Tài liệu Luận văn “Tìm hiểu, phân tích thị trường và thị trường mục tiêu của Công ty Cổ phần trà Than Uyên” - Pdf 92

Chuyên Đề Marketing
***********************************************************
Trường…………………
Khoa…………………..
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Tìm hiểu, phân tích thị trường và
thị trường mục tiêu của Công ty
Cổ phần trà Than Uyên
Vũ Thị Tuyết _ lớp 52a-qtkd
****************************************************************
Chuyên Đề Marketing
***********************************************************
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................................................5
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thị trường và thị trường mục tiêu.....................................5
Thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường..............................................................5
1.1 Khái niệm thị trường............................................................................................................5
Chương 2: Những đặc trưng cơ bản về tinh chất kinh doanh của công ty cổ phần trà Than
Uyên.........................................................................................................................................14
Lịch sử hình thành và phát triển và định hướng phát triển của công ty.................................14
Chương 3: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty..........................................................20
Chương 4: Phân tích tình hình hiện tại của công ty để lựa chon thị trường mục tiêu............25
Giải pháp và kiến nghị.............................................................................................................26
Qua các kết quả nghiên cứu em có đưa ra một số giải pháp kiến nghị sau:...........................26
KẾT LUẬN..............................................................................................................................27
Vũ Thị Tuyết _ lớp 52a-qtkd
****************************************************************
Chuyên Đề Marketing
***********************************************************

trường mục tiêu của công ty. Do hạn chế về thời gian cũng như năng lực trình độ có hạn,
nên chuyên đề này chỉ tìm hiểu về thị trường tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh của
Vũ Thị Tuyết _ lớp 52a-qtkd
****************************************************************
Chuyên Đề Marketing
***********************************************************
công ty trong 3 năm 2007, năm 2008, năm 2009.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa tài liệu đã tìm hiểu
- Thu thập số liệu từ thực tế và công ty cung cấp
- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích kinh tế để xử lý và phân tích số liệu.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận chung về thị trường và thị trường mục tiêu
- Những đặc trưng cơ bản về tính chất kinh doanh của Công ty cổ phần trà Than Uyên
- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần trà Than Uyên
- Phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban giám đốc Công ty, cùng các cô chú phòng
kinh doanh đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty. Em xin chân thành
cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn của giáo viên Nguyễn Thị Huế để em hoàn thành
chuyên đề thực tập môn hoc marketing, em rất mong nhận được góp ý của cô cho
chuyên đề nghiên cứu được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vũ Thị Tuyết _ lớp 52a-qtkd
****************************************************************
Chuyên Đề Marketing
***********************************************************
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thị trường và thị trường mục
tiêu
Thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường

Xét trong phạm vi của doanh nghiệp cụ thể thì việc phân tích thị trường như trên
là cần thiết song vẫn chưa đủ để doanh nghiệp có thể tổ chức tốt quá trình kinh doanh của
mình. Nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả thị trường trên giác độ phân tích của nhà kinh tế,
doanh nghiệp khó có khả năng mô tả chính xác và cụ thể đối tượng tác động và các yếu
tố chi tiết có liên quan. Đặc biệt, khó hoặc thậm chí không thể đưa ra được các công cụ
điều khiển kinh doanh có hiệu quả.
Ở góc độ doanh nghiệp, thị trường được mô tả: ”Là một hay nhiều nhóm khách
hàng với các nhu cầu tương tự nhauvà những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp
với tiềm năng của mình có thể mua hàng hoá dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách
hàng.”
Như vậy theo quan niệm này, thị trường của doanh nghiệp trước hết là những
khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hoá, dịch vụ trong một thời
gian nhất định và chưa được thoả mãn.
Thứ hai, yếu tố quan trọng làm đối trọng với cầu trên thị trường là cung về hàng
hoá, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tạo nên, chính sự
tác động qua lại với nhau giữa cung và cầu về hàng hoá tạo nên quy luật cung cầu chi phối
hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia trên thị trường của doanh
nghiệp là các hàng hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán trao đổi.
Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều hàng hoá
tương tự nhau về chất lượng, giá cả tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh. Đó là sự cạnh tranh về
chất lượng sản phẩm, về phương thức giao dịch mua bán hàng hoá, thanh toán, cạnh tranh
giữa người mua với người mua; cạnh tranh giữa người bán với người mua; cạnh tranh giữa
người bán với người bán và giữa những người mua với nhau. Cạnh tranh là bộ máy điều
chỉnh trật tự thị trường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng
cao chất lượng hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
1.2 Nhân tố ảnh hưởng
Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh trên thị trường đều chịu rất nhiều ảnh
hưởng của các nhân tố xung quanh tác động. Tuy từng cách phân loại khác nhau mà ta có
các yếu tố ảnh hưởng khác nhau, theo cách thông thường có thể chia thành các nhân tố

