Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An - Pdf 12

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 1 KHOA KTNN & PTNT
T ÊN ĐỀ TÀI:
“Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa
bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong những thập kỷ qua, ngành thuỷ sản nước ta đã trải qua nhiều
thăng trầm. Từ một lĩnh vực có thể nói là chưa được chú trọng phát triển, còn
ở qui mô nhỏ lẻ, ngành thuỷ sản đã từng bước vươn lên phát triển một cách
mạnh mẽ và hiện nay đang là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Sự
phát triển này của ngành thuỷ sản được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: GDP
của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125
tỷ đồng, tổng sản lượng thuỷ sản tăng từ 1.060.000 tấn năm 1991 lên
2.403.000 tấn năm 2001, giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng từ 262 triệu USD
năm 1991 lên 1760 triệu USD năm 2001, giá trị tổng sản lượng thuỷ sản tăng
từ 9400 tỷ đồng năm 1991 lên 25000 tỷ đồng năm 2001,…, đạt tốc độ phát
triển bình quân của các chỉ tiêu trên thời kỳ 1991 - 2001 tương ứng là 8,5%,
21%, 10,3%.
Góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành thuỷ sản đó là
ngành nuôi trồng thuỷ sản. Sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản đã có
tác động rất lớn đến các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội, nó không những
tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập, nâng cao đời sống của
người dân mà còn có những tác động mạnh mẽ đến ngành thuỷ sản và nền
kinh tế nói chung. Cụ thể, nuôi trồng thủy sản góp phần làm tăng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, tăng sự trao đổi buôn bán, ngoại giao với nhiều quốc
gia và nhiều khu vực trên thế giới.
Trong những năm gần đây, khi khai thác và đánh bắt thuỷ sản ngày
càng có nguy cơ giảm sút vì nguồn lực tự nhiên khan hiếm thì nuôi trồng thuỷ
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2 KHOA KTNN & PTNT
sản lại càng được coi trọng và phát triển mạnh đặc biệt là nuôi trồng thủy sản

- Lựa chọn những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu khái quát về nuôi trồng thủy sản và những nhân tố ảnh
hưởng đến nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Phân tích tình hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn huyện
Hưng Nguyên,tỉnh Nghệ An.
- Đưa ra một số giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu tình hình
nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn huyện Hưng Nguyên như:
- Tình trạng chung về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện.
- Đánh giá hoạt động nuôi trồng thủy sản từ đó rút ra những vấn đề và
nêu biện pháp giải quyết nhằm thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn Huyện.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4.1.Quan điểm nghiên cứu.
- Quan điểm động lực: Theo quan điểm này thì việc phát triển hoạt động nuôi
trồng thủy sản nước ngọt là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của Huyện.
- Quan điểm lãnh thổ: Đó là việc phát triển nuôi trồng thủy sản tùy vào
điều kiện của từng vùng để phát triển phù hợp vì vậy có sự phân hóa theo
không gian.
- Quan điểm tổng hợp: Nghĩa là phát triển nuôi trồng thủy sản chịu sự
tác động của nhiều yếu tố về tự nhiên - kinh tế - xã hội. Do đó đòi hỏi quá
trình nghiên cứu một cách tổng hợp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thực địa thu thập số liệu: Các nguồn tư liệu sử dụng
trong đề tài được lấy từ các phòng: phòng Thống kê, UBDS gia đình và trẻ
em, phòng Nông nghiệp, phòng đất đai,…đồng thời dựa trên kết qủa khảo sát,
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45

