Tài liệu Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp doc - Pdf 10


1 Luận văn
Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở
huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội - Kinh
nghiệm và giải pháp

2

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối ở từng thời kỳ và ở
mọi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người đang sống trong
cảnh đói nghèo, kể cả nước có thu nhập cao nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân
số sống trong tình trạng nghèo nàn cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ người
nghèo ở mỗi nước cũng khác nhau, đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo nhỏ
hơn các nước kém phát triển song khoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rất
nhiều. Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề xoá đói giảm
nghèo (XĐGN) không còn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành
mối quan tâm của cả động đồng Quốc tế. Việt Nam là một trong những nước
có thu nhập thấp nhất thế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN
là một chiến lược lâu dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc
tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết của cả dân tộc để
đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tiên tiến.
Chúng ta đều biết đòi nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát
triển của Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã

Sóc Sơn
- Nghiên cứu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo
- Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu cho công tác xoá đói
giảm nghèo của huyện Sóc Sơn đến 2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác
và chương trình xoá đói giảm nghèo của huyện Sóc Sơn.
Một số hộ đại diện thuộc 3 vùng tiêu biểu của huyện Sóc Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng đói nghèo và phát triển kinh tế của các hộ nghèo.
Không gian nghiên cứu: địa phận huyện Sóc Sơn
Thời gian nghiên cứu: số liệu nghiên cứu đề tài, chủ yếu từ năm 2004-
2006 và một số định hướng, giải pháp đến năm 2010-2015.

4

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Đây là phương pháp tổng quát bao gồm quan điểm duy vật biện chứng
duy vật lịch sử để thấy rõ các hiện tượng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận
động và có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nó cho phép phân tích, đánh
giá một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu như cơ cấu kinh tế của địa
phương, cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ cấu
kinh tế đó, phong tục tập quán liên quan trực tiếp và giám tiếp đến XĐGN.
4.2. Phương pháp phân tích, thống kê
4.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra
* Chọn điểm nghiên cứu: Chúng tôi chọn địa bàn huyện Sóc Sơn làm
điểm nghiên cứu của đề tài vì huyện Sóc Sơn là huyện có điều kiện sản xuất
rất khó khăn, phần lớn là sản xuất nông nghiệp, là huyện có nhiều hộ nghèo

dự báo phải dựa vào xu hướng phát triển của xã hội hiện tại và tương lai, định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nghiên cứu nhằm nâng cao
mức sống cho người dân hay dự báo một tỷ lệ đói nghèo cho địa bàn.
4.2.5. Phương pháp phân tích kinh tế
- Để phân tích thực trạng đói nghèo của huyện chúng tôi sử dụng các
phương pháp: thống kê mô tả để mô tả thực trạng, thống kê so sánh để so sánh
mức sống trung bình của các hộ nghèo với các loại hộ khác mức đầu tư cho
sản xuất giữa các loại hộ và phân tích số bình quân để đánh giá khả năng
thoát nghèo của các hộ trong tương lai.
- Căn cứ vào thực trạng đói nghèo của huyện, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn đến năm 2010 để đưa ra những định
hướng và giải pháp XĐGN đến năm 2010-2015 cho huyện Sóc Sơn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Một số vần đề lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo

6

- Chương 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện
Sóc Sơn
Chương 1
Một số vần đề lý luận và thực tiễn
về xóa đói giảm nghèo

1.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá đói nghèo
1.1.1. Quan niệm của thế giới
1.1.1.1. Khái niệm
Thực tế, thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ mà không dùng khái
niệm đói nghèo như ở Việt Nam và nhận định nghèo khổ theo bốn khía cạnh

