PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH CHỢ LỚN - Pdf 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KĨ
THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) CHI NHÁNH CHỢ LỚN
SVTT: Nguyễn Ngọc Anh
MSSV: 030126100023
GVHD: PGS.TS. Lê Thị Tuyết Hoa
TPHCM, tháng 2 năm 2014
1
Nhận xét của đơn vị thực tập

TP. HCM, ngày … tháng … năm 2014

và thương hiệu của mình thông qua sự đa dạng hóa và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của Techcombank, có đóng góp
không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng hằng năm của Ngân hàng. Trong những năm vừa
qua, việc Techcombank luôn đứng đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần
trong việc tăng trưởng dư nợ tín dụng đã cho thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ tín
dụng đối với sự phát triển và lớn mạnh của ngân hàng.
Để hoạt động tín dụng ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng cũng như đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thương mại
khác đòi hỏi Techcombank phải có một quy trình tín dụng thực sự hoàn thiện và đồng
bộ nâng cao được hiệu quả tín dụng. Trong đó quy trình thẩm định tín dụng là khâu
quan trọng nhất. Đây là bước quan trọng để đánh giá một cách chính xác và trung thực
về khả năng trả nợ của khách hàng từ đó ngân hàng làm căn cứ quyết định cho vay.
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn,
thấy được phần nào thực trạng và những mặt còn hạn chế trong quy trình thẩm định tín
dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích quy trình
thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương
Việt Nam (Techcombank) Chi nhánh Chợ Lớn” để viết bài thu hoạch thực tập. Chuyên
đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn
Chương 2: Quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp SME tại Techcombank
Chi nhánh Chợ Lớn
Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng
đối với doanh nghiệp SME tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn
5
Chương 1: Tổng quan về Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn
1.1. Tổng quan về Techcombank
1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:
Tiền thân của Ngân hàng TMCP Kĩ thương Việt Nam là Ngân hàng Năng lượng,
được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 18 năm hoạt
động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ

Ban điều hành
Hội đồng tín dụng
Ủy ban quản lý tài sản Nợ -

Quan hệ công
chúng
Nghệ
An
Hải
Phòng
Đà
Nẵng
TP
HCM
Hà Nội
Giao dịch
và kho quỹ
Dịch vụ
ngân hàng
bán lẻ
Dịch vụ
ngân hàng
doanh
nghiệp
Dịch vụ ngân
hàng quốc tế
Quản lí tiền
tệ ngoại hối
Quản lí tín
dụng

với những ưu đãi được thiết kế dành riêng cho khách hàng Prioty: Với gói sản phẩm
này khách hàng sẽ thuận tiện hơn trong sử dụng nhiều loại hình dịch vụ của ngân hàng.
1.1.3.2. Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp:
Bao gồm: Tài khoản tiền gửi, cho vay, quản lí tiền tệ và thanh khoản, tài trợ
thương mại và bảo lãnh, thanh toán quốc tế, ngoại hối và phòng ngừa rủi ro.
Trong cho vay doanh nghiệp, techcombank cung cấp sản phẩm “Vay siêu tốc”:
Cam kết trả lời khoản vay trong 16 giờ làm việc, tỉ lệ cho vay/tài sản đảm bảo lên đến
80%, số lần giải ngân, phương thức trả gốc phù hợp mọi doanh nghiệp.
Đặc biệt có “Sản phẩm ưu đãi dành riêng cho trường học” gồm dịch vụ chi lương,
thu hộ học phí: Với sản phẩm này, các tổ chức, doanh nghiệp giáo dục sẽ tiết kiệm
được thời gian, chi phí và nhân lực trong công tác quản lý tài chính với gói giải pháp
tài chính ngân hàng toàn diện.
Ngoài ra trong nghiệp vụ tài trợ thương mại và bảo lãnh có “Sản phẩm tài trợ L/C
nhập khẩu theo chương trình GSM102 của Bộ nông nghiệp Mỹ”: Là việc tài trợ L/C
cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng nông sản từ Mỹ với lãi suất ưu đãi, đây là cơ hội cho
các khách hàng doanh nghiệp được tiếp xúc, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp
Mỹ uy tín.
1.1.4. Sứ mệnh- Tầm nhìn 2015:

Sứ mệnh:
Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách
hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa
trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.
Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội
để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai
một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các
thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tầm nhìn:

