KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY sản có sự THAM GIA của NGƯỜI dân tại xã VINH hà, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - Pdf 10

QUẢN LÝ TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦM PHÁ
DỰ ÁN IMER/97/030
BÁO CÁO PRA
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÓ SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ VINH HÀ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
VIE/97/030/01/NEX
HUẾ, 12/2013
BỘ THUỶ SẢN SỞ NN & PTNT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CTCP NÔNG NGHIỆP TAM
NÔNG
1
I. Tóm tắt dự án
1. Giới thiệu dự án
Quốc gia
Việt Nam
Tên và mã hiệu dự án IMER/97/030/A/01/NEX
Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá
Tổng vốn đóng góp - Bộ Thủy sản: 400.000.000 đồng
- Sở NN & PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế: 300.000.000 đồng
-Công ty CP Nông nghiệp Tam Nông: 300.000.000 đồng
Các bên cam kết thực
hiện
Bộ Thuỷ sản, Sở NN & PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty CP
Nông nghiệp Tam Nông
Thời gian dự án Tháng 1/2010 đến tháng /2013
Dự án VIE/97/030- “Quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá” có mục tiêu chung là phát
triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản đầm phá xã Vinh Hà. Dự án hướng tới 4 mục tiêu cụ
thể là: Nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản cho người dân, Cải thiện đời sống nâng
cao thu nhập cho người dân, Xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản, Nâng cao năng lực
quản lý môi trường cho người dân. Việc thực hiện dự án đã góp phần thực hiện các mục
tiêu của chính phủ như xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư vùng ven biển, tạo

Giảm 10% hộ nghèo của xã
Vinh Hà
1. PTXM
- BC tình hình
KTXH của xã
- Điều tra nông hộ
- Báo cáo kết quả
DA
- Phỏng vấn nông
dân và cán bộ cộng
đồng
1. Giả định
Trong năm
không có thiên
tai dịch bệnh
2. Mục tiêu cụ
thể
2.1 Nâng cao
năng suất NTTS
2.2 Cải thiện đời
sống, nâng cao
thu nhập
2.3 Nâng cao
Năng lực quản lý
môi trường cho
người dân
2.4 Xây dựng quy
- 70% các hộ ND nâng cao
năng suất NTTS từ 1 tấn/ha
từ năm 2010 đến 1,5 tấn/ha

NTTS
3.3 Thu nhập ổn
định
3.4 Cải tiến
HTQL môi
trường NTTS
(3.1) 80% các hộ gia đình
mở rông quy mô NTTS
(3.2) 90% các HGĐ áp dụng
được kỹ thuật và áp dụng
vào sx
(3.3) Năm 2013, thu nhập
bình quân đạt được
3tr/người/th
(3.4) 80% hộ nông dân biết
xử lý nguồn nước bị ô nhiễm
- Điều tra nông hộ
- Phỏng vấn nông
hộ và cán bộ
- Báo cáo tiến độ
tháng/quý/năm
- Thu thập thông
tin
- Trong năm
không có thiên
tai, dịch bệnh
- Kinh phí được
tài trợ đầy đủ
4. Hoạt động
4.1 Họp các hộ

