Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme chitinase của một số chủng nấm sợi thuộc giống Aspergillus, Trichoderma và ứng dụng - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme chitinase của một số chủng nấm sợi thuộc giống Aspergillus, Trichoderma và ứng dụng



Phương pháp nuôi cấy nấm sợi trên môi trường bán rắn thu enzyme chitinase
Nguyên tắc: Nấm sợi sửdụng chất dinh dưỡng có sẵn trong môi trường đểsinh trưởng, tổng
hợp một lượng lớn enzyme ngoại bào lẫn trong môi trường, ta thu được sinh khối nấm sợi lẫn
enzyme thô từcanh trường.
Thực hiện: Cân 10 gam môi trường bán rắn nuôi cấy nấm sợi thu enzyme chitinase (MT 5)
vào các bình tam giác 250 ml, hấp khửtrùng ở121 độ C trong 30 phút, sau đó đểnguội. Dùng giống
trong ống thạch nghiêng, cho 10ml nước cất vô trùng vào mỗi ống, dùng que cấy cà đều bềmặt lấy
hết bào tửtạo dạng huyền phù.Tiến hành đếm bào tửbằng buồng đếm hống cầu. Cho 2ml huyền
phù bào tửvào mỗi bình tam giác chứa môi trường đã chuẩn bị(mật độbào tửlà 105đến 106bào
tử/1 gam môi trường). Nuôi ởnhiệt độphòng. Canh trường nuôi cấy được thu nhận sau từng
khoảng thời gian, điều kiện nhiệt độ, pH nhất định theo mục đích nghiên cứu cụthể.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

romycetes (Fungi imperfect), chúng được phân loại như sau:
Giới: Nấm
Nghành: Ascomycota
Lớp: Deuteromycetes
Bộ: Moniliales
Họ: Moniliceae
Giống: Trichoderma
Một số tài liệu phân loại giống Trichoderma thuộc họ Moniliacae, bộ Moniliales, lớp nấm,
nấm bất toàn (Fungi imperfecti).
Luaän vaên thaïc só Cao hoïc K18
1.2.2.2. Đặc điểm hình thái [62, 63]
Khuẩn lạc Trichoderma harzianum ban đầu có màu lục trắng, sau dần dần chuyển sang màu
lục sẫm, mặt dưới khuẩn lạc không màu.
Bào tử áo hình cầu, nhẵn, không màu, đường kính 6-12 m, ở giữa sợi nấm hay đính ở các
nhánh.
Giá bào tử trần ngăn vách, phân nhánh 2-3 lần, đường kính 4 - 5 m, dài tới 250 m. Thể
bình có kích thước 3-4 x 5-7m, thường thành 2-5 cái ở đỉnh nhánh tận cùng, ở dọc các nhánh
thường đơn độc. Thể bình ở giữa thường dài tới 17 m và có đường kính nhỏ hơn, phần rộng nhất
khoảng 2-3 m. Bào tử trần hình gần cầu, hình trứng, phần gốc hơi bẹt, nhẵn, màu lục nhạt, không
vách ngăn, kích thước 2-3 x 3-3,5 m, nhày ở thể bình.
Hình 1.9. Hình thái bào tử và khuẩn lạc của Trichoderma harzianum [64]
1.2.2.3. Đặc điểm sinh lý, hóa sinh
Trichoderma harzianum được tìm thấy ở những vùng ấm áp. Theo nghiên cứu của Domsch
và cộng sự (1980), nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển của Trichoderma harzianum vào
khoảng 30C, tối đa khoảng 36C. Trichoderma harzianum cũng có thể phát triển ở nhiệt độ khoảng
5C, nhưng sinh trưởng rất chậm và yếu .
Trichoderma harzianum tổng hợp enzyme chitinase và các chất kháng sinh (Trichodermin,
glyotosin…).Vấn đề độc tố của Trichoderma harzianum chưa được biết đến.
1.3. SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHITINASE
1.3.1. Trên thế giới
So với các enzyme khác như protease, amylase, pectinase ... thì hệ enzyme chitinase được
nghiên cứu chậm hơn và các công trình nghiên cứu về chúng còn hạn chế. Đối tượng được nghiên
cứu sớm nhất và khá nhiều là xạ khuẩn Streptomyces (L.R. Berger và D.M. Renolds, 1958; R.
Grupta, R. K. Saxena, P. Chatuvedi và J. S. Windi, 1995). Những nghiên cứu trên đối tượng này
nhằm thu nhận chitinase ứng dụng chủ yếu vào việc phá vỡ vách tế bào nấm. Năm 1978, P.A.
Luaän vaên thaïc só Cao hoïc K18
Carroad và R. A. Tom có công trình nghiên cứu việc sử dụng phương pháp sinh học trong xử lý
chất thải chứa chitin, và tiếp đó là nghiên cứu của I. G. Cosio, R. A. Fisher, P. A (1982) đề cập đến
quá trình sản xuất enzyme nhằm xử lý chất thải chứa chitin.
Về sau, trong những năm 1989, việc thu nhận chitinase được tiếp tục nghiên cứu trên các đối
tượng khác như Serratia liquefaciens (S. Joshi, Kozlowski), Myrothecium verrucaria (P. Vyas và
M. V. Deshpand) và vẫn chủ yếu tìm hiểu ứng dụng của chitinase trong việc phá vỡ vách tế bào
nấm.
Những năm gần đây, chitinase được nghiên cứu nhiều trên đối tượng nấm sợi Trichoderma.
