Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp - Pdf 64

Chuyờn thc tp cui khúa
trờng đại học kinh tế quốc dân
KHOA THƯƠNG MạI Và KINH Tế QUốC Tế

ơ
CHUYÊN Đề THựC TậP CUốI
KHOá
Đề tà i:
HOT NG XUT KHU HNG DT MAY VIT NAM
SANG TH TRNG EU: THC TRNG V GII PHP
Sinh viên thực hiện : TRầN LONG áNH
Mã sinh viên : cq480138
Lp : kinh tế quốc tế b
Khoá : 48
Giáo viên hớng dẫn : ths. đỗ thị hơng
Sinh viờn thc hin: Trn Long nh Lp: Kinh t Quc t 48B

Chuyên đề thực tập cuối khóa
Sinh viên thực hiện: Trần Long Ánh Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
2
Hµ Néi - 2010
Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở Ban
Nghiên cứu thị trường, Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công thương và
sự chỉ dẫn của ThS. Đỗ Thị Hương, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập cuối
khóa của mình. Tuy nhiên do hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm thực tế nên
chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,các anh chị Ban Nghiên cứu thị trường,
Viện Nghiên cứu Thương mại để tôi có thể hoàn thiện hơn chuyên đề của
mình.

kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngành dệt may có tác động trực
tiếp tới ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may đang đứng trước vận hội
mới, thâm nhập và phát triển thị trường mới, giữ vững thị trường truyền thống
là vấn đề được đặt ra hiện nay.
EU là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới đồng thời cũng
là bạn hàng truyền thống của dệt may xuất khẩu Việt Nam. Nhưng trong thời
gian qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU còn rất khiêm tốn, chưa
tương xứng với tiềm năng phát triển ngành dệt may của Việt Nam cũng như
nhu cầu tiêu thụ của EU. Chính vì vậy, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam sang EU trong thời gian tới là hết sức thiết thực. Xuất phát từ
lý do đó, em xin chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Chuyên đề đi vào phân tích thực trạng, đánh giá những thành công
cũng như những tồn tại của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
EU. Từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam sang thị trường EU.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát những đặc điểm, tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.
- Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU trong
thời gian qua, đánh giá những mặt thành công, hạn chế và chỉ rõ những
nguyên nhân dẫn dến thành công, hạn chế đó.
- Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam sang thị truờng EU trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Trần Long Ánh Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B

nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp và
có nhiều quy trình sản xuất con. Trong khi đó, việc sản xuất lại phục vụ cho
nhiều tiêu thức như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ. Mỗi
phương thức lại có những khác biệt về việc theo dõi bán hàng, cung ứng
nguyên phụ liệu cũng như các phân tích quản trị khác liên quan đến điều độ
sản xuất.
Từ tháng 4 ngành dệt may bắt đầu vào vụ cao điểm sản xuất. Các hợp
đồng sản xuất hàng hoá được chia theo 2 mùa rõ rệt: quần áo mùa đông sản
xuất từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa hạ từ tháng 11 đến tháng 1. Ngoài thời
gian cao điểm này, hơn 2 tháng còn lại, các doanh nghiệp dệt may khá “rỗi”
việc, khối lượng công việc chỉ bằng 60% các tháng còn lại.
Một đặc thù khác của ngành dệt may Việt Nam là phụ thuộc phần lớn
vào nguyên liệu nhập khẩu (70% nguồn xơ, sợi là nhập khẩu), công nghệ còn
lạc hậu so với thế giới, lợi nhuận thực thu chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng kim
ngạch xuất khẩu, xuất khẩu hầu hết qua trung gian dưới hình thức gia công,
Sinh viên thực hiện: Trần Long Ánh Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
9
Chuyên đề thực tập cuối khóa
các giao dịch kinh tế phụ thuộc vào nhìêu ý kiến chỉ định từ phía khách hàng.
Như vậy, đặc thù của ngành may là “gia công- bán sức lao động” cho nên
hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp. Các doanh nghiệp khu công nghiệp mở
rộng, chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài thu hút nhiều lao động, nhưng
không mất chi phí đào tạo, mà chủ yếu thu hút lao động của các doanh nghiệp
trong nước, vì vậy đã tạo ra sự cạnh tranh khá gay gắt về lao động khiến các
doanh nghiệp trong nước thường xuyên bị biến động về lực lượng lao động.
1.1.2. Các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam
Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ được biết đến đơn thuần là các
sản phẩm quần áo, mà bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và
sinh hoạt như: lều, buồm, chăn , màn, rèm…
Với ngành may mặc Việt Nam, sản phẩm của ngành cũng rất đa dạng

