đề tài mua bán và sáp nhập doanh nghiệp - Pdf 95

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN MUA BÁN – SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm chung về mua bán - sáp nhập doanh nghiệp – viết tắt (M&A)
1.1. 1. Khái niệm :
- Mua bán (acquisition) và sáp nhập (merger) doanh nghiệp (M&A) là một phần tất
yếu của bất cứ nền kinh tế lành mạnh nào và là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh
nghiệp. Quan trọng hơn, đó là cách thức chủ yếu để các doanh nghiệp cơ cấu lại, mở rộng và
phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và đem lại thu nhập
cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư. Nguyên tắc M &A là tạo ra giá trị cho cổ đông bao trùm và
lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai Doanh nghiệp khi hai doanh nghiệp tồn tại riêng rẽ.
- Ngày nay cụm từ M&A dường như luôn đi song hành với nhau, thế nhưng trên thực
tế chúng có những điểm cơ bản khác biệt với nhau:
* Sáp nhập : là hình thức kết hợp lại hai công ty có cùng quy mô, thống nhất gộp chung
cổ phần. Công ty sáp nhập sẽ chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở
thành một công ty mới.
* Mua bán : ở đây có nghĩa là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính
một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không
làm ra đời một pháp nhân mới
- Mục đích của M&A: là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua
việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một
phần góp vốn hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Do vậy khi một nhà
đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết
định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đó mới có thể coi là hoạt động M&A.
Ngược lại các nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không quyết định các vấn đề quan
trọng của doanh nghiệp thì đó chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.
1
1.1.2. Các hình thức mua bán – sáp nhập doanh nghiệp:
Cùng một tiêu chí mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhưng M&A được thực hiện đa dạng
dưới nhiều hình thức như:
- Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp : thông qua việc góp vốn điều lệ công ty THNN

sáp nhập cùng ngành thường diễn ra với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp về sản
phẩm và thị trường; và sáp nhập dọc diễn ra với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng,
chẳng hạn giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của họ; sáp nhập mở rộng
thị trường diễn ra với hai công ty có cùng loại sản phẩm, nhưng phân phối ở những thị
trường khác nhau; sáp nhập mở rộng sản phẩm diễn ra với hai công ty bán những sản
phẩm khác nhau nhưng liên quan trong cùng một thị trường; sáp nhập kiểu tập đoàn là
hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh, nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề
1.2. Quy trình M&A:
* Quy trình M&A hiệu quả cho doanh nghiệp mua/sáp nhập: bao gồm các bước: tiếp cận
doanh nghiệp cần mua/sáp nhập, thẩm định pháp lý, định giá doanh nghiệp, đàm phán các
điểu khoản, kí kết hợp đồng, thay đổi đăng ký kinh doanh và giải quyết các vấn đề "hậu"
M&A.
. Bước 1 - Tiếp cận doanh nghiệp: Các bên khi bắt đầu thương vụ phải xác định chính
xác loại giao dịch M&A. Điều này giúp áp dụng đúng bộ luật điều chỉnh, cơ chế, quy
trình tiến hành giao dịch, định hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A;
và xác định nghĩa vụ thông tin, thông báo đến cơ quan quản lý của các bên.
. Bước 2 - Thẩm định pháp lý: Giúp cho bên mua hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền và
nghĩa vụ pháp lý, chế độ pháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng lao động, hồ sơ đất
3
đai, xây dựng, đầu tư …Điều này là cơ sở xác định tình trạng và các rủi ro pháp lý khi
đưa ra quyết định mua doanh nghiệp. Công việc này thường do các luật sư tư vấn M&A
thực hiện thay mặt cho bên mua
. Bước 3 - Định giá doanh nghiệp (thẩm định tài chính): Thẩm định và đưa ra kết luận
về giá trị thực tế DN (cả hữu hình và vô hình) nhằm đưa ra một mức giá công bằng và
giúp cho hai bên tiến lại gần nhau để đi đến thống nhất. Việc thẩm định này yêu cầu
chuyên môn của các công ty kiểm toán hay kiểm toán viên độc lập thực hiện. Các
phương pháp thường dùng là Tỷ suất P/E, Tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu
(EV/Sales), Chi phí thay thế, Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF). Trong đó DCF là
công cụ quan trọng nhất trong việc định giá.

giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên. Ngay cả với các doanh nghiệp đang hoạt động bình
thường, M&A cũng là cách thức giúp họ mở rộng quy mô, tăng cơ hội kinh doanh, mở rộng
thị trường và giành thị phần của đối thủ cạnh tranh. Bởi vì, M&A không chỉ giúp các doanh
nghiệp thu hút thêm vốn như thị trường chứng khoán mà còn thiết lập một quan hệ đối tác
chiến lược với người mua, tăng thêm giá trị lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp bằng
năng lực quản lý, nhân sự giỏi, các bí quyết công nghệ kết hợp với hệ thống phân phối sẵn
có của người mua…
1.3.2. Đối với các nhà đầu tư : M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị
trường một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm
các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó M&A cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
“bôi trơn” khi thành lập một doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới và các chi phí phát
sinh khác.
5
1.3.3. Đối với các công ty mới thành lập: M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sung
khiếm khuyết và cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấp nhiều lần. Doanh
nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách cắt bớt nhân viên thừa, yếu kém, nâng cao năng suất
lao động. Hoặc thông qua việc chuyển giao và bổ sung công nghệ cho nhau, năng suất lao
động của doanh nghiệp sẽ được tăng lên. Với quy mô lớn, doanh nghiệp mới cũng sẽ có một
vị thế thuận lợi khi đàm phán với đối tác, mở rộng các kênh marketing, hệ thống phân phối
cũng như tăng vị thế trong mắt cộng đồng…M&A trong thị trường bất động sản giúp việc
đầu tư phát triển bền vững, tăng khả năng tài chính, tăng tính chuyên nghiệp, chia sẻ rủi ro,
nâng cao năng lực cạnh tranh; M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng giúp nâng cao năng
lực quản trị, điều hành, khiến việc quản trị ở các ngân hàng tập trung và dễ quản lý hơn…
1.4. Giới thiệu một số dịch vụ của M&A:
- Tư vấn về chính sách của Việt Nam liên quan đến Mua bán và Sáp nhập công ty, bao gồm
cả việc mua bán và sáp nhập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam hoặc bán cổ phần
cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn về giao dịch, phân tích pháp lý về các điều kiện theo quy định và đánh giá khả năng
giao dịch được cơ quan thẩm quyền Việt Nam phê duyệt;
- Tư vấn về chiến lược và giải pháp phù hợp để thực hiện thành công giao dịch;

- Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức về M&A: Nhiều công ty không có những hiểu biết
cơ bản về nghiệp vụ M&A, kiến thức về M&A của họ còn quá sơ sài. Một số công ty còn
chưa biết gì nhiều về các quỹ đầu tư, chưa hiểu các thể thức đầu tư, cách tính toán chiến
lược dài hạn… Chính vì thiếu kiến thức nên họ gặp phải không ít những bất lợi khi thực
hiện M&A.
- Hoạt động của bên trung gian còn kém hiệu quả: Hầu hết hoạt động M&A đòi hỏi phải
có sự tham gia của các nhà tư vấn, môi giới, luật sư, ngân hàng…Tuy nhiên, do có những
hạn chế về hệ thống luật, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu thông tin nên các đơn vị này
7
chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “thị trường” để các bên mua - bán gặp nhau.
Do các công ty tư vấn M&A của Việt Nam còn thiếu và yếu nên tỷ lệ thành công giao
dịch mua bán doanh nghiệp còn thấp.
1.5.3. Cơ hội : (Opportunities)
- Sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế tạo nên sự cạnh tranh xuống đáy, nhiều doanh
nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ đang có ý định “bán
mình” hoặc có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Đây là cơ hội
thuận lợi cho các doanh nghiệp mạnh có đủ năng lực tài chính để mua lại các doanh
nghiệp nhỏ.
- Việt Nam gia nhập WTO, những chính sách mở cửa và những ưu đãi về thuế của chính
phủ khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Các
nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn M&A như là bước đầu tiên để tiếp
cận thị trường ở Việt Nam.
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến nhiều doanh nghiệp phải mở rộng quy mô
để cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp lựa chọn hình thức mua bán và sáp nhập như là
cách để kêu gọi vốn, các tiềm lực để tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thương
trường.
- Với những nhà đầu tư lớn và những chiến lược đầu tư dài hạn thì có thể xem là cơ hội
tốt để họ thu mua, đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng với giá trị mua thấp. Các
tập đoàn lớn và các công ty độc quyền sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và có khả năng chi
phối nhiều hoạt động của nền kinh tế.

