Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty ALTEX Thăng Long sang thị trường EU - Thực trạng và giải pháp - Pdf 11

MỤC LỤC
1
DANH MỤC TÊN BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam giai đoạn
1999- 2007
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang EU
Bảng 3: Số liệu về việc nhập hàng từ các nguồn hàng quan trọng đối với từng
mặt hàng chính của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty từ
2004-2007
Bảng 5: Km ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo thị trường của công
ty ARTEX Thăng Long năm 2005-2007
Bảng 6: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gần B ảng 7:
Vốn của công ty trong 4 năm gần đây
Bảng 8: Thu nhập bình quân của mỗi người trong từng phòng ban của công ty
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2005- 2007 của
công ty ARTEX Thăng Long.
Bảng 10: Tỷ trọng hàng thêu ren xuất khẩu sang thị trường EU của công ty
ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre, cói, guột, gỗ, nhựa các loại sang
thị trường EU của công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu hàng g ốm s ứ sang thị trường EU của công ty
ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu h àng TCMN kh ác sang thị trường EU của
công ty ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 14: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN sang các nước EU của công ty
ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007.
Bảng 15: Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp hàng TCMN sang EU của công ty
ARTEX Thăng Long giai đoạn 2005- 2007
Bảng 16: Kim ngạch xuất khẩu nhận uỷ thác hàng TCMN của công ty
ARTEX Thăng Long sang thị trường EU trong giai đoạn 2005- 2007

sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp.”
3
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Như ở trên đây đã nói, phát triển xuất khẩu hàng TCMN của công ty
ARTEX Thăng Long vào thị trường EU có vai trò rất lớn trong hoạt động
kinh doanh của công ty. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu
về thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của công ty ARTEX Thăng Long sang
thị trường EU trong những năm gần đây và từ đó đưa ra được những giải pháp
cụ thể để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Xuất khẩu nói chung là một vấn đề rất rộng lớn nên không thể đề cập
hết được ở đây. Trong đề tài này ta chỉ nghiên cứu trong phạm vi xuất khẩu
hàng TCMN của công ty ARTEX Thăng Long chỉ trong thị trường EU. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài chính là hàng TCMN của công ty ARTEX Thăng
Long.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài em có dùng những
phương pháp như: phương pháp phân tích theo mô hình, phân tích ngoại suy,
phương pháp phân tích số liệu, đưa ra số liệu thống kê và phân tích…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam và giới
thiệu khái quát quá trình hình thành phát triển của công ty ARTEX
Thăng Long.
Chương 2: Thực trạng kinh doanh và xuất khẩu hàng TCMN của công ty
ARTEX Thăng Long vào thị trường EU năm 2005-2007.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hàng TCMN sang thị trường EU
của công ty ARTEX Thăng Long.
Để hoàn thành được chuyên đề này, trong thời gian thực tập tại công ty
ARTEX Thăng Long. JSC, em đã được các cô chú tại phòng Thị trường và
phòng Kế toán của công ty giúp đỡ và tạo mọi điều kiện, cùng với sự hướng

