LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - Pdf 63

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về tín dụng.
1.1.1 Tín dụng và sự phát triển của tín dụng.
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi
vay và người cho vay trên nguyên tắc hoàn trả.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hóa, quá trình ra đời tồn tại và phát
triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
Vậy tín dụng là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền hay
hiện vật và được hình thành trên nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian
nhất định. Trong đó người cho vay chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị nhất
định trong một thời gian nhất định sang người đi vay và khi đến thời hạn hai bên
thỏa thuận người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay một giá trị lớn hơn lượng
giá trị ban đầu. Khoản dư ra gọi là lợi tức tín dụng.
1.1.1.2 Sự phát triển của tín dụng
Tín dụng ra đời từ thời xa xưa chủ yếu dưới hình thức cho vay nặng lãi và
phát triển lâu dài cho đến ngày nay trải qua nhiều hình thái tín dụng khác nhau. Tín
dụng nặng lãi ra đời rất sớm. Quan hệ tín dụng nặng lãi chủ yếu giữa bên cho vay
là những thương gia, các nhà kinh doanh tiền tệ, và một số quan lại giàu có với bên
đi vay là những nông dân và thợ thủ công nghèo khó. Nhu cầu tín dụng xuất phát
từ những rủi ro bất khả kháng trong cuộc sống khiến cho người lao động phải đi
vay nhằm giải quyết khó khăn cuộc sống hoặc đảm bảo sản xuất. Ngoài ra nhu cầu
và tập quán sống xa hoa của một số quan lại cũng làm phát sinh nhu cầu vay tiền.
Đặc điểm của tín dụng nặng lãi là lãi suất cho vay rất cao, có khi lên đến 40-
50% thậm chí 100 hay 200% và mục đích vay vốn thường là để tiêu dùng và giải
quyết khó khăn cuộc sống hơn là phục vụ sản xuất kinh doanh.
Lí do là vì lãi suất quá cao nên chi phí trả lãi lớn hơn khả năng sinh lợi của
nhà sản xuất kinh doanh.
Do vậy, các nhà sản xuất kinh doanh nếu vay mượn không thể nào có lợi
nhuận để tái sản xuất. Nhưng đối với người tiêu dùng họ vẫn phải chấp nhận vay vì

Một là, Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ:
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự
vận hành của hệ thống tín dụng. Ở đây sự có mặt của tín dụng được xem như chức
năng cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế.
Thông qua chức năng này tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho các
cá nhân, tổ chức đang gặp khó khăn thiếu hụt về vốn.
Nói cách khác:
 Ở khâu tập trung tín dụng là nơi tập hợp những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
trong xã hội.
 Ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu về vốn cho
các cá nhân, tổ chức kinh tế và cho cả ngân sách.
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phân phối lại tín dụng có liên
quan không chỉ thu nhập quốc dân mà cả tổng sản phẩm xã hội. Việc phân phối lại
tín dụng được thể hiện bằng hai cách:
 Phân phối trực tiếp: là việc phân phối từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử
dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu
dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng
thương mại và việc phát hành trái phiếu của công ty.
 Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức
trung gian như ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính.
Như vậy nếu trong điều kiện cơ chế quản lí kinh tế theo kế hoạch, chức năng
tập trung và phân phối lại vốn tín dụng chỉ được thực hiện hầu hết qua các tổ chức
trung gian thì điều kiện kinh tế thị trường cùng với sự đa dạng các hình thức tín
dụng thì việc tổ chức phân phối vốn tín dụng cũng phong phú hơn, tạo điều kiện
phân phối linh hoạt và hiệu quả hơn.
Thực chất chức năng này tín dụng còn góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí
lưu thông cho xã hội biểu hiện cụ thể qua những điểm sau:
Qua quá trình huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội được đưa
vào chu chuyển nghĩa là tín dụng đã tăng nhịp độ vòng quay của đồng tiền, giảm

không thanh toán thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản cầm cố thế chấp. Việc
thu nợ đủ và đúng hạn giúp ngân hàng đảm bảo kế hoạch nguồn vốn, chủ động
trong cân đối nguồn, nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
Ba là, vốn vay phải có tài sản tương đương đảm bảo
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư của ngân hàng,
khi dự án khách hàng gặp khó khăn, không có khả năng trả nợ. Theo nguyên tắc
này, người đi vay phải có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình tương đương với số
tiền đi vay nhằm đảm bảo cho số nợ vay và cam kết trong trường hợp không trả
được nợ, thì ngân hàng có quyền phát mãi tài sản để thu
nợ vay. Việc bảo đảm nợ vay có thể được thực hiện dưới các hình thức như: thế
chấp, cầm cố, bảo lãnh hoặc tín chấp.
1.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất
định.
Tín dụng ngân hàng có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo những
tiêu thức phân loại khác nhau:
1.1.4.1 Phân theo thời hạn vay:
Theo thời hạn vay, các khoản vay được chia làm ba loại:
Cho vay ngắn hạn là những khoản vay trong thời hạn dưới 1 năm . Mục đích
vay chủ yếu là đầu tư vào tài sản lưu động có vòng quay trên một vòng trong một
năm và các nhu cầu chi tiêu của cá nhân. Cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng
lớn và ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo
món hoặc hạn mức, có hoặc không cần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu
chi hoặc luân chuyển.
Cho vay trung hạn là những khoản cho vay từ 1 năm đến 5 năm. DN có nhu
cầu vốn trung và dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật,
mua công nghệ.
Cho vay dài hạn là những khoản cho vay với thời hạn vay trên 5 năm. Loại
cho vay này đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng công trình giao thông, nhà máy

1.1.5.1 Phân loại nợ
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ
cấu lại;
- Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn đã cơ cấu lại;
- Các khoản nợ mà tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu
hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là
có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày
theo thời hạn đã cơ cấu lại.
- Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status