Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty Đông Bắc - Pdf 93

1
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã có nhiều sự
biến đổi sâu sắc, sự đổi mới này có rất nhiều tác động đến kinh tế xã hội của đất
nước. Trong quá trình đổi mới, các doanh nghiệp đều phải hết sức quan tâm đến
hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích thu lợi nhuận và đồng thời đảm
bảo s
ự phát triển của mình, góp phần ổn định nền kinh tế chính trị của đất nước.
Để thực hiện mục tiêu trên, vấn đề kinh doanh đạt hiệu quả cao vô cùng
quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một số doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng. Hiệu quả kinh tế được
phản ánh thông qua các bộ phận trong các hoật động kinh doanh phải bao gồm
hiệ
u quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động, tiêu thụ hàng hoá...
Việc tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại là chiếc cầu nối và là
khâu trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, từ đó sẽ ra các quyết sách
định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong công tác quản lý không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh các
doanh nghiệp thương mại phải hạch toán, phải tính toán chính xác, kịp thời tình
hình biến độ
ng về vật tư tiền vốn và quá trình tiêu thụ hàng hoá... Nhiệm vụ đó đòi
hỏi các doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán, trên cơ sở đó giúp cho công tác
quản lý nói chung và công tác tiêu thụ hàng hoá nói riêng được phản ánh một cách
đầy đủ, kịp thời. Có như vậy mới gắn lợi ích của nhà nước, tập thể, cá nhân và lao
động.
Xuất phát từ đặc điểm nói trên và quá trình học tập cùng thời gian thực tập
tại Chi nhánh Hà N
ội thuộc Công ty Đông Bắc, tìm hiểu thực tế hoạt động kinh
doanh em thấy nghiệp vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một
khâu quan trọng trong công tác kế toán.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề trên nên em chọn đề

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG
1. Khái niệm bán hàng
Bán hàng quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hoá vốn sản
xuất kinh doanh của mình từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ và hình thành
kết quả tiêu thụ.
2. Đặc điểm của quá trình tiêu thụ hàng hoá.
Đó là sự trao đổi mua bán có thoả thuận, doanh nghiệp đồng ý bán và khách
hàng đồng ý mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán có sự chuyển đổi quyề
n
sở hữu hàng hoá từ doanh nghiệp sang khách hàng. Doanh nghiệp giao hàng hoá
cho khách hàng và nhận được từ họ một khoản tiền hay một khoản nợ tương ứng,
khoản tiền này được gọi là doanh thu tiêu thụ dùng để bù đắp các khoản chi phí đã
bỏ ra trong quá trình kinh doanh. Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng
đã chấp nhận thanh toán để hạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp.
3. Vai trò của quá trình bán hàng
Tiêu thụ là khâu quan trọng củ
a hoạt động thương mại doanh nghiệp, nó
thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng đó là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu dùng. Tiêu thụ hàng hóa là khâu trung gian là cầu nối giữa sản xuất và
tiêu dùng.
Qua tiêu thụ mới khẳng định được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được tổng chi phí bỏ ra mà còn
thực hiện được mộ
t phần giá trị thặng dư. Phần thặng dư này chính là phần quan
trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước, mở rộng quy mô kinh doanh.
Cũng như các quá trình khác, quá trình tiêu thụ hàng hoá cũng chịu sự thay
đổi và quản lý của nhà nước, của người có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là
chủ doanh nghiệp, các cổ đông, bạn hàng, nhà tài trợ, các cơ quan quản lý nhà

