Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt đến năm 2015 - Pdf 11

Báo cáo thực tập
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 không những đã để lại hậu
quả lớn cho những nước hứng chịu trực tiếp mà còn làm suy yếu các nước
không nằm trong vùng “tâm bão”, tuy nhiên cho đến hiện nay hầu như các
nước đã bắt đầu có sự hồi phục bằng các biện pháp khác nhau.Giai đoạn này
chính là lúc mà từng đất nước đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn xuất hiện:
lạm phát,mất thanh khoản,tỉ giá biến động không ngừng… Để đối phó với
những vấn đề đó bắt buộc các NHTM cần có những thay đổi bằng cách xây
dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh một cách toàn diện nhằm tăng khả
năng cạnh tranh, tạo được vị thế vững chắc, giữ vững thương hiệu của mình
đã đạt được.Việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ
thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại, phát triển và chiến thắng trong cạnh
tranh trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, kết hợp kiến thức đã tích lũy được trong quá
trình học với sự hướng dẫn của thầy Đức và mong muốn đóng góp cho đơn
vị thực tập, tác giả quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn
thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt đến năm 2015”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Mục đích của bài báo cáo là đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chiến
lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra
của Ngân hàng:
+ Số 1 Việt Nam về hiện đại hóa, chuyên nghiệp, năng động, đổi mới
và chữ Tín trong hoạt động
+ Trong 5 năm kể từ khi thành lập, chính thức hoạt động,
LienVietBank sẽ phấn đấu trở thành một trong 10 ngân hàng Thương mại
Cổ phần hàng đầu Việt Nam.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Bình Page 1
Báo cáo thực tập
+ Sau 5 năm phấn đấu trở thành Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ngân

lược xuất hiện đầu tiên trong quân sự, phải đến những năm 60 (thế kỷ XX)
thuật ngữ này mới dần được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, từ đó đến
nay đã xuất hiện nhiều quan niệm về chiến lược.
+Theo cách tiếp cận của giáo sư trường Đại Học Havard Alfred
Chandler: “Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của
doanh nghiệp, xác định các hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để
thực hiện mục tiêu đó”.
+Theo cách hiểu của bản thân tác giả thì: “Chiến lược kinh doanh là
một chuỗi hoạt động bao gồm khâu xây dựng kế hoạch và khâu thực hiện
hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể…”
Mỗi một quan điểm đều thể hiện các mặt quan trọng của vấn đề
nghiên cứu, tuy nhiên dù các cách tiếp cận khác nhau thì tóm lại: “Chiến
lược kinh doanh là phương hướng hoạt động của doạnh nghiệp, nó quy định
loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đảm nhận, quy mô kinh doanh,
các nguồn lực sản xuất, khả năng sinh lợi cũng như triển vọng phát triển của
doanh nghiệp”.
1.1.2. Yêu cầu của chiến lược kinh doanh.
Việc nghiên cứu xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh đã trở
thành một hoạt động tất yếu của bất cứ Ngân hàng nào hiện nay, không chỉ
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Bình Page 3
Báo cáo thực tập
đơn giản là những mục tiêu hay thành tích đề ra mà bên cạnh đó là cả một
quá trình phân tích đánh giá môi trường kinh tế, đối thủ cạnh tranh… đưa ra
phương hướng hoạt động, kết hợp các lợi thế của Ngân hàng để đạt được
mục tiêu đó.
Việc xây dựng chiến lược đòi hỏi phải có sự hài hòa và kết hợp giữa
các yếu tố tác động đến chiến lược sau: các cơ hội thuộc môi trường bên
ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, những kỳ vọng về mặt
xã hội của doanh nghiệp, giá trị cá nhân của nhà quản trị.
Bên cạnh đó, một chiến lược thành công phải đáp ứng được các tiêu

của rất nhiều yếu tố, để đưa ra một chiến lược một cách phù hợp và có tỷ lệ
thành công cao thì cần phải nghiên cứu kỹ các tác nhân ảnh hưởng đến việc
xây dựng chiến lược:
1.2.1. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài.
1.2.1.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
a, Môi trường kinh tế.
Việc tìm hiểu kỹ môi trường kinh tế giúp các nhà hoạch định chiến
lược có thể đưa ra các nhóm chiến lược phù hợp với từng giai đoạn kinh tế
cụ thể, tùy từng thời kỳ khác nhau mà xây dựng chiến lược một cách khác
nhau.VD: Khi rơi vào giai đoạn khủng hoảng trong năm 2008 vừa qua, các
doanh nghiệp, Ngân hàng đề chuyển hướng các hoạt động hướng ngoại về
hướng nội, tận dụng các lợi thế trong nước…
b,Môi trường chính trị và pháp luật.
Các thể chế chính trị hay các văn bản pháp luật có tác dụng điều tiết
sự hình thành các chiến lược một cách hợp lý, theo thời gian chính phủ sẽ
thay đổi các khuôn khổ và quy tắc phù hợp với tình hình chung của đất nước
và buộc các doanh nghiệp, Ngân hàng phải thay đổi theo.Khi đó các bản
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Bình Page 5
Báo cáo thực tập
chiến lược được sử dụng cần đối chiếu kỹ với những quyến hạn hoạt động
của Ngân hàng.
c, Môi trường văn hóa xã hội.
Đây là một vấn đề nhạy cảm khi nghiên cứu.Tùy từng điều kiện,tập
quán phong tục cụ thể của mỗi quốc gia mà việc cung cấp dịch vụ của từng
Ngân hàng ở từng quốc gia lại phải xem xét khác nhau.VD: Ảnh hưởng của
tôn giáo, tác động môi trường…
d,Môi trường dân số.
Các yếu tố về dân số như: độ tuổi, trình độ lao động, cơ cấu lao động
đều ảnh hưởng việc xây dựng chiến lược.VD: huy động vốn trong tầng lớp
dân cư, tuyển chọn lao động mỗi khu vực…

