Kinh nghiệm phát triển của Singapore và bài học cho Việt Nam - Pdf 10

Contents
Mở đầu ........................................................................................................................................................ 1
Phần I. Tổng quan về Singapore .................................................................................................................. 3
1.2. Tình hình phát triển kinh tế ............................................................................................................. 3
1.3. Các ngành kinh tế trọng điểm ........................................................................................................... 4
Phần II. Kinh nghiệm phát triển của Singapore ........................................................................................... 8
2.1. Phát triển Ngoại thương ................................................................................................................... 8
2.1.1. Kinh nghiệm của Chính phủ .................................................................................................. 8
2.1.1.1. Bộ máy quản lý thương mại Singapore ............................................................................. 8
2.1.1.2. Chính sách ngoại thương của Singapore ............................................................................ 9
2.1.2. Kinh nghiệm của doanh nhân ............................................................................................... 13
2.1.2. 1. Kinh nghiệm “ra biển lớn” của doanh nhân Singapore ................................................... 13
2.1.2.2. Xác định rõ những rào cản khi mở rộng thị trường ......................................................... 13
2.1.2.3. Thành công và tăng trưởng nhờ trung thành với những gì mình biết ............................. 13
2.1.2.4. Kiểm soát sự lớn mạnh .................................................................................................... 14
2.2.3. Bài học từ khủng hoảng tài chính châu Á .............................................................................. 17
3.2. Bài học cho Việt Nam ...................................................................................................................... 22
3.2.1. Phát triển tài chính ............................................................................................................... 22
3.2.1.1. Hoạt động ngân hàng ....................................................................................................... 22
3.2.1.2. Chính sách tài chính công ................................................................................................. 23
Mở đầu
Các nước đang phát triển có đặc điểm chung về kinh tế, đó là mức sống thấp, tỷ
lệ tích lũy thấp, trình độ kỹ thuật sản xuất thấp và năng suất lao động thấp. Những đặc
điểm này tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn, tưởng như khó thoát ra được.
Trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, có những nước tiếp tục rơi vào trì
trệ, phát triển thụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu Phi hay Nam Á. Có những
nước đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đưa đất nước thoát khỏi vòng luẩn quẩn, rút ngắn
khoảng cách, thậm chí đuổi kịp các nước phát triển. Trong đó có Singapore.
Từ một nước thuộc địa, nghèo nàn, thuộc thế giới thứ ba, Singapore đã phát triển trở
thành con rồng châu Á và vươn lên hàng các nước phát triển trên thế giới. Với nhiều điểm
Kinh nghiệm phát triển của Singapore và bài học cho Việt Nam

Âu.
Hình ảnh của Singapore khi vừa mới được tự trị, năm 1960, được một tờ tạp chí
mô tả thật ảm đạm, như một vũng nước tù đọng, nghèo nàn và lạc hậu. Singapore gần
như là một đảo quốc không có tài nguyên gi đáng giá, kể cả nước ngọt để uống và
sinh hoạt cũng phải nhập khẩu, ngoài biển cả mênh mông nước mặn vây quanh.
Giờ đây, ai cũng phải công nhận rằng Singapore là một đất nước rất thành công
trong phát triển kinh tế. Ngày nay, thu nhập bình quân đầu người của Singapore vượt trên
con số 52.000 đô la Mỹ, xếp thứ 4 thế giới, với mức tăng bình quân đầu người gần 600
USD mỗi năm. Tốc độ phát triển đó đã đưa một nước Singapore thuộc các quốc gia kém
phát triển, chỉ sau ba thập niên, vươn lên đứng trong những nước phát triển nhất.
Dù còn đó những lời bình khác nhau từ bên ngoài, thế giới phải công nhận họ là
xứ sở trong lành. Theo nghĩa thực, đó là môi trường sạch sẽ và xanh tươi. Theo nghĩa
rộng, đó là cuộc sống văn minh, kỹ cương và mức độ tham nhũng xếp loại thấp nhất thế
giới. Ở đây, một nước Singapore nhiều dân tộc (Hoa, Ấn, Mã lai), nhiều tôn giáo (Khổng
giáo, Thiên chúa giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo), nhưng xã hội ổn định, mọi người cùng tồn
tại bên nhau và cùng đưa đất nước phát triển nhanh trở thành Con Rồng châu Á, đạt
những tiêu chí sống - tuổi thọ và thu nhập - hàng đầu thế giới.
1.2. Tình hình phát triển kinh tế
Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản. Sự can
thiệp của chính phủ vào nền kinh tế được giảm thiểu tương đối nhiều. Singapore có môi
Nhóm 7 Lớp KTE406(1-1011).4_LT Page 3