Lớn hạch toán theo phương thức báo sổ hằng ngày qua bảng cân đối tài sản cuối ngày
trong hệ thống máy tính nội mạng. Mỗi chi nhánh đều có phòng giao dịch, mọi nghiệp
vụ phát sinh tại phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh phải chuyển về nơi đây để tổng
hợp bảng cân đối cuối ngày truyền về hội sở.
1.2.1. Thời gian hoạt động:
Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn đi vào hoạt động từ ngày 29/11/1993 tại 78-
80-82 Hậu Giang, Q6, TP.HCM. Đây là Chi nhánh cấp I thứ 2 của Techcombank tại
địa bàn phía Nam, được thành lập theo quyết định 656/NHNN-HCM.02. Tính đến nay
Techcombank Chợ Lớn đã có các phòng giao dịch trực thuộc như sau:

Phòng giao dịch An Lạc

Phòng giao dịch Bình Phú

Phòng giao dịch Phú Thọ

Phòng giao dịch Tân Phú

Phòng giao dịch An Đông

Phòng giao dịch Bình Quới

Phòng giao dịch Lãnh Binh Thăng

Phòng giao dịch Phong Phú

Phòng giao dịch Phú Lâm

Phòng giao dịch Kinh Dương Vương


ngành nghề: thương mại bán buôn, bán lẻ, tiểu thủ công nghiệp, vân tải, chế biến thực
phẩm, dược liệu, nhựa, hóa chất, thủy hải sản, dệt may-giày da, hoạt động xuất nhập
khẩu… từ công ty sản xuất nhỏ đến các công ty sản xuất quy mô công nghiệp lớn nằm
trong khu công nghiệp Tân Tạo, Bình Chánh.
Từ những điều kiện thuận lợi trên đã quyết định tính dồi dào của khối lượng hàng
hóa và lượng tiền mặt lưu thông tương ứng. Điều này cho phép ngân hàng phát triển
các sản phẩm ngắm vào thị trường bán lẻ: tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể ở chợ
Bình Tây, Kim Biên. Trần Văn Kiểu và doanh nhiệp SME như: Công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các ngành
nghề: Công nghiệp cơ khí, vận tải hành khách, hàng hóa tập trung tại Bến xe miền Tây,
Bến xe Chợ Lớn.
Điểm nổi bật của khu vực chợ lớn đó là người Hoa chiếm đại đa số 80% dân cư,
sống chủ yếu dựa vào thương mại, sản xuất thủ công nghiệp, mang tính cộng đồng cao,
lấy chữ tín làm thước đo giá trị cho các quan hệ giao dịch, sử dụng tiền mặt là chủ yếu.
Cư dân ở đây không quen cất giữ tiền bằng gửi ngân hàng mà thông qua các Hội
quán người Hoa.
Doanh nghiệp SME ở đây năng động cao, có quy mô hoạt động đa dạng từ sản
xuất, chế biến, kinh doanh thương mại trong nước lẫn xuất nhập khẩu, khối lượng chu
chuyển tiền, hàng rất lớn. Do đó, có thể nói rằng tiềm năng huy động vốn trong khu
vực Chợ Lớn chủ yếu là nguồn vốn từ thanh toán giữa doanh nghiệp và các hộ kinh
doanh cá thể hay các nguồn tiền gửi ngắn hạn của các đối tượng này.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn có khoảng 100 cán bộ nhân viên được phân bố
vào các phòng ban, bộ phận như sau:
Giám đốc CN
1.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn giai
đoạn 2011-2013:
Nhờ chính sách kinh doanh phù hợp mà hoạt động kinh doanh của chi nhánh
trong ba năm gần đây phát triển với tốc độ cao; chăm khách hàng cũ tốt đặc biệt là
khách hàng doanh nghiệp, thị phần được mở rộng, thu nhập nâng cao, Bảng số liệu

