Tài liệu Luận văn: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Bình Dương - Pdf 10

Luận văn

Tác động của đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tới
phát triển kinh tế - xó hội ở
tỉnh Bình Dương
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, FDI đã đóng góp một phần quan trọng vào
việc phát triển kinh tế - xã hội như: các dự án FDI góp phần tăng thu ngân
sách, cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia, là nguồn
vốn bổ sung quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, phát
triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam, hội nhập với
nền kinh tế thế giới, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực,
nâng cao mức sống cho người lao động,
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, báo chí và một số phương tiện thông
tin đại chúng ở nước ta đã nêu nhiều mặt trái của hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Một số ý kiến cho rằng: nguồn vốn FDI trong những năm qua đã
tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng, khách sạn, du lịch và những ngành
công nghiệp sử dụng nhiều lao động, chưa có tỷ lệ thích đáng cho các ngành
công nghệ cao và nông nghiệp. FDI đưa vào Việt Nam nhiều máy móc, thiết
bị lạc hậu đã qua sử dụng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xảy
ra một số tranh chấp lao động mà biểu hiện là tình trạng ngược đãi công nhân,
vi phạm nhân phẩm người lao động, cường độ làm việc quá căng thẳng đã
dẫn đến các cuộc đình công, bãi công. Cán bộ Việt Nam trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn ở vị trí thứ yếu. Một số doanh nghiệp

(5/1994 - 5/1995).
Báo cáo nghiên cứu của Dự án: "Nâng cao năng lực nghiên cứu chính
sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ
2001-2010" của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) với
tiêu đề: "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam".
Các công trình khoa học nghiên cứu về FDI ở trên đã nghiên cứu các
vấn đề: thu hút và sử dụng hiệu quả FDI ở Việt Nam và các địa phương,
nhưng chưa có luận văn, luận án thạc sĩ nào nghiên cứu đến tác động của FDI
đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương trên góc độ kinh tế chính trị.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
* Mục tiêu luận văn:
Nghiên cứu tác động FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình
Dương và trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp để phát huy tác
động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã
hội ở tỉnh Bình Dương trong quá trình hội nhập kinh tế.
* Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của FDI đối với
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bình Dương nói
riêng.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tác động của FDI đến phát
triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương chỉ ra những tác động tích cực cần
phát huy và tác động không lành mạnh của FDI cần khắc phục và nên tránh.
Nguyên nhân của những tác động đó.
- Trình bày các phương hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực
và hạn chế những ảnh hưởng không lành mạnh của FDI đến phát triển kinh tế
- xã hội ở tỉnh Bình Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao hàm nhiều phương diện, luận văn này
không nghiên cứu FDI nói chung với tất cả các mặt của nó mà chỉ tập trung


1.1. FDI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm FDI và phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
FDI (Foreign Direct Invertment) là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ
đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc
dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn
đầu tư. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp là: các chủ đầu tư nước ngoài
phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tối đa tuỳ thuộc theo quy định chung
của Luật đầu tư từng nước. Ví dụ, Luật đầu tư của Việt Nam quy định "số vốn
đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự
án", hay Luật đầu tư của nước Nam Tư trước đây quy định "phần của bên đối tác
nước ngoài không dưới 5% tổng số vốn đầu tư" [51, tr.32-33]. Trong khi đó ở
Hàn Quốc luật quy định tối đa bên phía nước ngoài góp 40% vốn pháp định.
Quyền điều hành doanh nghiệp phụ thuộc độ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn
pháp định. Nếu góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định
sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được
thực hiện dưới hình thức: đóng góp vốn để xây dựng xí nghiệp mới, mua lại toàn
bộ hoặc từng phần xí nghiệp đang hoạt động, mua cổ phần để thôn tính hoặc sáp
nhập.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất hiện từ thời tiền tư bản. Các công ty
của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là những công ty đi đầu trong
lĩnh vực này dưới hình thức đầu tư vốn vào các nước châu Á để khai thác đồn
điền và cùng với ngành khai thác đồn điền là những ngành khai thác khoáng
sản nhằm cung cấp các nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ở chính quốc.
Khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn mới thì hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của các nước công nghiệp phát triển càng có quy mô to lớn hơn. Trong
thế kỷ 19, do quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng lên mạnh mẽ, các nước
công nghiệp phát triển lúc bấy giờ đã tích luỹ được những khoản tư bản
khổng lồ, đó là tiền đề quan trọng đầu tiên cho việc xuất khẩu tư bản. Theo

