Luận văn: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG doc - Pdf 11


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
  

NGUYỄN PHƯƠNG TOÀN

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆC CHỌN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê Ngọc Hùng Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐO
AN2

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới: 29
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam: 32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 36
2.1. Giới thiệu: 36
2.2. Cơ sở lý thuyết: 36
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu: 39
2.4. Mô hình lý thuyết của đề tài: 43
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO 44
3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu: 44
3.2. Thiết kế bảng hỏi và xây dựng thang đo: 45
3.3. Phân tích và đánh giá thang đo: 47
3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 47
3.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha: 51
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 56
4.1. Mô tả mẫu: 56
4.2. Thống kê mô tả: 58
4.3. Phân tích phương sai (ANOVA): 60
4.3.1. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát
khác nhau về yếu tố đặc điểm cá nhân: 60
4.3.2. So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát
khác nhau về yếu tố đặc điểm gia đình: 68
4.4. Phân tích hồi quy và Kiểm định sự phù hợp của mô hình: 71
4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: 76
4.5.1. Giả thuyết H1: 77
4

LỜI CAM ĐO
ANTôi tên: Nguyễn Phương Toàn
Là học viên cao học lớp Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục, khóa 2008
của Viện đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết
luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố
ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Phương Toàn 5


CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG
CĐ Cao đẳng
CNH Công nghiệp hoá
CSVC Cơ sở vật chất
ĐH Đại học
ĐHQG Đại học quốc gia
GDHN Giáo dục hướng nghiệp
HS Học sinh
HĐH Hiện đại hóa
KTX Ký túc xá
M Mean (Trung bình)
SD Độ lệch chuẩn
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên hình Trang

2.1

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng Trang

3.1
Kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ của học sinh tỉnh Tiền Giang 2006 -
2010
45
3.2 Cấu trúc bảng hỏi và thang đo 46
3.3 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 47
3.4 Bảng tóm tắt các hệ số khi sử dụng phân tích nhân tố 48
3.5 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát 49
3.6 Kết quả phân tích Cronbach alpha 51
4.1 Mô tả mẫu khảo sát phân theo đơn vị trường 56
4.2 Mô tả mẫu khảo sát theo giới tính và nơi sinh trưởng 57
4.3 Thống kê mô tả mẫu theo học lực và dự định sau khi TN THPT 58
4.4
Thống kê mô tả mẫu theo thời gian bắt đầu chọn trường và mức
độ chắc chắn trong chọn trường
59
4.5
Hệ số sig. khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các
nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố đặc điểm cá nhân
60
4.6
Kết quả phân tích Anova theo đơn vị trường THPT yếu tố nỗ lực
giao tiếp của trường đại học
61


4.12
Kết quả phân tích Anova theo trình độ học lực yếu tố cơ hội
trúng tuyển.
65
4.13
Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo trình đ
ộ học lực yếu tố
cơ hội trúng tuyển
65
4.14
Kết quả phân tích Anova theo trình độ học lực yếu tố danh tiếng
trường ĐH
66
4.15
Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo trình độ học lực yếu tố
danh tiếng trường đại học
66
4.16 Kết quả phân tích Anova theo giới tính 67
4.17
Kết quả thống kê mô tả sự khác biệt theo giới tính yếu tố nỗ lực
giao tiếp của trường đại học
67
4.18
Hệ số sig. khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các
nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố đặc điểm gia đình
68
4.19
Kết quả phân tích Anova theo nơi sinh trưởng yếu tố ảnh hưởng
của người thân


Tên bảng Trang

4.29
Hệ thống thứ bậc các biến quan sát yếu tố mức độ đa dạng và
hấp dẫn ngành đào tạo
78
4.30
Hệ số hồi qui riêng phần của yếu tố khả năng đáp ứng sự mong
đợi sau khi ra trường
79
4.31
Hệ thống thứ bậc các biến quan sát của yếu tố khả năng đáp ứng
sự mong đợi sau khi ra trường
79
4.32
Hệ số hồi qui riêng phần của yếu tố những nỗ lực giao tiếp của
trường đại học.
80
4.33
Hệ thống thứ bậc các biến quan sát yếu tố nỗ lực giáo tiếp của
trường đại học
80
4.34
Hệ số hồi qui riêng phần của nhân tố danh tiếng của trường đại
học
81
4.35 Hệ thống thứ bậc các biến quan sát yếu tố danh tiếng trường ĐH 81
4.36 Hệ số hồi qui riêng phần của yếu tố cơ hội trúng tuyển 82
4.37

