Công tác quản lý thuế GTGT đối với DN NQD hoạt động trong lĩnh vực khách sạn nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Pdf 11

Chuyên đề cuối khoá
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU :
3
Phần I : Thuế giá trị gia tăng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả
quản lý thuế GTGT đối với DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà
nghỉ.
5
I- Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế GTGT.
5
1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất về thuế GTGT.
5
1.1. Khái niệm của thuế GTGT.
5
1.2. Đặc điểm của thuế GTGT.
5
2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT.
6
2.1. Đối tượng nộp thuế GTGT.
6
2.2. Đối tượng chịu thuế GTGT.
7
2.3. Căn cứ tính thuế GTGT.
7
2.4 Phương pháp tính thuế GTGT.
13
II- Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với
DN NQD kinh doanh khách sạn nhà nghỉ.
14
1 - Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý thu

3- Xác định doanh thu và thuế GTGT đầu ra để thực hiện kê khai
trên tờ khai thuế .
28
4- Công tác quản lý thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào
dùng cho hoạt động kinh doanh.
29
5- Kết quả triển khai thực hiện biện pháp quản lý.
33
6 - Công tác quản lý thu nộp.
33
7- Công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế.
34
III - Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN
NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ .
34
1- Thành công.
34
2- Những tồn tại.
36
Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
thu thuế GTGT đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà
nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
38
I - Mục tiêu của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đối với công tác quản
lý thuế GTGT đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ .
38
II- Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế
GTGT đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh
Q.Ninh.
39

tăng(GTGT) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Cải cách thuế bước II
thể hiện sự công khai dân chủ, công bằng trong sản xuất kinh doanh đối với các
thành phần kinh tế. Phát huy sức mạnh và tính tự chủ của doanh nghiệp trên tất cả
các mặt, các lĩnh vực, các loại hình sản xuất kinh doanh, đây là điều kiện để doanh
nghiệp thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế tạo ra thế và lực mới thúc đẩy
kinh tế phát triển, sản xuất kinh doanh có hiệu quả tạo ra nguồn lực tài chính to lớn
vững chắc cho đơn vị và đóng góp cho Ngân sách Nhà nước .
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( DN NQD ) hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực khách sạn nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với số nộp hàng năm
cho ngân sách Nhà nước luôn chiếm từ 8 đến 10% thu ngân sách của khối DN
NQD, là một lực lượng đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02
3
Chuyên đề cuối khoá
Công tác quản lý và thu thuế nói chung, công tác quản lý, thu thuế đối với
hoạt động kinh doanh khách sạn nhà nghỉ đối với các DN NQD trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh nói riêng đã có những bước chuyển tích cực, thực sự là một công cụ
quan trọng, vừa thực thi đảm bảo ổn định nguồn thu vững chắc, thể hiện số thu
ngân sách trên địa bàn năm sau luôn cao hơn năm trước. Vì vậy thông qua chính
sách thuế vừa là động lực vừa là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo ra sự tự
tích luỹ từ nội bộ mỗi doanh nghiệp, mỗi khu vực kinh tế, mỗi thành phần kinh tế.
Quản lý thu thuế là hoạt động có hiệu quả là "cầu nối" giữa chính sách, pháp
luật thuế của Đảng, Nhà nước với việc thực hiện của các doanh nghiệp, là hoạt
động thường xuyên tiếp xúc, quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp - đồng thời
thông qua công tác quản lý thu thuế phát hiện những nhược điểm và thiếu sót, chưa
phù hợp trong chính sách thuế để từ đó mà Nhà nước sửa đổi, bổ sung hoàn thiện
chính sách thuế.
Công tác quản lý thuế và thu thuế đối với nền kinh tế nói chung và đối với
DN NQD nói riêng có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đã góp phần tạo lập hành

1.1. Khái niệm của thuế GTGT.
Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hoá và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
1.2. Đặc điểm của thuế GTGT.
- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hoá
và dịch vụ (vì vậy còn được gọi là thuế tiêu dùng), một yếu tố cấu thành trong giá
cả hàng hoá và dịch vụ, người tiêu dùng cuối cùng là người phải gánh chịu khoản
thuế này.
Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện ở chỗ người mua hàng hoá và dịch vụ
là người phải trả khoản thuế này, tuy nhiên người mua không trực tiếp nộp thuế
GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua thanh toán giá bán hàng hoá và dịch vụ
cho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua phải trả.
Người bán là người đứng ra “nộp hộ” cho người mua khoản thuế GTGT phải nộp
vào NSNN.
- Thuế GTGT đánh vào GTGT ở tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông
đến tiêu dùng. Vì vậy tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng
số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02
6
Chuyên đề cuối khoá
Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng là đủ.
Tuy nhiên, trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là
khâu bán hàng trung gian. Do vậy cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Số
thuế GTGT ở khâu trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và
người tiêu dùng cuối cùng là người phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng
hoá đó.
Đặc điểm này cho thấy thuế GTGT có tính ưu việt hơn so với các loại thuế
gián thu khác, khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên
thuế”.

Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp
và các tổ chức khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia
hợp tác kinh doanh theo Lưuật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá
nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu
tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng
kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
2.2. Đối tượng chịu thuế GTGT.
Đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng hoá và dịch vụ (kể cả dịch vụ mua
của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở
Việt Nam (trừ 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT quy
định tại Điều 1- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT).
SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02
8
Chuyên đề cuối khoá
2.3. Căn cứ tính thuế GTGT.
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
2.3.1. Giá tính thuế.
2.3.1.1- Nguyên tắc cơ bản xác định giá tính thuế GTGT
Giá tính thuế GTGT được xác định theo nguyên tắc sau:
- Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ là giá bán (chưa có thuế GTGT)
của hàng hoá và dịch vụ mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho
người bán (gọi chung là giá thanh toán). Giá thanh toán được xác định căn cứ vào
hợp đồng mua bán hoặc hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ. Trong trường hợp trong
giá thanh toán đã bao gồm cả những khoản không chịu thuế GTGT, nếu có chứng
từ hợp pháp thì những khoản chi này được trừ đi trong doanh thu tính thuế GTGT.
Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thì giá tính thuế được xác

mại, hội chợ triển lãm thương mại không phải tính thuế GTGT), giá tính thuế
GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại
hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Các nghiệp vụ kinh tế nói trên, mặc dù không có nghiệp vụ thanh toán tiền
hàng nhưng thực chất đó là những hoạt động mua, bán “kép”, trong đó doanh
nghiệp vừa là người bán hàng vừa là người mua hàng (mua để trao đổi, biếu tặng,
trả lương, sử dụng nội bộ...). Do vậy, các hoạt động phải bị đánh thuế GTGT, tuy
nhiên do không xác định được giá bán nên khi xác định giá tính thuế GTGT phải
căn cứ giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự tại thời điểm
phát sinh các hoạt động này. Quy định này vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa
đảm bảo cho giá tính thuế GTGT phù hợp với giá cả của sản phẩm cùng loại,
tương tự trên thị trường, tránh tình trạng cơ sở kinh doanh hạ thấp giá để trốn thuế
GTGT phải nộp.
SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02
10
Chuyên đề cuối khoá
* Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng
không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế tính
theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại.
Đối với hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội
bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản
xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
* Đối với đại lý vận tải, đại lý giao nhận hàng hoá, giá tính thuế là toàn bộ
doanh thu bao gồm cả khoản thu hộ khách hàng. Trường hợp trong doanh thu có cả
cước vận tải quốc tế và các khoản phí phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam thì doanh
thu tính thuế được trừ tiền cước phí vận tải quốc tế và các khoản phí phát sinh
ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Cước vận tải quốc tế và các khoản phí phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam
chính là giá của các hoạt động dịch vụ mà đối tượng tiêu dùng nó nằm ngoài lãnh

các doanh nghiệp. Hơn nữa việc áp dụng cơ chế 1 thuế suất duy nhất trong thời
gian đầu áp dụng thuế GTGT có thể gây ra sự xáo trộn về giá cả trong thị trường
nội địa. Tất cả những lý do trên cho thấy việc áp dụng 4 mức thuế suất khác nhau
(0%, 5%, 10% và 20%) đối với từng nhóm hàng hoá và dịch vụ, trong những năm
đầu áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam là rất cần thiết.
Sau 5 năm thực hiện Luật thuế GTGT với 4 mức thuế suất, thuế GTGT đã
thể hiện được vai trò vốn có, ban đầu phù hợp với nền kinh tế đang trong quá trình
chuyển đổi với đặc điểm là hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các ngành và các
sản phẩm còn chênh lệch lớn. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của nền
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, việc áp dụng nhiều mức thuế suất
SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02
12
Chuyên đề cuối khoá
đã làm cho hệ thống chính sách thuế phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý
thuế và không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Để khắc phục hạn chế nói trên, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XI, đã thông
qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, trong đó số lượng
nhóm thuế suất được thu gọn lại còn 3 mức (0%, 5%, 10%). Các hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế suất 20% trước đây nay được chuyển sang áp dụng thuế suất 10%. Ba
mức thuế suất này được áp dụng cho các đối tượng sau:
•Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau:
- Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm:
hàng xuất khẩu ra nước ngoài, hàng bán cho khu chế xuất, hàng gia công xuất khẩu
và áp dụng đối với cả hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất
khẩu (trừ một số trường hợp: vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp
cho vận tải quốc tế; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ tín dụng, đầu tư tài
chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; vật liệu nổ bao gồm thuốc nổ, dây cháy
chậm, kíp nổ và các dạng được chế biến thành sản phẩm nổ chuyên dụng nhưng
không thay đổi tính năng tác dụng của vật liệu nổ và mủ cao su sơ chế như: mủ cờ
rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm, mủ đông).