không có thiên
tai, dịch bệnh
- Kinh phí được
tài trợ đầy đủ
III. Thông tin chung về vùng dự án
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lí
Xã Vinh Hà là một xã “bán đảo” của vùng phía Nam đầm phá Tam Giang.
4
- Phía Đông giáp phá Tam Giang.
- Phía Tây giáp xã Vinh Thái và đầm Cầu Hai.
- Phía Nam giáp đầm Cầu Hai.
- Phía Bắc giáp xã Vinh Thái, Xã Vinh Phú và Phá Tam Giang.
Do điều kiện tự nhiên nằm cách xa thành phố Huế, khả năng nắm bắt thông tin con hạn
chế nên việc tiêu thụ cũng như việc sản xuất gặp khó khăn trong hoạt động nuôi trồng
thủy sản.
Đầm này cũng như toàn bộ vùng đầm phá huyện Phú Vang đều nhận nước từ các con
sông chính là sông Hương, sông Đại Giang cùng các nhánh sông phụ và đổ ra biển vào
mùa mưa lũ. Đây cũng là nơi mỗi ngày nước biển dồn vào rất lớn vào mùa khô. Vì vậy,
có thể nói hệ đầm phá nơi đây là một hệ sinh thái rất đặc biệt và trù phú với một nguồn
tài nguyên ven biển lớn. Ngoài ra, tùy theo dòng chảy của nước từ hai phía sông-biển,
đầm phá cũng là nơi có nhiều trầm tích gồm trầm tích cát, cát pha bùn, bùn có lẫn chất
hữu cơ thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài sinh vật thủy sinh.
3.1.2 Địa hình
Toàn xã Vinh Hà có diện tích đất tự nhiên là 6307ha. Trong đó có 3007ha là diện tích đất
liền, 3300ha là mặt nước đầm phá. Vinh Hà là một xã có điều kiện thuận lợi cho việc
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nên sản phẩm rất phong phú và đa dạng. Sản phẩm chính
của vùng là tôm nuôi ở các hồ ao. Sản phẩm tự nhiên chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm
thủy sản của vùng. Vì vậy, có thể nói hệ đầm phá nơi đây là một hệ sinh thái rất đặc biệt
và trù phú với một nguồn tài nguyên ven biển lớn.

6
Uỷ ban nhân dân Xã nằm ở vị trí trung tâm của Xã. Hệ thống các trường tiểu học, trung
học cơ sở, trạm y tế, chùa, nhà thờ nằm dọc theo tỉnh lộ 13C. Trên tỉnh lộ này, Chương
trình phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng tỉnh Thừa thiên Huế đang có
kế hoạch xây dựng chợ ở thôn Hà Trung 1. Ngoài ra, xã còn có chợ Chiều ở thôn Hà
Trung 5. Chợ Vinh Hà nằm tại thôn Hà Trung 4 là chợ lớn của Xã.
Hệ thống nước sinh hoạt chưa hoàn chỉnh. Nước sinh hoạt của xã chủ yếu là nước giếng
khoan, giếng bơm. Riêng thôn Hà Giang, khu định cư thủy diện thôn Hà Trung 5 và thôn
Cống Quan hoàn toàn không có nước sạch sinh hoạt.
3.2.2 Con người
a. Lao động
Toàn xã có 2010 hộ, 9.623 khẩu, trong đó số dân trong độ tuổi lao động (15 đến 49 tuổi)
chiếm trên 6.500 người (Báo cáo Dân số gia đình và trẻ em), đây là một lực lượng lao
động dồi dào của xã. Lao động bao gồm lao động phổ thông, lao động làm nông nghiệp,
lao động nuôi trồng thuỷ sản và lao động nghề ngư nghiệp khác. Qua quan sát cho thấy
phần lớn người dân ở xã này đều rất cần cù chăm chỉ.
Tuy nhiên, nguồn lực con người đang có nguy cơ không được sử dụng một cách đúng
mức. Do tài nguyên đầm phá đang cạn kiệt, dân số tăng, số người từ các nơi khác vào
khai thác đầm phá, một lượng lớn lao động thanh niên không có việc làm tại chỗ. Hiện
nay tại xã, phong trào đi làm ăn xa đang diễn ra ồ ạt. Cùng với lực lượng thanh niên, một
số người đã có gia đình cũng đi làm xa. Số người này đi lao động theo mùa. Mỗi năm đi
hai đợt vào những lúc nông nhàn. Đợt một đi từ tháng 1 và trở về vào tháng 4, đợt hai đi
từ tháng 8 và trở về tháng 11 trong năm. Những người này được trả 25.000 đồng và một
bữa cơm trưa trị giá 3000-5000 đồng một ngày.
b. Tri thức
Con người, đặc biệt các ngư dân thuỷ diện có một bản năng phòng chống thiên tai rất
mạnh mẽ. Do truyền thống sống và làm việc gắn bó với nhau trên đầm phá họ có thể
vượt qua các cơn lũ lụt, bảo táp dựa vào một sức mạnh và đoàn kết giữa các thành viên
trong cộng đồng. Bao đời nay họ sống với thiên nhiên và chịu đựng các tai ương của
7

