Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex - Pdf 10

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm
1986. Đây là một quyết định quan trọng mở ra một bước ngoặt cho nền kinh
tế nước ta. Kể từ đó Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi
mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các
quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi
mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu
xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao đi đôi với sự công bằng trong xã hội, vị thế của nước ta ngày càng được
nâng cao trên trường quốc tế.
Tư duy “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc
trên thế giới” được coi là bước đột phá, góp phần thiết lập và mở rộng thị
trường xuất nhập khẩu và đối tác thương mại, thể hiện: tổng mức lưu chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân từ năm 1986-2005 là 20,7 tỷ USD/năm
(gấp 7 lần năm 1985), tốc độ tăng trưởng của các thời kỳ rất cao, tính từ năm
1986-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu là 21,2%/năm, kim
ngạch xuất khẩu tăng gần 40 lần từ 789 triệu USD (1986) lên 32,4 tỷ USD
(2005).
Với những đặc trưng về khí hậu, địa hình, đất đai và cả yếu tố con
người, Việt Nam có thế mạnh để phát triển các loại cây nông nghiệp như gạo,
chè, cà phê, hạt tiêu… chính các mặt hàng này đã đóng góp một phần không
nhỏ vào thành tựu phát triển của Việt Nam. Từ chỗ phải nhập khẩu ròng
lương thực hiện nay nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới,
xuất khẩu cà phê thứ ba thế giới…
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Cùng với sự tăng trưởng về quy mô xuất nhập khẩu, các đơn vị tham

1.1. Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu ở doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu:
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản
phẩm, hàng hóa, hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm hay dịch vụ
ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia.
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động
kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở
rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập
khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng nhất của
chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc
đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân
mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất
nước.
Hoạt động xuất khẩu xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã
hội. Đây là một hoạt động tất yếu diễn ra khi mà sản xuất vượt quá nhu cầu
tiêu dùng trong nước và hoạt động này ngày càng được phát triển mạnh mẽ
khi trình độ chuyên môn hóa sản xuất của các quốc gia ngày càng sâu sắc. Để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của mình, các quốc gia buộc phải trao đổi với nhau
để lấy những sản phẩm mình không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước từ các quốc gia khác. Đời sống xã hội
ngày càng phát triển thì hoạt động xuất khẩu càng có cơ hội phát triển mạnh.
Hiện nay, hoạt động này đã phát triển rất mạnh cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu và được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm. Hệ thống văn
bản pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu cũng đang được điều chỉnh và
hoàn thiện liên tục.
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
3
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
1.1.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần tăng

ngày càng sâu sắc. Xuất khẩu còn tác động to lớn đến hoạt động sản xuất, thể
hiện ở những điểm sau:
• Xuất khẩu phát triển giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản xuất,
thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển.
• Xuất khẩu phát triển tạo điều kiện để phát triển các ngành có liên
quan, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất
góp phần cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước bằng cách
tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển trên
thế giới vào Việt Nam để tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh
tế.
• Thông qua hoạt động xuất khẩu, chúng ta phải tham gia vào cuộc
cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới như cạnh tranh về giá cả,
chất lượng sản phẩm…làm cho các doanh nghiệp phải tổ chức lại
hoạt động sản xuất và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất cho phù
hợp với nhu cầu thị trường.
1.1.2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô và tốc độ
sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, các ngành nghề mới ra
đời thu hút ngày càng nhiều lao động.
Sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu
hút hàng triệu lao động nhàn rỗi. Điều này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu
việc làm và tạo ra thu nhập cho người lao động. Nhờ đó mà tình hình trật tự
an toàn xã hội và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những sản phẩm tiêu dùng
(những sản phẩm trong nước không sản xuất hoặc sản xuất không đáp ứng đủ
nhu cầu) góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