mức thuế suất này.
- Mức thuế suất 10%: áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ thông thường
không nằm trong diện chịu các mức thuế suất nói trên và danh mục không áp dụng
thuế GTGT.
So với quy định trước đây, Luật thuế GTGT hiện hành có một số điều chỉnh
trong nhóm hàng hoá chịu mức thuế suất (10%) này. Cụ thể:
SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02
14
Chuyên đề cuối khoá
+ Bổ sung nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
Việc đưa các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB vào chịu thuế GTGT nhằm
đảm bảo tính liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ, tạo điều kiện để cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế TTĐB được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ xuất
khẩu, ổn định nguồn thu cho NSNN.
+ Chuyển nhóm hàng hoá đang chịu mức thuế suất 5% sang chịu thuế suất
10% đối với: Hoạt xây dựng, lắp đặt; que hàn; dây, cáp điện sử dụng cho điện áp
từ 600V trở lên.
+ Bổ sung nhóm hàng hoá, dịch vụ trước đây thuộc nhóm thuế suất 20%
như: Vàng, bạc, đá quý (trừ vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng), đại lý tàu biển;
dịch vụ môi giới, xổ số.
Luật thuế GTGT hiện hành còn quy định rõ: những hàng hóa, dịch vụ không
quy định thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc không quy định thuộc diện
áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, 5% đều áp dụng thuế suất 10%.
Trong thời gian đầu áp dụng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế GTGT, để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh chịu tác động của
Luật điều chỉnh, bổ sung, Bộ Tài chính đã quy định việc áp dụng thuế suất thuế
GTGT đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
(i) Cơ sở xây dựng, lắp đặt có hợp đồng xây dựng, lắp đặt đã ký trước ngày

Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ (thuộc
diện áp dụng phương pháp trực tiếp) thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh
SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02
16
Chuyên đề cuối khoá
doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT.
b- Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra -
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
* Thuế GTGT đầu ra được xác định:
Thuế GTGT
đầu ra
=
Giá tính thuế của hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế bán ra
x
Thuế suất thuế GTGT của
hàng hoá, dịch vụ đó
* Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định bằng cách căn cứ vào
tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, số thuế GTGT
ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu, số thuế GTGT ghi trên chứng
từ nộp thay cho phía nước ngoài, thuế GTGT đối với các chứng từ đặc thù.
II- Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với
DN NQD kinh doanh khách sạn nhà nghỉ :
1. - Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý thu thuế GTGT
đối với hoạt động kinh doanh khách sạn nhà nghỉ của các DN NQD :
1.1- Thuận lợi :

SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02
18
Chuyên đề cuối khoá
- Hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ của các DN NQD rất phức tạp
đòi hỏi phải có sự kết phối hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại và các ngành như
công an, du lịch... Song vấn đề khó khăn là thiéu kinh phí để chi tiêu cho việc phối
kết hợp nên phần nào hạn chế đến hiệu quả của công tác chống thất thu ngân sách.
2 - Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối
với các DNNQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ :
Sự tồn tại và phát triển cuả các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là
một tất yếu khách quan, phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước. Trở thành
một trong năm thành phần kinh tế, các DN NQD cũng có những quyền lợi và nghĩa
vụ như các thành phần kinh tế khác. Do đó việc tăng cường công tác quản lý thu
thuế đối với cá DN NQD là cần thiết, xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thứ nhất:
Trở thành một thành phần kinh tế tự chủ, các DN NQD đã góp phần không
nhỏ vào quỹ tiền tệ chung của Nhà nước. Số DN NQD ngày càng nhiều và càng
phát triển đã làm cho số tiền thuế huy động được từ các cơ sở kinh doanh ngày
càng tăng. Vì vậy, nếu buông lỏng công tác quản lý sẽ làm thất thu một khoản tiền
thuế lớn cho Ngân sách Nhà nước. Hơn thế nữa, sẽ làm mất sự công bằng giữa các
thành phần kinh tế.
- Nguyên nhân thứ hai:
Trong những năm qua số DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ ngày
một tăng nên số thuế thu nộp vào ngân sách nhà nước từ khu vực này cũng tăng
dần. Do đặc điểm của loại hình kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là doanh thu tính
thuế được xác định trên cơ sở số lượt phòng thực tế khách nghỉ và giá cho thuê
phòng và các cơ sở kinh doanh này đều thực hiện nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, nên thực tế đã xảy ra tình trạng DN chỉ kê khai phòng khách nghỉ
lấy hoá đơn còn phòng khách nghỉ không lấy hoá đơn thì không kê khai, vì vậy
SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02