nuôi tôm là vào tháng 5 và tháng 9 âm lịch. Các tháng còn lại phải đầu tư nhiều cho việc
chuẩn bị hồ, thả tôm và cho ăn.
Hiện tại, người dân tiết kiệm bằng “góp hụi” hay “góp bưu”. Một hình thức tiết kiệm
không chính thức.
Một số gia đình có của để dành bằng lúa gạo dự trũ. Tuy nhiên lượng lúa gạo này đủ để
cho gia đình ăn trong một khoản thời gian nhất định từ 3 tháng đến 1 năm. Ngoài ra,
không có ai mang tiền đến ngân hàng để gửi tiết kiệm.
Các dịch vụ vay vốn ở đây cũng có hai dạng chính thức và không chính thức. Chính thức
là vay qua các ngân hàng như ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng phát triển nông
thôn, và các quỹ tín dụng phụ nữ xã. Không chính thức là qua các chủ vay là người dân
thường giàu có.
Quỹ tín dụng phụ nữ là quỹ do hội phụ nữ quản lý và quỹ này có được từ các chương
trình, dự án tài trợ của các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài như dự án y tế cộng
đồng (plesion International), dự án Bánh Mì Thế Giới (BFW).
Các nguồn vốn không chính thức bao gồm các nguồn vốn vay từ các chủ chuyên cho
vay, các nơi cung cấp vật tư nuôi tôm. Các đối tượng vay chủ yếu là hộ nuôi tôm vay để
trang trải các khoản chi cần thiết. Món vay chênh lệch từ 400.000 đồng đến 2.000.000
đồng với lãi suất từ 3,5 % đến 5 %. Chủ yếu là món vay ngắn hạn từ 2 đến 6 tháng. Kiểu
vay này thông qua quan hệ quen biết, không cần thủ tục, muốn vay khi nào cũng được
nên khá nhiều hộ vay mặc dù lãi suất cao gấp 3 -5 lần so với các nguồn vốn ngân hàng.
Các nguồn thu khác của gia đình đặc biệt ở thôn Hà Giang thì phải kể đến số tiền mà con
em họ đi làm ăn xa mang về vào mùa tết đến. Ở Hà Giang có 34 hộ/106 hộ có con em đi
làm ở các thành phố khác như Sài gòn, Đà nẵng, Vinh…Hằng năm mỗi gia đình có con
em đi xa nhận được số tiền mà con em họ mang về từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Có
nhà đặc biệt có 2-3 con gái lớn làm thợ may chính nhận được từ 17 triệu đến 20 triệu
đồng.(Bảng thống kế tình hình di cư lao động). Những hộ này cho biết họ dùng số tiền
này của con để trả nợ và mua sắm những vật dụng lớn cho gia đình.
9
3.2.4 Xã hội
Nguồn lực xã hội của một cộng đồng được thể hiện thông qua các mối quan hệ quen biết,

và sử dụng hợp lý các tiềm năng, lợi thế về đất và mặt nước, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người
dân.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản cho người dân.
- Cải thiện đời sống nâng cao thu nhập cho người dân.
- Xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản.
- Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho người dân.
V. Khó khăn/nhu cầu của dự án
1. Khó khăn của việc nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Hà
- Giá thức ăn cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát
+ Chi phí thức ăn trong giá thành sản phẩm nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 50%. Do
vậy, giá thức ăn cao đã tác động bất lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của
địa phương.
+ Chất lượng thức ăn do các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản sản xuất có chất lượng
rất khác nhau, nhiều sản phẩm thức ăn chưa kiểm soát được.
- Thiếu con giống tầm trọng và chất lượng giống không được quản lý
Hệ thống cung cấp con giống còn manh mún và thiếu an toàn đang rất phổ biến ở xã Vinh
Hà, các trại hay trung tâm các con giống tôm, cá bố mẹ còn có chất lượng thấp đẫn đến
11
chất lượng con giống thấp, sức sống kém và giống chưa sạch bệnh vẫn còn là thực trạng
cần giải quyết.
- Vốn đầu tư còn hạn chế
Hiên tại, mỗi hộ nuôi quảng canh thì được vay từ 5 -10 triệu và 20 triệu là số tiền người
nuôi thâm canh có thể vay từ ngân hàng. Theo một số nông dân, số tiền như vậy thì
không đủ để đầu tư tốt vào việc nuôi tôm nên hầu hết người dân ở đây phải vay bằng thế
chấp hoặc vay “nóng” với lãi suất cao từ những hộ làm dịch vụ cho nuôi tôm như sản
xuất tôm giống, bán thức ăn, thu mua tôm thương phẩm. Hiện tượng vay “nóng” để đầu
tư nuôi tôm đã làm cho người nuôi ngày càng phụ thuộc vào nhừng người chủ giàu có
này. Thật ra những chủ cho vay này đã làm giàu từ việc chuyên bán tôm giống, thức ăn