tế chính trị xã hội của thị trường đó để xác định xem thị trường có đủ lớn hay
không, có triển vọng không…sau đó doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn thị
trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.
1.1.3.2. Lập phương án kinh doanh
Sau khi đã tiến hành nghiên cứu các thị trường xuất khẩu, các doanh
nghiệp cần:
• Đánh giá thị trường (doanh nghiệp có nên xuất khẩu vào thị trường
này hay không) và ghi lại các kết quả đánh giá.
• Xác định mục tiêu của phương án kinh doanh.
• Lựa chọn thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
• Đề xuất các biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu trên một
cách hiệu quả nhất.
1.1.3.3. Tạo nguồn mua hàng xuất khẩu
Việc tạo nguồn mua hàng xuất khẩu là một khâu cực kỳ quan trọng, là
tiền đề và là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động xuất khẩu.
- Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: nghiên cứu khả năng sản xuất,
nhu cầu xuất khẩu, khả năng xuất khẩu và mức tiêu thụ của từng mặt
hàng để xác định lượng thừa thiếu đối với từng mặt hàng xuất khẩu.
- Nghiên cứu các cơ sở sản xuất (năng lực sản xuất và cung ứng sản
phẩm) trình độ kỹ thuật và tổ chức quản lý, tình hình trang thiết bị sản
xuất…để đánh giá khả năng cung ứng bao nhiêu sản phẩm cho thị
trường và với mức chất lượng sản phẩm như thế nào…từ đó xác định
cách thức mua hàng xuất khẩu.
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
7
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể chủ động tạo nguồn hàng xuất
khẩu bằng cách đầu tư, hỗ trợ vốn cho người nông dân mua giống,
phân bón…để sản xuất sau đó thu mua trực tiếp sản phẩm từ người
nông dân.

Tuy nhiên nhà xuất khẩu bị mất liên hệ trực tiếp với thị trường, bị chia sẻ
lợi nhuận, phải đáp ứng các yêu sách của đại lý, môi giới và một số trường
hợp có thể bị các đại lý chiếm dụng vốn kinh doanh.
1.2.1.3. Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu (hay còn gọi là hình thức xuất nhập khẩu liên kết) là
phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, hai
bên trao đổi với nhau một lượng hàng hóa có giá trị tương đương. Ở đây mục
đích của xuất khẩu không phải nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng
hóa khác có giá trị tương đương. Các hình thức buôn bán đối lưu chủ yếu là
hàng đổi hàng và trao đổi bù trừ. Tuy nhiên dù tiến hành giao dịch theo hình
thức nào thì nguyên tắc quan trọng nhất trong phương thức này là nguyên tắc
cân bằng. Nguyên tắc này được thể hiện ở những điểm sau: cân bằng về mặt
hàng, cân bằng về điều kiện giao dịch, cân bằng về cơ sở giá cả và cân bằng
về tổng giá trị hàng giao cho nhau.
1.2.1.4. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa
Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những
người môi giới do sở giao dịch chỉ định, bên mua và bên bán thỏa thuận và
thực hiện hoạt động mua bán. Các loại hàng hóa sử dụng hình thức này
thường là những hàng hóa có khối lượng lớn, tính đồng nhất cao, có phẩm
chất có thể thay thế được cho nhau.
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
9
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1.2.1.5. Hình thức tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu trở lại sang các nước khác những
hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất nhằm
mục đích thu lời qua chênh lệch giá mua giá bán. Đây là loại giao dịch liên
quan đến ít nhất 3 nước tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập
khẩu. Tuy nhiên để thực hiện được hình thức này doanh nghiệp phải có kinh
nghiệm kinh doanh, am hiểu về thị trường và giá cả, có nhiều bạn hàng ở

trong nước tăng giá so với USD, giá bán ra nước ngoài sẽ cao, khó
cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác.
• Các cơ hội đặc biệt trong thị trường xuất khẩu, tức là những cơ hội
đột xuất giúp cho công ty xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn các
trường hợp thông thường do thị trường xuất khẩu đột nhiên bị hút
hàng hoặc do thị trường nhập khẩu cấm nhập khẩu hàng cùng chủng
loại từ một nước xuất khẩu khác. Tuy nhiên các cơ hội này không
nhiều.
1.2.2.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
 Công ty có sẵn sàng về mặt tổ chức để xuất khẩu hay chưa. Hoạt
động tổ chức của công ty bao gồm các yếu tố :
• Năng lực chế biến, máy móc thiết bị có hiện đại và đầy đủ không
• Tình hình quản trị và tổ chức của công ty có đủ người, đủ tay nghề và
biết nghiệp vụ xuất nhập khẩu không
• Nguồn tài chính có đầy đủ và dồi dào để điều tra thị trường, quảng
cáo, tiếp thị sản phẩm hay không.
• Bí quyết về marketing
• Kinh nghiệm xuất khẩu có chưa hay chỉ mới bắt đầu tham gia vào thị
trường.
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
11
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
 Công ty có sẵn sàng về sản phẩm để xuất khẩu chưa, có đủ lượng
hàng để xuất khẩu không hay cần phải tăng cường máy móc, thiết bị,
nguyên liệu…Sản phẩm có đáp ứng đúng yêu cầu về thị trường xuất
khẩu không, sản phẩm có đạt tiêu chuẩn ISO chưa vì nếu hàng hóa
không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ không xuất khẩu được hay xuất
khẩu với giá thấp hơn mức giá bình quân trên thị trường thế giới.
1.3. Xuất khẩu nông sản và những nhân tố ảnh hưởng.
1.3.1. Vị trí vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản

được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, nhờ đó mà ngành nông nghiệp có động lực để ngày càng phát
triển và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa cho xuất khẩu.
- Nhờ có hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng phát triển mà tính
chất của nền nông nghiệp nước ta đã chuyển dịch theo hướng tích
cực, từ sản xuất tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa đa
dạng mang tính chất sản xuất hàng hóa và hướng mạnh ra xuất khẩu.
Đồng thời nó cũng góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về
kinh tế xã hội của nông thôn Việt Nam: đời sống nhân dân được cải
thiện, thu nhập của họ cao hơn, người nông dân ngày nay năng động,
chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, họ biết theo những tín hiệu
của thị trường để điều tiết hoạt động sản xuất của mình.
- Xuất khẩu nông sản tạo động lực cho ngành công nghiệp chế biến có
điều kiện phát triển cả về quy mô và trình độ công nghệ.
- Xuất khẩu nông sản cần lượng sản phẩm nông nghiệp lớn và ổn định.
Vì vậy nhu cầu về lao động nông nghiệp ngày càng tăng lên, nhu cầu
về lao động trong các ngành công nghiệp chế biến cũng tăng lên, đã
góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho hàng triệu lao động,
tạo ra thu nhập cho họ và đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn.
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
13
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1.3.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản
 Đối với nền kinh tế
- Xuất khẩu hàng nông sản tạo ra nguồn vốn phục vụ cho quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nước ta đi lên xây dựng kinh
tế từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu với một xuất
phát điểm rất thấp do hậu quả từ các cuộc chiến tranh ác liệt trong
thời gian dài để lại. Do đó để có thể tiến hành nhanh vào quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam cần tiến hành ngay sự

- Xuất khẩu là điều kiện tốt nhất để công ty mở rộng thị trường, mở
rộng mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước,
dần dần nâng cao uy tín của công ty trên trường quốc tế.
- Thông qua giao lưu, quan hệ với các đối tác nước ngoài các doanh
nghiệp có điều kiện học hỏi được kinh nghiệm về hoạt động
marketing, phương thức kinh doanh, phong cách kinh doanh và quản
lý doanh nghiệp để đổi mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các đối tác nước ngoài.
- Xuất khẩu không chỉ đóng vai trò thúc đẩy hỗ trợ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mà còn giải quyết tốt những vấn đề thuộc
phạm vi nội bộ doanh nghiệp như tổ chức bộ máy, lực lượng lao
động, vốn kinh doanh và các nguồn lực khác để phát triển hoạt động
kinh doanh.
1.3.2. Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu
1.3.2.1. Hoạt động tạo nguồn mua hàng:
Đặc trưng nổi bật nhất của hàng nông sản là tính chất mùa vụ, vì vậy cả
hoạt động sản xuất và thu hoạch hàng nông sản đều mang tính mùa vụ.
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
15
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Vào vụ mùa thu hoạch, hàng nông sản có chất lượng ổn định, tương đối
đồng đều, giá rẻ và dễ thu mua. Vì vậy việc xuất khẩu cũng thuận lợi do
nguồn hàng hóa dồi dào, chất lượng tốt và giá rẻ.
Trong khoảng thời gian trái vụ, hàng nông sản có chất lượng kém và
không đồng đều, hàng khan hiếm, lượng hàng thu mua được chủ yếu là từ vụ
trước còn để lại. Vì vậy việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu gặp nhiều khó
khăn và phải thu mua với giá cao làm cho hoạt động xuất khẩu kém hiệu quả.
Để chủ động trong việc xuất khẩu hàng nông sản các doanh nghiệp cần
có kế hoạch xuất khẩu cụ thể từ đó xây dựng kế hoạch thu mua hàng từ trước
và phải có biện pháp bảo quản hợp lý để có nguồn hàng phục vụ xuất khẩu