20
Chuyên đề cuối khoá
kích thích, điêù tiết hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khu vực kinh tế này.
Thông qua đó mà Nhà nước kiểm ra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh,
duy trì và đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
+ Tăng cường công tác quản lý thu thuế sẽ đảm bảo cho các chính sách thuế
được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng của thuế
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế cũng như DN NQD.
Từ đó làm giảm bớt các hành vi tiêu cực trong thu nộp thuế, đồng thời thúc đẩy
hoạt động kinh doanh phát triển.
SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02
21
Chuyên đề cuối khoá
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DN NQD KINH
DOANH KHÁCH SẠN NHÀ NGHỈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
I- Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng ninh :
1 - Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Quảng Ninh :
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc tổ quốc có địa hình khá dài và rộng
với diện tích tự nhiên 5.938 km
2
có đường biên giới đất liền tiếp giáp với Trung
Quốc dài 132 km, phía đông giáp với vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển là 250 km,
phía tây giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng còn lại giáp
với khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
Dân số Quảng Ninh hiện nay trên 1 triệu người, có 14 đơn vị hành chính cấp
huyện, thị xã, thành phố trong đó có một thành phố (Hạ Long), ba thị xã (Cẩm Phả,
Móng Cái, Uông Bí) và 10 huyện (Đông Triều, Yên Hưng, Hoành Bồ, Vân Đồn...).
Quảng Ninh nằm trong miền đất khá dài từ Móng cái tới Đông Triều theo
đường bộ gần 300 km. Địa hình rất phong phú, trước mặt là biển, sau lưng là núi,

các doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ với đủ các thành phần kinh tế với hàng ngàn những
hộ kinh doanh cố định với những ngành nghề như: thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ...
và còn hàng trăm hộ sản xuất kinh doanh làm các nghề như: vận tải, nghề cá, xây
dựng vv... Có các ngành kinh tế mũi nhọn như: sản xuất than, vật liệu xây dựng,
thương mại, du lịch, thuỷ sản và kinh tế cảng biển có bước phát triển tốt. Đây là
những điều kiện thuận lợi để đảm bảo tạo nguồn thu ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu là phát triển theo chiều rộng,
tăng về số lượng nhưng chậm phát triển về chất lượng, chưa bảo đảm phát triển
bền vững. Sức cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp chưa cao; tình trạng đầu
SV: Đoàn Đức Thắng Lớp: K40 - 02.02
23
Chuyên đề cuối khoá
tư, nhất là đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn kéo dài; sự chuyển dịch cơ cấu sản
xuất trong từng ngành tuy đã khá hơn những năm trước nhưng chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển; sản xuất công nghiệp tuy có bước tiến nhưng hiện đại hoá
chậm, chưa hình thành các ngành công nghệ cao, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ
cao…Đây là một trong những khó khăn trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước.
3- Vài nét về Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và cơ cấu Cục Thuế :
3.1 Tổ chức bộ máy:
Năm 1990, Nhà nước tiến hành cải cách thuế bước I với việc công bố và thi
hành các chính sách thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế. Đồng
thời với việc ban hành chính sách thuế, hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ
Tài Chính được thành lập. Cùng với các Cục Thuế tỉnh và thành phố khác trên cả
nước, Cục Thuế Tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo quyết định số 314 ngày
21/8/1990, là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, chịu sự song trùng lãnh đạo của
chính quyền cùng cấp, có chức năng tổ chức thực hiện quản lý thu thuế, phí, lệ phí
và các khoản thu khác trên địa bàn toàn Tỉnh theo qui định của pháp luật.
Qua từng thời kỳ, tổ chức bộ máy Cục Thuế Quảng Ninh vừa xây dựng, vừa

25
BAN LÃNH ĐẠO
CỤC THUẾ

Trích đoạn Cụng tỏc quản lý đối tượng nộp thuế. Cụng tỏc quản lý căn cứ tớnh thuế: Xỏc định doanh thu và thuế GTGT đầu ra để thực hiện kờ khai trờn tờ khai thuế : Cụng tỏc quản lý thu nộp.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status