hết cũng tập trung ở 2 khu vực này.
Xét tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên trên tổng số lao động
toàn ngành thì đó là một con số khá khiêm tốn – hơn 4%. Tuy là ngành sử
dụng nhiều công nhân, nhưng một tỷ lệ như vậy đã được các chuyên gia trong
ngành đánh giá là quá thấp.
Nhận định chung về lực lượng cán bộ hiện nay của ngành dệt may đang
có xu hướng già đi, và chưa có lớp kế cận. Lý do là thu nhập bình quân của
ngành dệt may thấp so với các ngành khác và điều kiện làm việc cũng như đãi
ngộ cũng không tốt, nên thiếu hấp dẫn trong việc thu hút lao động.
Cán bộ thiết kế mẫu mốt, cán bộ marketing trong các doanh nghiệp
dệt may đang rất thiếu và yếu, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng internet để tạo
lợi thế trong tiếp cận khách hàng ở các nước và marketing cho công ty và
sản phẩm.
Về năng suất lao động, ngành dệt may của ta có năng suất lao động
thấp hơn so với khu vực. Cùng một ca làm việc, năng suất lao động bình
quân của một lao động ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt 12 áo sơ mi ngắn
tay hoặc 10 quần, thì một lao động Hồng Kông năng suất lao động là 30 áo
hoặc 15 – 20 quần.
Những bất cập về nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng nguồn
nhân lực đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của toàn ngành. Mục tiêu
hiện nay mà ngành dệt may đặt ra cho mình là phấn đấu đứng trong top 5
nước xuất khẩu dệt may lớn của thế giới, và định hướng phát triển của ngành
là theo hướng thời trang – công nghệ - thương hiệu. Với hướng đi như vậy
Sinh viên thực hiện: Trần Long Ánh Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
11
Chuyên đề thực tập cuối khóa
nguồn nhân lực của toàn ngành dệt may phải hướng đến chất lượng cao,
nguồn nhân lực cần là yếu tố quan tâm số một trong việc tạo ra lợi thế cạnh
tranh, đào tạo cần được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để nguồn
nhân lực đạt đến chất lượng mong muốn.

Sinh viên thực hiện: Trần Long Ánh Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
12
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị
trường nội địa.
- Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt
hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu.

hội
-Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành may
mặc Việt Nam.
-Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sễ khiến
cho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt
là các sản phẩm trung và cao cấp.
-Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm
của các nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sản
phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng hơn thị phần xuất khẩu cũng như
tăng giá trị xuất khẩu.
-Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu
đãi về thuế suất khi xuất khẩu hàng may mặc vào các nước khác.
Thách
thức
- Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối
với chất lượng của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hàng
hóa của Việt Nam.
- Hàng hóa Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác có nguy cơ
bị kiện bán phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ
ngành may mặc của nước nhập khẩu.
- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá
thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của

phần đưa Việt Nam trở thành một trong 9 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn
nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may
đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất
khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu
thô, giày dép, thủy sản… Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt
Nam đạt 9,2 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2008.
Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện
các đơn hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh nghiệp có
khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều.
Do đó giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam còn thấp,
dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất
khẩu cao trong những năm qua. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may trong
nước lại chưa chú trọng đến thị trường nội địa với số dân đông đảo như hiện
Sinh viên thực hiện: Trần Long Ánh Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa
nay. Chính vì thế, hàng may mặc Việt Nam dù được đánh giá khá cao tại
nước ngoài thì lại không được coi trọng ở trong nước. Quần áo của Trung
Quốc với giá rẻ và mẫu mã đa dạng có thể được tìm thấy ở khắp các cửa
hàng, siêu thị, chợ của Việt Nam trong khi hàng Việt Nam thì hầu như vắng
bóng. Gần đây, hàng may mặc của Việt Nam với một số thương hiệu như
May 10, Việt Tiến, Ninomax, Made in Vietnam… đã dần được người tiêu
dùng Việt Nam chú ý hơn. Tuy nhiên ở phân khúc thị trường hàng may mặc
giá rẻ thì hàng Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc
ngay trên “sân nhà”.
Một thực tế nữa là ngành may mặc của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá
nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá nguyện phụ liệu
nhập khẩu thường chiếm gần 70 – 80% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại hơn
nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng

giờ chúng ta đã sản xuất được một phần nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất hóa chất thuốc nhuộm phục vụ
ngành may mặc cũng phát triển theo chiều hướng khả quan, ngành dệt
may đang phấn đấu đạt được tỷ lệ nguyên liệu nội địa hóa là khoảng 50%
vào năm 2012.
Xét về cơ cấu mặt hàng dệt may:
Ngành công nghiệp dệt may đã có những thay đổi đáng kể từ sau đổi
mới, từ chỗ sản xuất không đủ cho nhu cầu trong nước đến nay đã có thể đáp
ứng được và còn xuất khẩu với kim ngạch ngày càng cao. Để đáp ứng tốt hơn
nhu cầu rộng rãi của khách hàng, các sản phẩm dệt may cũng có nhiều thay
đổi, đa dạng hóa cả về mẫu mã và chất lượng.
Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng sợi nhân tạo được sử dụng tăng lên.
Trong khâu dệt vải, đã có nhiều sản phẩm dệt cao cấp được sản xuất.
Cơ cấu các sản phẩm may công nghiệp cũng có những thay đổi đáng
kể, từ chỗ chỉ may quần áo bảo hộ lao động, đồng phục học sinh đến nay
ngành đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của khách hàng trong và ngoài nước: quần jean, comple… Sản xuất phụ liệu
may cũng có nhiều thay đổi cả về chủng loại và chất lượng như: khóa kéo
Nha Trang, chỉ khâu Phong Phú… đạt tiêu chuẩn quốc tế và được sử dụng
trong may xuất khẩu.
Bên cạnh những cải tiến rất lớn trong ngành dệt may thì cũng có những
Sinh viên thực hiện: Trần Long Ánh Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa
tồn tại như: trang thiết bị chuyên dụng hiện đại còn ít nên phải dùng thủ công
nhiều khiến năng suất lao động thấp và một số sản phẩm cao cấp như:
comple, áo khoác dạ… thì có ít doanh nghiệp sản xuất được.
Xét về đầu tư:
Hiện nay dệt may đang là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta nên
được chú trọng đầu tư: đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư vào lĩnh vực sản

4,8 tỷ USD tăng 11,63% so với năm 2004.
Năm 2006 dệt may lại có sự tăng trưởng trở lại với KNXK đạt 5,8 tỷ
USD tăng 1 tỷ USD so với năm 2005, với tốc độ tăng trưởng đạt 20,83%. Đến
năm 2007 Việt Nam đã lọt vào top 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu dệt
may lớn nhất thế giới, tăng 34,48% so với 2006, đạt 7,8 tỷ USD, vượt chỉ tiêu
dự tính là 7 tỷ USD. Đây là bước nhảy vọt ngoạn mục của dệt may Việt Nam,
là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của chính phủ, bộ ngành liên quan và
sự nỗ lực tìm kiếm thị trường mới của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu.
Nhưng đến năm 2008 thì tốc độ tăng lại chậm lại chỉ đạt 16,67% so với năm
2007 và đạt 9,1 tỷ USD. Kim ngạch cả năm 2009 đạt 9,2 tỷ USD, tăng 1% so
với năm 2008, trong điều kiện xuất khẩu của cả nước tăng trưởng “âm”, đưa
dệt may nằm trong top dẫn đầu những mặt hàng xuất khẩu của cả nước.
Không những thế, thời trang Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ
6 của Liên đoàn thời trang châu Á (AFF).
Hình 1.1: KNXK dệt may Việt Nam thời gian qua
Đơn vị: tỷ USD
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm
Nguồn: Bộ Công thương
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu,

3
20,8
3
34,4
8
16,6
7
1
Nguồn: Bộ Công thương
Quý I năm 2010, dệt may tiếp tục là ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nước
với KNXK đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều
doanh nghiệp dệt may đã ký được hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2010. Với
KNXK này, dệt may được đánh giá là ngành sản xuất ổn định và có tốc độ
tăng trưởng khá.
1.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của dệt may Việt Nam
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của dệt may Việt Nam thời gian vừa qua có
sự mất cân đối trầm trọng, xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, còn hàng dệt
có tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 10% KNXK. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là
các sản phẩm chưa có độ phức tạp, chủ yếu là áo jacket (khoảng 51,6%), áo
sơ mi (khoảng 11%), áo len và áo dệt kim (khoảng 4%)… Các sản phẩm cao
cấp yêu cầu phức tạp chúng ta chưa sản xuất được hoặc sản xuất và xuất khẩu
với tỷ lệ rất nhỏ.
1.2.2.3. Hình thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Trần Long Ánh Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Hiện nay hình thức xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam vẫn là
xuất khẩu gián tiếp qua trung gian như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…
hay gia công cho nước ngoài chiếm tới 70%. Mặc dù gia nhập WTO cơ hội
được làm việc trực tiếp với nước ngoài là lớn hơn song tỷ lệ xuất khẩu trực

