Thực trạng về lao động , việc làm của nước ta thời gian qua - Pdf 13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lời mở đầu
1. Sự cần thiết của đề án.
Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập kinh tế
thì nền kinh tế trong nước phải vận động cùng với xu hướng của nền kinh tế thế giới.
Một khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái hay khủng hoảng thì Việt Nam cũng không
nằm ngoài tầm ảnh hưởng và thực tế những năm gần đây đã chứng minh điều đó. Trong
bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và hồi phục chậm như hiện nay, vấn đề lao động, việc
làm và thất nghiệp đang là một vấn đề chính sách vĩ mô bức xúc. Khi nền kinh tế rơi vào
suy giảm, người lao động Việt Nam gặp nhiều khó khăn và rủi ro do những hạn chế về
hiểu biết và trình độ kỹ thuật. Năng suất lao động thấp so với lao động các nước trong
khu vực và trên thế giới nên khả năng phản ứng và chống đỡ các cú sốc bên ngoài chậm
và yếu. Khủng hoảng kinh tế thế giới thời gian qua với những tác động tiêu cực của nó
đến thị trường lao động có thể coi là phép thử để phản ánh được thực trạng và năng lực
của thị trường lao động nước ta.
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về lao động và việc làm ở nước ta nhằm
đưa ra các biện pháp và chính sách giảm thất nghiệp, tạo việc làm cho người lao động.
Mặc dù vậy, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn trong tình trạng báo động. Đảng
và nhà nước ta luôn coi việc đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động là mục tiêu
hàng đầu trong bình ổn thu nhập và giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan. Chính vì
vậy, việc giảm thất nghiệp trong tình trạng hiện nay đang là thách thức lớn đối với các
nhà lập chính sách.
Đề án này sẽ tập trung phân tích về tình hình lao động, việc làm và thất nghiệp của
Việt Nam hiện nay để từ đó đề xuất một số chính sách nhằm tạo việc làm ổn định và
giảm thất nghiệp cho người lao động.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề án
Đề án có ba mục tiêu nghiên cứu chủ yếu:
Thứ nhất là làm rõ những vấn đề lý luận về lao động, việc làm và thất nghiệp.
SV: Đào Thị Nụ Lớp: Kinh tế học _K48
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

động có đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, tồn tại song trùng của hai nền kinh tế là nền kinh tế truyền thống (nông
nghiệp là chủ yếu và tự cung tự cấp) và nền kinh tế đang trong quá trình chuyển hoá lên
hiện đại (hay nền kinh tế thị trường). Nhìn tổng thể, năng suất của khu vực nông nghiệp
vẫn thấp thấp và đa số việc làm có năng suất thấp. Đô thị hoá kéo theo khu vực công
nghiệp và dịch vụ năng suất cao hơn nhưng vẫn chưa hấp thụ hết lao động di chuyển từ
nông thôn nên về cơ bản thì Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động.
Thứ hai, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết
cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro, tình trạng chia sẻ công việc, chia sẻ việc làm còn phổ
biến.
Thứ ba, khu vực làm công ăn lương phát triển thúc đẩy hình thành quan hệ lao động
mới giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đây là nền tảng để hình thành và
phát triển thị trường lao động cho một nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện, trong đó có thể chế thị trường lao động. Do đó, hệ thống pháp
luật về thị trường lao động vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt vai trò và trách nhiệm
SV: Đào Thị Nụ Lớp: Kinh tế học _K48
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của các chủ thể trên thị trường lao động không rõ ràng, sự phân định giữa vai trò của thị
trường và vai trò của nhà nước chưa làm rõ và các cơ sở hạ tầng của thị trường lao động
cũng chưa được phát triển.
Thứ năm, do sự hình thành và phát triển của các khu vực kinh tế không đồng nhất
nên thị trường lao động bị phân mảng, chia cắt lớn với những cơ chế tuyển dụng và trả
công khác nhau. Thị trường lao động phát triển mạnh và sôi động ở các vùng kinh tế
trọng điểm, các thành phố lớn, trong khi ở các vùng nông thôn, nhất là vùng miền núi xa
xôi, hẻo lánh, khu vực phi kết cấu, thị trường lao động chưa phát triển mạnh.
Thứ sáu, chất lượng nguồn nhân lực, tính linh hoạt của thị trường lao động và trình
độ tổ chức quản lý còn thấp dẫn đến năng suất thấp, sức cạnh tranh thấp.
Thứ bảy, chưa đảm bảo an ninh việc làm đối với người lao động, doanh nghiệp

