Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng nông thủy sản xuất khẩu của nước ta - Pdf 71

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ MẶT HÀNG
NÔNG THỦY SẢN CHỦ ĐẠO CỦA NƯỚC TA
TRONG NHỮNG NĂM QUA
I-Khả năng để sản xuất một số mặt hàng nông thủy sản xuất
khẩu:
1-Điều kiện tự nhiên:
a-Tiềm năng đất đai:
Lãnh thổ Việt Nam có diện tích là 331.688 km2
(1)
, xấp xỉ 33 triệu ha,
trong đó vùng miềm núi và trung du chiếm gần 3/4 diện tích. Quỹ đất canh tác
hiện nay là 8,2 triệu ha và có thể mở rộng diện tích canh tác lên 10 triệu ha hoặc
cao hơn; trong đó có một phần đất bằng, đa số là đất dốc dưới 15 độ. Diện tích
đất canh tác hiện nay chiếm 25,1% tổng diện tích, trong đó diện tích canh tác
lúa đạt 4,2 triệu ha, diện tích gieo trồng là 6,8 triệu ha chiếm tỉ lệ 51,2%; diện
tích trồng cà phê là 310.000 ha (năm 1998) chiếm tỉ lệ 3,77%; diện tích trồng
cao su là 363.400 ha (năm 1998) chiếm tỉ lệ 4,42%
(2)
; diện tích nuôi trồng thủy
sản là 372.000 ha.
Diện tích nước ta vào loại trung bình trên thế giới (đứng thứ 56 / hơn 200
quốc gia), nhưng do dân số đông nên bình quân đất đai tính theo đầu người chỉ
đạt 0,5 ha/ người (năm 1992) và bình quân đất canh tác là 0,1 ha / người.
Đất đai nước ta rất phức tạp và đa dạng về loại hình, nhưng chủ yếu phân
thành hai nhóm: nhóm đất núi và nhóm đất hình thành trên sản phẩm bồi tụ.
Nhóm thứ nhất chiếm khoảng 1/2 diện tích tự nhiên với hơn 16,5 triệu ha
chủ yếu là các loại đất feralit. Loại đất này được hình thành trong quá trình
phong hoá nhiệt đới, có tầng đất sâu, dày, ít mùn, chua và thường có mầu vàng
(
1): Địa lý kinh tế Việt Nam PGS -PTS Lờ Thụng - 1997