nhu cầu thiết yếu của con người nên vấn đề bảo quản hàng nông sản là một
yêu cầu cực kỳ quan trọng.
Tuy nhiên hàng nông sản lại rất khó bảo quản, dễ hư hỏng, ẩm mốc, biến
chất, chỉ cần để trong một thời gian ngắn trong môi trường không đảm bảo về
nhiệt độ, độ ẩm tiêu chuẩn thì hàng nông sản sẽ bị hư hỏng ngay. Vì vậy yêu
cầu đối với hoạt động bảo quản hàng nông sản rất cao và nghiêm ngặt, phải
tuân thủ theo đúng các điều kiện đã quy định.
1.3.2.4. Nhu cầu về hàng nông sản
Hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu của tất cả mọi người ở mọi quốc gia
trên thế giới.
Hàng nông sản đáp ứng cả những nhu cầu thiết yếu của con người như
gạo, rau quả, lạc nhân, điều…đến những nhu cầu cao hơn để nâng cao chất
lượng cuộc sống như cà phê, chè, cao su…
Nhu cầu về hàng nông sản là rất lớn và nhu cầu này không ngừng tăng
lên cùng với sự tăng nhanh của dân số thế giới. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu
về hàng có chất lượng cao đang ngày càng tăng mạnh, thay thế cho những
loại hàng hóa bình thường hoặc kém chất lượng. Vì vậy để hàng hóa sản xuất
ra đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới thì cần phải có sự đầu tư đúng
đắn ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, mọi hoạt động sản xuất, chế
biến, kinh doanh cần đổi mới, từ khâu trồng trọt chăn nuôi đến tiêu thụ.
1.3.3. Tình hình xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam
Cùng với mức tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,46% (cao nhất từ trước
đến nay) (năm 2006 là 8,17%), tổng GDP tính theo giá hiện hành đạt khoảng
71,3 tỷ USD, hoạt động xuất nhập khẩu cũng có những thành tựu đáng kể.
Kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006,
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
18
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
vượt 3,1% so với kế hoạch, hàng nông sản xuất khẩu được 6766 nghìn tấn với
trị giá 5770 triệu USD trong đó gạo 1,4 tỷ USD tăng 13,9%; cao su đạt 1,4 tỷ

- Trung Quốc (cả Hongkong): thị trường lớn, tiêu thụ rất nhiều loại nông
sản, thị hiếu gần với sản phẩm của nước ta. Kim ngạch xuất sang Trung Quốc
thường đạt khoảng 400-500 triệu USD/ năm, chủ yếu là cao su, trên 100.000
tấn, gạo từ vài chục đến vài trăm ngàn tấn, hạt điều 10.000 tấn, rau quả các
loại trên 100 triệu USD…
- Asean: gần với nước ta về địa lý nên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng nông
sản gần gũi với Việt Nam. Gạo là mặt hàng chính xuất sang 3 nước:
Inđônêsia, Malaysia, Philippine từ 1-3 triệu tấn, các mặt hàng khác như cao
su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê… xuất sang các nước này chủ yếu qua trung gian
Singapore, Thái Lan.
- Các nước Trung Đông: đang tiêu thụ nhiều loại nông sản của ta như:
gạo, chè, quế, hồi. Kim ngạch đạt gần 200 triệu USD/năm.
- Các nước EU: kim ngạch xuất khẩu của thị trường này đạt khoảng
300-350 triệu USD/năm chủ yếu là cà phê, gạo, cao su, hồ tiêu, chè, hạt
điều…
- Nga và các nước Đông Âu: hiện nay xuất khẩu nông sản sang các nước
này giảm đi so với trước do rủi ro cao, phải cạnh tranh với nhiều nước như
EU, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ…Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 50-60 triệu
USD/năm, chủ yếu là gạo, cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, rau quả…Đây là các
thị trường truyền thống đã từng tiêu thụ một lượng lớn hàng nông sản Việt
Nam, đang phục hồi nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng vì thế chính sách hỗ trợ
xuất khẩu vào thị trường này đối với một số mặt hàng như rau quả, chè, gia
vị…là cần thiết.
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Mỹ: kim ngạch xuất khẩu mới đạt trên 100 triệu USD/năm trong đó cà
phê, điều, hồ tiêu chiếm khoảng 90%. Dung lượng lớn, chủng loại đa dạng và
yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng không quá khắt khe như các nước phát triển
khác. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là một điều kiện thuận lợi cho hàng