Mỹ là thị trường số một của dệt may Việt Nam trong những năm gần
đây, thứ hai là EU. Trước đây EU là thị trường lớn nhất của dệt may Việt
Nam nhưng đến khi có thị trường Mỹ thì KNXK sang EU đã có phần giảm
sút, mỗi năm chỉ đạt khoảng 0,5 tỷ USD so với thị trường Mỹ là khoảng 2 tỷ
USD. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên, đó là các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam đã quá tập trung vào thị trường Mỹ mà bỏ qua một thị trường đầy tiềm
năng như thị trường EU.
Năm 2008, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chủ yếu là vào
Mỹ chiếm 56,3%, tiếp đến là thị trường EU chiếm 18,8%, Nhật Bản chiếm
9%, còn lại là các thị trường khác chiếm 15,9 %.
Bảng 1.2: KNXK dệt may Việt Nam sang một số thị trường.
Đơn vị: triệu USD
Thị
trường
2004 2005 2006 2007 2008 2009
KN
XK
Tỷ
trọng
(%)
KN
XK
Tỷ
trọng
(%)
KN
XK
Tỷ
trọng
(%)

từ Việt Nam vào Nhật Bản được cắt giảm.
Hiện nay, thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may Việt Nam
như Mỹ, EU đang hồi phục về kinh tế, cho nên xuất khẩu trong quý I năm
Sinh viên thực hiện: Trần Long Ánh Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
21
Chuyên đề thực tập cuối khóa
2010 vào các thị trường này tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2009, xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng trưởng âm khoảng 4%,
thì sang quý I-2010, xuất khẩu vào thị trường này ước tăng khoảng 15%; thị
trường châu Âu trong năm 2009 xuất khẩu tăng trưởng âm 3,5%, quý I-2010
đã tăng khoảng 6%. Ðạt được mức tăng trưởng xuất khẩu cao này là do các
DN dệt may đều ký được nhiều đơn hàng hơn so cùng kỳ năm trước, có nhiều
DN đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm. Ðáng chú ý, mặt hàng sợi có kim
ngạch xuất khẩu tăng mạnh, các nhà máy sợi đều có khả năng xuất khẩu
1.2.3. Đánh giá khái quát về tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2009
Trong giai đoạn 2000 – 2009, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đã có
những bước đi ngày càng vững chắc, đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước ta
nói chung và kim ngạch xuất khẩu nói riêng. Dệt may luôn đứng trong nhóm
10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta. Và Việt Nam đang đứng thứ 10 thế
giới về xuất khẩu dệt may. Đây là một thành công to lớn mang lại cho nền
kinh tế nước ta trên bước đường hội nhập kinh tế thế giới.
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2009 vẫn là một năm đầy thành
công đối với ngành dệt may Việt Nam, nằm trong Top đầu mặt hàng xuất
khẩu của cả nước (trừ dầu thô), sức tiêu thụ tại thị trường nội địa ngày một
gia tăng, từ chỗ phải nhập khẩu, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được
nhiều nguyên phụ liệu ra nước ngoài.
Ngành dệt may Việt Nam cũng đã tiếp cận được thị trường Trung
Đông, xuất khẩu vải, khăn bông và phụ liệu sang một số nước như Tiểu
vương quốc Arập, Ai Cập, Nam Phi. Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ- vốn là một cường

và Lucxămbua đã ký kết Hiệp ước đánh dấu sự ra đời của Cộng đồng kinh tế
châu Âu (EEC), còn gọi là Cộng đồng châu Âu (EC: European Union). Năm
1995 EC đã có 15 thành viên với 9 thành viên mới gồm: Anh, Ailen, Đan
Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. EU
nhiều lần được mở rộng, ngày 1/5/2004 kếp nạp thêm 10 thành viên Trung và
Đông Âu nâng tổng số thành viên của EU lên 25, lần kết nạp gần đây nhất
vào ngày 1/1/2007, Bungari và Rumani chính thức là thành viên thứ 26 và 27
của Liên minh châu Âu. Sự phát triển của EU thể hiện vai trò quan trọng đối
với châu Âu nói riêng và của cả thế giới nói chung.
Thị trường EU là một thị trường chung lớn nhất thế giới. Thị trường
EU phát triển vượt xa khỏi những hiệp định mậu dịch tự do giữa các thành
viên. Đây là một liên hiệp về hải quan và tiền tệ, cho phép hàng hóa, dịch vụ,
con người và vốn được di chuyển một cách tự do điều hành bởi các định chế
chung (Ủy Ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu…), các hệ thống quy định, luật
lệ mang tính hoà hợp chung và các chính sách phù hợp nhất.
EU là một trong các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam,
trong đó có xuất khẩu hàng dệt may, là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao,
tương đối ổn định, có đồng tiền riêng khá vững chắc. Bởi vậy đẩy mạnh xuất
khẩu hàng dệt may sang thị trường EU là vấn đề cấp bách và quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Với vị thế của EU trên trường quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu
hàng dệt may sang EU cần biết tới EU với một số đặc điểm sau:
Sinh viên thực hiện: Trần Long Ánh Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
24
Chuyên đề thực tập cuối khóa
2.1.1.1. Dung lượng thị trường
EU hiện là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế thế giới, với diện tích
khoảng 3.978.372km
2
, dân số trên 500 triệu người. Thị trường EU thống nhất


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status