Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa - Pdf 10

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Bước vào thế kỷ 21- kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn nhưng cũng nhiều
thách thức, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang là một vấn đề diễn ra sôi
động và cấp bách.
Trước xu thế đó, ngành da giầy được coi là một trong những ngành
rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu chiến lược
và nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện đường lối của Đảng, góp phần
thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp CNH-HĐH đát nước, đảm bảo nhu cầu
toàn xã hội đang không ngừng tăng lên về mọi mặt, tăng cường sản xuất,
xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động- vấn đề mà toàn
xã hội đang quan tâm. Công ty Giầy Thượng Đình một Doanh nghiệp Nhà
nước trực thuộc Tổng Công ty da giầy Việt Nam đang đứng trước những cơ
hội và thách thức lớn lao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Để có thể tồn
tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi Công ty phải xác định được cho mình
những phương thức hoạt động, những chính sách, những chiến lược cạnh
tranh đúng đắn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của
chính Công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập vào nền kinh tế
thế giới sẽ tất yếu dẫn tới cạnh tranh cũng như mong muốn được đóng góp
những ý kiến để Công ty Giầy Thượng Đình đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Sau một thời gian thực tập
tại Công ty Giầy Thượng Đình, em quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải
pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng giầy dép của Công ty Giầy
Thượng Đình trên thị trường nội địa ” đề làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp
của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I: Lý luận về cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh sản
phẩm.
Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh mặt hàng giày

lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ mô, từ một cá nhân đơn lẻ đền
tổng thể toàn xã hội. Cạnh tranh vốn là một quy luật tự nhiên và khách quan
của nền kinh tế thị trường, nó không phụ thuộc và ý muốn chủ quan của mỗi
Chuyên đề tốt nghiệp
người, bởi tự do là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh tranh là động lực thúc
đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển. Bởi vậy, để giành được các điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm buộc các Doanh nghiệp
phải thường xuyên đổi mới, tích cực nhạy bén và năng động, phải thường
xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, bổ xung
xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, loại bỏ
những máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu và điều quan trọng là phải có phương
pháp tổ chức quản lý có hiệu quả, đào tạo và đãi ngộ trình độ chuyên môn,
tay nghề cho người lao động. Cạnh tranh không chỉ kích thích tăng năng suất
lao động, giảm chi phí sản xuất mà còn cải tiến mẫu mã, chủng loại hàng
hóa, nâng cáo chất lường sản phẩm và chất lượng dịch vụ làm cho sản xuất
ngày càng gắn liền vố tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội được tốt hơn. Bên
cạnh những mặt tích cực cạnh tranh còn để lại nhiêu hạn chế và tiêu cực, đó
là sự phân hoá sản xuất hàng hoá, làm phá sản những Doanh nghiệp kinh
doanh gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ công
nghệ thấp và có thể làm cho Doanh nghiệp phá sản khi Doanh nghiệp gặp
phải những rủi ro khách quan mang lại như thiên tai, hoả hoạn,... hoặc bị rơi
vào những hoàn cảnh, điều kiện không thuận lợi.
Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung
nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị
trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm
tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi
nhuận.
1.2 Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây phạm trù cạnh tranh

động kinh doanh trên trên thị trường thì đều muốn Doanh nghiệp mình tồn
tại và đứng vững. Để tồn tại và đứng vững các Doanh nghiệp phải có những
chiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô
và vĩ mô. Họ cạnh tranh để giành những lợi thế về phía mình, cạnh trạnh để
giành giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin rằng sản phẩm của Doanh
nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thì hiếu, như cầu người tiêu dùng nhất.
Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khác hàng kịp thời, nhanh chóng
và đầy đủ các sản phẩm cũng như dịch vụ kèm theo với mức giá phù hợp thì
Doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại và phát triển. Do vậy cạnh tranh là
rất quan trọng và cấn thiết.
Cạnh tranh đòi hỏi Doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing
bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? sản xuất cho ai ?. Nghiên cứu thì trường để Doanh nghiệp xác
định được nhu cầu thị trường và chỉ sản xuất ra những gì mà thị trường cần
chứ không sản xuất những gì mà Doanh nghiệp có. Cạnh tranh buộc các
Doanh nghiệp phảo đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, tiện dụng
với người tiêu dùng hơn. Muốn vậy các Doanh nghiệp phải áp dụng những
thành tựư khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường
công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, cử cán bộ đi
học để nâng cao trình độ chuyên môn. Cạnh tranh thắnglợi sễ tạo cho
Doanh nghiệp một vị trí xứng đáng trên thị trường tăng thêm uy tín cho
Chuyên đề tốt nghiệp
Doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh,
tái sản xuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho nền kinh tế.
1.2.3 Đối với Ngành:
Hiện nay, đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành da giầy nói
riêng, cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nâng
cao chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo bước đà
vững chắc cho mọi ngành nghề phát triển. Nhất là đối với ngành da giầy- là
một ngành vai trò chủ lực trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu. Lúc
này hàng hoá trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua có để đạt được nhu
cầu mong muốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn do vậy
mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là
giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn
trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá và chất lượng, nhưng trong
trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và xảy ra khi diễn
ra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hoá nào đó.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: đây là cuộc cạnh tranh
gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức
cung lớn hơn cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của
người bán, là nhân tố có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và
phát triển của Doanh nghiệp. Do vậy, các Doanh nghiệp phải luôn
ganh đua, loại trừ nhau để giành giật những ưu thế và lợi thế cho
mình.
Chuyên đề tốt nghiệp
-
1.3.2 Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh: chia làm 4 loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh thuần tuý, là một hình thức
đơn giản của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán
đều không đủ lớn để tác động đến giá cả thị trường. Nhóm người
mua tham gia trên thị trường này chỉ có cách thích ứng với mức
giá đưa ra vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thnàh, giá cả
do thị trường quyết định.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: đây là hình thức cạnh tranh phổ biến
trên thị trường mà ở đó Doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh có thể
chi phối được giá cả của sản phẩm thông qua hình thức quảng cáo,
khuyến mại các dịch vụ trong và sau khi bán hàng. Cạnh tranh
không hoàn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩm không
đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính

nghiệp sử dụng nhằm vượt lên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách
hàng đẻ thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu các công cụ
cạnh tranh cho phép cách Doanh nghiệp lựa chọn những công cụ cạnh tranh
phù hợp với tình hình thực tế, với quy mô kinh doanh và thị trường của
Doanh nghiệp. Từ đó phát huy được hiệu quả sử dụng công cụ, việc lựa
chọn công cụ cạnh tranh có tính chất linh hoạt và phù hợp không theo một
khuân mẫu cứng nhắc nào. Dưới đây là một số công cụ cạnh tranh tiêu biểu
và quan trọng:
Chuyên đề tốt nghiệp
1.4.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính
của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn như cầu trong những điều kiện tiêu
dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước
kia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải
nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Khi có cùng một loại sản
phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu
của người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Nhất là trong
nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của sản xuất, thu nhập người
lao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để thoả mãn như cầu
của mình, cái mà họ cần là chất lượng và lợi ích của sản phẩm mang lại.
Để sản phẩm của Doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách
hàng ở hiện tại và tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần
thiết. Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặc
thay đổi côgng nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình
tiêu dùng và sau khi tiêu dùng. Hay nói cách khác nâng cao chất lượng sản
phẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiều chủng loại mẫu mã, bền hơn và tốt
hơn. Điều này làm cho khách hàng cảm nhận lợi ích mà họ thu dường ngày
càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của Doanh nghiệp. Làm tăng
lòng tin cà sự trung thành cẩu khách hàng đối với Doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề sống còn đối với

thu hồi vốn và lời nhanh. Không ít Doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng
chính sách
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2. Sức cạnh tranh của sản phẩm.
1.2.1. Khái niệm sức cạnh tranh sản phẩm.
Theo UNCTAD thuộc liên hợp quốc, thì cho rằng khẳ năng (hay sức
cạnh tranh sản phẩm của Doanh nghiệp ) có thể được khảo sát dưới góc độ
sau: Nó có thể được định nghĩa là năng lực của một Doanh nghiệp trong việc
giữ vững hay tăng thị phần của mình một cách vững chắc.
Như vậy, ta có thể định nghĩa sức cạnh tranh sản phẩm như sau: Sức
cạnh tranh sản phẩm là năng lực tạo ra duy trì, phát triển thị phần, lợi nhuận
thông qua việc giảm thiểu chi phí sản xuất, chất lượng được nâng cao, giá
thành hạ. Sức cạnh tranh sản phẩm được thể hiện các yếu tố: Giá cả, chất
lượng sản phẩm, các dịch vụ kèm thep và các yếu tố khác.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh sản phẩm:
Khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp được thể hiện thông qua chỉ
tiêu cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên,
sức cạnh tranh sản phẩm thì lại thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu là số tiền mà Doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá,
dịch vụ. Doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh
tranh sản phẩm, bởi suy cho cùng sức cạnh tranh sản phẩm của Doanh
nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thêm lợi nhuận mà doanh thu là điều
kiện cần để có lợi nhuận. Muốn có cạnh tranh Doanh nghiệp cần xem xét các
chỉ số sau:
Tỷ lệ doanh thu của Doanh nghiệp/ doanh thu của đối thủ cạnh tranh.
Tỷ lệ doanh thu năm sau / năm trước.
Thông qua các tỷ lệ này thì Doanh nghiệp có thể đánh giá được sức
cạnh tranh sản phẩm của mình hay không? Sử dụng chỉ tiêu này thì có ưu
Chuyên đề tốt nghiệp