công mỹ nghệ là mặt hàng bao gồm các đồ trang sức trang trí làm bằng tay, sử
dụng công cụ đơn giản để sản xuất ra sản phẩm.
Từ những quan niệm trên ta có thể rút ra một quan niệm chung như
sau: Hàng TCMN những hàng hóa được sản xuất bằng phương pháp thủ
6
công, gắn liền với phong tục tập quán và mang đậm các nét văn hóa của nơi
tạo ra hàng hóa đó. Ở nước ta từ trước đến nay vẫn tồn tại nhiều nghề với
nhiều làng nghề truyền thống và đã có tên tuổi trong lịch sử phát triển đất
nước, con người Việt Nam như: Tơ lụa Hà Đông, Gốm Phù Lãng, Gỗ Đông
Kỵ, Gốm Bát Tràng…Ở những nơi đó hội tụ các nghệ nhân lành nghề và
chính họ đã tạo ra những sản phẩm có thể nói là những tác phẩm nghệ thuật
Từ đó cho thấy hàng TCMN là những sản phẩm mang tính chất truyền
thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hóa lại
là những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật thậm chí có thể trở thành di
sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa của từng vùng lãnh thổ hay
từng quốc gia nơi sản xuất ra những sản phẩm đó. Hàng thủ công mỹ nghệ
không những là những tác phẩm phục vụ cho đời sống tinh thần hay nhu cầu
thưởng thức của xã hội mà còn là những sản phẩm vật chất đáp ứng nhu cầu
trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chính vì điều này mà ngày nay hàng
thủ công mỹ nghệ không những có nhu cầu cao ở trong nước mà các thị
trường nước ngoài cũng rất chú ý đến những sản phẩm này và liên tục phát
triển theo xu hướng hội nhập, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới.
1.1.1.2. Phân loại hàng thủ công mỹ nghệ
Hàng TCMN là những mặt hàng thường có tính cơ bản là đơn chiếc,
không có sản phẩm nào là giống hệt sản phẩm khác. Có rất nhiều cách để
phân loại hàng thủ công mỹ nghệ để từ đó có thể hiểu rõ hơn về hàng thủ
công mỹ nghệ, tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày các làng nghề, các thợ
thủ công hay những nghệ nhân thường dựa vào các cách phân loại sau để
phân biệt hàng thủ công mỹ nghệ:
- Phân loại theo từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ (theo nguyên liệu) gồm:

1.1.1.3. Đặc điểm của hàng Thủ công mỹ nghệ.
a) Đặc điểm chung của hàng thủ công mỹ nghệ
- Tính đa dạng: Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất ra từ những
nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có ở thiên nhiên bao gồm các loại nguyên liệu có
nguồn gốc từ thực vật: vỏ cây, thân gỗ, thân sợi, các loại lá, củ…hay các loại
nguyên liệu xuất phát từ các loại động vật như da động vật, ngà sừng…cùng
với một số loại nguyên liệu được lấy từ đất, đá hay các kim loại, các phế liệu
của ngành sản xuất khác…Đây là ưu thế lớn nhất của ngành sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ có cơ hội phát triển từ việc tận dụng
nguyên vật liệu sẵn có trong nước để tạo ra các sản phẩm này. Sự phong phú
của nguyên liệu cũng thể hiện được tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ
nghệ và tạo nên những sản phẩm độc đáo. Tính đa dạng của sản phẩm thủ
công mỹ nghệ còn thể hiện rõ ở khía cạnh văn hóa. Mỗi sản phẩm mang
những nét riêng về phong tục tập quán của mỗi địa phương nơi làm ra những
sản phẩm đó, điều này làm tăng giá trị cho sản phẩm và gây cho khách hàng
một sự thích thú, như một sự khám phá khi thấy sản phẩm. Tất cả những sản
phẩm đó đều mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, chứa đựng trong đó
những ảnh hưởng văn hóa tinh thần, quan niệm nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo
của dân tộc.
- Tính đơn chiếc: Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất phân tán ở
khắp nhiều nơi trong những làng nghề, hay những địa phương, có quy mô nhỏ
và số lượng sản xuất là ít. Hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng hóa chủ yếu
được tạo ra từ bàn tay khéo léo và tài hoa của những nghệ nhân. Họ chính là
những lao động trẻ ở nông thôn, những thợ thủ công… Cùng với sự phát triển
không ngừng của xã hội, thì cho dù khoa học công nghệ phát triển cho ra đời
rất nhiều các sản phẩm máy móc hỗ trợ cho việc sản xuất hàng thủ công mỹ
9
nghệ nhưng cũng không thể thay thế được con người trong việc tạo ra các sản
phẩm mang “tâm hồn” của nền văn hóa đặc sắc. Đó là vốn quý để sản làm ra

