Rủi ro cho vay trong hoạt động của ngân hàng thương mại - Pdf 12

Đề án tài chính tiền tệ

LỜI CẢM ƠN
Đề án này là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc
Dân và nghiên cứu tìm hiểu thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo-Th.s Phạm Hồng Vân người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành Đề án môn học Lý thuyết
Tài chính Tiền Tệ này. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo-Th.s Phạm Hồng
Vân là người đã giảng dạy em môn học Lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ và cô giáo-TS.
Lê Thanh Tâm là người đang trực tiếp giảng dạy em môn học Ngân Hàng Thương
Mại đã cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng kiến thức giúp em có thể hoàn
thành Đề án này.
Khoa Ngân hàng tài chính
1
Đề án tài chính tiền tệ

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………..1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3
NỘI DUNG.......................................................................................................4
CHƯƠNG I. Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM:........................4
1.1.Hoạt động cho vay của NHTM:...................................................................................4
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay:....................................4
1.1.1.1. Khái niệm:.....................................................................................................5
1.1.1.2. Đặc điểm:......................................................................................................5
1.1.2. Các loại hình cho vay:............................................................................5
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay:..............................................................8
1.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng:..........................................................9
1.2.1.Quan niệm về rủi ro và các loại rủi ro trong cho vay của NHTM:......9
1.2.2. Nguyên nhân :.......................................................................................10
1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan : .........................................................................10

2.3.4. Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay:....................................................26
2.3.5. Thực hiện phân tán rủi ro:...................................................................26
2.3.6. Thường xuyên đào tạo cán bộ và nâng cao chất lượng nghiệp vụ:...26
2.3.7. Áp dụng thành quả của khoa học công nghệ vào hoạt động, đưa vào
các dịch vụ hiện đại:.......................................................................................27
2.3.8. Chỉ mở rộng khối lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín
dụng:...............................................................................................................27
KẾT LUẬN....................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hai mươi năm đổi mới đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu đáng kể
trong tất cả các lĩnh vực : chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao,
quốc phòng, an ninh, ngoại giao,… Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, với tốc độ tăng
trưởng tương đối cao và ổn định so với khu vực và trên thế giới. Để có được thành
công này là sự kết hợp của nhân nhiều yếu tố và các thành phần trong nền kinh tế,
trong đó phải kế đến vai trò của hệ thống Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) đối với
nền kinh tế quốc dân.
Khoa Ngân hàng tài chính
3
Đề án tài chính tiền tệ

Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian tài chính có vai trò quan
trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, chu chuyển luồng tiền phục vụ cho
mọi hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Hệ thống ngân
hàng có hoạt động tốt thì mới điều hoà được nguồn vốn cho nền kinh tế, đặc biệt hiện
nay nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì
vai trò của ngân hàng lại càng được khẳng định.
Do có vai trò quan trọng nên từ sự thành công hay thất bại trong hoạt động của hệ
thống Ngân hàng có thể kéo theo nó là sự bíên động cùng chiều của nền kinh tế. Do vậy
mà trong quản lý hoạt động của ngân hàng phải rất chú trọng đến đảm bảo an toàn cho

1.1.1.2. Đặc điểm:
Hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục tín dụng của các
NHTM. Cho vay thường được định lượng theo hai chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong
kỳ và dư nợ cuối kỳ.
Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống đem lại lợi nhuận lớn cho các
ngân hàng, nguồn thu này phụ thuộc vào quy mô của khoản vay, thời hạn và lãi suất
của khoản vay và cả ba yếu tố này có mối liên hệ khăng khít với nhau. Tiền cho vay
là một món nợ với cá nhân hoặc công ty nhận món vay đó, nhưng lại là tài sản có đối
với một ngân hàng vì nó mang lại thu nhập cho ngân hàng này. Nói chung tiền cho
vay là kém lỏng so với các tài sản Có khác bởi vì chúng không thể chuyển thành tiền
mặt trước khi các khoản cho vay đó mãn hạn.
Hoạt động cho vay, đi liền với lợi nhuận thu được là những rủi ro tiềm ẩn và tổn
thất nếu xảy ra là rất lớn.Các khoản tiền vay có xác suất vỡ nợ cao hơn các tài sản có
khác. Do thiếu tính lỏng và có rủi ro vỡ nợ cao nên ngân hàng thu được lợi tức cao
nhất từ hoạt động cho vay.
Do đó, việc quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng yêu cầu sự thận trọng và
cẩn thận kể từ khi ra quyết định cho vay cho đến khi thu hồi được vốn.
1.1.2. Các loại hình cho vay:
Khoa Ngân hàng tài chính
5
Đề án tài chính tiền tệ

Hoạt động cho vay có thể chia thành nhiều loại hình khác nhau và mối loại
hình có quy trình nghiệp vụ và khung lãi suất riêng. Có nhiều tiêu thức để phân loại
cho vay, như sau:
Thứ nhất, nếu phân loai theo thời hạn cho vay, chúng ta có thể phân loại thành: cho
vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.
+ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn nhỏ hơn 12 tháng, mục đích
là tài trợ cho tài sản lưu động, nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh
nghiệp, hộ sản xuất hoặc các nhu cầu chi tiêu, tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình. Với

