Nghiên cứu, phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillussinh enzim protease từ đất vườn - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
Ngày nay với các hiểu biết của mình về vi sinh vật con người đã sử dụng chúng
vào trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, y học...
để phục vụ cho đời sống của con người. Ta biết rằng trong quá trình sống của thế
giới sinh vật luôn xảy ra các phản ứng hóa sinh để chuyển hóa vật chất. Các phản
ứng này luôn gắn chặt với sự có mặt của enzim với hiệu suất xúc tác cực kì lớn so
với các chất vô cơ và hữu cơ khác và có tính đặc hiệu cao. Do đó các chế phẩm
enzim thường được sử dụng rộng rãi trong y học, trong công nghiệp, sản xuất thực
phẩm và trong chăn nuôi... Trong đó protease là nhóm enzim được sử dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Người ta có thể thu enzim protease từ nhiều
nguồn khác nhau như từ động vật, thực vật và vi sinh vật. Song trong cơ thể động
vật và thực vật quá trình tổng hợp enzim thường gắn liền với yêu cầu sống của cơ
thể vì vậy muốn thu được enzim cần phá bỏ các tổ chức đó. Nguyên liệu động
vật để sản xuất enzim thường phải tươi lấy ngay sao khi động vật vừa bị giết chết
và bảo quản ở -200C, thời gian thu hoạch dài làm cho việc sử dụng động vật và
thực vật để sản xuất enzim là không kinh tế và không thể đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao về enzim. Trong khi đó các vi sinh vật đặc biệt là vi khuẩn có chứa
rất nhiều loại enzim có hoạt tính cao. Chúng lại có khã năng chuyển hóa các chất
và sinh sản nhanh, nguồn nguyên liệu nuôi cấy vi khuẩn lại thường rẻ tiền, người
ta có thể dể dàng điều khiển sự tổng hợp enzim từ các nguồn nguyên liệu khác
nhau. Trong các nguồn protease từ vi sinh vật có nhiều triển vọng nhất là việc thu
protease từ vi khuẩn Bacillus vì thường có hoạt tính cao và có nhiều ưu thế hơn
hẳn. Xuất phát từ thực tế đó chúng tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu,
phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillus sinh enzim protease từ đất vườn”.
Với các nội dung sau:
 Phân lập và tuyển chọn các chủng Bacillus từ đất vườn.
 Nghiên cứu hình thái tế bào và khuẩn lạc, một số đặc tính sinh học cơ bản.
 Nghiên cứu nuôi cấy trên môi trường tiêu chuẩn và môi trường thay thế để
thu được sinh khối lớn và hoạt tính enzim protease cao.
 Nghiên cứu phương pháp tách chiết và thu nhận chế phẩm protease có hoạt
lực cao.
 Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa khoa học
Góp phần xác định một số đặc điểm về hình thái của tế bào và khuẩn lạc
của một số vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, các điều kiện, các yếu tố môi
trường và ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến việc thu sinh khối và thu
enzym protease của vi khuẩn.
 Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên những gì thu được trong quá trình nghiên cứu góp phần giúp
xác định được một số môi trường dinh dưỡng phù hợp có thể ứng dụng vào
qui mô sản xuất lớn hơn để thu sinh khối hay thu chế phẩm enzym
protease có hoạt tính cao.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vi khuẩn Bacillus
1.1.1. Đặc điểm chung
Bacillus phân bố rộng rãi trong tự nhiên, trong đất, nước, không khí do chúng
có khả năng hình thành bào tử và sống hiếu khí tùy tiện. Phần lớn các chủng thuộc
các loài của giống này đều có khả năng sinh ra nhiều - amylase và protease kiềm,
có một số chủng sinh ra xenlulase, giống này không sinh ra lipase.
 Bacillus là vi khuẩn Gram dương
 Hình dạng: hình que có kích thước khác nhau (0,5-2,5)x(1,2-10)m.
 Bacillus có chùm tiêm mao giúp chúng có khả năng di động.
 Dinh dưỡng : Là vi khuẩn dị dưỡng hóa năng, hoại sinh thu năng lượng nhờ
oxi hóa các hợp chất hữu cơ
 Chúng sống hiếu khí hay hiếu khí tùy tiện.
 Bacillus có khả năng sinh bào tử. Thông thường bào tử được tạo ra khi tế
bào đã trãi qua giai đoạn phát triển mạnh nhất, hay do cạn kiệt chất dinh
dưỡng. Mỗi tế bào dinh dưỡng sinh ra một bào tử. Khi bào tử trưởng thành
tế bào dinh dưỡng tự phân giải, bào tử được giải phóng ra khỏi tế bào mẹ.
Bào tử có khả năng chịu nhiệt, tia tử ngoại, phóng xạ và nhiều độc tố, vì
chúng có khả năng tồn tại ở trạng thái bào tử trong nhiều năm. Bào tử của vi
khuẩn không phải là một hình thức sinh sản mà chúng chỉ là một hình thức
thích nghi để giúp vi khuẩn vượt qua những điều kiện sống bất lợi.
 Đa số Bacillus sinh trưởng tốt ở pH = 7, một số phù hợp với pH = 9 – 10
như Bacillus alcalophillus, hay có loại phù hợp với pH = 2 - 6 như Bacillus
acidocaldrius.[7]
 Về nhiệt độ có nhiều chủng ưa nhiệt độ cao (450C – 750C), hay ưa lạnh (50C
– 250C), nhưng thường gặp Bacillus sống ở nhiệt độ 340C – 370C.

https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4hWvficNymQDoP_Fr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status