bản thông qua hình thức "chủ nghĩa tư bản nhà nước". Theo quan điểm này
nhiều nước đã "chấp nhận" phần nào sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản để phát
triển kinh tế như: khai thác vốn của từng chủ đầu tư nước ngoài. Nhiều nước
thiếu vốn trầm trọng nên đối với hình thức đầu tư trực tiếp không quy định mức
đóng góp tối đa của mỗi chủ đầu tư, thậm chí đóng góp vốn càng nhiều thì càng
được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế của nước chủ nhà. FDI giúp tiếp
thu công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các chủ đầu tư
nước ngoài. Nhờ đó FDI cho phép nước chủ nhà có điều kiện khai thác tốt nhất
những lợi thế của mình về tài nguyên, vị trí, mặt đất, mặt nước Sự cạnh tranh,
ganh đua giữa các nhà đầu tư có vốn trong nước và nước ngoài tạo động lực kích
thích sự đổi mới và hoàn thiện trong các nhà doanh nghiệp và đâu là nhân tố
quan trọng đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao. Các dự án FDI góp phần
giải quyết việc làm và nâng cao mức sống của người lao động. Với những ưu
điểm trên FDI giúp cho các nước tiếp nhận phát triển kinh tế nhanh hơn tự thân
vận động hay đi vay vốn để mua lại kỹ thuật của các nước công nghiệp phát
triển.
Mặt khác, mức độ "bóc lột" của các nước tư bản còn tuỳ thuộc vào điều
kiện kinh tế chính trị của các nước tiếp nhận đầu tư tư bản. Nếu như trước đây
hoạt động xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc chỉ phải tuân theo pháp luật
của chính họ, thì ngày nay các nước nhận đầu tư đã là các quốc gia độc lập có
chủ quyền, hoạt động đầu tư nước ngoài phải tuân theo pháp luật, sự quản lý
của Chính phủ sở tại và thông lệ quốc tế, nếu các Chính phủ của nước chủ nhà
không phạm phải những sai lầm của quản lý vĩ mô thì có thể hạn chế được
những thiệt hại của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bảng 1.1: Lợi thế của doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp nước
tiếp nhận đầu tư [58, tr.36]
Lợi thế Mô tả
Vốn Có vốn lớn và chi phí vốn thấp hơn so với các doanh nghiệp
trong nước
Trình độ

(12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đến nay đã trải qua gần
20 năm. Một trong những nội dung đổi mới then chốt là chuyển nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ
thể của nước ta. Kể từ sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
ngày càng đi vào chiều sâu, đồng thời quan niệm về con đường phát triển của
nước ta cũng từng bước được định hình ngày càng rõ nét. Đại hội VII của
Đảng (6/1991) lần đầu tiên đã đưa ra công thức: "Phát triển nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước" [14]. Công thức này về sau được Đại hội
VIII của Đảng (6/1996) điều chỉnh thành: "Phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng XHCN" [17]. Tiến lên một bước, Đại hội IX của Đảng
(4/2001) đã điều chỉnh thành: "Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN" và xem đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ
quá độ lên CNXH. Trong mô hình này, chúng ta sử dụng cơ chế thị trường
với tư cách là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiện để năng
động hoá và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất
và văn hóa của nhân dân. Đồng thời, chúng ta đề cao vai trò quản lý và điều
tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu: "Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [18].
Mô hình kinh tế tổng quát được xác định tạo cơ sở rất quan trọng cho
sự hình thành những quan niệm về phát triển kinh tế - xã hội. Nếu liên hệ với
ba trụ cột của phát triển bền vững là "tăng trưởng kinh tế nhanh", "xã hội ổn
định, tiến bộ" và "môi trường trong sạch" thì có thể nhận thấy rằng những chủ
trương được vạch ra trong các nghị quyết quan trọng của Đảng đều hướng tới
phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội VI của Đảng khẳng định phải gắn kết
chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem "trình độ phát triển kinh tế là
điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã

khai thực hiện. Cho đến nay, nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi
vào đời sống và dần dần trở thành xu thế phát triển tất yếu của đất nước. Điều
này phần nào cho thấy quan niệm về phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
và chất lượng cao ở nước ta từng bước trở nên sáng rõ hơn.
Công cuộc tổng kết thực tiễn của nước ta, phân tích kinh nghiệm trên
thế giới và nghiên cứu lý luận bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống luận điểm và
đường lối phát triển đất nước vừa có ý nghĩa cơ bản vừa có tính thời sự cấp
bách. Cùng với những cố gắng của Hội đồng lý luận Trung ương, gần đây
một số nhà nghiên cứu đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Bảng 1.2: Một số tiêu chí chủ yếu đánh giá tốc độ, tính chất bền vững
và chất lượng của sự phát triển kinh tế - xã hội [1, tr.76-77]
Tiêu chí Ý nghĩa
* Phát triển
-

T
ốc độ tăng GDP (hay GNP)


Mức độ tăng về quy mô của nền kinh tế.