nền nông nghiệp nói riêng. Tài nguyên nước của Việt Nam khá phong phú bao
gồm nước trên mặt và nước dưới đất.
Hàng năm, lượng nước mưa cung cấp cho lãnh thổ nước ta trên 900 tỷ m3
nước
(4)
. Lượng mưa lớn đã tạo cho nước ta một mạng lưới sông ngòi dày đặc
với 2345 con sông
(5)
dài trên 10 km, mật độ sông ngòi là 0,5-2,0 km/km2, trung
bình cứ 20 km bờ biển lại có một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy hàng năm
(
1), (2), (4), (5): Địa lý kinh tế Việt Nam - Lê Thông -1997
(3): Báo cáo nghiên cứu: Tổng quan về ng nh nông nghi ệp Việt Nam. Tác động của Hiệp
định WTO về nông nghiệp B– ộ Thương mại (12/1999). Dự án VIE 95/024/A/01/99 trang 9.
3
3
phát sinh trên đất nước ta là 317 tỷ m3
(1)
. Xét về mặt hoá tính, nước sông ngòi
Việt Nam có chất lượng tốt, độ khoáng hoá thấp, ít biến đổi, độ PH trung tính
và hàm lượng chất hữu cơ thấp.
Nguồn nước trên mặt của nước ta khá dồi dào nên chỉ cần khai thác
10-15% trữ lượng nói trên là đảm bảo nhu cầu cho sản xuất và đời sống. Hiện
nay, nông nghiệp là ngành tiêu thụ nhiều nước nhất. Mức tiêu thụ năm 1990 là
47 tỷ m3, năm 2000 là 60,5 tỷ m3. Tuy nhiên, do tổng lượng dòng chảy sông
ngòi lớn lại phân bố không đều, mùa mưa lượng dòng chảy chiếm tới 70-80%,
mùa khô chỉ chiếm 20-30% tổng lượng dòng chảy cả năm nên lũ lụt, hạn hán là
mối đe doạ thường xuyên đối với sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm ở nước ta có trữ lượng khá lớn, có thể cho sản lượng
130 triệu m3/ ngày.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên của nước ta là cơ sở khá thuận lợi để chúng ta
tăng cường phát triển sản xuất nông sản phục vụ nhu cầu cuộc sống và xuất
khẩu.
2-Tiềm năng lao động:
Theo số liệu thống kê của cuộc tổng điều tra dân số 1-4-1999 dân số nước
ta là 76,37 triệu người. Lực lượng lao động là 46 triệu người chiếm xấp xỉ 60%
dân số. Có tới gần 80% dân số sống ở nông thôn, trong đó lực lượng lao động ở
nông thôn khoảng 33 triệu người chiếm 72% lao động toàn xã hội. Do tỉ lệ tăng
dân số hiện nay giảm xuống còn 1,7%/năm nên hàng năm có khoảng 1,3 triệu
người
(1)
tham gia lực lượng lao động trong đó lao động nông thôn chiếm khoảng
1 triệu người. Lao động nông nghiệp Việt Nam như vậy là quá ư dồi dào, có
truyền thống cần cù, chịu khó, thông minh, ham học hỏi. Người nông dân Việt
Nam chủ yếu là làm nông nghiệp, gắn bó với mảnh đất của mình nên tích lũy
được nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Song do phần lớn trong số này
có trình độ tương đối thấp nên khả năng tiếp nhận, ứng dụng các thành tựu khoa
học nông nghiệp còn chậm. Tuy nhiên, từ sau khi đất nước đổi mới đến nay, đời
1
(1): Nguồn nhân lực Việt Nam - Thực trạng v gi ải pháp - H Quý Tình. T ạp chí Cộng
sản số 7 (4/1999) trang 21
5
sống kinh tế khá lên, một bộ phận lớn nông dân nhất là lao động trẻ đã học qua
phổ thông, có đủ trình độ tiếp nhận và tham gia các chương trình khuyến nông
khá hiệu quả; nghiên cứu các giống mới, môi trường sinh thái mới để nuôi trồng
và áp dụng ở một số vùng một cách rất thành công.
3-Chính sách phát triển nông ngư nghiệp, nông thôn của Nhà nước:
Một thời kì dài, nền nông nghiệp của nước ta phát triển rất chậm, cơ cấu
không phù hợp, sản lượng thấp, cung không đáp ứng được cầu. Từ sau thời kì
đổi mới, nền nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc. Khoán 10 là một thí dụ

giao cho xã làm chủ dự án. Sự ra đời của các dịch vụ nông nghiệp như cung ứng
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, vận tải, vật liệu đã góp phần rất lớn vào sự thành
công của nông nghiệp Việt Nam trong mấy năm gần đây.
Đối với ngành thủy sản thì năm năm qua là thời kì phát triển mới của
ngành. Với phương châm kết hợp giữa khai thác với nuôi trồng và chế biến xuất
khẩu đã làm tăng chất lượng và hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ tài nguyên môi
trường. Thực hiện phương châm đó, một mặt Nhà nước khuyến khích các thành
phần kinh tế, khai thác mọi tiềm năng về vốn và kinh nghiệm; mặt khác tập
trung vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi cho ngành thủy sản, tập trung nguồn
vốn ngân sách cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến
thủy sản; ứng dụng tiến bộ sinh học trong chọn và lai tạo giống đi đôi với công
nghiệp hoá sản xuất thức ăn, mở rộng nuôi các loại thủy sản có giá trị tiêu dùng
và xuất khẩu khác như nghêu (Trà Vinh, Bến Tre), sò huyết (Kiên Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau, duyên hải miền Trung), ba ba, ếch...Phát triển công nghiệp chế
biến thủy sản theo chiều sâu, gắn với xuất khẩu.
II-Tình hình sản xuất một số mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu
trong mấy năm gần đây:
1-Tình hình sản xuất lúa gạo:
Việt nam là một nước nông nghiệp, có tập quán canh tác lúa nước lâu đời.
Cây lúa là sản phẩm chính của nền nông nghiệp. Nó không những góp phần bảo
đảm đời sống cho nhân dân, mà trong thời kỳ hiện nay nó còn góp một phần rất
(
1): Khoa học v công ngh ệ phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp v phát tri ển nông thôn-Đặng
Hữu-Tạp Chí Cộng sản số 17 (9/2000) trang 34
7
lớn vào giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH đất
nước. Nhờ có các chính sách đổi mới mà sản lượng lúa gạo đã tăng hàng năm.
Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa gạo một số năm
Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Sản lượng