% 50,7 51,0 51,3 51,4 51,6 50,7
tỉ lệ lao
đọng nữ
% 49,0 48,7 48,6 48,4 49,3
tốc độ tăng
của lực
lượng lao
động
% 1,85 2,68 2,60 2,70 2,48
Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (nhiều năm)
Bảng 2: cơ cấu lực lượng lao động theo vùng và lãnh thổ (%)
năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008
đồng bằng song hồng 22.54 22.5 22.5 22.34 22.28 21.6
Đông Bắc 11.88 11.9 11.8 11.64 11.64 11.7
Tây Bắc 3.11 3.2 3.2 3.17 3.18 3.2
Bắc Trung Bộ 12.11 12.1 12.1 12.11 12.19 12.35
Duyên Hải Nam
Trung Bộ
8.31 8.3 8.3 8.21 8.22 8.26
Tây Nguyên 5.37 5.6 5.6 5.58 5.59 5.49
Đông Nam Bộ 15.05 15.1 15.2 15.39 15.41 16.5
ĐồngBằngSông Cửu
Long
21.63 21.5 21.5 21.56 21.49 20.84
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (nhiều năm)
Bảng 2 cho thấy, qua các năm, lực lượng lao động vẫn tập trung đông nhất ở khu
vực Đồng bằng sông Hồng (chiếm trên 22%). Đứng thứ 2 là khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long (chiếm trên 21%). Đây là hai khu vực có diện tích đất rộng, tập nhiều nhiều
thành phố lớn , khu đô thị và nhiều khu công nghiệp , thuận lợi cho việc sản xuất kinh

tạo
79,01 74,5 74,7 68,45 65,25
Tổng 100 100 100 100 100
Nước ta là một nước đông dân , có lực lượng lao động trẻ và dồi dào. Tuy nhiên phần lớn
lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật. Số liệu bảng 4 cho thấy
năm 2003 nước ta có tới 79% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, chỉ có 21% là đã qua
đào tạo. Con số đã qua đào tạo có xu hướng tăng lên qua các năm, đến năm 2007 đã là
34.75% . Tuy nhiên, việc gia tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lại chủ yếu là do gia tăng
nhóm công nhân kĩ thuật không bằng , tỷ lệ công nhân kĩ thuật có bằng có xu hướng
giảm xuống. Lao động có trình độ cao đang tăng lên nhưng mức độ cải thiện còn chậm
và thấp.
1.2.2. Về lực lượng lao động có việc làm.
Bảng 5:
Lực lượng lao động có việc làm phân theo nghành kinh tế , thành phần kinh tế và
vùng lãnh thổ.
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008
40.573,8 41.586,3 42.526,9 43.338,9 44.171,9 44.915,8
Cơ Cấu theo ngành kinh tế(%)
Nông lâm ngư 60.25 58.75 57.10 54.37 53.90 51.12
Công nhiệp –XD 16.44 17.35 18.20 19.23 19.98 19.83
dịch vụ 23.31 23.90 24.70 26.40 26.12 29.05
Tổng 100 100 100 100 100 100
Cơ cấu theo thành phần kinh tế(%)
Nhà nước 9,95 9,88 9,50 9,11 9,00 9,08
SV: Đào Thị Nụ Lớp: Kinh tế học _K48
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài quốc doanh 88,14 87,83 87,84 87,81 87,51 87,20
Đầu tư nước ngoài 1,91 2,29 2,66 3,08 3,49 3,72
Tổng 100 100 100 100 100 100