Kinh nghiệm phát triển của Singapore và bài học cho Việt Nam
trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định.
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài.
Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp,
chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển,
hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu
châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc

cắt giảm chi tiêu. Lĩnh vực dịch vụ chỉ tăng trưởng 5,3% trong quý 3/2008 sau khi tăng
trưởng 7,1% trong quý 2/2008.
- Thương mại: Thương mại là nhân tố quyết định của nền kinh tế Singapore, vì
thế chính sách thương mại của đảo quốc này có thể tóm lược trong hai yếu tố chính: Bảo
toàn và mở rộng thị trường, giảm thiểu các rào cản thương mại. Đảm bảo hoạt động của
các quốc gia trong khuôn khổ những qui định do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề
ra.
Ngoài ra, chính sách thương mại của Singapore cũng phù hợp với một số thoả hiệp
song phương và đa phương đã được ký kết giữa Singapore với một hay nhiều nước khác
như chương trình Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Thoả ước thương mại
tự do (FTAs), Thoả ước công nhận hỗ tương (MRAs)... Trong những năm cuối thế kỷ 20,
Singapore đã sử dụng hai phương tiện truyền thống trong thương mại là Hội chợ và các
đoàn công tác để giúp các công ty ở địa phương tiếp cận được những cơ hội làm ăn thuận
lợi.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Singapore là 302,7 tỷ USD (theo trị giá
FOB), kim ngạch nhập khẩu là 252 tỷ USD (theo trị giá CIF). Các mặt hàng xuất khẩu
chính là: máy móc thiết bị (bao gồm máy móc thiết bị điện tử), hàng tiêu dùng, hóa chất,
nhiên liệu khoáng. Các mặt hàng nhập khẩu chính là: máy móc thiết bị, nhiên liệu
khoáng, hóa chất, thực phẩm.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Malayxia 12,9%, Hồng Kông 10,5%, Inđônêxia
9,8%, Trung Quốc 9,7%, Mỹ 8,9%, Nhật Bản 4,8%, Thái Lan 4,1%. Thị trường nhập
khẩu chủ yếu: Malayxia 13,1%, Mỹ 12,5%, Trung Quốc 12,1%, Nhật Bản 8,2%, Đài
Loan 5,9%, Indonexia 5,6%, Hàn Quốc 4,9%.
Mặc dù Singapore đã giảm được sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ thông qua xuất
khẩu sang các thị trường trong khu vực, song sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế
giới này do cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn ở trong
nước đã động tiêu cực đến ngành xuất khẩu của Singapore.
Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Singapore cho đến nay chịu
nhiều tác động do lượng đơn đặt hàng từ những thị trường lớn giảm sút.
Nhóm 7 Lớp KTE406(1-1011).4_LT Page 5

Thuỵ Sỹ, Hà Lan, Na Uy, Đức, Nhật Bản, Malayxia, Đài Loan, Hồng Kông...
Nhóm 7 Lớp KTE406(1-1011).4_LT Page 6
Kinh nghiệm phát triển của Singapore và bài học cho Việt Nam
Hầu hết vốn FDI vào Singapore tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính,
dịch vụ bảo hiểm, nhà hàng và khách sạn, sản xuất công nghiệp... Tổng số vốn nước
ngoài hiện đang đầu tư tại Singapore (tính đến 12/2007): 214,5 tỷ USD.
Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Singapore
Cùng với nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Singapore cũng
đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài, nhằm tạo "cánh tay bên ngoài" (external wing) cho
Singapore. Các thị trường đầu tư chủ yếu của Singapore là các nước ASEAN, trong đó
có Việt Nam. Những lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khai thác dầu khí, sản xuất công nghiệp,
dịch vụ tài chính, bất động sản. Tổng số vốn Singapore đầu tư ra nước ngoài (tính đến
12/2007) là 111,2 tỷ USD.
Nhóm 7 Lớp KTE406(1-1011).4_LT Page 7
Kinh nghiệm phát triển của Singapore và bài học cho Việt Nam
Phần II. Kinh nghiệm phát triển của Singapore
2.1. Phát triển Ngoại thương
2.1.1. Kinh nghiệm của Chính phủ
2.1.1.1. Bộ máy quản lý thương mại Singapore
Bộ máy đầu não chịu trách nhiệm điều hành nền thương mại Singapore là Bộ
Thương mại và Kỹ nghệ (Ministry of Trade and Industry – MTI). Hoạt động của cơ
quan này nhằm tạo điều kiện mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia thông qua sự ổn
định và tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện tốt chức năng của mình, MTI tiến hành việc
hoạch định và phân tích kinh tế, điều hợp các chính sách kinh tế của chính phủ.
Về mặt tổ chức, ngoài bộ máy hành chánh trực thuộc, MTI còn có trách nhiệm
giám sát và hỗ trợ hoạt động cho các đơn vị dưới đây: - Cục thống kê; Cục dịch vụ
thông tin; Sở cân đo; Hội đồng phát triển kinh tế (EDB); Hội đồng cấp giấy phép hoạt
động cho các khách sạn; Hội đồng thành phố Jurong; Hội đồng khoa học và công nghệ
quốc gia; Hội đồng tiện ích công cộng; Tập đoàn phát triển Sentosa; Hội đồng hiệu suất
và định chuẩn Singapore; Hội đồng du lịch Singapore; Hội đồng phát triển thương mại