(GDP). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng chỉ căn cứ vào thu nhập
thì chưa đủ căn cứ để đánh giá, vì vậy bên cạnh chỉ tiêu này tổ chức hội đồng
phát triển Hải ngoại (ODC) đưa ra chỉ số chất lượng cuộc sống (PQLI) để
đánh giá, bao gồm 3 chỉ tiêu cơ bản sau:
- Tuổi thọ
- Tỷ lệ xoá mù chữ
- Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
Gần đây tổ chức UNDP đưa thêm chỉ số phát triển con người (HDI) bao
gồm 3 chỉ tiêu:
- Tuổi thọ
- Thu nhập
- Tình trạng biết chữ của ngườu lớn.
Như vậy chỉ tiêu đánh giá nước giàu, nước nghèo của các quốc gia vẫn
căn cứ vào chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân đầu người là chính. khi kết
hợp với các chỉ số PQLI hay HDI thì chỉ bổ sung cho việc nhìn nhận các nước
giàu, nước nghèo chính xác hơn, khách quan hơn.

8

Quan niệm của nhiều nước cho rằng hộ nghèo có mức thu nhập bình
quân dưới 1/3 mức thu nhập bình quân của toàn xã hội. Với quan niệm này,
hiện nay trên thế giới có 1,3 tỷ người đang sống trong tình trạng nghèo khổ,
tức là sống dưới 420USD/người/năm mà Ngân hàng thế giới đã ấn định.
1.1.2. Quan niệm của Việt Nam
ở Việt Nam có rất nhiều quan điểm đưa ra xung quanh vấn đề khái niệm,
chỉ tiêu và chuẩn mực nghèo đói. Tuy nhiên, các quan điểm tập trung nhất
vào khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đói nghèo do Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) ban hành.
1.1.2.1. Khái niệm
Khái niệm về đói nghèo được Bộ LĐTB&XH tách riêng đói và nghèo

chung và người nghèo ở nông thôn nói riêng, chỉ tiêu khối lượng gạo bình
quân/người/tháng tương ứng với lượng giá trị nhất định là có ý nghĩa thực tế.
1.1.2.3. Xác định chuẩn đói nghèo của Việt Nam
ở Việt Nam để đo tình trạng nghèo đói nhiều địa phương lấy tiêu chuẩn
thu nhập bình quân một khẩu trong 1 năm. Một số nhà kinh tế lấy tiêu thức
lương thực bình quân nhân khẩu, gia đình nào có thu nhập bình quân dưới 30
kg gạo/khẩu/tháng được coi là nghèo. Một khung hướng khác lại lấy mức
lương tối thiểu do Nhà nước quy định làm chuẩn, người có mức sống nghèo
khổ là người có thu nhập bình quân thấp hơn mức lương tối thiểu. Các chuẩn
mực trên có thể đúng với từng địa bàn cụ thể song không thể áp dụng cho mọi
đối tượng, mọi vùng trên phạm vi cả nước. Vì vậy, để chọn và phân loại hộ
nghèo ở Việt Nam phải xem xét các đặc trưng cơ bản của nó như: Thiếu ăn từ
3 tháng trở lên trong năm, nợ sản lượng khoán triền miên, vay nặng lãi, con
em không có điều kiện đến trường (mù chữ hoặc bỏ học), thậm chí phải cho

10
con hoặc bản thân đi làm thuê để kiếm sống qua ngày. Nếu đưa chuẩn mực
này ra để xác định thì rất dễ phân biệt hộ nghèo đói ở nông thôn.
Đối với hộ đói: Theo Bộ LĐTB&XH, trong giai đoạn hiện nay nếu thu
nhập bình quân trong hộ đạt dưới 15kg gạo/người/tháng tương ứng với 75.000
đồng/người/tháng là đói. Mấy năm trước đây ở niềm Bắc, đói thường đi đôi
với thiếu cân đối lương thực trên địa bàn, nhưng hiện nay hiện tượng đói ở một
số vùng không phải do thiếu cân đối lương thực trên địa bàn. Như vậy, người đói
là người không có lương thực dự trữ trong nhà và không có tiền để mua lương
thực để sử dụng hàng ngày, mặc dù trên thị trường không thiếu lương thực.
a. Chuẩn đói nghèo chung của cả nước
* Giai đoạn 2001-2005:
Mức chuẩn xác định nghèo đói chung cho các vùng trong cả nước tại
Quyết định số: 1143/2000/QĐ-LĐTB&XH ngày 01/11/2000 của Bộ
LĐTB&XH quy định theo mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức

* Giai đoạn 2001-2005:
Theo Quyết định số: 6303/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội thì
chuẩn nghèo chung giai đoạn 2001-2005 được xác định ở hai mức.
- Đối với khu vực thành thị (bào gồm cả thị xã, thị trấn): 170.000 đồng
- Đối với khu vực nông thôn: 130.000 đồng
* Giai đoạn 2006-2010:
Trên cơ sở Quyết định số: 6673/QĐ-UB ngày 28/9/2005 của UBND
thành phố Hà Nội phê duyệt chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo giai đoạn 2006-
2010 được xác định:
- Chuẩn nghèo
Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/người/
tháng trở xuống là hộ nghèo
Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/
tháng trở xuống là hộ nghèo

12
- Chuẩn cận nghèo
Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/người/
tháng đến 500.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo
Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/
tháng đến 400.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.
1.2. Sự cần thiết của công tác xoá đói giảm nghèo ở Niệt Nam
1.2.1. Chủ trương chính sách của nhà nước về xoá đói giảm nghèo
1.2.1.1. Chủ trương của nhà nước
Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định chủ
trương cơ bản về XĐGN là: "Thực hiện chương trình XĐGN thông qua những
biện pháp cụ thể, sát với tình hình địa phương, xoá nhanh các hộ đói, giảm
mạnh các hộ nghèo. Tiếp tục tăng tổng nguồn vốn XĐGN, mở rộng các hình
thức tín dụng phục vụ người nghèo sản xuất, kinh doanh. Có chính sách trợ
giá nông sản, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập của các hộ

thể của từng hộ gia đình.
1.2.1.2. Các chương trình xoá đói giảm nghèo
Trong nhiều năm qua, XĐGN luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước
quan tâm nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh". Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
XĐGN như: xây dựng chính sách phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông
thôn, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế cho từng vùng, miền, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, ưu tiên tín dụng các nguồn vốn cho XĐGN,
thiết lập nguồn vốn vay cho người nghèo … Nhờ sự quan tâm đầu tư trên, tỷ
lệ đói nghèo của Việt Nam giảm có xu hướng giảm qua các năm. Từ năm
1992-1998 tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam giảm trung bình hàng năm từ 2-3%.
Năm 1992 số người thuộc diện đói nghèo là 20 triệu người chiếm 30% thì đến

14
cuối năm 1998 con số này còn khoảng 12 triệu người bằng 15,7%. Thực tế
cho thấy, trong những năm qua công cuộc XĐGN của Việt Nam đã đạt được
những thành tựu nhất định, tuy nhiên tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn Việt Nam,
đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa còn khá cao.
Để giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, tháng 7/1998 Chính phủ chính thức phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN cho giai đoạn 1998-2000.
Không những vậy, để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo của cả nước
xuống còn 10% vào năm 2000 Nhà nước đã triển khai hàng loạt chương trình:
định canh, địng cư và kinh tế mới, phát triển sản xuất nông nghiệp và phi
nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng ở các xã khó khăn, khuyến nông-lâm-
ngư, trợ giúp đồng bào dân tộc khó khăn, tín dụng và tiết kiệm cho người
nghèo.
Cùng với việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN,
tháng 7/1998 Chính phủ phê duyệt chương trình 135 hỗ trợ phát triển 1715 xã
nghèo đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đây là chương trình
lớn tác động mạnh mẽ đến công tác XĐGN. Sau hơn một năm thực hiện hai

chỉ một, hai thế hệ trong gia đình, mỗi hộ có rất nhiều con và tuổi còn nhỏ,
các cặp vợ chồng trẻ hoặc đang tuổi sinh đẻ lại không thực hiện được kế
hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) trong lúc sản xuất của gia đình rất kém phát
triển.
b. Trình độ văn hoá của chủ hộ:
Trong các hộ nghèo số chủ hộ có trình độ phổ thông trung học (PTTH)
trở lên rất ít, chủ yếu chỉ có trình độ từ phổ thông cơ sở (PTCS) trở xuống,
thậm chí có nhiều chủ hộ còn mù chữ. Người nghèo cơ bản không được đào
tạo nghề, đây là điều đáng lo ngại nhất với người nghèo và là mối quan tâm
của toàn xã hội. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê điều tra năm 1998 thì tỷ
lệ nghèo giảm xuống khi trình độ học vấn tăng lên và sự chênh lệch học vấn
giữa người giàu và người nghèo là khá rõ ràng.