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2003 , lao động làm việc trong các ngành công nghiệp chiếm 16,44% và trong ngành dịch
vụ là 23,31% thì đến năm 2008 con số này tăng lên tương ứng là 19,83% và 29,05% . Có
thể nói đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế đất nước đang
chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
hiện đại.
Số liệu bảng 5 còn cho thấy , trong những năm qua kinh tế ngoài quốc doanh đang
tạo ra phần lớn việc làm cho người lao động. Có tới xấp xỉ 88% lực lượng lao động có
việc làm trong khu vực kinh tế này . Lao động làm việc trong khu vực nhà nước đang có
xu hướng giảm đi do quá trình cổ phần hóa diễn ra nhanh chóng . Trong khi đó lao động
làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại đang tăng lên : năm 2003 có 1,91%
thì đến năm 2008 có 3,92% lao động có việc làm ở khu vực kinh tế này .
Xét cơ cấu lao động có việc làm theo vùng và lãnh thổ , ta thấy : Đông bằng sông
Hồng và sông Cửu Long vẫn là nơi có số lao động đang làm việc cao nhất. Đó là do hai
khu vực có dân cư sinh sống đông nhất , có điều kiện sống và làm việc tôt nhất . Tiếp đến
là các khu vực Đông Nam Bộ , Bắc Trung Bộ và Đông Bắc. Tây Bắc và Tây Nguyên là
hai khu vực có tỷ lệ lao động đang làm việc thấp nhất do đây là hai khu vực miền núi có
điều kiện sống và làm việc còn nhiều khó khăn.
SV: Đào Thị Nụ Lớp: Kinh tế học _K48
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 6: Tỉ lệ lao động có việc làm theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
Đơn vị: %
Chưa qua đào
tạo
Sơ cấp có
chứng chỉ
nghề
Công nhân

Bảng 6: Tình hình thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số người thất
nghiệp(1000 người)
949 926 929 997 1114
Tỷ lệ thất nghiệp(%) 2.25 2.14 2.14 2.19 2.52
Ta thấy giai đoạn 2003-2008 , tỉ lệ thất nghiệp chung ở nước ta giữ ở mức khá ổn
định từ 2%-2.5%. Đó là do thời kỳ này nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đi lên, GDP giữ ở
mức ổn định . Mặt khác , do nước ta có tới trên 75% lực lượng lao động làm việc ở nông
thôn . Phần lớn họ là nông dân và các hộ lao động cá thể nhỏ nên gần như không có khả
năng xảy ra thất nghiệp . Còn lại chỉ có khoảng 17% lao động làm việc trong khu vực
làm công ăn lương là có khả năng xảy ra thất nghiệp.
Bảng 7: Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao ở khu vực thành
thị phân theo vùng.
Đơn vị (%)
2003 2004 2005 2006 2007 2008
cả nước 5.78 5.60 5.31 4.82 4.64 4.65
A.Phân theo vùng
Đồng bằng sông hồng 6.38 6.03 5.61 6.42 5.74 5.35
Trung du và miền núi phía
bắc
5.6 5.41 5.07 4.18 3.85 4.17
Bắc bộ và duyên hải miền
trung 5.45 5.56 5.2 5.5 4.95 4.73
Tây nguyên 4.39 4.53 4.23 2.38 2.11 2.51
Đông nam bộ 6.08 5.92 5.62 5.47 4.83 4.89
Đông bằng sông cửu long 5.26 5.03 4.87 4.52 4.03 4.12
B. Một số thành phố lớn
Hà Nội 6.84
Đà nẵng 5.16


SV: Đào Thị Nụ Lớp: Kinh tế học _K48
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 7: Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
Đơn vị %
Trình độ Chưa qua
đào tạo
Đã qua đào
tạo nghề và
tương đương
Trung học
chuyên
nghiệp
Cao đẳng
đại học trở
lên
Tổng
Số người
(1000 người)
374 91 48 72 585
Tỉ lệ thất
nghiệp(%)
7,91 2,52 9,16 3,97 4,82
Cơ cấu(%) 63,93 15,55 8,20 12,31 100
( Nguồn Bộ lao động – thương binh – xã hội năm 2006)
Qua số liệu bảng trên ta thấy một thực trạng đó là phần lớn số người thất nghiệp
trong khu vực thành thị thuộc lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 63,93%. Do họ
không có tay nghề và trình độ nên rất khó khăn khi tìm được công việc ổn định. Mặt khác
do đời sống khó khăn nên một bộ phận số dân di cư từ nông thôn ra thành phố tìm việc .