Năm 1991, C. J. Ulhoa, J. F. Peberdy nghiên cứu sự điều hòa quá trình sinh tổng hợp chitinase của
Trichoderma harzianum. Năm 1999, P. A. Felse và T. Panda nghiên cứu tối ưu hóa quá trình sinh
tổng hợp chitinase từ Trichoderma hazianum. Năm 2000, P. A. Felse và T. Panda nghiên cứu quá
trình nuôi cấy chìm thu nhận chitinase từ Trichoderma harzianum trong bể lắc. Năm 2003, Ashok
Pandey và cộng sự nghiên cứu tối ưu hóa quá trình tổng hợp chitinase có tính kháng nấm từ
Trichoderma harzianum nuôi cấy trên môi trường bán rắn. Dường như Trichoderma là chi nấm đến
nay được phát hiện có hoạt tính chitinase khá cao, ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực, đặc biệt trong
bảo vệ thực vật. Đối với chi nấm Aspergillus cũng đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng
sinh chitinase của chúng trên môi trường bán rắn (Nopakarn Rattanakit và cộng sự, 2002). Những
chủng thuộc chi nấm này được nghiên cứu thu nhận chitinase là Aspergillus carneus (A. A. Sherief,
1990); A. Fumigatus (Jin-Ian Xia và Jing Xiong, 2009). A. A. Shubakow và P. S. Kucheryavykh
(2003) đã nghiên cứu nuôi cấy nhiều chủng nấm khác nhau trong đó có các chủng thuộc các chi
nấm Aspergillus và Trichoderma... Tuy nhiên những nghiên cứu về chitinase từ nấm sợi phần lớn
thực hiện trên môi trường nuôi cấy lỏng.
Vi khuẩn cũng là một đối tượng được nghiên cứu về việc sinh tổng hợp chitinase. Năm 1998,
B. Bhushan, G. S. Hoondal nghiên cứu enzyme chitinase chịu nhiệt từ Bacillus sp G-1. Và gần đây
nhất, năm 2009, S. M. Akhir và cộng sự nghiên cứu tối ưu hóa môi trường nuôi cấy thu nhận
enzyme chitinase từ Bacillus licheniformis bằng phương pháp nghiên cứu bề mặt đáp ứng (RSM).
Ưu điểm của chitinase thu nhận từ vi khuẩn này là tính bền nhiệt của chúng.
Trên đối tượng thực vật, cũng có một vài nghiên cứu thu nhận chitinase. Năm 2004, Isabela
S. Santos và cộng sự có công trình nghiên cứu về chitinase thu nhận trên đối tượng thực vật (hạt cây
Adenanthera pavonina L.), cây họ đậu Phaseolumungo. Kết quả cho thấy chitinase từ hạt cây
Adenanthera pavonina L. là loại enzyme bền nhiệt. Tác giả Wen-Chi Hou, Yaw-Huei Lin, Ying-
Chou Chen (1998) nghiên cứu thu nhận chitinase chiết rút từ lá khoai lang.
Luaän vaên thaïc só Cao hoïc K18
1.3.2. Trong nước
Nhìn chung những nghiên cứu về enzyme chitinase trong nước còn rất hạn chế cho dù tiềm
năng ứng dụng rộng rãi của enzyme này là không thể phủ nhận. Năm 2001, tác giả Đinh Minh Hiệp
có công trình nghiên cứu đặc tính của enzyme chitinase thu nhận từ nấm mật Coprinus fimentarius
và một số ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và y dược.
Năm 2003, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Thương, Đinh Minh Hiệp, Đồng Thị Thanh Thu có
công trình nghiên cứu khảo sát một số yếu tố tác động lên quá trình sinh tổng hợp hệ enzyme
chitinase của các chủng nấm mốc Trichodrema sp. Năm 2004, tác giả Tô Duy Khương thực hiện đề
tài khảo sát sự sinh tổng hợp chitinase ở Trichoderma spp. và khả năng đối kháng với một số nấm
gây bệnh. Năm 2008, tác giả Nguyễn Đình Nga và cộng sự khảo sát khả năng tác động lên nấm
Candida albicans của enzyme chitinase thu nhận từ thực vật và từ nấm Trichoderma.
Trên đối tượng thực vật, năm 2008, tác giả Đặng Trung Thành đã nghiên cứu quá trình thu
nhận enzyme chitinase từ cây khoai lang Ipomoea batatas, thu enzyme chitinase có hoạt tính khá
cao (hoạt độ đạt 192 UI/ml)
Nhìn chung, những nghiên cứu về chitinase trong nước chưa nhiều, chủ yếu vẫn trên nấm
Trichoderma, ứng dụng chủ yếu mới đề cập đến trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và khởi đầu trong
lĩnh vực y dược.
Luaän vaên thaïc só Cao hoïc K18
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1 Giống vi sinh vật
Các chủng nấm sợi Aspergillus niger và Aspergillus awamori, Aspergillus sp., Trichoderma
harzianum do phòng thí nghiệm, bộ môn Sinh hóa, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Thành phố
Hồ Chí Minh và bộ môn Vi sinh, trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.
2.1.2 Các môi trường sử dụng trong thí nghiệm
2.1.2.1. Môi trường nuôi cấy và giữ giống nấm sợi
MT 1: Cao nấm men agar – Yeast Extract Agar (YEA) [1, 12]
Cao nấm men 4g
Agar 20g
Glucose 20g
Nước 1000ml
pH = 5,5 – 6,0
Khử trùng 1atm/30 phút
MT 2: Thạch khoai tây Dextrose (PDA) [6, 10, 26]
Nước chiết khoai tây 200ml
Agar 20g
Glucose 20g
Nước 1000ml
pH = 5,5 – 6,0
Khử trùng 1atm/30 phút
MT 3: Malt Extract Agar...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status