-

Cơ c
ấu ng
ành


Trình độ phát triển
-


T
ỷ lệ ng
ành d
ịch vụ/ sản xuất

Đánh giá đ
ộ h
ài hoà c
ủa sự phát triển.

- Tỷ lệ GDP ngành dịch vụ/ dân số Mức độ hưởng thụ các sản phẩm dịch vụ
của dân cư.
-

H
ệ số GINI

Đo m
ức độ ch
ênh l
ệch giữa các nhóm dân
cư theo thu nhập
-

T
ỷ lệ đầu t
ư cho chi phí s
ản xuất trong
tổng đầu tư.

, CO, SO
2
, chì trong không khí.

- Hệ số mất đất, độ che phủ rừng.

Tình
hình ô nhi
ễm không khí, n
ư
ớc, đất,
rừng và đa dạng sinh học.
-

Đ
ầu t
ư cho BVMT/ t
ổng đầu t
ư.

M
ức độ tái tạo, bảo vệ môi tr
ư
ờng.

Những trình bày trên đây đã phần nào thể hiện sự tiến triển về quan
niệm phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao ở
Việt Nam trong thời kỳ 20 năm đổi mới vừa qua.
1.1.2. Quan niệm của Đảng và Nhà nước về FDI trong phát triển
kinh tế - xã hội

hoàn thiện các văn bản pháp luật về cơ chế chính sách thu hút vốn FDI đối
với hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong những năm gần đây.
Đảng và Nhà nước có những quan điểm về nâng cao hiệu quả và tăng
thu hút vốn FDI để phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới:
Một là, phải biến những yếu tố ngoại sinh thành yếu tố nội sinh. Khi
nói về việc tranh thủ sự viện trợ quốc tế, Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh:
"Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng
của ta, nhân dân và cán bộ ta chớ nên ỷ lại, mà phải tự lực tự cường" [43,
tr.289]. Muốn vậy phải có các chủ trương chính sách sao cho việc thu hút vốn
nước ngoài góp phần hình thành một nền kinh tế phát triển có hiệu quả.
Việc nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và vốn đầu tư nước ngoài phải
góp phần khơi dậy và phát huy nội lực. Trên cơ sở phát huy nội lực mà thực
hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài.
Hai là, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi giữa các đối tác
nước ngoài và trong nước. Các nhà đầu tư đưa vốn vào nước ta tất nhiên
phải thu nhiều lợi nhuận hoặc tìm nguyên liệu quý hiếm. Để khuyến khích
họ yên tâm và hăng hái kinh doanh không những cần phải đảm bảo quyền
lợi sở hữu hợp pháp của họ mà còn phải có những ưu đãi để họ thu được
lợi nhuận thoả đáng thậm chí lợi nhuận cao, nhưng phải là lợi nhuận từ
phát triển kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và cạnh tranh lành
mạnh chứ không phải từ việc lợi dụng thế yếu của các đối tác trong nước
và kể cả sở hữu của luật pháp.
Về phía chúng ta, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng
phải đưa lại hiệu quả, thể hiện ở chỗ:
- Góp phần khai thác các nguồn lực trong nước để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế bền vững, tăng thu ngân sách nhà nước.
- Tăng việc làm, tăng trình độ lành nghề và tăng thu nhập của công nhân.
- Tiếp thu được những bí quyết về công nghệ, về kinh doanh, kinh
nghiệm quản lý để trong tương lai cán bộ và công nhân ta có thể tự vận hành
những doanh nghiệp mới.