giữ một biểu tượng minh chứng đặc trưng cho nền văn hóa truyền thống của
một dân tộc hay một địa phương, nơi sản xuất ra hàng thủ công mỹ nghệ đó.
Chính vì vậy hàng TCMN mang tính văn hóa cao.
- Tính mỹ thuật: Một đặc trưng rất dễ dàng nhận biết từ hàng thủ công mỹ
nghệ là tính mỹ thuật. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị sử
dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, đậm đà bản sắc dân tộc và mỗi sản phẩm có thể
nói là đều mang linh hồn đất Việt. Khác với những sản phẩm công nghiệp khác
được sản xuất bằng nhiều loại máy móc hiện đại thì hàng thủ công mỹ nghệ có giá
trị cao là vì sản phầm mang tính thủ công và chủ yếu là dựa vào đôi bàn tay khéo
léo trong tạo dáng, sự tinh sảo và điêu luyện của người thợ kết tinh trong từng sản
phẩm đó. Chính và đặc tính thủ công này đã tạo nên sự khác biệt và cho dù là
không sánh kịp tính ứng dụng của những sản phẩm công nghiệp nhưng sản phẩm
thủ công mỹ nghệ luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng. Những sản
phẩm như trống đồng Ngọc Lũ, phật nghìn mắt nghìn tay, sản phẩm thêu ren hay
những bộ gốm sứ cao cấp…là những minh chứng cho đời sống linh hoạt, cảnh
quan thiên nhiên và phong tục tập quán của dân tộc ta trong từng thời kỳ lịch sử.
- Tính chất thủ công: Công nghệ sản xuất ra những sản phẩm này chính là
sự kết giao giữa các phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật, tạo
nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm công nghiệp
hiện đại được tạo ra hàng loạt nhờ những máy móc hiện đại ngày nay. Tuy nhiên
đây cũng là đặc điểm làm cho hàng thủ công mỹ nghệ ngày nay càng được sự yêu
thích hơn của người tiêu dùng.
11
b) Đặc điểm cơ bản của từng loại hàng thủ công mỹ nghệ chính ở Việt
Nam.
* Hàng gốm sứ: Gốm là loại hàng hoá rất phổ biến trong cuộc sống của
mọi tầng lớp dân cư Việt Nam. Nghề gốm sứ Việt Nam đã có từ lâu đời, và
được sản xuất ở khắp nhiều miền trong cả nước. Điển hình như ở Miền Bắc
có gốm sứ Bát Tràng ở Hà Nội, gốm Đông Triều ở Quảng Ninh,làng Cậy (Hải
Dương), Hương Canh, Hiến Lễ (Vĩnh Phú), gốm Phù Lãng- Bắc Ninh, hay

