Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ streaming trên mạng UMTS (3g) mạng mobifone - Pdf 10

1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

NGUYỄN THẾ CƯƠNG

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ streaming trên mạng
UMTS (3G) mạng MobiFone

CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ : 60.52.708

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2012
1

Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

cung cấp dịch vụ 3G vào năm 2009. Hiện nay, các nhà
mạng đang khẩn trương triển khai và mở rộng cơ sở hạ
tầng cho mạng 3G. Đi cùng với việc mở rộng cơ sở hạ
tầng thì việc nghiên cứu triển khai và nâng cao chất lượng
các dịch vụ trên nền mạng 3G là nhu cầu bức thiết.
Sự bùng nổ của mạng Internet nói chung và mạng
3G nói riêng đã là cơ sở để hỗ trợ kinh doanh các nội dung
đa phương tiện. Khi mọi dữ liệu đều có thể dễ dàng được
tìm thấy trên mạng Internet thì nhu cầu download và lưu
trữ của khách hàng ngày càng giảm. Khách hàng sẽ có xu
2

hướng xem các dữ liệu trực tuyến (online) trên mạng thay
vì download và lưu trữ như trước đây… Như vậy, trong số
các dịch vụ có nhiều tiềm năng phát triển trên nền mạng
3G thì dịch vụ multimedia mà cụ thể hơn là dịch vụ
streaming sẽ là một trong các dịch vụ tiềm năng nhất.
Tốc độ mạng 3G thường kém ổn định hơn so với
các kết nối internet khác là ADSL, leased line. Do đó, việc
đảm bảo nhu cầu về dịch vụ Streaming của khách hàng và
quan trọng hơn nữa là tối ưu hóa đường truyền để đảm
bảo chất lượng dịch vụ streaming là một yêu cầu đặt ra đối
với mạng MobiFone. Giải quyết và khắc phục được các
nhược điểm về đường truyền mạng cho dịch vụ Streaming
sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách
hàng từ đó hỗ trợ tăng doanh thu kinh doanh nội dung đa
phương tiện cho mạng MobiFone. Đề tài này sẽ tập trung
nghiên cứu về công nghệ Streaming và giải pháp công
nghệ để hỗ trợ nâng cao chất lượng cho dịch vụ streaming
trên mạng 3G của MobiFone. Đề tài bao gồm các nội dung

5

Phần 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Ngày nay, khi các dữ liệu đa phương tiện như
audio, video ngày càng phổ biến trên mạng, đặc điểm dữ
liệu đa phương tiện là có dung lượng lớn nhưng tốc độ
mạng Internet hiện nay còn hạn chế, do đó phương thức và
vấn đề truyền tải dữ liệu đến người dùng đóng vai trò quan
trọng trong sự thành công trong việc kinh doanh các nội
dung này. Có rất nhiều nghiên cứu nhằm tối ưu hóa
phương thức truyền dữ liệu đa phương tiện nhưng hiện tại
chỉ có hai cách thức cơ bản để xem media trên mạng
Internet là downloading và streaming:
 Downloading: khi download một tệp tin (file) thì
toàn bộ file được lưu trên máy tính của người dùng.
Những file này người dùng có thể mở và xem sau
đó. Phương thức này có ưu điểm như là truy xuất
nhanh đến các đoạn khác nhau trong file nhưng có
một nhược điểm lớn đó là người dùng phải chờ cho
toàn bộ file được download về trước khi có thể xem
được. Nếu như file có dung lượng nhỏ thì điều này
6

không có quá nhiều bất tiện, nhưng với file có dung
lượng lớn hoặc bài trình diễn dài thì nó có thể gây
ra nhiều khó chịu. Ngoài ra, hiện nay, với sự bùng
nổ của Internet thì số lượng dữ liệu trên mạng
Internet là rất lớn nên việc lưu trữ các file này vào
máy tính của mình cũng có những hạn chế nhất
định.

mềm đa phương tiện”: Emblaze, Liquid Audio,
Macromedia Shockwave, Microsoft Windows Media,
RealNetworks RealMedia, VDOLive, Vosiac,
8