biển và mạng lưới sông ngòi dày đặc, chằng chịt. Ngành thủy sản đã cung cấp
nhiều sản phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thì hầu hết các loại thủy sản đều
là loại thực phẩm giàu đạm dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng mọi
lứa tuổi, giảm nguy cơ bệnh béo phì, tim mạch, ung thư…Ngoài ra ngành
thủy sản còn cung cấp nguyên liệu cho một số ngành khác chế biến tạo nên
những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu thu
lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Với ưu thế về địa hình, cùng với sự quan tâm hợp lý, đúng hướng ngành
thủy sản Việt Nam ngày càng phát triển góp phần vào sự phát triển của toàn
ngành Nông-Lâm-Ngư và quan trọng hơn nữa đó là sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
1.1.2.Khái niệm về nuôi trồng thủy sản.
Ngành thủy sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu với xuất
phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thời kỳ đầu đánh bắt thủy sản
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 6 KHOA KTNN & PTNT
được coi là ngành quan trọng và chủ yếu cấu thành nên ngành thủy sản, vì vậy
ở thời điểm đó nuôi trồng thủy sản chưa phát triển và con người chưa ý thức
được việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các
loại thủy hải sản. Nhưng trong những thập kỷ gần đây khi sản phẩm thủy sản
tự nhiên ngày càng có nguy cơ sụt giảm và cạn kiệt do đánh bắt quá nhiều,
tràn lan trong điều kiện nguồn lực tự nhiên có hạn thì nuôi trồng thủy sản
ngày càng phát triển và trở nên quan trọng.
Theo giáo trình kinh tế thủy sản thì “nuôi trồng thủy sản là một bộ phận
sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển
nguồn lợi thủy sản”. Các sản phẩm nuôi trồng thủy sản được cung cấp cho các
hoạt động tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, hoạt động nuôi trồng diễn ra trên
nhiều loại hình mặt nước với nhiều chủng loại khác nhau, bên cạnh đó là sự
phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

phong phú, đa dạng của nguồn lợi thủy sản và tăng thêm sự lựa chọn của
người nuôi trồng cũng như người tiêu dùng.
- Sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản góp phần rất lớn vào sự
phát triển chung của toàn ngành thủy sản.
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 8 KHOA KTNN & PTNT
Nuôi trồng thủy sản tạo ra những sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế
cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu tạo ra nguồn thu lớn. Năm 2001 giá
trị xuất khẩu thủy sản đạt 1760 triệu USD trong đó giá trị của các sản phẩm
nuôi trồng đạt 1195,04 triệu. Là một bộ phận của ngành thủy sản nên khi nuôi
trồng thủy sản phát triển sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của toàn
ngành.
- Nuôi trồng thủy sản phát triển mang lại nguồn lợi lớn nâng cao đời
sống cho nhân dân.
ở Việt Nam, nuôi trồng thủy sản còn là một nghề truyền thống ở nông
thôn. Người ta đã sớm nhận ra giá trị lợi ích của nuôi trồng thủy sản “thứ nhất
canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền”. Từ khi nuôi trồng thủy sản phát
triển đã tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho nhu cầu nội bộ cũng như đưa ra
trao đổi, buôn bán làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người dân. Cùng với
những giá trị kinh tế mang lại thì nuôi trồng thủy sản còn góp phần giải quyết
việc làm, tạo thu nhập nâng cao đời sống cho nhân dân.
1.3. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản.
- Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp đất nước và tương đối phức
tạp so với các ngành sản xuất vật chất khác. ở đâu có nước là ở đó có nuôi
trồng thủy sản vì vậy nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp tại mọi vùng
địa lý từ miền núi xuống miền biển. Thủy sản nuôi rất đa dạng, nhiều giống
loài mang tính địa lý rõ rệt, có quy luật riêng của từng khu hệ sinh thái điển
hình. Do vậy công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cần chú ý đến
các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế
hoạch, triển khai thực hiện các chính sách,…, phải phù hợp với từng khu vực