tính cả dầu khí), đóng góp gần 10% tổng thu ngân sách nhà nước
(tính cả dầu khí thì trên 36%), tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao
động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp [20, tr.152-153].
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do
vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng
cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển.
Đóng góp của FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn
biến thất thường của nguồn vốn này, một phần thể hiện những thay đổi về đầu
tư của các thành phần kinh tế trong nước. Giai đoạn 1994-1995, tỷ trọng của
FDI trong tổng đầu tư xã hội lên tới 30-31%, là mức cao nhất cho đến nay. Tỷ
lệ này đã giảm dần và năm 2004, FDI thực hiện ước còn chiếm 15,5% trong
tổng đầu tư toàn xã hội (xem sơ đồ 1.1).
Tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã cấp
giấy phép cho 5.400 dự án đầu tư nước ngoài. Trừ các dự án hết thời hạn
hoạt động hoặc bị giải thể trước thời hạn, hiện còn 4.376 dự án còn hiệu
lực với tổng số vốn đăng ký là 41 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư này, tạo ra
lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế: Các dự án đầu tư nước ngoài hiện
chiếm 35% giá trị sản lượng công nghiệp của Việt Nam, cụ thể: khu vực
đầu tư nước ngoài chiếm 100% các dự án khai thác dầu thô, sản xuất lắp
ráp ô tô; sản xuất máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ; thiết bị văn
phòng máy tính. Các dự án đầu tư nước ngoài chiếm 60% sản lượng thép
cán; 55% sản xuất sợi các loại phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may;
49% sản lượng sản xuất da và giày dép; 76% dụng cụ y tế chính xác; 35%
sản xuất máy móc thiết bị điện; 28% tổng sản lượng xi măng; 29% về thực
phẩm và đồ uống
Sơ đồ 1.1: FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP (giá hiện hành) [55]
1 7
2 3
2 6

% s o v í i t æn g ® Çu t  x · h é i % ®ã n g g ã p t r o n g G D P

Đầu tư nước ngoài là kênh vốn quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế: Thời kỳ 1991 - 1995 vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 25%
tổng vốn đầu tư xã hội; thời kỳ 1996 - 2000 số vốn đầu tư nước ngoài tăng
1,8 lần so với giai đoạn trước đó, chiếm 24% tổng vốn đầu tư xã hội. Riêng
trong hai năm 2001, 2002 vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18,5% tổng vốn
đầu tư xây dựng.
Thứ hai, các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu ngân sách, góp
phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia: Với
hàng ngàn dự án đang hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ
trọng cao trong tổng GDP của Việt Nam. Năm 1993 chiếm 3,3%; năm 1995
chiếm 6,3%; năm 1998 chiếm 10,1%. Từ năm 2000 đến năm 2004 mỗi năm
đều chiếm trên 13% của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư thì giai đoạn 1996 - 2000 thu từ khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 6-7%
nguồn thu ngân sách quốc (nếu kể cả ngành dầu khí thì chiếm gần 20% thu
ngân sách).
Bảng 1.3: Đóng góp của các dự án FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam
[51, tr.27]
FDI
89-
90
91 92 93 94 95 96 97 98 99
200
0
200
1
200
2
200

Bảng 1.4: Tình hình xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài
(không kể dầu thô) [51, tr.28]
Đơn vị tính: triệu USD
FDI 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000

2001

2002

2003

2004

Xuất khẩu 52 112 260 352 336 788 1.790

1.982

2.547

3.300

3.670

4.500

5.900

8.600

XK so với

Thứ tư, các dự án đầu tư nước ngoài đóng góp quan trọng trong nâng
cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam. Thông qua các dự án đầu
tư FDI nhiều công nghệ mới, hiện đại đã đưa vào sử dụng ở Việt Nam
trong các ngành tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, ngành bưu chính
viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử, sản xuất máy tính, hoá chất, sản xuất
ô tô, thiết kế phần mềm Những dự án này đóng góp đáng kể để tăng khả
năng cạnh tranh của công nghệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế (xem bảng 1.5).
Bảng 1.5: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị sử dụng trong các khu vực
kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh so với tiêu chuẩn quốc tế
(năm 1999) [51, tr.29]
Khu vực
Tỷ lệ những
thiết bị hiện đại
(modern)
Mức độ hiện đại
trung bình (so
với thiết bị hiện
đại nhất)
(Moderate)

Khoảng cách
trung bình (so
với những thiết
bị hiện đại nhất)
(obsolete)

Công cộng 11,4 53,1 35,5
Các công ty Trung ương 10,6 60,6 28,8
Các công ty địa phương 11,9 48,6 39,5