( Nguồn: Phòng Kế toán Techcombank Chợ Lớn)
Theo bảng số liệu trên lợi nhuận năm 2012 của ngân hàng sụt giảm mạnh chỉ còn
khoảng 35% so với năm 2011. Lợi nhuận sụt giảm mạnh là do chi phí năm 2012 tăng
cao hơn 2 lần so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do trong bối cảnh nền kinh tế
đang trong trạng thái bất ổn, tỉ lệ lãi suất thấp và cạnh tranh tín dụng ngày càng cao
ngân hàng đã cẩn trọng hơn trong việc cấp tín dụng, trích lập dự phòng ngoài ra một
phần do việc thay đổi cơ cấu nhân sự ở cấp lãnh đạo.
Năm 2013 lợi nhuận đã có chuyển biến tích cực đạt ở mức 109,98% so với năm
2012. Nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng là do trong năm 2013 doanh thu tăng khoảng
213,83% còn chi phí chỉ tăng khoảng 115,69% so với năm 2012. Có được sự chuyển
biến tích cực bởi vì Techcombank Chợ Lớn có sự quản lí chi phí tốt, hoạt động huy
động vốn luôn đạt hiệu quả cao đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh toán với khách
hàng, tính an toàn của khoản vay cho ngân hàng.
Chương 2: Quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp SME tại
Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn
2.2. Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp SME tại Techcombank Chi
nhánh Chợ Lớn:
2.2.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng:
CVQHKH tiếp thị, tiếp xúc khách hàng  tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách
hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ  tiến hành thu thập thông tin và tài liệu cần
thiết từ phía khách hàng đồng thời thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh
tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng.
CVQHKH cần thu thập những tài liệu sau để tiến hành lập hồ sơ tín dụng (giấy
phép thành lập, đăng kí kinh doanh, giấy phép hành nghề, điều lệ công ty, quyết định
bổ nhiệm Giám đốc, quy chế quản lí tài chính, biên bản họp Hội đồng thành viên,
catalog hoặc giới thiệu về khách hàng nếu có, báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của
khách hàng, một số hợp đồng tiêu biểu, đã và đang thực hiện, danh sách khách hàng
truyền thống, giấy đề nghị vay vốn, phương án kinh doanh, các hợp đồng đầu ra, đầu
vào, bảng báo giá,… có liên quan đến khoản vay và hồ sơ tài sản đảm bảo cầm cố).
2.2.2. Thẩm định, phân tích hồ sơ:

Ban giám đốc trung tâm kinh doanh/ các chi nhánh; Hội đồng tín dụng chi nhánh;
Ban Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng Hội sở chịu trách nhiệm thực hiệm phê duyệt
tín dụng theo đúng mức ủy quyền phán quyết đã được Chủ tịch Hội đồng quản trị và
Tổng Giám đốc phê duyệt.
2.2.6. Thông báo tín dụng:
CVKH thuộc phòng kinh doanh tại đơn vị lập thông báo tín dụng gửi khách hàng
thông báo về các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2.7. Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo:
CVKH hoàn thiện các hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu của cấp phê duyệt  Ban
kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh thực hiện các thủ tục nhận tài sản đảm bảo theo đúng
quy trình nhận tài sản đảm bảo của Techcombank.
2.2.8. Soạn thảo và kí kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả
nợ:
Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh điền nội dung hợp đồng tín dụng,
giấy nhận nợ và cam kết trả nợ theo mẫu in sẵn  kiểm tra thẩm quyền kí kết của
khách hàng, chữ kí và dấu  trình trưởng ban thực hiện kiểm soát nội dung và kí nháy
từng trang hợp đồng.
Ban giám đốc Trung tâm kinh doanh/ Ban giám đốc Chi nhánh thực hiện kí hợp
đồng sau khi đã có đầy đủ chữ kí kiểm soát của Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh.
2.2.9. Giải ngân và hạch toán giải ngân:
- Chuyên viên kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh kiểm tra điều kiện giải ngân đảm
bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo phê duyệt  thực hiện nhập liệu hạch toán phát
tiền vay trên hệ thống Globus.
- Trưởng ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh phê duyệt nội dung hạch toán và
thực hiện phát tiền vay vào tài khoản giải ngân.
- Nhân viên phòng kế toán giao dịch và kho quỹ thực hiện kiểm tra chứng từ nhận
tiền vay (ủy nhiệm chi và giấy lĩnh tiền mặt)  tiền hành giải ngân phát tiền vay từ tài
khoản giải ngân chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo phê duyệt của cấp có thẩm
quyền.
- Trường hợp giải ngân phát vay thanh toán L/C hay thanh toán ra nước ngoài, bộ

- Thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và đánh giá khả
năng rủi ro pháp lí có thể xảy ra đối với khách hàng.
- Phân tích những khả năng mà khách hàng có thể gặp phải dẫn đến khó khăn
trong việc trả nợ cho Techcombank.
- Theo dõi các dòng tiền thanh toán hằng ngày của khách hàng qua tài khoản.
- Kiểm tra lại tình trạng tài sản đảm bảo, các hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo,
hồ sơ của bên bảo lãnh (nếu có) và các hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản.
- Xem xét thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho Techcombank nếu tính
chất pháp lý của các tài sản này chưa được chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi của
Techcombank.
- Xây dựng một kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện thu hồi nợ.
- Tiến hành khởi kiện và tham gia tranh kiện tại tòa.
- Thực hiện các thủ tục gán nợ, xiết nợ tài sản và thực hiện phát mại tài sản đảm
bảo để thu hồi nợ.
Bảng 2: Đánh giá xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:
(Việc xếp hạng được phê duyệt trên Globus của phần mềm T24R07)
STT
Hạng của khách
hàng
Diễn giải năng lực tín dụng của khách hàng
01 A1 Cực tốt
02 A2 Rất tốt
03 A3 Tốt
04 B1 Khá tốt
05 B2 Khá
06 B3 Trung bình khá
07 C1 Trung bình
08 C2 Hơi yếu
09 C3 Yếu
10 D1 Kém