Do sản lượng lúa gạo liên tục tăng cao hơn tỉ lệ tăng dân số nên lương
thực bình quân đầu người cũng liên tục tăng.
Bảng 2: Bình quân lương thực đầu người
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Lương thực /
người (kg)
325 372 349 359 361 372 387 398 408 411 420
% so sánh 100 115 108 111 112 115 120 123 126 127 130
Nguồn: Xuất khẩu gạo ở Việt Nam - 10 năm nhìn lại - Nguyễn Sinh Cúc.
Tạp chí Cộng sản số 7 (4/1999) trang 45
Bảng trên cho ta thấy, bình quân lương thực đầu người của nước ta tăng
khá đều đặn, duy chỉ có năm 1991 là đột biến. Dự kiến đến năm 2020 dân số
nước ta là 105 triệu người, sản lượng lương thực quy thóc đạt 52,5 triệu tấn thì
bình quân lương thực sẽ đật 500 kg/ người
(1)
.
Ngoài sản lượng, trong sản xuất lúa gạo, chúng ta cũng đặc biệt quan tâm
đến chất lượng; có như vậy mới đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và cạnh tranh
được với các cường quốc xuất khẩu khác. Để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng
và tăng chất lượng, những năm qua các nhà khoa học đã không ngừng nghiên
cứu, cải tiến các giống lúa, nhằm tạo ra những giống có hiệu quả kinh tế cao
nhất. Các giống đã được đưa vào gieo trồng có thể kể đến như : IR64, OM1490,
OM2031, VND95-20, MTL250, IR62032, P4, P6... Ngoài giống, các biện pháp
kĩ thuật khác cũng không ngừng được cải tiến như kĩ thuật gieo trồng, quản lí
dịch bệnh, bón phân theo bảng màu lá lúa, tưới tiêu theo khoa học, ứng dụng
các công nghệ sau thu hoạch như: sơ chế, bảo quản, dự trữ. Công nghệ đánh
bóng, xay xát gạo xuất khẩu cũng luôn được đổi mới về máy móc thiết bị. Nhờ
đó, chất lượng gạo Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, có uy tín trên thị trường
xuất khẩu thế giới.
(

10
thế giới chỉ đạt 469 kg/ha. Năm 1994 chỉ số tương ứng là 1353 kg/ha và 492 kg/
ha. Năm 1997 chỉ số tương ứng là 1666 kg/ha và 560 kg/ha. Như vậy, trong 7
năm năng suất cà phê tăng lên gấp đôi.
Tuy năng suất cà phê của ta rất cao nhưng do kĩ thuật canh tác và công
nghệ chế biến còn lạc hậu nên chất lượng cà phê xuất khẩu còn chưa cao mặc
dù chỉ là xuất thô tức là xuất khẩu cà phê nhân.
Cà phê nước ta được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên. Có tới 75% diện tích
cà phê tập trung ở Đắc Lắc. Số còn lại ở Sông Bé, Đồng Nai và Lâm Đồng (mỗi
nơi chiếm 6% diện tích) và 7% diện tích rải rác ở các tỉnh khác
(1)
. Hiện nay,
chúng ta còn nhiều khả năng mở rộng diện tích canh tác và nâng cao năng suất
cây cà phê.
3-Tình hình sản xuất cao su:
Cao su là một loại cây được trồng lấy mủ để sản xuất ra các loại sản
phẩm có chất cao su. Ở nước ta, loại cây này được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ. Diện tích trồng cao su năm 1975 mới chỉ có 75.200 ha thì
năm 1998 con số này đã là 363.400 ha, tăng 4,83 lần so với năm 1975
(2)
.
Từ năm 1990 đến nay, các công ty cao su đã mở rộng quy mô sản xuất,
áp dụng công nghệ hiện đại, cơ khí hoá cao, tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng,
giảm cường độ lao động, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường...Nếu
trước năm 1989, cả nước mới chỉ có 15 nhà máy tại 10 công ty,thì đến cuối năm
1999 đã có 30 nhà máy tại 19 công ty với tổng công suất thiết kế đạt tới 225.000
tấn/năm
(3)
.
Diện tích và sản lượng cao su từ năm 1990 tăng lên nhanh chóng.