Nhâm (Hà Nam), La Xuyên (Nam Định), Mỹ Xuyên (Huế)…
* Hàng dệt: Kỹ thuật dệt vải bông gai tơ tằm có từ thời Hùng Vương,
cho đến bây giờ ở Việt Nam đã có rất nhiều những làng nghề nổi tiếng như:
Tương Giang- Bắc Ninh, Vạn phúc- Hà Tây, Ninh Giang- Ninh Bình…Hàng
dệt rất phong phú và thường được làm ra từ những đôi bàn tay khéo léo của
phái đẹp nước ta nên nó thường được dùng để chăm sóc cho sắc đẹp và mang
đậm bản sắc dân tộc (bản sắc của phụ nữ Phương Đông) và cho đến nay tuy bị
chèn ép bởi sức cạnh tranh của rất nhiều những mặt hàng được làm ra từ máy
móc và công nghệ hiện đại nhưng hàng dệt Việt Nam truyền thống vẫn được
ưa chuộng một khi kết hợp với các nghề thêu ren với chất liệu bản địa (tơ
lụa).
Mặt hàng thêu ren cũng là mặt hàng rất được để ý hiện nay ở nước ta.
Là mặt hàng cũng có từ rất lâu và rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng như:
rồng, phượng, hoa sen, phong cảnh chân dung…với những chất liệu, màu sắc,
và ý nghĩa khác nhau
* Hàng sơn mài: Ở Việt Nam nổi tiếng với cây sơn trồng ở đất Phú Thọ
và rất có giá trị. Nhựa cây sơn Phú Thọ tốt hơn hẳn nhựa sơn trồng ở nơi
khác, là nguồn nguyên liệu đặc biệt quý giá. Chính vì vậy hàng sơn mài Việt
13
Nam nổi tiếng bền và đẹp. Ban đầu sơn mài chỉ có bốn màu: đen, đỏ, vàng,
nâu, dần cho đến nay bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú, lộng lẫy
và sâu thẳm với những sản phẩm như: tranh treo tường, lọ đựng hoa, bình
phong…
* Hàng đồng, đá, chạm, khắc: Đây là hàng hóa được làm ra từ một quy
trình rất phức tạp, tỉ mỉ và qua rất nhiều công đoạn. Một số sản phẩm được
làm ra như: hộp, khay, bàn cờ, mặt bàn, tranh treo tường…hay những sản
phẩm được làm từ khối đá cẩm thạch, qua trạm khắc đã trở thành những vòng
đeo tay, gạt tàn thuốc lá, tượng phật…Ở Việt Nam có những làng nghề như
làng Quan Khải, Hóa Khê dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là rất nổi tiếng với
nghề chạm khắc đá truyền thống.

và tương đối khó khăn. Sản phẩm của những làng nghề này chủ yếu phục vụ
đối tượng tiêu dùng hạn chế, thường là hàng đặc dụng - thường nằm trong
nhóm nghề dệt, may, sản xuất giấy, đèn đúc đồng…
Những làng nghề thuộc loại này thường có đặc điểm chính là sản phẩm
được làm ra từ những người thợ tay nghề cao và có thể làm ra một số sản
phẩm cao cấp nhất định đạt tới mức hoàn mỹ và rất bài bản. Tuy nhiên, số
lượng hàng tiêu thụ còn ít và chậm do giá thành sản xuất cao và có sản phẩm
thay thế lớn.
c) Những làng nghề bị suy vong và có khả năng mất đi.
Những làng nghề thuộc loại này là những làng nghề đã từng có thời
gian hoàng kim trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ
này, song đã bị suy thoái từ lâu do nhiều nguyên nhân mà cho đến nay chưa
hé mở nhu cầu tiêu thụ trên thị trường đối với các loại sản phẩm này. Biểu
hiện tiêu biểu cho loại làng nghề này là những làng nghề như: Những làng
15
nghề làm giấy sắc, dệt quai thao ở Hà Nội, làng tranh dân gian ở Bắc Ninh,
Hà Nội, Hà Tây…nghề khâu áo dài tứ thân ở Hà Tây, Hà Tây…
Nguyên nhân gây lên sự suy sụp của các làng nghề trên là rất nhiều, tuy
nhiên một số nguyên nhân chính như:
- Nhu cầu thị trường biến động: Điều này tác động trực tiếp đến các
làng nghề truyền thống. Nó đòi hỏi sự thích ứng của nền sản xuất
kinh doanh từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường và chấp nhận
cạnh tranh trên thị trường đó. Vấn đề nhu cầu về sản phẩm do
những làng nghề này sản xuất và khả năng thích ứng với thị trường
biến đổi bằng việc đa dạng hoá và đổi mới sản phẩm theo yêu cầu
của khách hàng…có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại của
những làng nghề và những làng nghề nào thích ứng được điều này
thì sẽ phát triển một cách nhanh chóng.
- Việc ban hành chính sách của nhà nước và việc thực thi chính sách
này chưa đồng bộ. Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh cho các