Tuy nhiên ở Việt Nam công nghệ sau thu hoạch và chế biến vẫn còn lạc hậu
nên chất lượng hàng nông sản chưa thực sự tốt, vì vậy cần đầu tư phát triển
thêm.
- Cung cầu hàng nông sản trên thị trường thế giới
Cầu hàng nông sản vẫn không ngừng gia tăng với sự phát triển mạnh của
dân số thế giới, tuy nhiên hiện nay cầu về hàng nông sản có chất lượng cao
đang dần thay thế những hàng hóa bình thường hoặc kém chất lượng.
Cung hàng nông sản của các nước khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay các doanh
nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với một số
nước xuất khẩu nông sản mạnh trên thế giới như Thái Lan, Brazin, Ấn Độ,
Inđônêsia…
- Chính sách xuất khẩu mặt hàng nông sản của Nhà nước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, được nhà nước quan tâm
khuyến khích xuất khẩu. Để được gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới
WTO, Việt Nam đã phải bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên bù lại
các doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn, thủ tục xuất
khẩu…
- Hàng rào bảo hộ của các nước nhập khẩu
Ngày nay các nước phát triển đang ngày càng tinh vi hơn trong việc
dựng ra các hàng rào bảo hộ như: rào cản về an toàn thực phẩm và chất lượng,
tiêu chuẩn kỹ thuật…
- Bộ máy quản lý của công ty
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
22
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Đây là nhân tố chủ quan quyết định đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Một công ty với nhiều cán bộ nhân viên giỏi nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu,
phân công công việc hợp lý, phát huy được thế mạnh của từng người sẽ hoạt
động kinh doanh tốt, đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu không có đội ngũ nhân

thương không còn phù hợp nên ngày 08-06-1995 Bộ thương mại
quyết định đổi tên công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã
SV: Lª NguyÔn Hång Quyªn Líp: TMQT 46
24
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Hà Nội thành công ty xuất nhập khẩu dịch vụ thương mại thuộc Bộ
thương mại.
- Ngày 24-06-1995 căn cứ Nghị định 95/CP của Chính Phủ về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ thương mại, Bộ
trưởng Bộ thương mại đã quyết định công ty là doanh nghiệp Nhà
nước trực thuộc Bộ thương mại và quyết định lấy tên công ty là công
ty xuất nhập khẩu Intimex
- Từ đó đến nay, công ty có tên là Công ty xuất nhập khẩu Intimex.
2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty
Quá trình phát triển của công ty qua 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 1979-1985: là giai đoạn vừa hình thành công ty nên có rất
nhiều khó khăn. Trong giai đoạn này công ty đã phối hợp với ngành ngoại
thương để thực hiện việc giao hàng xuất khẩu và đã đạt được một số thành
công bước đầu. Kim ngạch xuất khẩu của công ty đã dần dần được nâng cao
qua các năm, cơ sở vật chất của công ty cũng ngày càng tốt hơn, công ty đã
mở thêm một số chi nhánh tại TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng…Thị trường
của công ty cũng vượt ra khỏi Liên Xô cũ và các nước Đông Âu và lan sang
một số nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ…
- Giai đoạn từ 1986-1990: sau khi sát nhập với công ty Hữu Nghị, công
ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực
+ Ở lĩnh vực xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên 33
triệu rúp năm 1990 gấp 33 lần so với năm 1985 (năm 1985 là 1 triệu rúp)
+ Ở lĩnh vực sản xuất: công ty đã đưa ra thị trường một số sản phẩm mới
như diêm, bột giặt, xà phòng kem…đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân lúc bấy giờ.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status