thực
hiện chính sách khách hàng để mở rộng tăng trưởng nguồn vốn hàng năm theo kế
hoạch kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo về
hoạt động của chi nhánh để mở rộng thị phần huy động vốn. Thực hiện chế độ báo
cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh, phối hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 18
Ban giám đốc
P. Tổ
chức
hành


Tiên
Quỹ
tiết
kiệm
số 01
P.
Giao
dịch
Phú
Quốc
Quỹ
tiết
kiệm
số 02
P.
Dịch
vụ
khách
hàng
P.
Giao
dịch
Ba
Hòn
P.
Giao
dịch
Tắc
Cậu

đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng.
+ Tổ Điện toán:
Trực tiếp quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại
Chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm
được áp dụng ở Chi nhánh theo đúng quy định, quy trình của Ngân Hàng Đầu Tư
Và Phát Triển Việt Nam.
Chịu trách nhiệm đề xuất và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo hệ thống
tin học vận hành thông suốt trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu hoạt động của
Ngân hàng, bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu trong toàn Chi nhánh theo
đúng quy định.
Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra hoạt động của các phòng, đơn vị trực
thuộc, vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành đúng quy định, quy trình
của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ tin học.
Tham gia nghiên cứu, triển khai các dự án hoàn thiện, nâng cấp vận hành hệ
thống thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Thực hiện lưu trữ bảo quản, phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trình phần
mềm theo quy định.
+ Tổ Kiểm tra nội bộ:
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở Chi nhánh và tất cả
các đơn vị trực thuộc. Kiểm tra việc thực hiện quy chế, chế độ tại Chi nhánh.
Hoạt động với chức năng kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh theo quy chế hoạt
động kiểm tra kiểm toán nội bộ. phảibảo mật tài liệu, thông tin liên quan đến công
tác kiểm tra, thanh tra vụ việc theo đúng quy định; thực hiện quỷan lý thông tin và
lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định.
Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giám
đốc ban hành. Tham gia ý kiến, phù hợp với các phòng theo chức năng nhiệm vụ.
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 20
Bên cạnh đó, thực hiện các chức ngăn nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra nội bộ
theo quy định chung về kiểm tra, kiểm toán nội bộ Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát
Triển Việt Nam.

là lợi nhuận. Vì vậy, Ngân hàng luôn phấn đấu nổ lực để làm sao mang lại lợi nhuận
cao nhất. Do đó, Ngân hàng đã kết hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô
trong thời gian qua và được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
số tiền (%) số tiền (%)
Thu
nhập
45.364 51.915 77.137 6.551 114,44 25.222 148,58
Chi
phí
33.029 36.326 60.219 3.297 109,98 23.893 165,77
Lợi
nhuận
12.335 15.589 16.918 3.254 126,38 1.329 108,53
(nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh NH ĐT&PT Kiên Giang)
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 22
Qua bảng số liệu và đồ thị trên, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng trưởng chậm, cụ thể là: Lợi nhuận năm 2004 đạt
12.335 triệu đồng, năm 2005 lợi nhuận đạt 15.589 triệu đồng tăng 3.254 triệu đồng
tương ứng tăng 26,38% so với năm 2004, năm 2006 lợi nhuận đạt 16.918 triệu đồng
tăng 1.329 triệu đồng tương ứng tăng 8,53% so với năm 2005. Trong đó:
Thu nhập năm 2004 đạt 45.364 triệu đồng, năm 2005 thu nhập đạt 51.915
triệu đồng tăng 6.551 triệu đồng tương ứng tăng 14,44% so với năm 2004, năm
2006 thu nhập đạt 77.137 triệu đồng tăng 25.222 triệu đồng tương ứng tăng 48,58%
so với năm 2005.
Chi phí năm 2004 là 33.029 triệu đồng, chi phí năm 2005 là 36.326 triệu
đồng tăng 3.297 triệu đồng tương ứng tăng 9,98% so với năm 2004, chi phí năm

mới có thể đáp ứng được nhu cầu đặt ra.
 Thuận lợi:
Với mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, hạn chế thấp nhất
rủi ro, phát triển bền vững. Trong những năm qua, Ngân hàng phát huy nội lực, chủ
động sáng tạo trong mọi biện pháp, giải pháp, bám sát chương trình phát triển kinh
tế của địa phương không xa rời kế hoạch của Trung Ương giao.
Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, thay đổi kịp thời phong cách
phục vụ khách hàng…Ngân hàng đã đạt được những thành tích quan trọng trong
việc đáp ứng vốn cho việc đầu tư phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và của
Tỉnh nhà nói riêng. Đó là sự không ngừng nổ lực của Ngân hàng luôn khắc phục
mọi khó khăn để vươn lên tự tìm nguồn vốn thoát khỏi tình trạng cấp phát của Nhà
Nước bằng cách huy động dưới nhiều hình thức để phục vụ cho đầu tư phát triển
Tỉnh nhà.
Ngân hàng đầu tư và phát triển luôn đi đầu trong việc thực hiện thử
nghiệm các hình thức huy động phục vụ cho đầu tư và phát triển, đó là việc phát
hành kỳ phiếu đảm bảo giá trị bằng vàng, phát hành trái phiếu trong nước bằng
VNĐ và USD, huy động kỳ phiếu dài hạn trong dân cư phục vụ đầu tư phát triển.
SVTH : Lâm Trung Kiên Trang 24
Ngân hàng đã ứng dụng phần mềm tin học BDS – Brank delivery system.
Đây là một phần mềm mang tính hiện đại, đánh dấu một sự tiến bộ trong thời kỳ
phát triển và hội nhập kinh tế thế giới.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển đạt hiệu quả cao
và an toàn, nợ quá hạn thấp so với các Ngân hàng khác, nâng cao uy tính đối với
khách hàng.
Hoạt động dịch vụ đã được Chi nhánh quan tâm phát triển, với những sản
phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán trong nước thanh toán quốc tế, bảo lãnh,
chi trả lương tự động đã được nâng cao thêm một bước về chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt là mở rộng dịch vụ phát hành thẻ ATM có thể rút tiền trực tiếp tại các máy
rút tiền tự động của Ngân hàng, nhờ vậy mà giảm thiểu được số khách hàng đến
Ngân hàng xin rút tiền.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status