định đường đời của học sinh THPT không đơn giản bởi vì ngành nghề trong xã hội
rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu riêng… Vì vậy, câu hỏi “làm
gì sau khi tốt nghiệp THPT?” khiến nhiều em lúng túng, không tìm được câu trả lời.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo [4], tính đến tháng 9 năm
2009 cả nước có 376 trường ĐH và CĐ, trong đó có 150 trường ĐH và 226 trường
CĐ. Đến nay, 40/63 tỉnh, thành phố có trường ĐH và có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất
một trường CĐ hoặc ĐH chỉ trừ tỉnh Đăknông chưa có trường ĐH, CĐ nào. Theo
thống kê gần đây hàng năm có trên 1,1 triệu thí sinh tham gia dự thi vào các trường
ĐH và 300.000 thí sinh dự thi vào Cao đẳng, trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh của cả
Cao đẳng và Đại học là 500.000 thí sinh. Tình hình này dẫn đến áp lực hết sức nặng
nề cho các học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Hầu hết các em có mơ ước
vào các trường đại học (kể cả những em có học lực yếu) trong khi xã hội đang cần
rất nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề tham gia trực tiếp trong một số lĩnh vực
nghề nghiệp. Ước mơ của các em đôi khi còn rất xa với thực tế lao động, hoạt động
nghề nghiệp, chưa thấy được giá trị đích thực của các nghề. Các em có kỳ vọng quá
cao vào một số nghề nhưng khi tiếp xúc với nghề nghiệp trong thực tế thường làm
các em thất vọng. Chọn nghề mà hiểu biết quá ít, thậm chí không hiểu nghề định
chọn thì sớm muộn sẽ gặp trở ngại lớn trong hoạt động nghề nghiệp của cá nhân,
tạo sự hẫng hụt, bi quan chán nản, miễn cưỡng trong lao động. Thực tế cho thấy,
không phải bao giờ nam nữ thanh niên cũng có thể giải quyết đúng đắn vấn đề chọn
nghề của mình. Theo E.A.Klimốp có thể có hai nguyên nhân chính dẫn đến chọn
nghề không phù hợp: 12

- Thứ nhất, do cá nhân có thái độ không đúng với các tình huống khác nhau


- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học để xây dựng và kiểm
định mô hình nghiên cứu của đề tài.
- Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo, tiến hành
khảo sát trên mẫu học sinh được lựa chọn để xác định các yếu tố tác động đến quyết
định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT.
- Phân tích sự khác biệt của các tác động nêu trên giữa các nhóm học sinh
khác nhau về đặc điểm cá nhân và gia đình.
3. Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ tác động của các
yếu tố đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang trong kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài
nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thông qua phân tích tổng hợp lý
thuyết, phân loại hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết từ đó rút ra các kết luận
khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài.
4.2. Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa theo mô
hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu.
4.3. Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở để
kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu.
4.4. Qui trình phân tích dữ liệu: 15