thương mại. Sự mở rộng hoạt động ngoài nước cũng được chú trọng triệt để. Các nỗ lực
của tổ chức này nhằm tăng cường và đa dạng hoá hoạt động thương mại và đầu tư của
Singapore tại hải ngoại nhắm chủ yếu vào các thị trường châu Á, Mỹ và Liên minh châu
Âu (EU).
Hiện nay TDB có hơn 30 văn phòng thương mại trên khắp thế giới, với chức
năng quảng bá cho nền thương mại Singapore và quan trọng hơn cả là hỗ trợ các công ty
Singapore trong giao thương quốc tế. Sự hỗ trợ này được thể hiện một cách nhuần
nhuyễn và đa dạng thông qua các đoàn công tác, các hội chợ thương mại để tìm cơ hội
hợp tác và đầu tư.
Tính đến nay, đã có hơn 140 công ty trên thế giới đặt cơ quan đầu não của họ tại
Singapore. Nhiều công ty khác đang toan tính làm việc này. Chính quyết định đặt trụ sở
của họ tại Singapore đã góp phần biến đảo quốc này thành một trung tâm thương mại
quốc tế. Về mặt hàng hải, Singapore là hải cảng bận rộn nhất thế giới, đồng thời là một
trung tâm dịch vụ hậu cần và vận chuyển quốc tế.
2.1.1.2. Chính sách ngoại thương của Singapore
* Ngoại thương và kiểm soát lạm phát
Thương mại là nhân tố quyết định của nền kinh tế Singapore, trong đó, quan
trọng nhất là ngoại thương. Chính sách ngoại thương của đảo quốc này có thể tóm lược
trong hai yếu tố chính:
- Bảo toàn và mở rộng thị trường, giảm thiểu các rào cản về thương mại.
Nhóm 7 Lớp KTE406(1-1011).4_LT Page 9
Kinh nghiệm phát triển của Singapore và bài học cho Việt Nam
- Đảm bảo hoạt động của các quốc gia trong khuôn khổ những qui định do Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) đề ra.
Ngoài ra, chính sách thương mại của Singapore cũng phù hợp với một số thoả
hiệp song phương và đa phương đã được ký kết giữa Singapore với một hay nhiều nước
khác như chương trình Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Thoả ước
thương mại tự do (FTAs), Thoả ước công nhận hỗ tương (MRAs)…
Đầu năm 1999, nền kinh tế châu Á có dấu hiệu hồi phục, các hoạt động xúc tiến
thương mại của Singapore trong vùng được đẩy mạnh. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại

mang tính chất xã hội và chính trị.
Khắc phục những hệ quả không mong muốn của một chiến lược đẩy mạnh xuất
khẩu đối với giá cả trong nước không phải là điều dễ dàng, nếu không có một chính
sách tỷ giá và một sự sử dụng dự trữ ngoại tệ quốc gia đúng đắn, phù hợp, một chiến
lược công nghiệp hóa hiệu quả, một môi trường đầu tư cởi mở và trên hết là một ý chí
tiết kiệm mạnh mẽ của toàn thể cộng đồng.
Kinh nghiệm thành công của Singapore chỉ ra rằng đồng ngoại tệ kiếm được từ
xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô, nông hải sản phải được dùng để mua máy móc
thiết bị cho các ngành công nghiệp thâm dụng lao động (labour intensive) để có thể xuất
khẩu các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động lớn.
Những đồng ngoại tệ kiếm được từ việc xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng
lao động lớn lại phải được tiếp tục sử dụng cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị, quy
trình công nghệ cao cho những ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ hay thâm dụng
vốn (technology intensive hay capital intensive) để những ngành này, trong một tương
lai không xa có thể xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
Khoảng cách thời gian của những nỗ lực đầu tư nói trên thông thường đều gây ra
một chu kỳ lạm phát. Những chu kỳ này được khắc phục bằng nỗ lực tiết kiệm của toàn
thể cộng đồng dân tộc (cả nhà nước lẫn nhân dân), cải cách thủ tục hành chính, quyết
tâm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất tốt (đường sá, điện nước, trường học, bệnh viện, hệ
thống an sinh xã hội). Thời gian đầu tư sẽ được rút ngắn, hệ số ICOR sẽ giảm, hiệu quả
của đầu tư sẽ tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiến rất nhanh và lạm phát sẽ được
kiểm soát.
Bằng những nỗ lực vì lợi ích lâu dài của nền kinh tế đất nước, những biện pháp
điều chỉnh ngắn hạn và chiến lược phát triển dài hạn mới có thể được kết hợp một cách
đồng bộ và hài hòa để đạt được cả hai mục tiêu mà tất cả chúng ta đều mong muốn, đó
là tăng trưởng và ổn định.
* Hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhóm 7 Lớp KTE406(1-1011).4_LT Page 11
Kinh nghiệm phát triển của Singapore và bài học cho Việt Nam
Tại hội thảo “Chiến lược cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khủng

2.1.2. Kinh nghiệm của doanh nhân
2.1.2. 1. Kinh nghiệm “ra biển lớn” của doanh nhân Singapore
Thương mại luôn là ngành trụ cột thúc đẩy kinh tế phát triển của đảo quốc Sư tử.
Tuy thị trường tiêu thụ nội địa nhỏ bé và hầu như không phong phú về tài nguyên thiên
nhiên, nhưng Singapore đã thiết lập một nền kinh tế mở từ rất sớm và thịnh vượng từ
ngành công nghiệp xuất khẩu của riêng mình.
Khoảng 60% doanh nghiệp Sigapore lấy xuất khẩu làm hoạt động chủ yếu, trong
khi tỷ lệ trung bình của thế giới là 30%. Chính vì vậy, các doanh nhân Singapore sớm
tích lũy và sở hữu được nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường toàn cầu.
2.1.2.2. Xác định rõ những rào cản khi mở rộng thị trường
Các thế hệ doanh nhân Singapore luôn truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm
quý báu khi phát triển thị trường toàn cầu. Theo họ, các yếu tố như tệ quan liêu, những
quy định và ràng buộc khắt khe của các khu vực hay quốc gia, sự thiếu kiến thức tổng
thể về thị trường, sự bất ổn về chính trị và xã hội là những rào cản cần được khắc phục
ngay từ đầu.
Trong kinh doanh, người Singapore luôn để tâm đến yếu tố chính trị và môi
trường xã hội ở nơi họ phát triển hoạt động kinh doanh. Do đó, các thị trường xuất khẩu
chủ yếu của doanh nhân Singapore là những thị trường truyền thống hay thị trường tìm
được thông qua các đối tác tin cậy. Một khi các doanh nhân Singapore quyết định hoạt
động kinh doanh tại một thị trường nào đó, họ luôn tuân thủ các luật lệ và tập quán
thương mại tại thị trường đó.
2.1.2.3. Thành công và tăng trưởng nhờ trung thành với những gì mình biết
Một trong những thành công mà các doanh nhân Singapore học được và vận
dụng thành công từ những tập đoàn, công ty lớn trên thế giới là việc phát triển thị
trường dựa trên những điều kiện và năng lưc thực tế của mình. Thông thường, các
doanh nghiệp Singapore phát triển thị trường mới bằng cách đem những sản phẩm thành
công và có lợi thế cạnh tranh nhất của mình đem bán ra nước ngoài. Cách thức này
nhằm hạn chế rủi ro so với việc cho ra đời sản phẩm mới, tạo dựng thương hiệu, xây
dựng các chính sách phát triển sản phẩm mới vốn rất tốn kém.
Theo một cuộc điều tra về ý kiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status