thông tin
2.3.1. Xem xét các hồ sơ của khách hàng & hiện trạng của khách hàng:
2.3.1.1. Hồ sơ của khách hàng:
- Thu thập thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, thông
tin về những nhân vật chủ chốt liên quan đến doanh nghiệp, mô hình tổ chức quản lí
đặc thù… làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh,
vượt qua khó khăn để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, khả năng chi phối, tác
động, hỗ trợ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.
2.3.1.2. Hiện trạng của khách hàng:
* Tình hình quan hệ với Techcombank:
- Quan hệ tín dụng với Techcombank
- Tài sản bảo đảm hiện tại
- Quan hệ giao dịch với Techcombank
* Tình hình tuân thủ các nội dung phê duyệt tín dụng lần trước:
- Tình hình tuân thủ các điều kiện phê duyệt tín dụng lần trước
- Tình hình thực hiện các dự án xây lắp được Techcombank tài trợ theo sản phẩm
tài trợ trọn gói đối với dự án xây lắp từ TSĐB
- Tình tình thực hiện các dự án đầu tư trung dài hạn được Techcombank tài trợ
- Đánh giá tuân thủ kiến nghị của GSTD/ KTNB/ TTR
* Tình hình quan hệ với các TCTD:
- Sơ đồ diễn biến vay nợ của khách hàng 12 tháng qua
- Liệt kê các TCTD khác đã và đang cấp tín dụng cho khách hàng với giá trị
HMTD
- Xác định chất lượng tín dụng tại các TCTD khác trong 12 tháng qua và hiện tại
tương tự như xác định chất lượng tín dụng của khách hàng với Techcombank.
- Biến động tổng mức dư nợ và tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng
- Các ưu đãi về lãi/ phí/ điều kiện tín dụng mà TCTD khác đang áp dụng đối với
khách hàng
- Tình hình quan hệ với các TCTD khác đối với các dịch vụ ngoài cho vay (bảo

* Mục tiêu cần thể hiện:
- Thể hiện cơ sở, cách thức, phương pháp của việc tính toán, đánh giá quy mô và
các loại nhu cầu tín dụng của khách hàng về tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi,
nguồn trả nợ, rủi ro… và nhu cầu tín dụng của khách hàng đối với riêng Techcombank
nhằm chứng minh tính hợp lý của việc đề xuất cấp tín dụng của cán bộ thẩm định về
cấu trúc tín dụng, quy mô tín dụng, thời hạn cho vay.
* Phạm vi nội dung:
- Chọn loại nội dung để trình bày là cấp hạn mức tín dụng/ cấp tín dụng theo
món/ cho vay trung dài hạn/ cấp tín dụng theo sản phẩm/ hỗn hợp
- Nếu nhu cầu cấp tín dụng theo nguyện vọng của khách hàng có khác biệt tương
đối với đề xuất cấp tín dụng của đơn vị thì trình bày tóm tắt nhu cầu cấp tín dụng thep
nguyện vọng của khách hàng về loại hình tín dụng, quy mô tín dụng, thời hạn vay vốn,
đối tượng tài trợ, TSBĐ,… trước khi trình bày nội dung thẩm định chi tiết về PAKD/
DAĐT.
2.3.4. Thẩm định TSBĐ & Lợi ích cấp tín dụng
* Lợi ích dự kiến:
- Liệt kê các lợi ích từ khách hàng từ các dịch vụ tiền gửi thanh toán, tiền gửi có
kì hạn, cho vay chiết khấu, thanh toán quốc tế, ngoại tệ và các dịch vụ khác với các
tiêu chí:
+ % của Techcombank/ nhu cầu của khách hàng: Nhằm xác định khả năng khai
thác khách hàng của Techcombank
+ Tỷ lệ thu nhập của từng loại hình dịch vụ và thu nhập dự kiến 12 tháng tới của
từng loại hình dịch vụ được tính trên cơ sở quy định của Techcombank
- Cơ hội và kế hoạch bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua mối
quan hệ với khách hàng để gia tăng cơ hội cho Techcombank nếu có


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status