biến cao su Việt Nam.
4- Tình hình sản xuất thủy sản:
Thủy sản là một ngành rất có lợi thế ở Việt Nam vì chúng ta có đường bờ
biển dài, dọc theo chiều dài của đất nước, nguồn thủy sản lại rất phong phú và
đa dạng nên rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng và vận chuyển.
Trong 5 năm 1991-1995, tổng sản lượng thủy sản toàn ngành đạt 6,1 triệu
tấn, tăng 32,4% so với thời kì 1986-1990; riêng năm 1995 đạt 1,58 triệu tấn so
với 969 ngàn tấn năm 1991. Sản lượng thủy sản xuất khẩu trong 5 năm đó đạt
(
1): Thuỷ sản Việt Nam sau 18 năm đổi mới 1980-1998. Nguyễn Sinh Cúc. Tạp chí Cộng sản số 20
(10/1998) trang 45.
12
1,35 triệu tấn, doanh thu 1944,3 triệu USD, tăng 43,7% so với 5 năm trước đó;
riêng năm 1995 xuất khẩu đạt 550 triệu USD
(1)
.Năm 1995 so với năm 1991, sản
lượng thủy sản đánh bắt tăng 47,0%; sản lượng nuôi trồng là 402.000 tấn, tăng
gấp 2,39 lần năm 1991(168.000 tấn)
(2)
. Sản lượng thủy sản năm 1998 đạt 1,7
triệu tấn, tăng khoảng 6% so với năm 1997. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm
1998 đạt 450 ngàn tấn, so với 168 ngàn tấn năm 1991 và 417 ngàn tấn năm
1997
(3)
.
Bảng 5: Sản lượng nuôi trồng thủy sản một số năm
Năm 1991 1995 1997 1998 1999 2000
Sản lượng (1000tấn) 168 402 417 450
% so sánh liên hoàn 100 239 103,7 108
Nguồn: Thủy sản Việt Nam sau 18 năm đổi mới (1980-1998)-Nguyễn Sinh Cúc.

I-Các thị trường chính và tiềm năng:
1-Các thị trường chính:
Về thị trường xuất khẩu, hiện nay Việt Nam đang xuất khẩu gạo tới trên
50 nước và lãnh thổ
(1)
ở tất cả các khu vực như châu Á, châu Âu, châu Phi, châu
Mĩ. Trong đó, thị trường châu Á, châu Phi chiếm 70-90%
(2)
lượng gạo xuất khẩu
hàng năm. Số còn lại là thị trường châu Âu, châu Mĩ. Các nước nhập khẩu gạo
chính của Việt Nam ở châu Á có thể kể đến là Indônêxia, Philippin, Singapore,
các nước vùng Trung Đông. Ở châu Phi có Angiêri, Nigiêria, Tuynidi, Cônggô,
Êtiôpia, Nam Phi, Libi. Ở châu Âu thì chủ yếu là Nga và Đông Âu. Ở châu Mỉ
thì chủ yếu là khu vực Mỉ latinh. Thị trường Châu Á, Châu Phi rất dễ tính,
không đòi hỏi chất lượng thật cao, chỉ cần giá rẻ nên rất phù hợp với gạo Việt
Nam.
Hai năm gần đây và các năm tới, thị trường lúa gạo thế giới cũng như thị
trường của Việt Nam gặp nhiều biến động theo cả 2 chiều hướng tích cực và
tiêu cực. Năm 1999 và năm 2000, lũ lụt, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi khiến cho
các nước vốn xuất khẩu gạo bị giảm sản lượng mạnh, khả năng xuất khẩu hạn
chế; còn các nước vốn đã nhập khẩu gạo thì lại càng phải nhập nhiều hơn. Điển
hình là châu Phi, Trung Đông và Mĩ latinh vừa qua gặp hạn hán nặng và tình
hình chính trị rất bất ổn nên trong những năm tới họ sẽ phải nhập thêm nhiều.
Ngược lại, những nước trước đây vẫn nhập khẩu lớn gạo của Việt Nam ở châu
(
1): Xuất khẩu gạo năm 2000, thời cơ -thách thức- giải pháp. Nguyễn Cảnh Hưng Tạp chí
Cộng sản số 8(4/2000) trang 41
(
2): Nâng cao sức cạnh tranh h ng nông s ản xuất khẩu ở nước ta -Nguyễn Đình Long-Tạp
chí Cộng sản số 4 (2/1999) trang 53