hàng hoá rất lớn. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường về mặt hàng này bỗng nhiên
thay đổi một cách đột ngột làm cho hình thành nhiều bất lợi cho người sản
xuất, nguyên liệu đầu vào khan hiếm và hàng làm ra tiêu thụ được rất ít. Các
làng nghề thuộc nhóm này như: sản xuất giấy gió ở Hà Tây, Hà Bắc; gò đúc
và cẩn đồng ở Hà Bắc, Hà Nội, Huế,… dệt thổ cẩm Chăm ở Quảng Nam- Đà
Nẵng…
1.1.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
trong những năm gần đây.
17
Theo thống kê của hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển
biến rõ rệt là phục hồi và tăng khá nhanh. Nếu như năm 1998, do khủng
hoảng tài chính kinh tế khu vực, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
chỉ đạt 111 triệu USD thì từ năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của Việt Nam đã tăng lên rất nhiều. Cụ thể là từ năm 1999 đến năm
2004 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ở nước ta đã tăng từ 168,28 triệu
USD lên 398,13 triệu USD, như vậy đã tăng 229.85 triệu USD nghĩa là tăng
hơn gấp hai lần trong vòng 5 năm. Điều này là do trong những năm gần đây
thị hiếu của người tiêu dùng đang có xu hướng hướng tới những sản phẩm
mang đậm nét dân tộc. Chính vì vậy, càng ngày kim ngạch xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài trên thế giới
càng tăng. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 607,5 triệu USD,
đến năm 2007 thì kim ngạch này đã được tăng lên 19% và đạt 750 triệu USD.
Dưới đây là bảng thể hiện kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam giai đoạn 1999- 2007:
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam giai đoạn 1999- 2007
Năm Giá trị XK hàng
TCMN (tr. USD)
Tổng giá trị XK cả

yêu cầu của khách hàng và đôi khi sản phẩm còn quá đơn điệu và chất lượng
không đồng đều. Nguyên liệu khai thác chưa được tốt và nhiều khi còn bị
động bởi sự thay đổi của thiên nhiên làm ảnh hưởng đến sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ cho xuất khẩu. Hơn nữa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của
nước ta còn phân tán làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm trở nên không đều,
dễ bị lẫn lộn tốt xấu, hoạt động sản xuất mang tính tự phát, thiếu sự tổ chức
hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp lớn là nguyên
nhân làm cho tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giảm
xuống.
Tuy vậy, hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta ngày càng được cải thiện
hơn. Các làng nghề liên tục cho ra đời những sản phẩm độc đáo, đa dạng về
mẫu mã, chủng loại, phong phú về màu sắc …điều đó đã làm cho khả năng
cạnh tranh với đối thủ khác được dễ dàng hơn. Chính vì vậy, hàng thủ công
19
mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở khắp nhiều nơi trên thế giới. Các thị
trường truyền thống và thị trường mục tiêu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam ngày càng được củng cố và mở rộng hơn. Thời kỳ hoàng kim
của hàng thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975 đến 1986. Tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu đạt bình quân 40%, cao điểm đạt 53,4% (năm 1979). Giai đoạn
trước 1990, thị trường chủ yếu là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo
những thỏa thuận song phương. Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi những
biến động chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD). Từ sau năm 2000, thị
trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN, do
những nỗ lực tìm kiếm thị trường. Trong đó, EU chiếm 50% giá trị xuất khẩu,
Nhật Bản được xem là thị trường chính ở Châu Á, với 5% tỷ trọng. Mỹ là thị
trường đầy triển vọng. Số các nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, từ 50
năm 1996, tăng lên 133 nước vào năm 2005; và hiện nay, sản phẩm thủ công
mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Theo một con số thống kê gần đây, giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ chính yếu qua các năm từ 2000 đến 2006 như sau: 2000 đạt