9
- Thường xuyên đưa ra các chiến lược thích ứng kịp thời để ứng phó với những phát
sinh trong quá trình hội nhập. Trong đó cần chú trọng đến văn hóa tổ chức – một sự khác
biệt lớn nhất mà ta cần phải dung hòa để đưa đến sự hòa hợp về giá trị góp phần cho sự
phát triển bền vững
- Phải xác định rõ mục tiêu của mình thông qua giao dịch M&A là gì và những hệ quả
liên quan vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngắn hạn và dài hạn
- Doanh nghiệp nào cũng mong muốn thông qua M&A là lợi ích cộng hưởng, phải làm
rõ lợi ích cộng hưởng mà mình mong đợi là gì và đối tác có phù hợp hay không. . Những
yếu tố khác như giá bán mong đợi, những thay đổi về quyền lợi, quyền kiểm soát và điều
hành doanh nghiệp sau khi thực hiện M&A cũng cần được quan tâm và làm rõ. Từ đó,
xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn để làm cơ sở chọn lựa đối tác tiềm năng. Điều này giúp
việc đánh giá khách quan và dễ thuyết phục đối với các cổ đông.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp bên bán cần phải đầu tư để xây dựng chiến lược kinh
doanh và kế hoạch kinh doanh một cách chuyên nghiệp như một cách tiếp thị hình ảnh
của mình đối với bên mua. Những vấn đề nội bộ cần được giải quyết triệt để, để không
gây ra trở ngại về sau. Các báo cáo tài chính và những hồ sơ, tài liệu có liên quan phải
được chuẩn hóa và hoàn chỉnh để chuẩn bị cho quá trình tiếp xúc và giao dịch diễn ra
thuận lợi.
- Phải chuẩn bị nguồn lực cho việc sáp nhập, bao gồm nguồn lực về tài chính cũng như
phi tài chính, bao gồm mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động… Trong
đó đặc biệt là nguồn nhân lực cho giai đoạn hậu sáp nhập
- Hai khái niệm “đầu tư” và “đầu cơ” cần được phân định rỏ ràng bởi lẻ các doanh
nghiệp Việt Nam thường mắc phải là hễ rẻ là mua, được giá là bán mà chưa vạch rỏ các
chiến lược phát triển trong tương lai. Trong khi đó ở các thị trường phát triển, nhà đầu tư
thường phải mất nhiều năm vạch ra tiêu chí rõ ràng, hiểu rõ lợi nhuận - rủi ro khi tiến
hành các thương vụ đầu tư.
10
- Pháp luật Việt Nam cần thông thoáng, minh bạch và rỏ ràng trong các thủ tục tạo điều
kiện cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong các phi vụ thương mại. Bên cạnh đó, đội ngũ