để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
Thứ ba, nếu phân loại theo tài sản đảm bảo, chúng ta có thể phân thành loại cho vay
có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo.
* Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên các đảm bảo như: thế chấp ,
cầm cố những tài sản hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Cho vay có đảm bảo
thường áp dụng đối vời khách hàng mới, mứcđộ tin tưởng chưa cao, hoặc là các món
vay có giá trị lớn, nhờ đó đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Khi đến hạn thanh toán mà
ngân hàng không thu được nợ hoặc chỉ thu được một phần thì ngân hàng có thể xử lý
bằng cách bán tài sản đảm bảo hoặc yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay
cho khách hàng. Như vậy tài sản đảm bảo giúp ngân hàng hạn chế tổn thất khi có rủi
ro cho vay xảy ra. Trong hoạt động cho vay, ngân hàng luôn cố gắng tỷ trọng cho vay
có tài sản đảm bảo cao.
* Cho vay không có tài sản đảm bảo: hình thức cho vay này được thực hiện dựa trên
cơ sở uy tín, chỉ áp dụng với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, khả
năng tài chính mạnh, ngân hàng có thể cho vay dựa vào uy tín của khách hàng mà
không cần một tài sản đảm bảo nào. Nhưng khi xảy ra rủi ro khách hàng không trả
được nợ hoặc cố tình không trả nợ thì tổn thất xảy ra là rất lớn, ngân hàng sẽ mất
hoàn toàn vốn và lãi của khoản cho vay đó.
Thứ tư, nếu phân loại theo hình thức tín dụng:
+Cho vay mua tài sản cố định
+Cho vay đầu tư tài sản lưu động
+Cho vay phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.
Khoa Ngân hàng tài chính
7
Đề án tài chính tiền tệ

Thứ năm, nếu phân loại theo mục đích vay, chúng ta có thể phân loại cho vay phục
vụ sản xuất và cho vay tiêu dùng.
Mỗi loại hình cho vay chứa đựng những rủi ro nhất định.
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay:

kinh tế đối ngoại. Ngày nay, xu hướng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam và doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác nước ngoài là rất mạnh, đặc biệt là hiện
nay Việt Nam đã gia nhập WTO, thì quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ càng phát triển.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước thách thức lớn là phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh, công nghệ, kĩ thuật hiện đại…
Khi đó, các doanh nghiệp nước ta phải không ngừng đổi mới về mọi mặt để nâng cao
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và
ngoài nước. Nhưng để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có đủ tiềm lực tài chính.
Khi đó, tín dụng ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay là sự hỗ trợ đặc biệt cần
thiết đối với các doanh nghiệp.
1.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng:
1.2.1.Quan niệm về rủi ro và các loại rủi ro trong cho vay của NHTM:
Hoạt động tín dụng thiết lập mối quan giữa hai chủ thể là Ngân hàng và khách hàng.
Khi quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng không được thực hiện đúng theo hợp
đồng thì rủi ro xuất hiện, với hoạt động cho vay thì đó là rủi ro cho vay.
Đối với ngân hàng, rủi ro cho vay là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân
hàng phải chụi do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, chậm trả
hoặc không trả cả gốc và lãi khi đến hạn.
Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên
không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề
sẽ xảy ra, khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều
nguyên nhân. Hơn nữa nhiều cán bộ tín dụng không có khả năng thực hiện phân tích
tín dụng thích đáng. Do vậy trong quan điểm quản lý ngân hàng nhất trí rằng, rủi ro
tín dụng nói chung và rủi ro cho vay nói riêng là không thể tránh khỏi, là khách quan.
Khoa Ngân hàng tài chính
9
Đề án tài chính tiền tệ

Nhiều quan điểm cho rằng rủi ro là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng,
hạn chế chứ không thể loại trừ.

pháp luật mới có thể gây hạn chế cho một số lĩnh vực, việc tăng thuế, giảm thuế, tăng
hạn ngạch, tăng giảm bảo hộ đối với một số ngành sẽ gây cho chủ thể kinh doanh
ngành đó có những biến đổi nhất định. Làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của
khách hàng: thanh toán chậm, không trả được hết gốc và lãi khi đến hạn thanh toán.
* Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, kinh
tế càng phát triển doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và
nhu cầu vay vốn càng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thường theo chu
kỳ, những biến động trong nền kinh tế không phải nhà kinh doanh nào cũng có khả
năng dự báo trước và đưa ra được những biện pháp phòng ngừa hợp lý để đối phó
được những thay đổi đó, khiến họ không có khả năng hoàn trả đúng hạn cho ngân
hàng hoặc cố tình hoàn trả chậm gây nhiều tổn thất cho ngân hàng.
* Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay:
Đây là nguyên nhân chính gây ra rủi ro. Những rủi ro này ngân hàng có thể phần
nào kiểm soát được nếu ngân hàng thực hiện tốt việc sàng lọc khách hàng và quản lý,
giám sát tốt các món vay trong kì hạn vay. Khả năng không trả được nợ đúng hạn của
khách hàng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau :
- Do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ, khách hàng không có
khả nằng thanh toán nợ theo đúng thời hạn đã định :
+ Trình độ quản lý yếu kém của doanh nghiệp cả về quá trình sản xuất và sử
dụng con người. Quản lý kém gây giảm sút tài sản của doanh nghiệp và dẫn đến khả
năng phá sản , không trả đựoc nợ vay.
+Do yếu kém trong khâu định hướng sản xuất của doanh nghiệp: Điều đó làm
cho doanh nghiệp có những nhân định sai về xu hướng thị trường trong tương lai,
doanh nghiệp không có sự thay đổi kịp thời về nhân lực và sản phẩm cho phù hợp…
Sản phẩm làm ra không được thị trường chấp nhận do mẫu mã, giá cả chưa hợp lý,
không được sự chấp nhận rộng rãi của người tiêu dùng gây ảnh hưởng xấu đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Khoa Ngân hàng tài chính
11

động xử lý khi rủi ro cho vay xuất hiện. Các cán bộ lãnh đạo chưa giám sát chặt chẽ
Khoa Ngân hàng tài chính
12


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status