Âu (EEC) mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Việt Nam xuất khẩu
sang EU chủ yếu là các mặt hàng: Giầy dép, quần áo, thực phẩm (nông sản,
thủy sản), hàng thủ công mỹ nghệ…Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm Việt
Nam xuất khẩu được 100 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ (gồm sứ, mây
tre, gỗ mỹ nghệ) sang EU. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được ưa chuộng
ở thị trường Đông và Tây Âu. Trong những sau đấy, nhóm hàng này được đẩy
mạnh sang thị trường EU và tiếp tục được nâng cao chất lượng sản phẩm, cải
tiến mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu của thị trường này.
21
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang EU
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Kim ngạch xuất khẩu
hàng TCMN
361.24 398.13 565 630.4 750
Kim ngạch xuất khẩu
hàng TCMN sang EU
179.7 200 275 378 458.5
Nguồn: Bộ Thương Mại
EU là khu vực thị trường có nhiều triển vọng cho xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam, và từ năm 2000 trở lại đây thị trường EU chiếm
khoảng 50% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Nước ta
xuất khẩu sang thị trường EU các mặt hàng chính là gỗ, trong đó, Đức, Pháp,
Hà Lan đã chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu. Qua bảng trên ta thấy được
sự tăng lên rõ rệt của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta sang thị
trường EU. Cụ thể là từ năm 2003, kim ngạch mới chỉ đạt 179.7 triệu USD,
đến năm 2004 thì kim ngạch đó tăng lên là 200 triệu USD, năm 2005 đạt 275
triệu USD- chiếm 5,4% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Năm 2006, v
ới kim ng ạch l à 378 tri ệu USD Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
vào Pháp đạt 81,8 triệu USD; Đức đạt 62,5 triệu USD; Bỉ đạt 36 triệu USD;

lai.
23
1.1.3.Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam.
1.1.3.1.Nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới.
Thị trường của các loại sản phẩm này ngày càng được mở rộng cả thị
trường trong nước và thị trường nước ngoài. Khách hàng các nước khác
thường tìm kiếm nguồn gốc Á Đông với những sản phẩm từ chính bàn tay lao
động thủ công của những người thợ tạo nên từ những nguyên liệu thiên nhiên
sẵn có trong nước là chủ yếu. Trong thời gian gần đây thị trường nước ngoài
của một số mặt hàng truyền thống ngày càng mở rộng do xu hướng tiêu dùng
mở rộng và có tiềm năng rất lớn như gốm sứ, gỗ,mây tre đan, thêu ren, thổ
cẩm…Các khách nước ngoài vào du lịch Việt Nam càng tăng, họ tham quan
và mua hàng là một cơ hội cho các làng nghề Việt Nam có cơ hội để thúc đẩy
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo hình thức xuất khẩu tại chỗ.Đó là một
thế mạnh của Việt Nam cần được phát huy và cần được hỗ trợ để phát triển cho
việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Việt Nam.
Hàng TCMN của Việt Nam mặc dù chiếm được nhiều ưu thế trong
xuất khẩu, nhưng vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để chiếm giữ thị trường
xuất khẩu. Theo nghiên cứu thị trường, nhu cầu của một số thị trường lớn về
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như sau: Nhu cầu của thị trường Hoa
Kỳ nghiên cứu cho đến năm 2010 là khoảng 400 triệu USD hàng TCMN của
Việt Nam, với thị trường EU thì nhu cầu hàng TCMN này cao hơn với con số
600 triệu USD năm 2010. Đặc biệt hơn với thị trường Nhật Bản là thị trường
được xếp thứ hạng cao trong số những thị trường xuất khẩu của Việt Nam, là
thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng hứa hẹn trong tương lai. Kim ngạch
xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản mỗi năm
khoảng 54 triệu USD/ năm, chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của
Nhật Bản. Đó là một số thị trường có tiềm năng lớn để Việt Nam có thể xuất
24
khẩu hàng TCMN sang, và dựa vào những con số này, Việt Nam sẽ phải cố


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status