đầm phá), Hai yếu tố này đã làm cho diện tích tự nhiên của đầm phá dành cho mỗi đầu
người càng hẹp, kéo theo nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng giảm.
Phong trào nuôi tôm phát triển mạnh một mặt giúp tăng thu nhập cho một số hộ dân, mặt
khác nó đã ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người dân và làm cho đời sống bà con
càng bấp bênh. Xu thế xây nhiều hồ, cả hồ cao triều, trung triều và hạ triều, thiếu quy
hoạch tốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và dịch
bệnh cứ thế cũng có khuynh hướng xảy ra thường xuyên hơn. Dịch bệnh dẫn đến thua lỗ
và nợ nần, kết quả là làm cho làn sóng di cư lao động ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, do đời sống lênh đênh trên nước và được xem là đối tượng du canh du cư nên
họ rất thụ động với các thể chế, chính sách, chủ trương của địa phương cũng như các yếu
tố mang tính toàn cầu.
Cây vấn đề về nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Hà:
13
Giảm năng suất Đời sống không được
cải thiện
Giảm thu nhập của
người dân
Từ những vấn đề trên cho ta thấy ngư dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề nuôi
trồng thủy sản. Khí hậu khắc nghiệt, đất đai nhiễm mặn, xa với nguồn nước ngọt sinh
hoạt, xu hướng dân số tăng nhanh, nguồn lợi thủy sản giảm, dịch bệnh kéo dài… Rất
nhiều khó khăn đang diễn ra ở xã Vinh Hà, vì vậy cần có các biện pháp để giải quyết
những khó khăn này giúp người dân. Dự án IMER sẽ thực hiện chương trình phát triển
nuôi trồng thủy sản giúp người dân Vinh Hà vượt qua những khó khăn nay, giúp cân
bằng xã hội và giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, nâng cao mức thu nhập.
Từ cây vấn đề ta có cây mục tiêu:
VI. Các hoạt động và kết quả mong đợi
Dự án được tiến hành ở xã Vinh Hà với các cán bộ PRA có kịnh nghiệm lâu năm. Dự án
đã trang bị kiến thức cũng như kỹ thuật để người dân Vinh Hà phất triển nuôi trồng thủy
sản một cách bền vững. sau đây là các hoạt động chính mà dự án sẽ tiến hành:
14