Audioactive, Apple QuickTime. Một vấn đề lớn được đặt
ra cùng với sự phát triển của các công nghệ streaming là
sự gia tăng của các định dạng dữ liệu riêng và sự không
tương thích của chúng. Hiện tại các định dạng video/audio
streaming chỉ giới hạn bởi ba công ty được coi là dẫn đầu
trong công nghệ Streaming với các sản phẩm: Apple với
QuickTime, RealNetworks với RealMedia, và Microsoft
với Windows Media. Các hãng này đều cung cấp các bộ
công cụ trọn gói gồm máy chủ streaming (lưu trữ, truyền
phát dữ liệu theo các giao thức hỗ trợ ), “phần mềm đa
phương tiện” (hiển thị dữ liệu tại phía người dùng), và
công cụ kiến tạo dữ liệu với các chuẩn nén.
Công nghệ streaming sử dụng các giao thức RTP,
MMS, HTTP…. để truyền dữ liệu qua mạng Internet,
đồng thời sử dụng các chuẩn nén để giảm dung lượng dữ
liệu, cung cấp khả năng nén dữ liệu tại nhiều mức nén,
nhiều kích thước hiển thị để có thể phù hợp với độ rộng
băng thông của nhiều mạng truyền dẫn để tối ưu hoá việc
truyền dữ liệu qua mạng.
9

Phần này cũng tập trung nghiên cứu chi tiết về sơ
đồ luồng streaming và nghiên cứu về xu hướng công nghệ
streaming trên thế giới hiện nay. Với nhu cầu giải trí và
yêu cầu video/audio ngày càng tăng cũng như khả năng xử

MOBIFONE
Phần ba của luận văn sẽ tập trung nghiên cứu và
tìm hiểu hiện trạng về tính năng streaming trên mạng lưới
MobiFone để từ đó đưa ra giải pháp thực tế nâng cao chất
11

lượng dịch vụ streaming trên mạng MobiFone. Phần này
sẽ gồm các nội dung chính là:
- Phần này nêu sơ lược về các dịch vụ của
MobiFone hiện đang cung cấp tính năng
streaming. Với sự phát triển của dịch vụ 3G
cũng như máy đầu cuối 3G thì nhu cầu của
khách hàng trong việc sử dụng các tiện ích
streaming cho các dịch vụ như Funring, thế giới
nhạc… sẽ ngày càng tăng. Ngoài ra, các dịch vụ
giá trị gia tăng mới trong tương lai cũng sẽ tiếp
tục có nhu cầu cung cấp các ứng dụng
streaming cho khách hàng.
- Tiếp theo, phần này cũng trình bày khả năng hỗ
trợ tính năng streaming của các hệ thống mạng
lõi hiện tại của MobiFone là hệ thống MSP và
hệ thống GPRS. Đây là cơ sở quan trọng để
xem xét sự cần thiết của hệ thống mới sẽ được
trình bày ở chương IV.
12

- Hiện trạng tính năng trên mạng MobiFone:
Phần này tập trung chủ yếu tập trung phân tích
chất lượng dịch vụ streaming hiện tại đặc biệt là
các nhược điểm, hạn chế hiện có của dịch vụ.

ra, phần này cũng nêu các yêu cầu của hệ thống và giải
14

pháp để đảm bảo hệ thống tích hợp với các hệ thống hiện
có của MobiFone như SMPPGW, charging proxy…
Phần 5. KẾT LUẬN, HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
1. Kết luận
Nhiệm vụ của đề tài nhằm nghiên cứu công nghệ
Streaming, hiện trạng và thực tế chất lượng dịch vụ
streaming trên mạng MobiFone hiện nay để từ đó đề xuất
hệ thống và giải pháp giúp nâng cao chất lượng dịch vụ
Streaming trên mạng UMTS (3G) mạng MobiFone. Đề tài
đã đi sâu phân tích, tìm hiểu và trình bày các nội dung sau:
 Tổng quan công nghệ streaming: trình bày sơ lược
về công nghệ streaming và xu hướng phát triển
bùng nổ của công nghệ streaming trong thời gian
tới nhờ sự hỗ trợ của internet.
 Nghiên cứu các giải pháp và giao thức sử dụng
trong công nghệ streaming phổ biến nhất hiện nay.
15

 Trình bày hiện trạng tính năng streaming trên mạng
MobiFone để từ đó chỉ ra những hạn chế cần khắc
phục của dịch vụ streaming trên mạng MobiFone
 Đề xuất giải pháp, hệ thống nâng cao chất lượng
streaming của mạng MobiFone.
 Các yêu cầu về tích hợp đối với hệ thống được đề
xuất để đảm bảo hệ thống được tích hợp tốt nhất
với các phần tử mạng MobiFone.


không có máy chủ streaming, hỗ trợ cung cấp cho khách
hàng tính năng streaming tốt nhất nhờ một giải pháp toàn
diện để hỗ trợ và khắc phục các nhược điểm, hạn chế của
mạng 3G (UMTS) mạng MobiFone. Hệ thống được hoàn
thiện sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ streaming của
MobiFone nhờ đó hỗ trợ tăng doanh thu của MobiFone
cũng như nâng cao hình ảnh, thương hiệu của MobiFone
với khách hàng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status