thu đủ và kịp thời tiền bán hàng tránh sự chiếm dụng vốn.
Phản ánh và giám sát tình hình thực hiện kết quả tiêu thụ, cung cấp số liệu,
lập báo cáo tài chính và lập quyết toán
đầy đủ, kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả
tiêu thụ cũng như việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
5
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần
chú ý một số điểm sau:
Xác định đúng thời điểm tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo bán hàng và phản
ánh doanh thu. Báo cáo thường xuyên kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán
với khách hàng chi tiết theo từng hợp đồng kinh tế... nhằm giám sát chặt chẽ hàng
hoá bán ra, đôn đốc thanh toán, nộp tiền bán hàng vào quỹ.
Các chứng từ ban đầu phải
đầy đủ, hợp pháp hợp lệ. Tổ chức hệ thống
chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học, tránh sự trùng
lắp, bỏ sót, chậm chễ.
Xác định đúng và tập hợp đúng, đầy đủ giá vốn chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Phân bổ chính xác các chi phí đó cho
hàng tiêu thụ.
II. CÁC PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN
HÀNG
1. Các phương thức bán hàng.
Trong nền kinh t
ế thị trường tiêu thụ hàng hoá được thực hiện theo nhiều
phương thức khác nhau, theo đó hàng hoá vận động đến tận tay người tiêu dùng.
Việc lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ đã góp phần không
nhỏ vào thực hiện kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp
thường sử dụng một số phương thức tiêu thụ sau:
1.1 Phương thức bán buôn.
Bán buôn hàng hoá đượ

hưởng thêm ở người mua một khoản lãi vì trả chậm.
2. Kế toán bán hàng
Kế toán tiêu thụ hàng hoá được thực hiện như sau:
2.1 Giá vố
n hàng bán.
Nội dung : Trị giá vốn hàng xuất bán là giá trị vốn thành phẩm, hàng hóa,
lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Đối với doanh nghiệp sản xuất đó là giá trị thực
tế thành phẩm xuất kho. Đối với doanh nghiệp thương mại giá vốn hàng bán bao
gồm giá trị mua của hàng và chi phí mua hàng. Hàng hoá của doanh nghiệp được
nhập từ các nguồn, các đợt khác nhau. Do đó khi xuất bán phải đánh giá theo một
trong các phương pháp quy định để
xác định trị giá vốn hàng xuất bán.
Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: Về nguyên tắc thành phẩm,
hàng hoá xuất bán phải được phản ánh theo trị giá thực tế. Tuy nhiên trong thực tế
7
doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai cách để đánh giá: Đánh giá theo giá
thực tế và theo giá hạch toán.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định giá vốn hàng
xuất kho:
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước- xuất trước
- Phương pháp nhập sau- xuất trước
- Phương pháp giá thực tế đích danh
Chứng từ: Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu nh
ập kho, hợp đồng
mua bán, hoá đơn bán hàng...để tiến hành xác định giá vốn.
Tài khoản sử dụng:
Kế toán phản ánh giá vốn trên TK 632- giá vốn hàng bán
Kết cấu TK 632:
Bên nợ: Phản ánh trị giá vốn thành phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.

- Bán lẻ: căn cứ vào phiếu bán hàng, giấy nộp tiền hàng, giấy nộp tiền hàng
lập vào cuối ngày hay cuối ca bán hàng,kế toán ghi doanh thu bán hàng đồng thời
ghi định khoản phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156: Hàng hoá
- Bán hàng giao đại lý:
Khi giao hàng cho đại lý kế toán ghi:
Nợ TK 157: Hàng gửi bán
Có TK 156: Hàng hoá
Đối với doanh nghiệp hạch toán thành phẩm hàng hoá theo phương pháp
kiểm kê định kỳ:
Đầu kỳ kế toán kết chuyển trị
giá hàng tồn cuối kỳ trước vào TK 611- mua
hàng
Nợ TK 611: mua hàng
Có TK 156, TK157- hàng hoá hoặc hàng gửi bán
Cuối kỳ kiểm kê đánh giá hàng tồn kho để xác định trị giá hàng xuất kho
theo công thức:
Trị giá hàng xuất bán= trị giá hàng tồn đầu kỳ + trị giá hàng nhập trong kỳ-
trị giá hàng tồn cuối kỳ
9
Sau đó kết chuyển trị giá vốn hàng bán và hàng tồn cuối kỳ vào TK liên
quan.
Kết chuyển số hàng hoá còn tồn đầu kỳ:
Nợ TK 156: Hàng hoá
Nợ TK 157: Hàng gửi bán
Có TK 611: Mua hàng
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 611: Mua hàng