tranh sản phẩm của Doanh nghiệp. Bởi thực chất khả năng cạnh tranh của
Chuyên đề tốt nghiệp
Doanh nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thị phần. Khi đó cần chú ý tới
các chỉ tiêu như:
Tỷ lệ thị phần của Doanh nghiệp so với toàn bộ dung lượng thị
trường.
Thị phần tương đối: Là tỷ lệ thị phần của công ty so với đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất.
Giá cả:
Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh nếu sản phẩm được
người tiêu dùng chấp nhận với mức giá phù hợp. Trong nền kinh tế thị
trường, cung luôn lớn hơn cầu thì việc sản phẩm có sức cạnh tranh hay
không phụ thuộc vào rất nhiều giá cả của nó. Người tiêu dùng luôn luôn có
sự so sánh khi đứng trước quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu dùng và điều
quan trọng sẽ đưa ra quyết định mua hàng là giá cả.
Chất lượng sản phẩm :
Các sản phẩm giống nhau về mức giá nhưng chưa chắc đã có sức
cạnh tranh giống nhau. Một sản phẩm có sức cạnh tranh khi mà nó vừa đảm
bảo mức giá chấp nhận và tương xứng với chất lượng. Vì thế đối với Doanh
nghiệp thì giá cả và chất lượng được coi là vấn đề sống còn. Do đó, các
Doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm
đưa ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm.
1.2.3.1. Nhân tố nguồn lực sản xuất sản phẩm:
Chuyên đề tốt nghiệp
Các nhân tố thuộc nhóm này bao gồm: nguồn vốn, công nghệ, nhân
lực..
Nguồn vốn và công nghệ:
Các nhân tố này là nhân tố biến động và ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt

1.2.3.3 Nhân tố thị trường và kênh tiêu thụ:
Sức cạnh tranh sản phẩm sẽ được nâng cao khi mà sản phẩm sản xuất
ra luôn đến và được thông tin nhanh chóng tới thị trường nhanh hơn đối thủ
cạnh tranh. Việc nghiên cứu về thị trường và quyết định đưa ra những chiến
lược phân phối hợp lý đối với từng thị trường sẽ đảm bảo sản phẩm của
Doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường một cách hợp lý. Mọi thông tin về
sản phẩm sẽ được cung cấp cho khách hàng, từ đó khách hàng sẽ nhanh
chóng đưa ra quết định mua sản phẩm của Doanh nghiệp.
1.2.3.4 Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô:
Sẽ là có lợi thế nếu như các tác động của môi trường vĩ mô tác động
tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, sự phù hợp
của chính sách luật pháp, sự ổn định của nền kinh tế nước nhà,.. sẽ tạo điều
kiện cho sự phát triển của công ty và tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh
sản phẩm của công ty.
Nền kinh tế thị trường của một nước phát triển, với các hệ thống
quản lý chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thương mại phát triển nhanh
chóng, sự quan tâm, lãnh đạo của nhà nước cầm quyền sẽ tạo ra một môi
trường ổn định, một nền kinh tế với cơ sở hạ tầng phát triển, sản xuất và lưu
thông phát triển. Những yếu tố đó sẽ tạo ra một cơ chế hoạt động có hiệu
Chuyên đề tốt nghiệp
quả cho mọi thành phần kinh tế, cho mọi Doanh nghiệp và tạo ra một môi
trường cạnh tranh thông thoáng, có lợi.
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GIẦY DÉP
CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH.

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY GIÀY THƯỢNG ĐÌNH.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