NƯỚC NGỌT.
2.1. Các hình thức nuôi lấy thịt điển hình.
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 10 KHOA KTNN & PTNT
- Nuôi quảng canh hay còn gọi là nuôi truyền thống là hình thức nuôi
bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao, hồ, đầm ở nông thôn và các vùng
ven biển.
- Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi chủ yếu bằng nguồn giống
và thức ăn tự nhiên, nhưng bổ sung thêm giống nhân tạo ở mức độ nhất định,
đồng thời có đầu tư cải tạo thủy vực nhằm tăng sản lượng.
- Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống nhân tạo và
thức ăn nhân tạo, nhưng kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên có trong thủy vực.
Ngoài ra hệ thống hồ ao nuôi còn được đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, thiết bị
cơ khí, thủy lợi…nhất là chủ động về nguồn nước cung cấp. Có khả năng xử
lý và khống chế môi trường bằng hệ thống máy bơm và trục khí.
- Nuôi thâm canh là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức
ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng và đầy đủ (quy hoạch hệ thống ao hồ,
thủy lợi, giao thông, điện nước, cơ khí), có thể chủ động khống chế các yếu tố
môi trường. Mật độ giống thả dầy, năng suất cao.
- Nuôi công nghiệp là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức
ăn nhân tạo với mật độ rất cao. Sử dụng các máy móc thiết bị nhằm tạo cho
vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện giống tối ưu, sinh trưởng
tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất
đạt các mục tiêu sản xuất và lợi nhuận.
2.2. Các hình thức nuôi năng suất cao ở Việt Nam.
- Nuôi cá nước ngọt.
+ Nuôi cá nước tĩnh.
Để đạt năng suất cao, người ta thường nuôi ghép nhiều loại có tập tính
ăn khác nhau. Trong ao nuôi truyền thống nuôi ghép cá Mè, Trôi ta, Trắm
đen, Chép. Sau này nuôi trồng thủy sản phát triển người ta đưa ra một vài

ấn Độ, cá Mè…,vùng nuôi cá nước thải ở vên đô cung cấp một lượng thủy
sản tươi sống cho người dân thành phố.
+ Nuôi cá ruộng trũng.
Nghề nuôi cá ruộng có lịch sử phát triển lâu đời ở nước ta và các nước
Đông Nam á. Hiện nay có các loại hình nuôi cá ruộng phổ biến là xen canh và
luân canh. Ở các tỉnh phía Bắc kết hợp lúa - cá ở các chân ruộng trũng hoặc
luân canh một vụ lúa, một vụ cá. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá Chép, Rô phi,
các ruộng nuôi cá phải được quy hoạch, có bờ vùng, bờ thửa. Bờ phải cao hơn
mức nước cao nhất hàng năm 0.5m. Mặt bờ rộng 0,7 - 0,8m để có thể trồng
cây ăn quả và bóng râm. Trong ruộng phải có mương, chuôm cho cá trú nắng
khi nhiệt độ cao. Tại nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bạc Liêu, Cà Mau,
Cần Thơ, Kiên Giang,…. Nuôi xen canh lúa - cá, lúa - tôm nước mặn hoặc
luân canh một vụ lúa một vụ tôm. Nước ta hiện nay có những vùng ruộng
trũng rộng lớn, tập trung mang ý nghĩa kinh tế – sinh thái quan trọng cho sự
phát triển lâu dài và bền vững.
3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN.
- Chỉ tiêu về tổng giá trị sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng giá trị của
toàn bộ khối lượng sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản tạo ra trong
một thời kỳ (thường tính trong một năm). Bao gồm giá trị của toàn bộ các sản
phẩm cả chính và phụ, giá trị mới tăng thêm,…
Tổng giá trị sản xuất sản phẩm = C + V + m.
Trong đó:
+ C là phần bù đắp khấu hao của bộ phận tư liệu sản xuất đã tiêu hao
trong quá trình sản xuất.
+ V là bộ phân trả công lao động và các chi phí cho lao động.
+ m là giá trị thặng dư.
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 13 KHOA KTNN & PTNT
+ Chỉ tiêu về năng suất phản ánh giá trị sản phẩm tạo ra trên một đơn vị