hợp với môi trường kinh tế và công nghệ, nếu không nó sẽ tạo ra một lực cản lớn làm
giảm hiệu quả tiêu thụ và sự phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các yếu tố quan
trọng có thể tác động đến thị trường của doanh nghiệp gồm:
- Tiềm năng tăng trưởng nền kinh tế.
- Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối
- Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư.
- Lạm phát thất nghiệp, sự phát triển ngoại thương.
- Các chính sách tiền tệ tín dụng.
Vũ Thị Tuyết _ lớp 52a-qtkd
****************************************************************
Chuyên Đề Marketing
***********************************************************
- Tiến bộ kĩ thuật của nến kinh tế và khả năng ứng dụng kĩ thuật trong hoạt động kinh
doanh.
- Chiến lược phát triển kĩ thuật công nghệ của nến kinh tế .

Môi trường chính trị luật pháp:
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị luật pháp chi phối mạnh mẽ đến thị trường và
công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp. Sự ổn định của môi trường luật pháp là
một trong những tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển thị trường của doanh
nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể hoặc tạo thuận lợi hoặc có thể gây khó khăn
trên thị trường kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền
kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị
trường của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản gồm có:
- Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao.
- Sự cân bằng các chính sách của nhà nước.
- Vai trò và các chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ.
- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế.
- Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành.

khu vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng của khách hàng dẫn đến ảnh
hưởng đến thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.
b, Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Thị trường và khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt
chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. Một thị trường có thể
phù hợp để phát triển với doanh nghiệp này nhưng lại không thể áp dụng chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp khác, tất cả đều phải xuất phát từ nội lực doanh nghiệp quyết
định

Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp:
Bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, giá cổ phiếu trên thị trường, tỷ lệ khả
năng sinh lợi…có ảnh hưởng quyết định đến quy mô và cơ cấu của thị trường doanh
nghiệp, quy mô lớn hay nhỏ, cơ cấu thị trường đơn giản hay phức tạp đều phụ thuộc vào
khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Tiềm năng con người:
Con người là nhân tố duy nhất thực hiện mọi hoạt động trong doanh nghiệp, đưa
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất hiện và phát triển trên thị trường. Con người
có tri thức, khả năng thực hiện các công việc từ đơn giản đến phức tạp, các công việc
trong hoạt động kinh doanh, nghiên cứu khai thác và phát triển thị trường của doanh
nghiệp. Đánh giá và phát triển tiềm năng con người trở thành nhiệm vụ ưu tiên mang tính
chiến lược trong kinh doanh, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình phải quan
tâm đến các yếu tố quan trọng liên quan đến tiềm lực con người như lực lượng lao động
có năng xuất, có khả năng phân tích, sáng tạo và chiến lược con người cùng với vấn đề
phát triển nguồn nhân lực.

Sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp:
Trên thương trường, uy tín của doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên
Vũ Thị Tuyết _ lớp 52a-qtkd
****************************************************************

Bốn là, phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng
cá nhân ngày càng phong phú, đa dạng, văn minh. Giải phóng con người khỏi những công
việc không tên trong gia đình.
Năm là, thị trường hàng hoá dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn để ổn định sản xuất, ổn
định đời sống của nhân dân.

Các chức năng của thị trường:
Vũ Thị Tuyết _ lớp 52a-qtkd
****************************************************************
Chuyên Đề Marketing
***********************************************************
* Chức năng thừa nhận:
Doanh nghiệp thương mại mua hàng hoá về để bán. Hàng hoá có bán được hay
không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường, của khách hàng, của doanh
nghiệp. Nếu hàng hoá bán được, tức là được thị trường thừa nhận, doanh nghiệp thương
mại mới thu hồi được vốn, có nguồn thu trang trải chi phí và có lợi nhuận. Ngược lại, nếu
hàng hoá đưa ra bán nhưng không có ai mua, tức là không dược thị trường thừa nhận. Để
được thị trường thừa nhận doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó
tiến hành kinh doanh những sản phẩm phù hợp. Sự phù hợp ở đây chính là phù hợp về số
lượng, chất lượng, sự đồng bộ, quy cách, cỡ loại, mầu sắc, bao bì, giá cả, thời gian, và địa
điểm thuận tiện cho khách hàng.
* Chức năng thực hiện:
Chức năng này đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi:
hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng, bằng các chứng từ có giá khác. Người bán hàng cần tiền
còn người mua cần hàng, sự gặp gỡ giữa người bán và người mua được xác định bằng giá
cả mà hai bên đã thoả thuận. Hàng hóa bán được tức là có sự dịch chuyển từ người bán
sang người mua, nghĩa là có sự thực hiện chuyển đổi giá trị.
* Chức năng điều tiết và kích thích.
Qua hành vi trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, thị trường điều tiết và
kích thích sản xuất và kinh doanh phát triển và ngược lại. Đối với doanh nghiệp thương


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status