Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ doc - Pdf 11

Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
Luận văn
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO
GIẢNG DẠY THEO CHUẨN KIẾN
THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
1
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
I. TÊN ĐỀ TÀI
“ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG
DẠY THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MÔN LỊCH SỬ CẤP
TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ”
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dạy học ngày nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực
vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng là một trong những biện pháp
góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Khắc phục cơ bản
lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời
gian lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, gắn bó chặt chẽ
giữa học lí thuyết và thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm
học tập cho học sinh.
Quan điểm chủ đạo trong chương trình lịch sử phổ thông nói chung, ở
trường trung học cơ sở nói riêng là xuất phát từ nội dung, chức năng, nhiệm
vụ và đặc trưng bộ môn, từ đặc điểm của quá trình nhận thức quá khứ của học
sinh mà sử dụng những phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học phù
hợp, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra từ những
năm đầu của thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Trong những năm gần đây, ngành giáo
dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy

VIII) chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối
truyền thụ một chiều, phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp
tác; giảm thời gian lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh,
giáo viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành, đào tạo gắn với
nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống".
Văn bản số 5358/BGDĐT- GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục trung học 2011- 2012 nêu rõ "Tổ chức dạy học phân hóa theo
năng lực của học sinh dựa theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông giáo viên căn
cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình và điều chỉnh nội dung dạy học của
Bộ giáo dục đào tạo để sử dụng hợp lí sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp,
chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên
và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần túy đọc- chép; chú trọng tổ chức cho
học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lí; rèn luyện kĩ năng tự học, tạo
điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo,
phát huy tính tích cực hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo
của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp
lí, phù hợp với các đối tượng, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải;
bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học,
tránh ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất", " Đối với các môn ngữ
văn, lịch sử, địa lí cần tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đặt câu
hỏi mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức đã được học, hạn
chế học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn
học".
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Vấn đề áp dụng dạy học tích cực vào giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số đã được đặt ra
trong những năm gần đây. Nhưng nhìn chung việc áp dụng phương pháp mới
của giáo viên vẫn còn hời hợt, đa số giáo viên chưa biết kế thừa, phát huy
những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các phương pháp dạy học truyền

2011
709 7 1,0 170 24,0 514 72,5 17 2,4 1 0,1
Ngoài chất lượng học tập như trên kĩ năng diễn đạt vấn đề của học sinh
còn quá yếu. Học sinh mau quên kiến thức cũ, học sinh chưa làm chủ, tự lực
chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống chưa tốt.
Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất( trường, lớp, đồ dùng dạy học, các
phương tiện thông tin ) ở vùng dân tộc thiểu số đang dần dần được khắc
phục. Lượng kiến thức và thời gian dạy học trong một tiết dạy cũng đã được
điều chỉnh cho phù hợp, đa số giáo viên đều đạt chuẩn hoặc trên chuẩn đây
là những thuận lợi lớn để giáo viên áp dụng mạnh mẽ, có hiệu quả hơn nữa
phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn lịch sử cấp trung học cơ sở.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DẠY MÔN LỊCH SỬ:
Thứ nhất: Giáo viên bộ môn phải thực hiện đúng, nắm rõ hướng dẫn
thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử cấp trung học cơ sở của Bộ
giáo dục và đào tạo và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn
lịch sử cấp trung học cơ sở của Bộ giáo dục và đào tạo.
Thứ hai: Phải hiểu định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn lịch
sử là không phải loại bỏ các phương pháp dạy học lịch sử truyền thống mà là
kế thừa những tinh hoa, giá trị của phương pháp dạy học lịch sử truyền thống
4
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
và vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới trong một giờ học lịch sử sao
cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh.
Thứ ba: Phải nắm vững quy trình thực hiện việc vận dụng các phương
pháp dạy học môn lịch sử theo định hướng đổi mới như phương pháp trực
quan, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống,
phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy,