1): Xuất khẩu gạo năm 2000, thời cơ -thách thức- giải pháp. Nguyễn Cảnh Hưng Tạp chí
Cộng sản số 8(4/2000) trang 41
1
15
Trong những năm tới, thị trường chính của chúng ta vẫn là EU, Bắc Mĩ,
Nhật, và Singapore. Cà phê của chúng ta chất lượng tương đối tốt mà giá lại rẻ
nên vẫn có sức cạnh tranh trên các thị trường này.
Đối với mặt hàng cao su, thị trường xuất khẩu chủ yếu của chúng ta trước
đây là Liên Xô, khoảng 80% sản lượng cao su của Việt Nam. Song những năm
gần đây, thị trường này không những không được mở rộng mà còn bị thu hẹp.
Hiện nay, ta chủ yếu xuất khẩu cao su sang Trung Quốc, chiếm 70% sản lượng.
Nhưng do xuất qua tiểu ngạch nên thường xuyên bị ép giá, nhu cầu mặt hàng
không ổn định, tình trạng ứ đọng sản phẩm thường xuyên xảy ra; xuất khẩu
sang châu Âu và Mỹ chỉ đạt 10% sản lượng
(1)
; còn tiêu thụ trong nước thì thật ít
ỏi chỉ khoảng 20%.
Năm 2000, ta đã khai thác 213.000 tấn và xuất khẩu sang Nga 400 tấn với
giá là 670 USD/tấn tăng 30-40 USD/tấn so với năm trước
(2)
.
Chất lượng cao su của chúng ta tốt, nhưng không phù hợp với nhu cầu
của thế giới nên chỉ xuất được sang Trung Quốc là chủ yếu.
Đối với mặt hàng thủy sản, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là
EU chiếm khoảng 60%. Đây là bạn hàng xuất khẩu thủy sản thường xuyên của
Việt Nam từ nhiều năm qua. Khu vực này tuy dân số không lớn nhưng số lượng
hàng thủy sản tiêu thụ nhiều. Tính đến năm 1998, cả nước đã có 27 doanh
nghiệp chế biến thủy sản được xếp vào danh sách các đơn vị đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu sản phẩm sang thị trường châu Âu.
Ngoài ra, ta còn xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, chiếm khoảng 20%

đó ngày càng được các khách hàng tin cậy và trụ vững được trên thị trường này.
Đối với cà phê, thị trường tiềm năng có thể kể đến là Trung Quốc, Hàn
Quốc, Thái Lan, Nga và Đông Âu. Những nước này hàng năm vẫn nhập cà phê
của ta, song số lượng rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của
ta và bạn. Do vậy, trong những năm tới, mục tiêu của chúng ta là đẩy mạnh
cạnh tranh nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này, khẳng
định uy tín và chất lượng của cà phê Việt Nam. Tuy nhiên , chúng ta cũng cần
17

Trích đoạn I-Triển vọng:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status