2
Tổng vốn kinh doanh hiện nay: 51791100000 VNĐ, trong đó:
Vốn cố định: 38662100000VNĐ,
Vốn lưu động: 13129000000VNĐ.
Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, chủng loại. Sản phẩm của
công ty không ngừng đạt danh hiệu TOPTEN năm 1996, 1997 và năm 1999
được công nhận là sản phẩm đạt chỉ tiêu chất lượng ISO 9002.
2.1.2.Tổ chức quản lý, kinh doanh: (Sơ đồ sau)
Chuyên đề tốt nghiệp
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất tính phức tạp của kỹ thuật quy mô sản
xuất và định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nứơc,
Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.
Đứng đầu Công ty là Giám đốc chịu trách nhiệm chung vè sản xuất
kinh doanh của Công ty. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo giám sát 3 phòng ban
là : phòng kinh doanh XNK, phòng hành chính tổ chức và phòng kế toán tài
chính. Dưới Giám đốc có 4 Phó Giám đốc tham mưu điều hành các phòng
ban còn lại. Nhiệm vụ cơ bản của các Phó Giám đốc, phòng ban, phân
xưởng trong Công ty như sau:
*PGĐ kỹ thuật công nghệ: điều hành hoạt động của trưởng phòng
chế thử mẫu và trưởng phòng kỹ thuật công nghệ.
*PGĐ sản xuất- chất lượng: phụ trách quản lý các trưởng phòng kế
hoạch vật tư, phòng quản lý chất lượng, phòng tiêu thụ và các quản đốc phân
xưởng.
*PGĐ thiết bị an toàn: phụ trách quản lý xưởng, trưởng xưởng cơ
năng và phòng bảo vệ.
*PGĐ BHXH-VSMT: phụ trách ban vệ sinh công nghiệp – vệ sinh
môi trường và trạm y tế.
*Phòng hành chính- tổ chức: có nhiệm vụ tiếp khách công ty, quản
lý các giấy tờ thuộc hành chính. Lập kế hoạch và kiểm tra trình độ lao động

để cùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng sản phẩm từng công đoạn, quản
lý chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất.
*Phòng tiêu thụ: lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên giao
dịch với khách hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Cải tiến phương thức
Chuyên đề tốt nghiệp
bán hàng, chào hàng , đề xuất và xác định giá bán kịp thời để tiêu thụ sản
phẩm nhanh.
*Xưởng cơ năng: Bố trí điện nứơc, năng lượng cho sản xuất và phục
vụ cho các hoạt động khác của Công ty.
*Phòng bảo vệ : Thường xuyên kiểm tra bảo vệ của cải vật chất cũng
như con người trong Công ty, kịp thời xử lý các hành vi về mặt an ninh trật
tự.
*Ban vệ sinh công nghiệp-vệ sinh môi trường: Làm công tác vệ sinh
môi trường, đảm bảo cảnh quan Công ty luôn sạch sẽ, mặt khác đảm bảo vệ
sinh sạch sẽ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
*Trạm y tế: tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để dự phòng chữa
bệnh chăm sóc của toàn bộ công nhân viên toàn Công ty.
*Phân xưởng bồi cắt: đảm nhận hai khâu đầu của quy trình công
nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt.
*Phân xưởng may: Là phân xưởng đảm nhận công đoạn tiếp theo
của phân xưởng bồi cắt để may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh. Quá
trình này phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như: can đầu góc, kẻ
chỉ, may nẹp vào mũ.
*Phân xưởng cán: nhiệm vụ của phân xưởng này là chế biến hoá
chất, sản xuất đế giầy bằng cao su.
*Phân xưởng gò: đây là phân xưởng đảm nhận khâu cuối cùng của
quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của nó là từng đôi giầy thành
phẩm.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
GIẦY DÉP CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH TRONG THỜI

Chuyên đề tốt nghiệp
doanh của công ty ngày càng đa dạn và hiệu quả, sảm phẩm của công ty
được người tiêu dùng chấp nhận và thị trường luôn luôn mở rộng. Công ty
luôn phát triển ổn định và phát huy được lợi thế của mình.
2.2.2 Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm qua lợi thế của công ty.
2.2.2.1 Lợi thế về nguồn lực:
Nguồn vốn:
Công ty Giầy Thượng Đình là một Công ty Nhà nước trực thuộc tổng
công ty Da giầy Việt Nam, công ty được Nhà nước cấp hoàn toàn nguồn vốn
kinh doanh. Hơn nữa với thời gian hoạt động lâu dài, có hiệu quả của mình,
công ty đã tạo ra được một nguồn vốn lớn, ổn định trong suốt quá trình sản
xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn của công ty bao gồm: Vốn Nhà nước
cho vay ưu đãi, vốn tự bổ xung hoặc vốn vay của ngân hàng, tổ chức tín
dụng..
Bảng2: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tổng vốn Kd 48 850 290 61 982 390 78 644 152
Vốn chủ SH 26 645 960 34 704 582 45 200 398
Vốn vay 22 204 330 25 825 408 26 783 754

Đơn vị: Ngìn đồng
Nguồn vốn của công ty không ngừng tăng mạnh qua các năm tuy
nhiên nguồn vốn vay vẫn chiến tỷ trọng lớn. Nhưng nguồn vốn vay có tỷ
trọng ngày càng giảm dẫn tới việc độc lập về vốn tạo điều kiện độc lập trong
sản xuất kinh doanh và cũng chứng tỏ công ty ngày càng chủ động trong
việc quá trình hoạt động của mình. Với tiềm lực về vốn, công ty luôn có
thuận lợi trong việc đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới.. để từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty.
Nguồn nhân lực:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status