- Giả thuyết H6: Trường đại học, cao đẳng có điểm tuyển sinh thấp, cơ hội
trúng tuyển càng cao, học sinh chọn trường đó càng nhiều.
- Giả thuyết H7: Sự định hướng của các thân nhân học sinh về việc dự thi
vào một trường đại học, cao đẳng nào đó càng lớn, xu hướng chọn trường đó của
học sinh càng cao.
- Giả thuyết H8: Sự phù hợp của ngành học với khả năng hay với sở thích
học sinh càng cao, học sinh sẽ có khuynh hướng chọn trường đó càng lớn.
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
6.1. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh đang học lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
6.2. Đối tượng nghiên cứu :
Các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trong kì
thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Tổng thể: Khách thể nghiên cứu lý tưởng là các học sinh lớp 12 THPT trong
toàn quốc. Tuy nhiên, thời gian và điều kiện khó có thể tiến hành với một tập hợp
đối tượng tổng quát như vậy. Nhóm đối tượng phù hợp được dùng trong nghiên cứu
này sẽ là các học sinh lớp 12 THPT của tỉnh Tiền Giang. Qui mô tổng thể khoảng
12.000 học sinh thuộc 34 trường THPT trong tỉnh.
Mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên học sinh lớp 12 THPT
của tỉnh Tiền Giang, bao gồm cả học sinh ở thành phố Mỹ Tho, thị trấn các huyện
và học sinh nông thôn. Cách chọn mẫu lý tưởng là lựa chọn ngẫu nhiên bằng cách
lập danh sách tất cả học sinh lớp 12 trong tỉnh và dùng các con số ngẫu nhiên để lựa
chọn học sinh làm mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên cách làm này sẽ gặp nhiều khó khăn
và tốn nhiều thời gian nên sẽ có một số điều chỉnh bằng cách lấy mẫu theo hai giai
đoạn:

6. Trường THPT Phạm Thành Trung, xã An Hữu, huyện Cái Bè;
7. Trường THPT Thiên Hộ Dương, xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè;
8. Trường THPT Phan Việt Thống, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy.
7.2. Thời gian nghiên cứu:
Khảo sát được tiến hành trong năm học 2010 – 2011.
k =
)
100
(
50
N
17

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó:
Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp,
nó được biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của trường
THCS, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau, nhất là ở cuối
cấp THPT. Với tư cách là một quá trình hoạt động, lựa chọn nghề nghiệp bao gồm
những tính chất cơ bản sau:
1.1.1.1. Tính chủ thể của quá trình lựa chọn:
Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh diễn ra với sự chi phối
của những mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa học sinh với gia đình; học sinh với

hoạt động của học sinh. Để đạt tới mục đích, học sinh cần phải hiểu rõ đối tượng
(nghề). Sự hiểu biết này càng cặn kẽ sâu sắc, đầy đủ bao nhiêu thì khả năng chiếm
lĩnh nghề nghiệp càng nhanh chóng trở thành hiện thực bấy nhiêu. Một khi đã hiểu
rõ nghề nghiệp, học sinh sẽ dần thiết lập được kế hoạch cụ thể, có những
biện pháp, phương pháp thích hợp trong học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh được
nghề lựa chọn ở những mức độ khác nhau. Việc xác định mục đích cho sự lựa chọn
nghề của học sinh là rất đa dạng và phức tạp. Muốn xác định được nghề sẽ
chọn phù hợp với mình, ngoài việc hiểu biết về nghề đó, học sinh phải tự hiểu
mình. Chỉ có trên cơ sở này, bản thân học sinh mới đáp ứng với những yêu cầu của
nghề nghiệp [5].
1.1.1.4. Tính cấu trúc của quá trình lựa chọn nghề:
Trong quá trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn nghề được coi là
một bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống của con người. Khi xác
định cho mình một hướng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội
chính là lúc con người ta lựa chọn nghề. Quá trình lựa chọn nghề không phải là
chốc lát, không phải diễn ra chỉ một lần mà nó nảy sinh trong các mối quan hệ phức
tạp, lựa chọn nghề được đặt trong một hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể
(người lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp 19

đối với nghề nghiệp [5, tr.41]. Nếu như việc xem xét và lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh tách khỏi các dạng lựa chọn trong đặc trưng của cuộc sống con người
thì sẽ dẫn tới sự hạn chế kết quả thực tế của các biện pháp hướng nghiệp, giới hạn
khả năng điều khiển quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực cho đất nước.
1.1.2. Những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS

Ở thanh niên HS THPT, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá
trình nhận thức. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định
giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ lôgic trừu
tượng và ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Do cấu trúc và chức năng của não bộ
phát triển cùng với sự phát triển của các quá trình nhận thức và hoạt động học tập
mà hoạt động tư duy của các em có sự thay đổi quan trọng, các em đã có khả
năng tư duy lôgic, tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng
tạo, tư duy có sự chặt chẽ có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán
của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các
tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng
và nắm được các mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội Đó là cơ sở
để hình thành thế giới quan. Tuy nhiên nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết
năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính.
Như vậy ở lứa tuổi này các em dễ mắc phải sai lầm trong việc lựa chọn
nghề nghiệp, nhưng nếu được định hướng một cách nghiêm túc, tư vấn một cách
khoa học thì hoàn toàn có thể giúp các em lựa chọn được những nghề nghiệp phù
hợp.
* Sự phát triển của tự ý thức:
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách
của HS THPT. Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của lứa tuổi này là
tự ý thức xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập
thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thức được
những đặc điểm nhân cách của mình. Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp.
Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại như tuổi thiếu niên 2122

ham chơi hơn là học hành Một bộ phận khác lại chưa chú ý vấn đề xây dựng thế
giới quan cho mình, sống thụ động.
* Đời sống tình cảm:
Đời sống tình cảm của HS THPT rất phong phú và nhiều vẻ. Đặc
điểm đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà
những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc. Ở lứa tuổi
này, nhu cầu về tình bạn tăng lên rõ rệt và sâu sắc hơn rất nhiều so với tuổi thiếu
niên. Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn (sự chân thật, lòng vị tha, tin
tưởng, hiểu biết và tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau ). Quan hệ với bạn
bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn,
điều này do lòng khát khao muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Tình
bạn HS THPT rất bền vững nó có thể vượt qua mọi thử thách và có thể kéo dài suốt
cuộc đời. Quan hệ tình bạn khác giới ở lứa tuổi này cũng đã được tích cực hoá một
cách rõ rệt, phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng, xuất hiện nhiều các nhóm pha
trộn (cả nam và nữ) bên cạnh những nhóm thuần nhất.
* Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT:
Hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách
HS THPT. Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành
tinh thần tập thể, lòng yêu lao động, tôn trọng lao động, người lao động và thành
quả lao động, đặc biệt là có nhu cầu và nguyện vọng lao động [5]. Điều quan trọng
là việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của các em
(đặc biệt là với học sinh lớp 12). Các em đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời tự
lập, cho nên vấn đề tương lai có một vị trí rất lớn lao trong suy nghĩ của
họ. Cách nhìn về tương lai của các em cũng rất lạc quan. HS THPT tỏ thái độ của

lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông biểu hiện sâu sắc nhân cách
con người. Họ coi việc chọn nghề là một loại kết luận rút ra được từ việc
phân tích nhu cầu, khuynh hướng và năng lực của mình, từ đặc điểm chung của
nhân cách và đối chiếu đặc điểm đó với nghề dự định chọn. Điều này đặt ra vấn đề
tư vấn nghề nghiệp cho HS THPT là hết sức cần thiết. Sự khác biệt cá nhân trong
việc chọn nghề của mỗi học sinh biểu hiện ở các mặt:
- Vị trí của nghề được chọn trong các nghề khác nhau.
- Tính kiên quyết trong việc chọn nghề
- Động cơ của việc chọn nghề hay cơ sở của việc chọn nghề. 24

Trong thực tế HS THPT chọn nghề thường thiên về các lĩnh vực đòi
hỏi những tri thức mới, những nghề mới lạ, được xã hội chú ý đến nhiều. Đặc biệt
là các nghề trong lĩnh vực kinh tế, những nghề hoạt động sôi nổi, những nghề
đang được xã hội quan tâm Trong quá trình học sinh trung học phổ thông
hình thành xu hướng nghề nghiệp, họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn bởi những
tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, do sự cản trở của dư luận xã
hội Do vậy họ rất cần được sự định hướng, sự tư vấn giúp đỡ thông qua giáo dục
hướng nghiệp của nhà trường để có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp.
Lựa chọn nghề nghiệp là một hiện tượng xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu
về sự lựa chọn nghề nghiệp cho thấy rằng, hiện tượng này rất phức tạp và luôn thay
đổi tuỳ thuộc vào những điều kiện xã hội, đặc biệt là những điều kiện kinh tế văn
hoá và giáo dục. Do đó, ở hai thời điểm khác nhau thường không thấy sự
giống nhau trong xu hướng chọn nghề. Có những nghề hiện không được thế hệ trẻ
thích thú, nhưng chỉ sau một vài năm, có khi chúng lại ở vị trí hàng đầu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status