TSCĐ, phiếu chi tiền mặt, hoá đơn mua hàng, hợp đồng, uỷ nhi
ệm chi...để hạch
toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tài khoản: Kế toán sử dụng TK 642 để phản ánh chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Kết cấu TK 642:
Bên nợ: các chi phi thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có: các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và số chi phí
quản lý doanh nghiệp được kết chuyển vào.
TK 911- Xác định kết quả kinh doanh hoặc TK 142- chi phí trả trước.
TK 642 cuối kỳ không có số dư, được chi tiết thành 8 tiểu khoản; TK 6421
-
chi phí nhân viên quản lý; TK6422- chi phí vật liệu quản lý; TK6423- chi phí đồ
dùng văn phòng; TK 6424- chi phí khấu hao TSCĐ; TK 6425- thuế, phí , lệ phí;
TK 6246- chi phí dự phòng; TK 6427- chi phí dịch vụ mua ngoài; TK 6428- chi
phí bằng tiền khác.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như: TK111, TK 112,
TK 334, TK 338...( Xem sơ đồ 4)
2.4 Doanh thu bán hàng
Nội dung: Doanh thu bán hàng là số tiền hàng doanh nghiệp thu được từ sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng.
Giá trị hàng hoá được tho
ả thuận như trên hợp đồng kinh tế, về mua bán và cung
cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đã được ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc là
sự thoả thuận giữa người mua và người bán.
Theo thông tư số 100( 1998/ TT-BTC) quy định:
11
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp kháu trừ thì
doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền hàng cung ứng dịch vụ( chưa có thuế GTGT)
bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán( nếu có) mà cơ sở kinh doanh

Cách hạch toán:
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Bán buôn qua kho: căn cứ vào hoá đơn GTGT của hàng xuất bán kế toán
phản ánh doanh thu và thuế GTGT phải nộp.
Nợ TK 111, 112, 131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: cách hạch toán doanh
thu tương tự như bán buôn qua kho.
Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán( bán hộ hay xuất
khẩu uỷ thác). Sau khi giao hàng, doanh thu là số hoa hồng hoặc phí uỷ
thác được
hưởng:
Nợ TK 111, 112, 131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Có TK 511: hoa hồng hoặc phí uỷ thác được hưởng
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Bán lẻ: Căn cứ vào phiếu bán hàng, giấy nộp tiền hàng lập vào cuối ngày
hoặc cuối ca bán hàng kế toán ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 111, 112: tiền bán hàng
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Bán hàng giao đại lý: khi bên đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
tiền hàng kế toán phản ánh doanh thu như sau:
N
ợ TK: 111,112,131: nếu khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
Có TK 511: doanh thu bán hàng
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Hàng nhận bán hộ( nhận làm đại lý): hàng hoá bán hộ không thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp nên kế toán phản ánh vào TK 003- hàng nhận bán hộ, nhận
ký gửi. Doanh thu ở đây chỉ là phần hoa hồng hoặc chi phí uỷ thác được hưởng.

đồng Việt Nam theo tỷ giá mà ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm ghi nhận doanh thu. Trường hợp doanh nghiệp ghi theo giá hạch toán thì
chênh lệch giữa tỷ
giá thực tế và được hạch toán vào TK 413- chênh lệch tỷ giá.
( Xem sơ đồ 6 và 7)
2.5 Các khoản giảm trừ doanh thu
14
Hàng bán bị trả lại: là giá trị của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ đã
tiêu thụ bị khách hàng trả lại do những nguyên nhân vi phạm cam kết, vi phạm hợp
đồng kinh tế: hàng hoá bị kếm phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Kết cấu Tk 531: hàng bán bị trả lại
Bên nợ: trị giá vốn hàng bán bị trả lại, đã trả tiền cho người mua hoặc tính
trừ vào n
ợ phải thu của khách hàng vè số hàng hoá đã bán ra.
Bên có: kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại vào TK 511- doanh thu bán
hàng hoặc TK 512- doanh thu bán hàng nội bộ để xác định doanh thu thuần trong
kỳ.
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ được người bán chấp nhận một cách
đặc biệt do hàng bán ra kém phẩm chất, không đúng quy cách quy định trên hợp
đồng
TK 532- giảm giá hàng bán.
Bên nợ: các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng
Bên có: kết chuyển toàn bộ s
ố giảm giá hàng bán sang TK 511
Thuế tiêu thụ đặc biệt: TK 3332
Bên nợ: thuế TTĐB được giảm trừ, được hoàn vào kỳ sau hoặc được miễn
đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt không còn khả năng nộp (do gặp tai nạn bất ngờ,
mất khả năng kinh doanh)

Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ngân sách nhà nước


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status