động tăng lên, đây là nhân tố quan trọng góp phần làm cho môi trường đầu tư
của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, các dự án FDI thông qua lương mang lại thu nhập cho người
lao động, góp phần cải thiện đời sống. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư năm 2003: lương bình quân của công nhân trong các dự án đầu tư
nước ngoài là 76-80 USD/tháng; của kỹ sư: 220-250 USD/tháng, của cán bộ
quản lý khoảng 490-510 USD/tháng. Tổng thu nhập của người lao động của
các dự án FDI hàng năm trên 500 triệu USD, đây là nhân tố góp phần tăng
sức mua cho thị trường xã hội.
Bảng 1.6: Số lượng việc làm cho khu vực FDI tạo ra [51, tr.30]
ĐVT: 1000 người
FDI 91-95

96 97 98 99 2000

2001

2002

2003

2004

Giải quyết việc làm 200 220 250 279 296 349 450 590 665 739
Tóm lại, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cho nên Chính phủ cần
quan tâm đến hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng tính hấp dẫn trong thu hút
vốn đầu tư FDI. Đạt được những kết quả tích cực trong thu hút và sử dụng
vốn FDI. Xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Nước ta duy trì ổn định chính trị, an ninh được đảm bảo, được đánh giá

Về pháp luật, cơ chế chính sách, mặc dù trong những năm qua luật đầu
tư nước ngoài của Việt Nam đã được sửa đổi nhiều theo hướng ngày thông
thoáng, thuận lợi cho đầu tư nước ngoài nhưng không ít nhà đầu tư vẫn còn
băn khoăn, than phiền về tình trạng thiếu tính hệ thống, ổn định, minh bạch và
khả thi của luật pháp. Bộ máy hành chính - tổ chức quản lý của ta còn rườm
rà, nhiều khi chồng chéo nhau. Trong khi đó, sự hợp tác giữa các bộ, ngành,
địa phương còn kém hiệu quả, thủ tục đầu tư, đặc biệt là thủ tục triển khai dự
án vẫn còn phức tạp. Nhiều chuyên gia về đầu tư nước ngoài vẫn chưa hài
lòng về môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Theo điều tra của tổ
chức xúc tiến thương mại Nhật Bản năm 2003 thì 42% doanh nghiệp Nhật
Bản được hỏi đều trả lời rằng, khó khăn nhất của họ tại Việt Nam là thủ tục
hành chính, trong khi đó con số này ở Thái Lan là 12%, Inđônêxia là 22%
[25].
Cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống ) còn yếu kém, ô nhiễm môi trường
(do bụi, khói xe, nước thải, rác công nghiệp ). Tình trạng tắc đường giao
thông; nhà ở cho công nhân còn thiếu thốn và trở thành vấn đề bức xúc hiện
nay, nhất là ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương - những nơi thu
hút nhiều dự án đầu tư mà công nhân phần lớn từ tỉnh ngoài về làm việc,
không có nhà ở đang gây trở ngại trong việc thu hút và triển khai các dự án
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Hệ thống công nghiệp hỗ trợ của ta còn yếu, làm cho chi phí kinh
doanh cao. Đây là một trong những nguyên nhân làm kém sức hấp dẫn thu hút
đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nạn buôn lậu, hàng hoá, hàng nhái ở nước ta
còn phổ biến trong khi chúng ta chưa có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Hàng lậu, hàng giả, hàng nhái với giá rẻ tràn ngập thị trường không những có
hại đến sức khoẻ nhân dân, đến tâm lý nhà sản xuất và người tiêu dùng, đến
sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội mà còn làm nản lòng các nhà
đầu tư nước ngoài khi họ có ý định đầu tư vào sản xuất một sản phẩm nào đó.
Hơn nữa, cho đến nay, Việt Nam chưa tham gia vào WTO nên không được
hưởng những quy chế ưu đãi của tổ chức này về đầu tư và thương mại sẽ góp

ngoài nói riêng. Để thu hút đầu tư, nhiều vùng đất nông nghiệp trồng lúa tốt,
thuận tiện giao thông được phép san lấp để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.
Hậu quả của điều này là đất nông nghiệp bị giảm nghiêm trọng, nhất là những
vùng đất màu mỡ, có nguy cơ đe doạ đến an ninh lương thực của đất nước và

Trích đoạn Những lợi thế so sỏnh và ưu đói trong thu hỳt FDI ở Bỡnh Dương Đỏnh giỏ chung về thu hỳt FDI ở tỉnh Bỡnh Dương Đỏnh giỏ chung về thu hỳt FDI ở tỉnh Bỡnh Dương Những tỏc động tớch cực của FDI đến phỏt triển kinh tế xó hội ở tỉnh Bỡnh Dương Nguyờn nhõn dẫn đến tỏc động tớch cực của FDI trong thời gian qua ở Bỡnh Dương
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status