nuôi trồng thủy sản.
4.1.2. Tiềm năng về đối tượng nuôi trồng thủy sản.
Đối tượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt rất phong phú. Khu hệ cá sông
Hồng có 210 loài và khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long có 300 loài. Trong
đó có khoảng 30 loài có giá trị kinh tế cao được coi là đối tượng nuôi trồng
truyền thống từ lâu đời. Một số đối tượng nuôi trồng khác như Tôm, Trai
ngọc, Bào ngư, Vẹm xanh, Baba, ếch….Bên cạnh đó còn có nghề nuôi rong
biển như rau Câu chỉ vàng, sản phẩm của nó rất cần cho thị trường công
nghiệp nội địa.
4.1.3. Về khí hậu, thủy văn và lao động.
Nuôi trồng thủy sản ở nước ta tiến hành được cả từ Bắc vào Nam nhờ
khí hậu á nhiệt nóng ẩm và một số vùng pha chút khí hậu ôn đới. Tài nguyên
khí hậu thực sự quan trọng, đã trở thành một yếu tố đầu vào thuận lợi cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản. Chế độ thủy văn ở hầu hết các sông
vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng hạ lưu của sông đều phù hợp cho nhiều loài
thủy sản sinh sống và phát triển, tạo thành một vùng sinh thái đặc trưng về
nhiệt độ, dòng chảy, tính chất thủy lý hóa và nguồn thức ăn tự nhiên cho thủy
sinh vật. Người lao động ở nông thôn và các vùng vên biển đều biết nuôi
trồng thủy sản như một nghề truyền thống và hơn nữa, trong những năm gần
đây nuôi trồng thủy sản đã được coi như một nghề chính, có khả năng làm
giàu ở nhiều địa phương. Lao động nông ngư dân với kinh nghiệm và kiến
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 15 KHOA KTNN & PTNT
thức nuôi trồng thủy sản của mình đang là yếu tố thuận lợi để phát triển nuôi
trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định
có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản như sử dụng vật liệu chống thấm để
xây dựng công tình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục
đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng
thủy sản. Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành Thuỷ sản, đã có bước

tại địa điểm trên, mô hình đã được nhân rộng lên 3 ha. Để đạt hiệu quả cao
nhất thì việc tập huấn kỹ thuật, cải tạo ao hồ nuôi, cách chăm sóc, nuôi dưỡng
và phòng bệnh cho tôm, cá,...,cho các hộ tham gia được cơ quan chuyên môn
tổ chức chu đáo và kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi, cán bộ kỹ thuật huyện còn thường
xuyên theo dõi để kịp thời hướng dẫn cho người nuôi xử lý các tình huống
xảy ra. Vì thế kết thúc vụ nuôi, sản lượng cá thu được đạt 7,8 tấn, năng suất
trung bình khoảng 2,6 tấn/ha/vụ; sản lượng tôm là 5,4 tấn, năng suất trung
bình đạt 1,8 tấn/ha/vụ. Trừ các khoản chi phí, lãi khoảng 240 triệu đồng. Đến
vụ nuôi năm 2006, được UBND huyện Bình Sơn hỗ trợ 10% chi phí thức ăn,
40% chi phí về giống, mô hình được nhân rộng lên diện tích là 7 ha, triển khai
thực hiện ở hai xã Bình Châu và Bình Chánh. Theo đó, mỗi ao hồ nuôi có
diện tích từ 1000 – 3000 m
2
, với mật độ cá được thả đã giảm xuống 1 con/m
2
,
riêng tôm được thả từ 18 – 20 con/m
2
. Nguồn thức ăn cho cá là: Bột bắp, cám,
bột mì, bã đậu,…,còn tôm chủ yếu là thức ăn công nghiệp, cá tươi đồng thời
cho ăn bổ sung một số loại vitamin tổng hợp để giúp tăng sức đề kháng và
phát triển nhanh hơn. Kết quả tổng sản lượng cá thu hoạch được 14 tấn, sản
lượng bình quân 2 tấn/ha/vụ; so với vụ nuôi năm trước tăng hơn 0,2 tấn
/ha/vụ. Sản lượng tôm thu được 12,6 tấn đạt năng suất bình quân 1,8
tấn/ha/vụ. Theo giá thị trường vào thời điểm bán đối với cá là 15.000
đồng/kg, tôm 60.000/kg, thì số lãi mang lại khoảng 400 triệu đồng, trong đó
số lãi từ tôm là 390 triệu. Tính bình quân nuôi tôm theo mô hình trên, người
nuôi lãi 57,5 triệu đồng/ha; tăng so với cách nuôi truyền thống khoảng 20
triệu đồng/ha/vụ.