+ Ghi dàn bài bài học của giáo viên và đối chiếu khi theo dõi sách giáo khoa
để ghi những sự kiện chính.
+ Vẽ lại những hình vẽ giáo viên trình bày trên bảng đen.
+ Ghi lại các số liệu, niên đại quan trọng, lập niên biểu, đồ thị.
+ Ghi các tài liệu lịch sử gốc, câu nói nổi tiếng.
+ Ghi từ mới, các thuật ngữ.
+ Ghi lời hướng dẫn, dặn dò của giáo viên.
5
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
C. MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC MÔN LỊCH SỬ.
1. Phương pháp trực quan.
a) Bản chất.
Phương pháp dạy học trực quan (hay còn gọi là phương pháp trình bày
trực quan) là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện
kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố,
hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Phương pháp dạy học trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh họa và trình
bày :
- Minh họa thường là trình bày những đồ dùng trực quan như bản mẫu, bản
đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng…nhằm bổ sung cho nội
dung bài học.
- Trình bày là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức học tập của
học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của
giáo viên mà học sinh không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp học
sinh học tập được những thao tác mẫu của giáo viên, từ đó hình thành kĩ năng,
kĩ xảo.
b) Quy trình thực hiện
- Giáo viên treo đồ dùng trực quan có tính chất minh họa hoặc giới thiệu về
các đồ dùng trực quan đó, nêu yêu cầu để định hướng sự quan sát của học
sinh.

mạng, lòng quý trọng lao động và nhân dân, căm thù xâm lược và chiến tranh.
d) Nhược điểm.
Phương pháp trực quan đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên cần tính toán
kĩ cho phù hợp với thời lượng đã quy định.
Nếu sử dụng đồ dùng đồ dùng trực quan không khéo sẽ làm phân tán sự
chú ý của học sinh, học sinh không lĩnh hội những nội dung chính của bài
học.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan, đặt biệt là khi quan sát tranh ảnh…nếu
không định hướng cho học sinh quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng học sinh sa
đà vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng.
e) Một số lưu ý.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cần chú ý đến các
nguyên tắc sau:
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng
trực quan thích hợp. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan
phong phú với từng loại bài lịch sử.
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
- Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh.
- Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đảm bảo kết hợp việc trình bày kênh chữ với việc giới thiệu các đồ dùng
trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng
và sử dụng đồ dùng trực quan (vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả
hiện vật…).
- Tùy theo yêu cầu của bài học và loại đồ dùng trực quan mà có nhiều cách sử
dụng khác nhau. Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất
trong dạy học lịch sử hiện nay là bản đồ, lược đồ, sơ đồ, đồ thị,…Trước khi
sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kĩ (nắm nội dung, ý nghĩa của từng loại phục
vụ cho nội dung nào của giờ học…). Trong khi giảng, cần xác định đúng thời
điểm để treo bản đồ. Không nên trêu bảng vì còn dùng để viết, mà nên treo
cao ở góc bên phải bảng, nơi có ánh sáng cho tất cả học sinh nhìn thấy rõ.

- GV cho học sinh xem lược đồ.
Hỏi: Vì sao Trần Hưng Đạo đã chọn
và chuẩn bị trận địa mai phục ở
sông Bạch Đằng?
- Yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ
để trả lời câu hỏi.
- HS trả lời:
+ Tiêu diệt đoàn thuyền lương của
giặc.
+ Giặc lâm vào thế lúng túng.
- HS đọc SGK và trả lời: Trần Hưng
Đạo quyết định phản công và tiến
hành bố trí trận địa mai phục trên
sông Bạch Đằng.
- Trần Hưng Đạo đã chọn và chuẩn
bị trận địa ở sông Bạch Đằng vì:
+ Tại đây, Ngô Quyền đã chiến
thắng quân Nam Hán năm 938.
+ Địa thế hiểm trở.
+ Mực nước lên xuống rõ rệt.
- Ví dụ 2:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ
nhỏ trong SGK nói về vùng đất Hoa
Lư.
GV: Cho HS quan sát ảnh H. 19
Toàn cảnh cố đô Hoa Lư (Ninh
Bình)
GV: Tại sao Đinh Tiên Hoàng đóng
đô ở Hoa Lư?