vào cuối năm ngoái rõ ràng đã ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch M&A trong quý đầu tiên
của năm 2012. Tuy nhiên, một mức tăng nhẹ trong giá trị trung bình các giao dịch cho thấy
lòng tin của các nhà đầu tư đang dần phục hồi khi họ sẵn sàng thúc đẩy những thương vụ có
giá trị lớn hơn”.
Cũng theo số liệu công bố của Ernst & Young, tỷ lệ các giao dịch được tài trợ hoàn toàn bằng
vốn tự có cũng đã giảm xuống 55% trong quý vừa qua. Nhận định về xu hướng này, Murray
cho biết: "Đối với các doanh nghiệp mạnh, với vốn đã có chi phí vay nợ thấp cùng những cải
thiện trong thị trường cổ phiếu đã giúp họ chuyển hướng huy động vốn từ việc sử dụng cả núi
tiền mặt tự có sang các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Điều này phản ánh một sự tự tin ngày càng
tăng về khả năng tiếp cận thị trường vốn cho các giao dịch".
Trong quý vừa qua, chỉ có hai khu vực công bố mức tăng trong cả giá trị và khối lượng các
thương vụ là Trung Đông và Bắc Phi.
12
Trong một báo cáo thị trường tuần trước, các chuyên gia phân tích của Goldman Sachs nhận
định, sự kết hợp giữa số dư tiền mặt dồi dào, niềm tin của các nhà đầu tư được cải thiện cùng
tỷ lệ lãi suất thấp và sự chậm lại trong tăng trưởng của những nước lớn sẽ tạo nên một xu
hướng gia tăng các giao dịch M&A trong năm nay.
2.2. Tình hình thực tiễn và một số M&A tiêu biểu ở Việt Nam:
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là xu thế tất yếu của một nền kinh tế phát
triển. Việt Nam được xem như là một nền kinh tế hội tụ được các yếu tố hấp dẫn đối với thị
trường mua bán, sáp nhập, như: tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, nhu cầu nội tại của thị
trường, vị thế trong các tổ chức quốc tế ngày càng nâng cao, những tín hiệu lạc quan của các
nhà đầu tư, cùng với môi trường pháp lý trong lĩnh vực mua bán, sáp nhập đang dần được
hoàn thiện.
Cùng với sự góp mặt của hàng loạt quỹ đầu tư trong và ngoài nước, thị trường M&A
nước ta nóng dần lên. Hoạt động mua bán và sát nhập tại Việt Nam khởi động từ năm 2000
và gia tăng nhanh chóng về số lượng và giá trị thương vụ. Các giao dịch M&A năm sau đã
gấp 5-6 lần năm trước và tổng giá trị gấp 2-3 lần về số lượng. Năm 2011 tiếp tục đánh dấu
một năm đầy sôi động cho hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam.
Tổng giá trị các thương vụ đã hoàn thành đạt 2,67 tỷ USD, cao hơn gấp 1,5 lần năm 2010, với

động sản, chính những khó khăn trong năm 2011 khiến cho hoạt động M&A trong lĩnh vực
này diễn ra tương đối sôi động. Các giao dịch thống kê được trong năm 2011 cho thấy tổng
giá trị các thương vụ đạt khoảng 250 triệu USD, trong đó còn nhiều giao dịch khác đã diễn ra
nhưng không được công bố, chủ yếu là đối tác trong nước bán cho các nhà đầu tư nước ngoài
như: CapitaLand thông qua các công ty con mua dự án tại Q.2, Tp.HCM của Khang Dien
SaiGon SJC (49 triệu USD), tại Bình Chánh, Tp.HCM của Quoc Cuong SaiGon JSC (7.3
triệu USD); dự án Somerset Central TD, Hải Phòng của Thuy Duong Investment JSC
Với thời kỳ kinh tế khó khăn và đầy biến động thì tái cấu trúc thông qua hoạt động M&A là
một trong những sự lựa chọn khôn ngoan của các doanh nghiệp để duy trì và phát triển của
mình. Các thương vụ tiêu biểu như: FPT Trading, FPT Software và FPT FIS thực hiện hoán
đổi cổ phần cho các cổ đông của công ty con này với cổ phần của FPT để trở thành các công
14
ty 100% vốn thuộc FPT; Tập đoàn Hapaco đã phát hành 1,5 triệu cổ phiếu để hoán đổi cổ
phiếu của các cổ đông nhỏ lẻ tại Hapaco Hải Âu (GHA) và Hapaco Yên Sơn (YSC) đồng thời
hủy niêm yết hai cổ phiếu này trên HNX; Vinpearl Corp đã phát hành gần 25,6 triệu cổ phiếu
để hoán đổi lấy cổ phiếu của 3 công ty liên kết: Vinpearl Đà Nẵng, Vinpearl Hội An và
Vincharm. Đặc biệt trong quý 4/2011, thị trường tiếp tục chứng kiến một thương vụ M&A
lớn nhất giữa hai doanh nghiệp Việt Nam là Công ty Cổ phần Vincom và Công ty Cổ phần
Vinpearl. Đây là thương vụ sáp nhập theo chiều ngang điển hình (horizontal merger) giữa hai
doanh nghiệp Việt Nam nhằm mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành nghề, giúp đạt tới một vị
thế và quy mô mới trên thị trường.
Nhìn chung, hình thức M&A ở nước ta mang tính “thân thiện”, êm ả hơn, khác hẳn
với nước ngoài. Việc mua bán của họ thường mang tính thôn tính đối thủ hoặc mở rộng cạnh
tranh. Nhưng lịch sử thị trường M&A ở Việt Nam cũng đã chứng kiến thủ thuật dìm chết
doanh nghiệp bằng cách mua lại, cụ thể là thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan đã bị nước
ngoài mua lại và để “chết” một cách lặng lẽ.
2.3. Hiệu quả và mặt trái của tiến trình M&A
Bản chất của những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), là chiến lược phát triển
để tăng năng lực cạnh tranh, định vị doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời đây là một trong
những cách gia tăng giá trị cho cổ đông. Như năm 2003, cty CP Kinh Đô (KDC) mua lại