tượng này cũng rất quan trọng do các dịch vụ của mình muốn hoạt động tốt
cũng cần các nguyên liệu mà nhà cung ứng cung cấp nên các vấn đề phát
sinh với nhóm đối tượng này có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình hoạt
động kinh tế của Ngân hàng.VD : Việc tăng giá nguyên liệu, đình công có
thể dẫn đến chậm khả năng tiêu thụ trong ngắn hạn và mất đi thiện cảm của
khách hàng với Ngân hàng.
d, Các sản phẩm thay thế.
Việc định hình các sản phẩm thay thế khi Ngân hàng đưa ra một sản
phẩm tới thị trường sẽ giúp họ tránh được các tổn thất khi bị lặp lại quá
nhiều các sản phẩm tương tự. Mỗi Ngân hàng đều hướng tới sản phẩm mà
họ cung cấp gần như là duy nhất.
e, Rào cản xâm nhập ngành.
Để thành lập một Ngân hàng hiện nay cũng không phải dễ dàng, khi
tham gia vào thị trường này yêu cầu rất cao vì vốn, quy mô, thị trường cung
ứng.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Bình Page 7
Báo cáo thực tập
1.2.2. Nhân tố thuộc môi trường bên trong.
1.2.2.1. Marketing.
Yếu tố Marketing ngày nay góp phần đem đến thành công rất lớn cho
doanh nghiệp, một đội ngũ marketing giỏi đồng nghĩa với việc tiếp cận vào
thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đưa ra các phân tích đánh giá
đối thủ, khách hàng, có lợi cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh
nhằm xây dựng thị trường, xây dựng thương hiệu, tạo vị thế trên thương
trường.
1.2.2.2. Nguồn nhân lực.
Đây là nhân tố có tác động đến khả năng phát triển của Ngân hàng,
với đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao, có ý thức làm việc sẽ tạo ra
những điều kiện tốt nhất để Ngân hàng phát triển.Ngày nay xu hướng
“khách hàng là thượng đế” đã dần nhường chỗ cho việc hướng tới đáp ứng

vốn điều lệ.VD: Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) trong năm 2006 nâng
vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng An Bình nâng vốn
từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank)
nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng...
Qua các hoạt động diễn ra như vậy có thể thấy các NHTM thích ứng
khá nhanh với giai đoạn mở cửa này, yếu tố áp dụng chiến lược giúp cho
NHTM dễ dàng hơn trong các hoạt động trên thị trường, điều này cho thấy
tùy từng giai đoạn cụ thể mà phương hướng hoạt động của NHTM cũng sẽ
thay đổi theo.
1.4. Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các
Ngân hàng Thương mại.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các Ngân hàng đi trước giúp thấy
được cách xây dựng chiến lược cũng như những điều chỉnh phù hợp cho các
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Bình Page 9
Báo cáo thực tập
NHTM khác.VD: Hoàn thành năm 2008, NHTM Công Thương Việt Nam đã
đạt được thành tựu:
+Vietinbank là Thương hiệu lớn có mạng lưới hoạt động rộng khắp
các tỉnh thành trong cả nước.
+Hoàn thành việc cổ phần hóa và phát hành lần đầu ra công chúng
trong năm 2008…
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn:
+Diễn biến bất lợi của nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
+Hạn chế về nguồn thu nhập…
Thấy được điều đế, ban quản trị NH đã quyết định xây dựng ra bản
mục tiêu chiến lược tổng thể cho NH giai đoạn 2009-2012, bản chiến lược
dựa trên tình hình kinh doanh năm 2008, lợi thế của NH, giảm thiểu khuyết
điểm trong quá trình hoạt động, phục vụ thị trường:
- Chiến lược Tài sản và Vốn:
+Tăng quy mô tài sản trung bình hàng năm 20-22%.

huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
2.1.2. Sản phẩm và dịch vụ.
Sản phẩm và dịch vụ mà NHLV cung cấp rất đa dạng, phong phú, với
phương châm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, NHLV không
ngừng đưa vào áp dụng các loại hình dịch vụ làm hài lòng khách hàng, để
làm được điều này Liên Việt đã phân chia rõ từng đối tượng cụ thể để áp
dụng từng dịch vụ riêng:
- Đối với “Khách hàng cá nhân”:
+Dịch vụ giữ hộ tài sản.
+Dịch vụ thu đổi ngoại tệ.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Bình Page 11
Báo cáo thực tập
+Sản phẩm huy động.
+Sản phẩm tín dụng…
- Đối với “Khách hàng doanh nghiệp”
+Sản phẩm huy động.
+Sản phẩm bảo lãnh.
+Dịch vụ thanh toán trong nước.
+Dịch vụ thanh toán quốc tế…
Bên cạnh các loại hình dịch vụ, sản phẩm mà Liên Việt cung cấp trên
còn rất nhiều sản phẩm có tác dụng, lợi ích cao nữa mà tác giả không đề cấp
hết được.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, mạng lưới phân phối.
- Ban điều hành.
+ Tổng Giám đốc: Ts. Lê Hồng Phong
Điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; Trực tiếp
phụ trách mảng Chiến lược – Kế hoạch; PR&Marketing; Huy động vốn;
Thanh toán trong nước và quốc tế; Kinh doanh vốn; Tín dụng.
+ Phó Tổng Giám đốc: Ts. Đoàn Văn Thắng
Phụ trách: Ngân hàng Điện tử; Thẩm định; Văn phòng Hội sở.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status