tính tích cực cao.
- Dạy học nêu vấn đề đảm bảo mối tương quan giữa lĩnh hội tri thức một cách
sáng tạo và lĩnh hội có tính chất tái hiện khi tăng cường hoạt động nhận thức
sáng tạo của học sinh.
Chính những đặc điểm này, làm cho dạy học nêu vấn đề khác với dạy
học truyền thống ở chổ: nó được xây dựng lại trên cơ sở phát triển tư tưởng,
năng lực nhận thức sáng tạo của học sinh, nhờ đó mà giáo viên thực hiện đầy
đủ hơn nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh.
d) Hạn chế.
- Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên cần tính toán kĩ để phù
hợp với thời lượng đã quy định.
- Xây dựng tình huống có vấn đề phải phù hợp và vừa sức nếu không sẽ
không động viên được học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình nhận
thức tri thức mới.
e) Một số lưu ý.
- Dạy học nêu vấn đề không phải chỉ tạo ra những tình huống vấn đề rời rạc
mà phải là một hệ thống có vấn đề có tính tuần tự.
- Cần phải làm cho học sinh có ý thức rõ vấn đề học tập đó và tổ chức hoạt
động nhận thức, nhằm giúp cho học sinh tự giải quyết vấn đề.
- Phải dạy cho học sinh biện pháp phân tích những tình huống có vấn đề, cách
tạo ra các tình huống có vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu những sự kiện,
hiện tượng lịch sử.
g) Ví dụ.
9
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
Ví dụ 1:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Vì sao quân Nguyên đã bị thất bại
nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm
lược Đại Việt lần thứ hai, chúng lại

a) Bản chất.
Đây là một phương pháp dạy học, trong đó trọng tâm của quá trình dạy
học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp (tình
huống) được lựa chọn trong thực tiễn, tức là học sinh tự nghiên cứu một tình
huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đó đặt ra.
b) Quy trình thực hiện.
Các trường hợp được lựa chọn từ những tình huống thực hiện hoặc
những tình huống có thể xảy ra. Khi xây dựng một trường hợp cần tuân theo
các bước sau:
- Phần mô tả trường hợp:
+ Các trường hợp cần được mô tả rõ ràng.
+ Trường hợp cần chứa đựng vấn đề và xung đột.
+ Trường hợp có thể có nhiều cách giải quyết.
+ Cần tạo điều kiện cho người học có thể trình bày theo cách hiểu của mình.
- Phần nhiệm vụ : xác định những nhiệm vụ học sinh cần giải quyết khi
nghiên cứu trường hợp. Các nhiệm vụ cần xác định rõ ràng, vừa sức với trình
độ của học sinh và nhằm đạt được mục tiêu của bài học.
10
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
- Phần yêu cầu về kết quả : cần đưa ra những yêu cầu sẽ phải thực hiện trong
khi nghiên cứu. Việc đưa ra những yêu cầu này nhằm định hướng cho việc
nghiên cứu tiếp theo.
c) Ưu điểm.
- Phương pháp trường hợp tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực tiễn.
- Phương pháp trường hợp tạo điều kiện để phát triển các năng lực thăng chốt
như năng lực quyết định, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống, tính
sáng tạo, khả năng giao tiếp và tinh thần phối hợp cộng tác.
d) Nhược điểm.
- Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, giáo viên cần tính toán kĩ cho phù
hợp với thời lượng đã quy định về những trường hợp định giải quyết trong bài

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
-GV: Thời Lý có câu: “Thời vua - HS: Nghiên cứu SGK suy nghĩ và
11
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
Thái tổ, Thái Tông lúa gạo đầy đồng
trâu chẳng buồn ăn” câu nói đó
chứng tỏ nông nghiệp thời Lý phát
triển hay không phát triển? Em hãy
chứng minh về điều đó?.
trả lời:
+ Phát triển vì: Nhà lý rất quan tâm
tới sản xuất nông nghiệp và đề ra
nhiều biện pháp phát triển nông
nghiệp như các vua nhà Lý thường về
các địa phương cày tịch điền, khuyến
khích khai khẩn đất hoang nhiều
năm mùa màng bội thu
4. Phương pháp vấn đáp.
a) Bản chất.
Vấn đáp là phương pháp mà giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để
học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh những vấn đề mới, tự khám phá
những tri thức mới bằng sự tái hiện những điều đã học hoặc những kinh
nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, giúp học sinh củng cố, mở rộng đào
sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thu được, từ đó có thể đánh
giá việc lĩnh hội tri thức của mình.
b) Quy trình thực hiện.
- Giáo viên nêu câu hỏi.
- Học sinh suy nghĩ.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời.
- Giáo viên đặt câu hỏi phụ ( câu hỏi gợi mở ) nếu học sinh chưa trả lời đúng,