nước ngoài vì Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới.
Không ai có thể phủ nhận lợi thế của M&A so với việc thành lập một doanh nghiệp
mới. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có mặt trái của nó, đó là nguy cơ tạo ra một “cơn sóng
ngầm” - sự thâu tóm thị phần của một số doanh nghiệp mạnh, tạo ra sự cạnh tranh không bình
đẳng trên thị trường. Khi sát nhập có thể tao xung đột giữa hai nhóm lợi ích khác nhau gây
xáo trộn trong hoạt động kinh doanh. Rủi ro từ M&A có thể xảy ra bất cứ lúc nào và liên
quan đến các vấn đề như pháp lý, tài chính, quản trị khi đánh giá đối tác trong M&A không
chính xác. Một trong những nguyên tắc của M&A là thuận mua vừa bán. Tuy nhiên, trên thị
trường vẫn có những doanh nghiệp khi rao bán đã đưa ra mức giá “trên trời”, và nguy cơ lớn
nhất được cảnh báo từ thị trường M&A ở Việt Nam là việc mua nhầm “hàng giả”.
16
Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tự trang bị cho mình những kiến thức về
M&A để tránh những tác động xấu, cũng như chủ động đến hoạt động này.
Chương III
TIẾN TRÌNH SÁP NHẬP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 VÀ HÀ TIÊN 2
17
3.1. Quy trình trước khi sát nhập
3.1.1 Giới thiệu công ty Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2
3.1.1.1 Giới thiệu về Hà Tiên 1
3.1.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên do hãng VENOT.PIC
của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị. Năm 1964, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với
công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại
Nhà máy Thủ Đức.
- Năm 1974, Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với hãng
POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000 tấn xi măng/năm
lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm. Thỏa ước này sau giải phóng được chính quyền Cách
Mạng trưng lại vào năm 1977.
18
- Năm 1981, Nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi măng Kiên Lương và

- Ngày 21/01/2000, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hoá Xí nghiệp Vận tải
trực thuộc Công ty thành Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên, trong đó Công ty Xi măng Hà
Tiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương 14,4 tỷ đồng.
- Ngày 06/02/2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố chuyển từ
doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1774/QĐ-BXD của Bộ
Xây dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển Công ty Xi măng Hà Tiên 1
thành Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 và chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 4103005941 của Sở Kế hoạch – Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 18/01/2007
với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng.
- Ngày 29/12/2009, Với sự đồng ý của gần 78% số cổ phần có quyền biểu quyết, phương án
sát nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) vào Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên
1 (HT1) đã được thông qua. Sau khi sát nhập, doanh nghiệp sẽ có tên mới – Công ty Cổ phần
Xi măng Vicem Hà Tiên. Trụ sở chính của Công ty: 360 Bến Chương Dương, Phường Cầu
Kho, Quận 1, Tp.HCM.
- Ngày 08/06/2010, Chính thức giao dịch số lượng cổ phiếu chuyển đổi từ Công ty CPXM Hà
Tiên 2 sang Công ty CPXM Hà Tiên 1 tại sàn chứng khoán TPHCM
- Ngày 25/06/2010, Nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đánh dấu bước khởi
đầu của một giai đoạn phát triển mới của Công ty CPXM Hà Tiên 1 sau sáp nhập.
Trụ sở chính của Công ty tại địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, Quận 1, Tp.
HCM
Các chi nhánh mới được thành lập:
20
• Trạm nghiền Phú Hữu, địa chỉ: phường Phú Hữu, quận 9 - TPHCM.
• Trạm nghiền Thủ Đức, địa chỉ: Km 8, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường Thọ,
Quận Thủ Đức – TPHCM.
• Nhà máy xi măng Bình Phước, địa chỉ: Xã Thanh Lương, Huyện Bình Long,
Tỉnh Bình Phước.
• Trạm nghiền Long An, địa chỉ: Khu Công nghiệp Long Định, Huyện Bến Lức,
Tỉnh Long An
• Nhà máy xi măng Kiên Lương, địa chỉ: Quốc Lộ 80, Thị trấn Kiên Lương,