canh, nhằm chuyển tải và phổ biến rộng rãi kỹ thuật nuôi một số loài cá phổ
biến có giá trị cao cho bà con địa phương.
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 18 KHOA KTNN & PTNT
Sau khi khảo sát địa điểm, mô hình được xây dựng ở ba hộ gia đình. Trong
quá trình triển khai mô hình, Trung Tâm khuyến nông tỉnh Đắc Lắc đã phối
hợp với địa phương xây dựng mô hình tổ chức hai lớp tập huấn về kỹ thuật
nuôi các đối tượng thuỷ sản cho 65 người tham gia; 2 cuộc tham quan, tổng
kết mô hình cho hơn 80 người tham gia. Tháng 6 năm 2005, các chủ mô hình
đã tiến hành thả giống, nguồn giống được đưa về từ công ty Thuỷ Sản Đắc
Lắc, mật độ thả 3 con/m
2
cỡ từ 4-6 cm/con, con giống đạt chất lượng, không
bị bệnh, đồng đều về cỡ. Trong quá trình nuôi, cá sinh trưởng và phát triển
tốt, không có hiện tượng nhiễm bệnh. Sau 6 tháng nuôi, các chủ mô hình đều
tiến hành thu hoạch, kết quả cho thấy tỉ lệ sống đạt bình quân 70-85%, trọng
lượng đạt 0,5 kg/con, năng suất đạt 8-9 tấn/ha.
Hiệu quả mô hình cụ thể như sau:
- Chi phí: 45 triệu đồng, gồm:
Con giống: 4,5 triệu đồng
Thức ăn: 25 triệu đồng
Thuốc thú y: 2 triệu đồng
Tập huấn, hội thảo: 4 triệu đồng
Công chỉ đạo kỹ thuật: 1 triệu đồng
Công lao động: 8,5 triệu đồng
Doanh thu: 80 triệu đồng
Lãi: 35 triệu đồng
Thông qua mô hình, bà con nông dân các vùng lân cận đã được học
kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi cá ao, từ đó đã có rất nhiều hộ gia
đình tham gia vào phong trào nuôi cá.

Trung tâm khuyến ngư Bình Thuận là cơ quan đi đầu trong phong trào
khuyến khích giúp đỡ bà con ngư dân phát triển nghề nuôi trồng thủy sản
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 20 KHOA KTNN & PTNT
nhằm nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho nhân dân. Đầu năm nay trung tâm
đã đẩy mạnh hoạt động xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm các đối tượng mới
có giá trị như nuôi ốc hương, nuôi cá Mú trong ao đất, trong lồng bè, nuôi cá
Rô phi lai, nuôi Tôm sú,…, sau đó nhân rộng cho các hộ nuôi trong vùng.
Đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí cho một số hộ nuôi các đối tượng trên. Đã
có thêm nhiều hộ đăng ký xây dựng mô hình đề nghị trung tâm hỗ trợ, song
để tránh hiện tượng nuôi không đạt kết quả cao như ở một số hộ trong năm
qua, người nuôi đã mạnh dạn đầu tư, nuôi đúng quy trình kỹ thuật thu hoạch
đạt kết quả cao đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Vụ mùa vừa qua (Năm 2003), đã xuất hiện nhiều hộ nuôi điển hình thu lời
hàng chục triệu đồng như lãi hơn 100 triệu đồng ở mô hình 8000m
2
nuôi tôm
sú, lãi hơn 30 triệu đồng từ mô hình nuôi 3000m
2
Baba,…. Với những kết quả
đó cho thấy nuôi trồng thủy sản ở Bình Thuận đang phát triển rất có hiệu quả.
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN.
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯNG NGUYÊN.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lý.
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 21 KHOA KTNN & PTNT
Hưng Nguyên là một huyện có địa hình đất trũng, phía Bắc giáp Nghi