16
c. Đặc điểm về tài sản, nhà ở, đời sống tinh thần:
Mức độ chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ giàu không những chỉ biểu hiện
ở thu nhập hay chi tiêu mà còn thấy ở sự gia tăng khá nhanh khoảng cách về
mức độ mua sắm tài sản, phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống tinh thần,
đa số các hộ nghèo và người nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn.
Kết quả điều tra năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm (NN&CNTP) về tình trạng giàu nghèo trong nông thôn cho thấy: "Nhà
ở của hộ nghèo còn đơn sơ, chỉ có 15,70% số hộ có nhà ngói, 72% số hộ còn
ở nhà tranh vách đất, 11,7% số hộ còn ở lều tạm. Đồ dùng trong sinh hoạt còn
qúa thiếu thốn, bình quân mỗi hộ có 1 chiếc giường gỗ hoặc tre, 0,3 chiếc xe
đạp. Tại thời điểm này các hộ nghèo trong số hộ điều tra không có ti vi, xe máy.
Về tư liệu sản xuất, bình quân 10 hộ mới có 01 con trâu hoặc bò, ngay cả cày,
bừa còn thiếu". Kết quả điều tra năm 1998 của Tổng cục Thống kê cho thấy
nhóm nghèo đã có cải thiện về mặt nhà ở rất đáng kể so với năm 1993, nhưng tỷ
lệ hộ nghèo ở nhà bán kiên cố vẫn còn cao (17,75) và (33,51%), nhà tạm. Tuyệt
đại các hộ nghèo ở nông thôn hiện còn đang ở nhà bán kiên cố và nhà tạm. Nhìn vào đó ta có thể thấy rằng nghèo đói có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự hưng, thịnh của quốc gia, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho
nên XĐGN thường phải áp dụng một hệ thống các giải pháp trong thời gian
dài thì mới có được kết quả chắn chắn và bền vững.
1.2.3. Những thành tựu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam
Các ho
ạt động

kinh tế - xã hội

18
Trong những năm qua công tác XĐGN của chúng ta đã đạt được những
thành tựu đáng kể, chương trình XĐGN ở nước ta sau 12 năm thực hiện công
cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo so với năm 1986 số hộ đói nghèo
của Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn 11% năm 2000 đã được nhân dân
ghi nhận và bạn bè Quốc tế đánh giá cao. Trong giai đoạn 2001-2005, Việt
Nam phấn đấu không còn hộ đói kinh niên, nâng và áp dụng dần chuẩn mực
quốc tế, phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5-2% số hộ đói nghèo (khoảng 25-28 vạn
hộ) và đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ
đói nghèo tốt nhất. Tỷ lệ các xã không có hoặc thiếu cơ sở hạ tầng đã giảm dần.
Chủ trương của Chính phủ là ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông
thôn, thành công trong lĩnh vực này nhất là về sản xuất lương thực đã góp
phần quan trọng vào việc XĐGN, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân
dân. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách giải quyết việc làm, tạo
cơ hội để người lao động có thể chủ động tự tạo việc làm kết hợp với sự hỗ
trợ của Nhà nước và cộng đồng. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã

các khoản vay có gắn với các điều kiện giải ngân theo các chương trình
XĐGN. Đây là một biện pháp trực tiếp và có nhiều yếu tố tích cực nên hạn
chế được lãng phí và tham nhũng của các quan chức trung gian.
Tiếp theo là những nỗ lực của các quốc gia công nghiệp phát triển, Hội
nghị thượng đỉnh RIO năm 1992 đã đề ra một công ước chung, theo đó viện
trợ phát triển cho các quốc gia nghèo thuộc thế giới thứ 3 cần phải chiếm ít
nhất 0,7% tổng sản phẩm xã hội của các quốc gia công nghiệp phát triển với
một mục tiêu đóng góp vào việc giảm số người nghèo trên thế giới.
Một biện pháp nữa là tập trung vào các giải pháp giãn nợ, giảm nợ đối
với những quốc gia rơi vào cảnh nghèo đói đến nỗi mất khả năng trả nợ.
Trong số các sự kiện liên quan đến việc này, trước hết phải kể đến các hội

20
nghị thường niên của WB và IMF về xử lý nợ cho các nước nghèo, các câu
lạc bộ như: Câu lạc bộ Luân Đôn, Pari tại hội nghị ở Oa-Sinh-Tơn tháng
10/1996 đã quyết định giảm ít nhất 5,6 tỷ USD nợ của khoảng 20 nước nghèo
nhất thế giới và đến những năm gần đây con số giảm nợ đã lên đến hàng chục
tỷ USD.
Các biện pháp thường giải quyết những vấn đề phát sinh lớn như: bảo
hiểm, thiết lập một hệ thống can thiệp của các công ty bảo hiểm và Nhà nước
vào những thiệt hại lớn do thiên tai gây ra. Ngoài ra, còn có hoạt động của các
tổ chức nhân đạo như Hội chữ thập đỏ quốc tế, UNICEP…cũng thường tổ
chức các hoạt động nhân đạo, tiêm chủng mở rộng, cung cấp nước sạch,
hướng các hoạt động vào người nghèo, lấy người nghèo làm trung tâm, đối
tượng để triển khai các dự án hỗ trợ và giúp đỡ.
1.3.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới
* Tuy-Ni-Di: Trong 25 năm cuối của thế kỷ XX Tuy - Ni - Di đã tăng
GDP lên gấp đôi, không những thế còn giảm được mức tăng dân số xuống
dưới 2% /năm, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Người đói nghèo ở Tuy - Ni -
Di được hưởng trợ cấp lương thực từ Chính phủ, theo quan điểm của Chính

hiệp hội dân số và phát triển cộng đồng (CDA). Theo báo cáo trình Chính phủ
tháng 6/2003 của Uỷ ban quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (NESDP) năm
2001 Thái Lan vẫn còn 8,2 triệu người nghèo, 80% số này sống ở nông thôn.
Tháng 11/2003 Chính phủ Thái Lan công bố kế hoạch 6 năm xoá đói nghèo,
theo đó Thái Lan hướng quan tâm vào nông nghiệp, nông thôn và thị trường
nội địa. Thực hiện chương trình "Mỗi làng một sản phẩm" Chính phủ đang
tìm kênh phân phối, lưu thông hàng hoá giúp nông dân tiệu thụ sản phẩm.
Theo kế hoạch này, bước đầu 8 trong 76 tỉnh được chọn để thí điểm, người
dân tại đó được yêu cầu đăng ký và trình bày hoàn cảnh để các cơ quan chức
năng xem xét, hỗ trợ. Tạm thời, việc giải quyết dự kiến phân theo bảy nhóm:

22
nông dân không có đất, người không có nhà ở, người làm ăn bất chính, nạn
nhân từ những vụ bị lừa đi lao động nước ngoài, sinh viên hoàn cảnh gia đình
khó khăn, người vị vỡ nợ và người thu nhập thấp thiếu nhà ở.
* ấn Độ: Một chương trình nổi bật trong việc XĐGN của ấn Độ là xây
dựng các làng sinh học trên cơ sở tư tưởng: "Thay vì ban phát lương thực cho
người nghèo, Chính phủ và các tổ chức hãy tạo điều kiện cho mọi người có
thể kiếm được miếng bánh hàng ngày của họ". Chương trình này được thực
hiện từ năm 1994 tại 19 làng của PONDICHERI bang TAMIL NUDU và hiện
nay thu hút được 24.000 người (mục tiêu của chương trình này đến năm 2007
thu hút được 375.000 người), một trong những phương hướng của chương
trình là nông nghiệp sinh thái, nghĩa là các hoá chất vốn là trụ cột của nền
nông nghiệp hiện đại được thay thế bằng kiến thức và các tài nguyên sinh học
và thuốc diệt trừ sâu bệnh sinh học. Những hoạt động này góp phần tạo ra
những việc làm có nội dung sinh học, cũng như việc buôn bán các sản phẩm.
Các gia đình lựa chọn những nguồn thu nhập mới tuỳ theo hoàn cảnh của họ,
những người không có đất thì lựa chọn việc trồng nấm, nuôi cá cảnh hoặc các
loài nhai lại nhỏ, hay bện thừng sợi dừa. Những gia đình có chút đất đai thì
sản xuất các loại giống lai, làm vườn, sản xuất sữa, chăn nuôi gia cầm, phụ nữ

nâng cao mức sống cho hộ nghèo. Song song với việc khuyến khích và tạo
điều kiện làm giàu chính đáng thì việc nâng cao mức sống các hộ nghèo đã
góp phần ngăn chặn sự phân hoá làm cho khoảng cách giàu nghèo hẹp lại để
mọi người trong xã hội đều có cơ hội tham gia xây dựng cuộc sống, xây dựng
quê hương.
* Kỳ Anh - Hà Tĩnh:
Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, trước đây được nhiều
người biết đến bởi sự nghèo nàn, lạc hậu. Gần đây đã có những chuyển biến
đáng mừng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10-12%, bình quân thu

24
nhập đầu người đạt 3,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 20,4%, không còn
hộ đói. Khi nhìn lại những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước tỷ lệ đói
nghèo trên địa bàn chiếm hơn 70% số dân. Thời đó, với nền kinh tế chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi diện tích canh tác ít, thời tiết khí hậu
khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thấp kém, để đưa nhân dân thoát khỏi đói nghèo
thực sự là một thử thách lớn đối với Đảng bộ, chính quyền địa phương.
Cuộc sống mới được đánh dấu bằng một mốc son khi Huyện uỷ, HĐND,
UBND huyện thống nhất đề ra Nghị quyết về công tác XĐGN vào năm 1993.
Bắt tay vào công việc với đầy khó khăn, huyện tiến hành tổng mức điều tra
mức sống của dân, tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm các
mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên cơ sở đó vận dụng vào thựuc tiễn của
địa phương. Huyện từng bước tiếp cận người nghèo, xây dựng một số mô
hình XĐGN và đã tạo được sự ủng hộ của Trung ương, của tỉnh và của các
tầng lớp nhân dân. Từ những kinh nghiệm đúc rút được, huyện tập trung
nhiều nguồn lực, tạo điều kiện về vốn, nâng cao kiến thức làm ăm cho nhân
dân, nhất là các hộ nghèo, đồng thời đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình, biểu
dương các tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi trong huyện.
Với những kinh nghiệm và bài học có được từ hơn 10 năm nay chính
quyền huyện đã nhận thức sâu sắc công cuộc XĐGN là phải biết phát huy nội

công nghiệp chế biến và dịch vụ.
- Vùng trung du, miền núi ngoài việc phát triểm mạnh mẽ cây công
nghiệp, tập trung phát triển cây mía đồi tạo thành vùng nguyên liệu lớn cung
cấp cho nhà máy đường, đồng thời tăng số lượng đàn trâu bò hàng hoá, phát
triển cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ công nghiệp chế biến.

Trích đoạn Một số kinh nghiệm chung về công tác xoá đói giảm nghèo Tình hình sử dụng đất đa Tình hình dân số và lao động của huyện Giải pháp về công tác quy hoạch, định hướng phát triển Đầu tư phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch, tạo mọi điều kiện lấp đầy khu công nghiệp
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status