thành 2 nhà máy xi măng là Nhà máy xi măng Hà Tiên I tại Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí
Minh) và Nhà máy xi măng Hà Tiên 2 tại Kiên Lương (Kiên Giang).
- Ngày 12/3/1993 Bộ Xây dựng ra quyết định số 063A/BXD-TCLĐ thành lập lại doanh
nghiệp Nhà nước Nhà máy xi măng Hà Tiên 2 trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt
Nam.
- Ngày 30/9/1993 Bộ Xây dựng ra quyết định số 443/BXD- TCLĐ, đổi tên Nhà máy xi
măng Hà Tiên 2 thành Công ty Xi măng Hà Tiên 2.
- Công ty Xi măng Hà Tiên 2 được cổ phần hóa theo Quyết định số 25/QĐ-XMVN của
Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam ngày 14/01/2008. Công ty Xi măng Hà
Tiên 2 chính thức được đổi tên thành Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 56-03-000124 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Kiên
Giang cấp ngày 01/02/2008.
- Ngày 29/12/2009, Với sự đồng ý của gần 78% số cổ phần có quyền biểu quyết, phương
án sát nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) vào Công ty Cổ phần Xi măng Hà
Tiên 1 (HT1) đã được thông qua. Sau khi sát nhập, doanh nghiệp sẽ có tên mới – Công ty
22
Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên. Trụ sở chính của Công ty: 360 Bến Chương Dương,
Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM.
3.1.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Vận tải hang hóa.
……
3.1.2. Những lợi thế sẵn có của 2 công ty
3.1.2.1 Lợi thế của Hà Tiên 1
- Thương hiệu Hà Tiên 1 là một thương hiệu có tiếng trong ngành sản xuất xi
măng của Việt Nam (bằng chứng là giá của Hà Tiên 1 luôn cao nhất so với giá của các
công ty khác trong ngành, giá của xi măng Hà Tiên 1 vào thời điểm năm 2009 là 1,3
triệu đồng/tấn). Ngoài ra công ty có khả năng điều chỉnh giá khi giá đầu vào có biến
động.

3.1.3. Những khó khăn của Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2
3.1.3.1. Những khó khăn của Hà Tiên 1
- Khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ có khó khăn, vì đây là nơi cạnh tranh rất quyết liệt
của các công ty đến từ miền Bắc và miền Nam. Ở những thời điểm nhu cầu xi măng xuống
thấp, nhiều công ty ở phía Bắc chuyển xi măng thừa vào đây bán với giá rất rẻ.
Ngược lại, vào mùa cao điểm của thị trường, Tây Nguyên và Nam Trung bộ lại thiếu xi măng
và tất nhiên là giá sẽ bị đẩy lên. Hiện tại, Hà Tiên 1 đang phải chở xi măng từ trạm nghiền
Phú Hữu (quận 9, TPHCM) và sắp tới là từ Bình Phước lên Tây Nguyên và ra các tỉnh Nam
Trung bộ. Do chi phí vận chuyển lớn, nên gần như không thu được lợi nhuận ở khu vực thị
trường này.
- Sản phẩm xi măng Hà Tiên chủ yếu tập trung vào khu vực dân dụng và chưa có thị phần
cao trong xây dựng công nghiệp và trong lĩnh vực bê tong trộn sẵn.
25

Trích đoạn Về cơ cấu nhân sự Về hệ thống phân phố
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status