Như vậy, với địa hình đa dạng không những ảnh hưởng tới phân bố độ
ẩm, lượng mưa mà còn tạo ra nhiều điều kiện khác nhau để phát triển sản
xuất, lao động và mở ra cơ hội cho hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển
thuận lợi.
1.1.2.2. Về khí hậu.
Khí hậu Hưng Nguyên mang đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng
bằng Nghệ An. Trong năm có 2 mùa rõ rệt:
Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thời kỳ đầu có gió Tây Nam, gây
nắng nóng, nhiệt độ trung bình là 23,9
0
c. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau, có gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh gây mưa, gió rét,
nhiệt độ trung bình là 19
0
c, có khi xuống 6 – 7
0
c. Với khí hậu như vậy cũng
gây nhiều trở ngại cho việc phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản, người
dân cần có ý thức phòng tránh hợp lý các khó khăn do tự nhiên mang lại. Bên
cạnh đó kết hợp với điều kiện địa hình, khí hậu Hưng Nguyên cho phép phát
triển một nền nông nghiệp nhiêt đới, đủ điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa để
phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi có thể tiến hành thâm canh, tăng vụ, áp
dung các phương pháp mới năng suất cao.
1.1.2.3. Về thủy văn.
Hưng Nguyên có 4 con sông và kênh đào chảy qua với tổng chiều dài
76 km: sông Lam chảy qua 10 xã từ Hưng Lĩnh đến Hưng Lợi, dài 20 km;
kênh đào Hoàng Cần dài 21 km được chia thành 2 nhánh qua vùng giữa
Huyện đổ vào sông Vinh; kênh Gai dài 21 km từ cầu Đước Hưng Chính qua
Hưng Tây, Hưng Yên đến Hưng Trung; sông Vinh dài 9,5 km từ cầu Đước
qua Hưng Thịnh đến cống Bến Thủy.

chịt và là vùng trũng nên thường xảy ra lũ lụt, nước tràn bờ ao gây khó khăn
cho việc nuôi trồng.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
1.2.1. Xã hội.
1.2.1.1. Dân số và kết cấu dân số.
- Dân số của Huyện năm 2005 là 120.401 người xếp thứ 8 trong 19
huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Mức gia tăng dân số không cao song có sự biến động, qua bảng sau:
Bảng 2- Dân số huyện Hưng Nguyên qua các năm.
Năm 2002 2003 2004 2005
Dân số (người) 120.351 120.338 120.397 120.401
Dưới độ tuổi
lao động
58.611 58.605 58.633 58.635
Trong độ tuổi
lao động
58.370 58.364 58.393 58.394
Trên độ tuổi
lao động
8.184 8.183 8.187 8.187
(Nguồn số liệu: phòng Thống kê huyên Hưng Nguyên ).
Mức độ tăng dân số từ năm 2002 – 2005 không lớn trung bình chỉ đạt
12 người/năm, thậm chí năm 2003 so với năm 2002 dân số còn giảm đi 13
người.
SV. LÊ PHƯƠNG KTNN45
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 25 KHOA KTNN & PTNT
- Trong đó kết cấu tự nhiên của dân số:
+ Số người dưới độ tuổi lao động chiếm 48,7%.
+ Số người trong độ tuổi lao động chiếm 48,5%.
+ Số người trên độ tuổi lao động chiếm 6,8%.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status