đại phương Đông.
- Hướng dẫn cho học sinh quan
sát, thảo luận về nội dung bức
tranh khắc trên tường đá một lăng
mộ ở Ai cập.
- Làm bài tập: Điền vào chỗ chấm
( ) trong sơ đồ sau:
- Nghiên cứu sách giáo khoa.
- Thảo luận nhóm.
- Quan sát tranh và thảo luận câu hỏi.
Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau:
Tên các
quốc
gia cổ
đại
phương
Đông
Thời
gian
hình
thành
Đặc
điểm và
địa bàn
Nghề
chính


5. Dạy học bằng bản đồ tư duy.
a. Bản chất và lợi ích của bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là phương
pháp chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi,
đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến
thức, bằng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết
với sự tư duy tích cực. Học sinh tự ghi chép kiến thức trên bảng đồ tư duy
bằng từ khóa và ý chính, cụm từ viết tắt và các đường liên kết, ghi chú, bằng
các hình ảnh màu sắc và chữ viết. Khi tự ghi theo cách hiểu của mình, học
sinh sẽ chủ động hơn, tích cực học tập và ghi nhớ bền vững hơn, dễ mở rộng,
đào sâu ý tưởng.
13
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát
triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài nhớ lâu thay
cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học vẹt.
b. Cách tiến hành.
- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý
tưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dung chính.
- Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa, tiểu chủ
đề cấp một liên quan bằng các nhánh chính.
- Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ
khóa, tiểu chủ đề cấp hai có liên quan đến nhánh chính.
- Cứ thế sự phân nhánh tiếp tục và các khái niệm, nội dung, vấn đề liên quan
luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng
thể để mô tả khái niệm, nội dung, chủ đề trung tâm một cách đầy đủ rõ ràng.
c. Một số lưu ý.
- Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồ
tư duy: Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ hoặc
một phần.

giá kết quả học tập. Mục tiêu bài học cần dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
và nội dung giảm tải do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Trong mục tiêu bài
học cần xác định thêm những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài
học và những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành cho học sinh.
- Thứ hai: Chuẩn bị đồ dùng dạy học (bản đồ, sơ đồ, mẫu vật, tranh ảnh, phiếu
học tập, bảng phụ…) cho giáo viên và học sinh.
- Thứ ba: Lựa chọn phương pháp thích hợp với nội dung, đối tượng và hình
thức tổ chức dạy học linh hoạt.
- Thứ tư: Xem xét nội dung bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, giảm tải để
trình bày những nội dung chủ yếu và xác định nội dung cho từng phần.
- Thứ năm: Xác định nội dung củng cố bằng cách đặt câu hỏi hoặc cho học
sinh làm bài tập.
- Thứ sáu: Phần dặn dò gồm: Yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ, ra bài tập
về nhà và nghiên cứu tiếp bài tiếp theo.
2.Cấu trúc kế hoạch bài học.
- Tuần, ngày soạn:
- Tiết,ngày dạy:
- Phần,chương,bài,tên bài.
- Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học và những kiến
thức mới trong bài học cần được hình thành cho học sinh.
- Phần mục tiêu gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ .
- Phần chuẩn bị gồm: đồ dùng dạy học của giáo viên, học sinh và phương
pháp dạy học.
- Phần tiến trình lên lớp gồm: ổn định, kiểm tra bài cũ, bài mới, giới thiệu bài
mới.
- Phần các hoạt động gồm: thời gian, nội dung, hoạt động của giáo viên, hoạt
động của học sinh, phương tiện.
- Phần củng cố.
- Phần dặn dò.
- Phần rút kinh nghiệm.

- Bồi dưỡng kĩ năng biết nhận xét, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ.
3. Thái độ.
- Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên:
- Công cụ bằng đá phục chế.
- Công cụ bằng đồng phục chế.
- Lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam.
- Lược đồ các nền văn hóa trên đất nước ta từ thế kỉ VIII TCN đến thế kỉ I
TCN.
- Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập.
- Phiếu học tập.
b. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Sách giáo khoa, vở, bút.
2. Phương pháp dạy học.
- Vấn đáp, tình huống, trực quan, thảo luận nhóm .
III. Lên lớp.
1. Ổn định. (1` )
2. Kiểm tra bài cũ.(4`).
- Câu hỏi: Em hãy nêu những phát minh thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc?
Những phát minh đó có ý nghĩa như thế nào?
3. Bài mới.
- Giáo viên giới thiệu bài: Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội đã có
những biến chuyển trong quan hệ giữa người với người như thế nào? Ở nước
ta đã xuất hiện những nền văn hóa nào? bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm
hiểu.
16
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326

chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần
2.
- Nhận xét :+ Đúc một
công cụ bằng đồng phức
tạp hơn, cần kĩ thuật cao
hơn.
- Chỉ có một số người,
vì tất cả mọi người lao
động không thể vừa lo
sản xuất ngoài đồng,
vừa lo rèn đúc công cụ.
- Làm việc nhà, sản xuất
nông nghiệp, làm đồ
gốm, dệt vải…
- Một phần làm nông
nghiệp…một phần
chuyên hơn thì phụ
trách việc chế tác công
cụ, đúc đồng, làm đồ
trang sức…
- Thủ công
nghiệp tách khỏi
nông nghiệp.
- có sự phân
công lao động
giữa nam giới và
phụ nữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu xã hội có gì đổi mới?
T
g

( cày bừa, luyện kim) ai làm
là chính?
+Giảng: chế độ phụ hệ dần
dần thay thế chế độ mẫu hệ.
- Yêu cầu học sinh đọc
đoạn: “ở các di chỉ thời kì
này…đồ trang sức.’’ và thảo
luận nhóm.
Câu hỏi thảo luận: Em suy
nghĩ gì về sự khác nhau giữa
các ngôi mộ này?
- Hướng dẫn, bổ sung, kết
luận và chuyển ý.
- Nam giới.
- Theo dõi.
- Đọc SGK.
- Thảo luận nhóm.
- Trong xã hội có hiện
tượng người giàu, người
nghèo.
Hoạt động 3 : Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
T
g
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS. NỘI DUNG
.
10’
- Sử dụng lược đồ các nền
văn hóa trên đất nước ta từ
thế kỉ VIII TCN đến thế kỉ I
TCN. Yêu cầu học sinh lên

- Công cụ bằng
đồng gần như
thay thế công cụ
bằng đá.
- Hình thành các
nền văn hóa, đặc
biệt là văn hóa
Đông Sơn (Bắc
Bộ và Bắc Trung
Bộ).
- Cư dân thuộc
văn hóa Đông
Sơn là người Lạc
Việt.
4. Củng cố.(4’)
- Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
- Quan hệ xã hội có gì đổi mới?
18
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
- Em hiểu gì về văn hóa Đông sơn?
- Làm bài tập.
*Trắc nghiệm. (Chọn câu trả lời đúng nhất).
Câu1: Thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc xã hội đổi mới ở chổ:
a. Chế độ mẫu hệ xuất hiện.
b. Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ.
c. Nam-nữ bình đẳng.
d. Nữ giới làm công việc nặng nhọc hơn nam giới.
Câu 2 :Thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc có nhiều ngôi mộ không có chôn của
cải, có nhiều ngôi mộ chôn theo nhiều của cải điều này thể hiện :
a. Xã hội bình đẳng.

Hoàn.
Học xong bài này, học sinh đạt được:
19
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thời Đinh –Tiền Lê, bộ máy nhà nước không còn đơn giảng như thời Ngô.
- Nhà Tống tiến hành chiến tranh xâm lược và đã bị quân dân ta đánh bại.
2. Kĩ năng.
- Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ trong quá trình học bài.
3. Thái độ.
- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
- Biết ơn các vị anh hùng đã có công xây dựng đất nước.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên:
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
- Tranh ảnh di tích lịch sử về đền thời vua Đinh, vua Lê.
- Tư liệu về nước Đại cồ Việt thời Đinh,Tiền Lê.
- Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập.
- Phiếu học tập.
b. Học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Sách giáo khoa, vở, bút.
2. Phương pháp dạy học.
- Vấn đáp, tình huống, trực quan, thảo luận nhóm .
III. Lên lớp.
1. Ổn định. (1` )
2. Kiểm tra bài cũ.(4`).
- Câu hỏi: Trình bày công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc

- Đóng đô tại
Hoa Lư ( Ninh
Bình).
20
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
nhận xét, bổ sung.
- Giải thích: +Tên nước “Đại
Cồ Việt’’ là nước Việt lớn.
+Tại sao đóng đô ở Hoa Lư?
Vì là quê hương của Đinh
Bộ Lĩnh, đất hẹp, nhiều đồi
núi thuận lợi cho việc phòng
thủ.
+ Việc không dùng niên hiệu
của hoàng đế Trung Quốc là
khẳng định nền độc lập,
ngang hàng với Trung Quốc,
không phụ thuộc vào Trung
Quốc.
+ Những việc làm của Đinh
Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế
nào? Ổn định đời sống xã
hội, cơ sở để xây dựng và
phát triển đất nước.
- Sơ kết và chuyển ý.
( Ninh Bình).
+ Đặt niên hiệu là Thái
Bình.
+ Những việc làm khác
của Đinh Bộ Lĩnh.

*GV gợi ý:
- Dựa vào sách giáo
khoa để trả lời.
- Theo dõi.
- Đọc tiểu sử Lê Hoàn
trong SGK.
+Triều đình trung ương
do vua đứng đầu, nắm
- Năm 979 Đinh
Tiên Hoàng mất,
nội bộ triều Đinh
lục đục.
- Nhà Tống lăm
le xâm lược.
- Năm 980 Lê
Hoàn được suy
tôn lên làm vua,
lập nên nhà Tiền
Lê.
*Tổ chức bộ
máy triều đình
trung ương và
các đơn vị hành
chính ở địa
phương.
- Quân đội gồm:
+ Cấm quân.
+ Quân địa
21
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326

địa phương.
Hoạt động 3 :Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.
T
g
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS. NỘI DUNG
14’
- Quân Tống xâm lược nước
ta trong hoàn cảnh nào?
- Tường thuật lại diễn biến
- Cuối năm 979, nội bộ
triều Đinh lục đục vì
tranh giành quyền lợi →
a. Hoàn cảnh lịch
sử.
- Cuối năm 979,
22
Vua
Quan
văn
Quan

Thái Sư - Đại Sư
châuPhủ
10 lộ
Trần vinh lớp 992SD01 ĐT: 01635543326
cuộc kháng chiến theo lược
đồ.
- Địch: + Đầu năm 981 quân
Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ
huy theo hai đường thủy, bộ

chống Tống thắng lợi.
- Biểu thị ý chí quyết
tâm chống ngoại xâm
của nhân dân ta.
- Chứng tỏ bước phát
triển mới của đất nước
và khả năng bảo vệ độc
lập dân tộc của Đại Cồ
Việt.
nội bộ triều Đinh
rối loạn → Quân
Tống xâm lược.
b. Diễn biến.
- Địch: Tiến theo
hai đường thủy
và bộ do Hầu
Nhân Bảo chỉ
huy.
- Ta: + Chặn
quân thủy ở sông
Bạch Đằng.
+ Diệt cánh quân
bộ ở biên giới
phía bắc .
c. Kết quả.
- Cuộc kháng
chiến chống
Tống thắng lợi.
d. Ý nhĩa.
- Biểu thị ý chí

ông lên làm vua có tên đầy đủ là:
a. Dương Thị Na. b. Dương Thị Thúy. c. Dương Thị Vân. d. Dương Vân Nga.
5. Dặn dò.(1’)
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc trước bài mới.
*PHẦN RÚT KINH NGHIỆM
E.YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN LỊCH SỬ BÁM SÁT
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI.
1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm
thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng rẽ đến hệ
thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học còn đánh giá là xác định mức độ
đạt được về thực hiện mục tiêu.
Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được
của hoạt động học của học sinh so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học,
từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hóa thành các
chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra
được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của học sinh.
2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá.
a.Chức năng xác định.
- Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, xác định
mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà học
sinh đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương,
chủ đề, chủ điểm, lớp học, cấp học).
- Xác định đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng.
b. Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn,
vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết
định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và
giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hóa phương pháp dạy học của giáo

sinh, giúp học sinh sửa chửa thiếu xót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức
của học sinh, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của học sinh, năng lực
vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Quan tâm tới mức độ
hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức
mới, ôn luyện.
g. Khi đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của học sinh không chỉ
đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều
kiện cho học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập
với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả
năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều
hình thức và độ phân hóa cao trong đánh giá.
h. Khi đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của
học sinh, mà còn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy
học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để
đánh giá quá trình dạy học.
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status