hoạt
Trung
tâm trại
giống có
chất
lượng
6.1 Giới thiệu dự án
Những người thực hiện dự án đã giới thiệu dự án cũng như kế hoạch của dự án cho nông
dân và các cấp địa phương thông qua sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để mời các
hộ nông dân tham gia. Giới thiệu dự án khá thành công với hơn 90% các ngư dân và các
cấp địa phương tham gia. Với kế hoạch này, chúng tôi được tất cả người dân cũng như
chính quyền ủng hộ dự án, dự án sẽ thành công nếu có sự kết hợp hài hòa giữa nông dân,
chính quyền địa phương và những người thực hiên dự án.
6.2 Họp cộng đồng về xây dựng mô hình, quy hoạch nuôi trồng thủy sản
Việc xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản có một phần bị động do dự án chưa kịp cấp
kinh phí. Tuy vậy nét nổi bật cách xây dựng mô hình của dự án là đưa kĩ thuật trực tiếp
đến người sản xuất, gắn trách nhiệm của hộ với kết quả của mô hình, do vậy các hộ tham
gia đã nỗ lực hết mình đảm bảo thành công của mô hình. Thực tiễn đã chứng minh cách
tiếp cận của dự án có tính ứng dụng cao. Các thôn đã điều chỉnh phương châm khuyến
ngư, cắm chốt cán bộ khuyến ngư về cơ sở, khuyến khích cán bộ khuyến ngư phối hợp
xây dựng mô hình với người dân theo phương thức hợp tác, giao khoán cơ sở hạ tầng cho
cán bộ khuyến ngư đứng ra làm mô hình, không đầu tư vốn.
Dự án đã lập quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản ở 3 thôn Hà Giang, Hà Trung 5 và Cống
Quan. Các quy hoạch này được địa phương sử dụng để chỉ đạo và định hướng phát triển
nuôi trồng thuỷ sản theo định hướng bảo vệ môi trường.
6.3 Tập huấn sử dụng trang thiết bị vật tư nuôi trồng thủy sản
Phần này yêu cầu các hộ nông dân phải biết cách sử dụng thiết bị đánh bắt nuôi trồng
thủy sản phù hợp để tăng năng suất cũng như cải thiện đời song cho ngư dân địa phương.
- Dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình nuôi phải được sử dụng riêng cho từng ao, bể,
lồng, bè nuôi; phải đảm bảo bền, nhẵn, không độc, tiện lợi, dễ làm vệ sinh tiêu độc, khử

vào ra thông qua hình thức phát sổ ghi chép, qun trắc môi trường và tư vấn kỹ thuật.
Các hoạt động trên được tóm tắt qua bảng dưới đây:
STT Hoạt động
Kết quả
mong
đợi
Địa
điểm
Thời gian Người
thực
hiện
Người
phối
hợp
Bắt đầu Kết thúc
1
Giới thiệu dự
án
Dự án
được
thực hiên
UBND
xã VH
Đầu
tháng 1
Cuối
tháng 1
Cán bộ
PRA
Người

dụng trang
thiết bị vật tư
NTTS
NTTS
hiệu quả
Đầm phá
VH
Đầu
tháng 4
Giữa
tháng 4
Cán bộ
PRA,
CB
Khuyến
nông
Người
dân,
CBKN
4
Tập huấn về
phương pháp
chọn con
giống
Năng
suất tăng
Xã Vinh

Giữa
tháng 4

động môi
trường trong
NTTS
Giảm ô
nhiễm
nguồn
nước
Đầm phá
Vinh Hà
Hàng
quý
Hàng
quý
Cán bộ
PRA, sở
TNMT
Người
dân
VII. Hệ thống giám sát và đánh giá
MHĐ Chỉ tiêu Nguồn
xác
Cách
làm
Chịu
trách
T1 T2 T3 T4 T5 T6
17
minh nhiệm
2.1
70% các hộ ND

-Trên 90% nông dân
và cán bộ tham gia
-Quy mô mở rộng
Báo cáo
tiến độ
của cơ
quan đối
tác
Giám
sát
Dự án,
đối tác
x x x x x x
4.4
Các HGĐ làm đúng
kỹ thuật
Báo cáo
tiến độ
của dự
án, địa
phương
NT NT x x x x x X
4.5
Giảm 25% hàm
lượng thải ra
ÔNMT
Báo cáo
của dự
án, sở
TN và

mục đích đảm bảo cho sự phát triển đồng đều và bền vững của hệ thống NTTS của xã
Vinh Hà. Đó là các dự án về phát triển nhân lực, hỗ trợ vốn, quản lý môi trường…
19
Đề xuất ý kiến
Kêt quả của công tác hỗ trợ dự án đã thấy rõ trong việc đề xuất để xử lý các điểm chưa
phù hợp trong hệ thống NTTS. Đề nghị phòng NN huyện Phú Vang trình dự án quy
hoạch lên UBND huyện Phú Vang phê duyệt
Đề nghị tập trung đầu tư để giải quyết các vấn đề nêu ra với tiêu chí nhà nước và nhân
dân cùng làm. Giải quyết những vấn đề quan trọng trước, cụ thể ở đây cần xử lý khu vực
bị ô nhiếm.
20


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status