điều kiện kém phát triển của thể chế điều tiết , các quan hệ lao động xã hội chỉ mới vừa
được sinh ra và vẫn chưa bao trùm hết các cấp.
- Những bất cập ngày càng lớn giữa quy mô chung và cấu trúc “cung - cầu” lao
động trên thị trường lao động. Hiện nay ở Việt Nam cung lao động đang vượt quá cầu và
sẽ còn tiếp tục vượt trong tương lai.
- Tình trạng mất cân đối, bất cập trong cơ cấu lao động và hiệu quả thấp. Mâu
thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng gay gắt khi chúng ta triệt để tiến hành cải
cách , cùng với việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải tổ chức lại lao động trên phạm vi toàn
xã hội là kèm theo hiện tượng và xu thế đẩy lao động tách ra khỏi việc làm , làm cho một
bộ phận lớn lao động trở nên dư thừa , trước hết là trong khu vực nhà nước.
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn với trình độ quản lý về mặt
nhà nước trong lĩnh vực việc làm chưa phù hợp với cơ chế mới , với hệ thống sự nghiệp
giải quyết việc làm còn phôi thai , non yếu chưa đáp ứng được yêu cầu về giải quyết việc
làm trong cơ chế thị trường.
SV: Đào Thị Nụ Lớp: Kinh tế học _K48
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Hệ thống định hướng nghề nghiệp , đào tạo và đào tạo lại không theo kịp với
những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế xã hội, không tương thích với quá trình cải tổ
số lượng và chẩt lượng đào tạo . Ngoài ra , vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn và không phối
hợp chặt chẽ ở nhiều khu vực lãnh thổ trong các cấu trúc trợ giúp việc làm cho khu vực
ngoài quốc doanh, ở nhiều nơi vân đề việc làm đã vượt ra ngoài tầm kiếm soát của chính
quyền địa phương.
- Hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm chỉ mới được hình thành và phân bổ chưa
rộng khắp cả nước. Hệ thống này chưa có một cấu trúc tổ chức thành lập rõ rang , chưa
được đảm bảo trang bị vật chất cần thiết và đội ngũ cán bộ không đồng bộ. Đặc biệt , cho
đến nay ở Việt Nam chưa hình thành một hệ thống thông tin về thị trường lao động một
cách đầy đủ và đồng bộ, được cập nhật theo thời gian và có các dự báo đủ cơ sở. Đối với
Việt Nam , tính cơ động của sức lao động theo nghề nghiệp và lãnh thổ còn rất hạn chế ,
phần lớn cư dân chưa sẵn sàng cho cuộc sống và lao động trong điều kiện thị trưòng.

b. Một số nguyên nhân cơ bản của tồn tại
- Việt Nam vẫn là một nước nghèo , khả năng huy động và đáp ứng nhu cầu kinh
phí hỗ trợ đối với các hoạt động phát triển thị trường lao động còn nhiều hạn chế.
- Kinh tế Việt Nam mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển
sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong cùng một lúc tồn tại hai nền
kinh tế( nền kinh tế truyền thống và nền kinh tế hiện đại , nền kinh tế thị trường ) . Trong
khi đó , lại phải điều chỉnh cơ cấu , chính sách , luật pháp phù hợp hợp với yêu cấu hội
nhập, gia nhập WTO , điều kiện kinh tế -xã hội cho thị trường lao động luôn luôn biến
động.
- Tư duy và nhận thức về thị trường lao động trong điều kiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ , còn bị ảnh hưởng của tư duy cũ trong
nền kinh tế kế hoạch hoá , tập trung quan liêu , bao cấp trước đây trong hoạch định chính
sách thị trường lao động, đặc biệt , chưa có nhận thức rõ và đúng về vai trò trách nhiệm
của nhà nước ( trong tôt chức , hỗ trợ và điều tiết thị trường lao động) cũng như của các
chủ thể khác trên thị trường lao động.
- Tổ chức bộ máy quản trị thị trường lao động còn phân tán , chồng chéo , một số
thiết chế của thị trường lao động chưa được đủ mạnh(thiết chế đại diện các bên trong
quan hệ lao động , thiết chế thoả ước lao động tập thể , thiết chế tổ chức quan hệ ba
SV: Đào Thị Nụ Lớp: Kinh tế học _K48
16

Trích đoạn Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực và phát triển dạy nghề trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status