Các tình huống trong đấu thầu - Pdf 13

Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU

Tình huống: HSMT có nhất thiết phải thẩm định
Hỏi: HSMT có nhất thiết phải thẩm định không?
Trả lời:
Tại khoản 4 Điều 4 của Luật Đấu thầu định nghĩa “HSMT là toàn bộ tài liệu sử dụng
cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ
pháp lý để nhà thầu chuẩn bị HSDT và để bên mời thầu đánh giá HSDT nhằm lựa chọn nhà
thầu trúng thầu; làm căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng”. Do tầm
quan trọng nhưu vậy nên căn cứ Luật số 38, Nghị định 85/CP (Điều 15 khoản 3; Điều 23
khoản 3) quy định “Chủ đầu tư phê duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ
chức thẩm định”.
Tại Điều 59 Nghị định 85/CP còn quy định “Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân
thuộc cơ quan mình tổ chức thẩm định HSMT, còn trường hợp nhân sự thuộc Chủ đầu tư
không đủ năng lực thì Chủ đầu tư tiến hành lựa chọn 1 tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh
nghiệm để thẩm định. Tất nhiên việc lựa chọn đó phải tuân thủ Luật đấu thầu thông qua hình
thức lựa chọn nhà thầu như đấu thầu, chỉ định thầu và phải có hợp đồng để ràng buộc trách
nhiệm.
Như vậy, việc thẩm định HSMT là bắt buộc trước khi Chủ đầu tư phê duyệt HSMT.
Tình huống: Bổ sung tài liệu trong quá trình đánh giá HSDT
Hỏi: Trong HSMT có nêu nhà thầu dự thầu là nhà sản xuất thì phải có Giấy
chứng nhận ISO 9001:2000. Tuy nhiên đến thời điểm xét thầu thì nhà sản xuất đó chưa
gia hạn xong giấy chứng nhận hoặc chưa có giấy chứng nhận thì hồ sơ dự thầu có bị coi
là vi phạm và bị loại mặc dù hàng hóa do nhà thầu chào được đánh giá là đáp ứng yêu
cầu của HSMT?
Trả lời:
Câu hỏi của bạn liên quan tới quá trình xét thầu (đánh giá HSDT). Việc đánh giá này
cần tuân thủ Điều 28 và Điều 35 Luật Đấu thầu, đồng thời phải tuân thủ trình tự mà trong

đảm thực hiện hợp đồng. Tại Điều 33 ND85/CP quy định đối với gói thầu quy mô nhỏ thì trị
giá bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% giá HĐ.
Trở lại tình huống mà Bạn nêu ra, thấy rằng nếu trong HĐ (có trị giá lớn, kéo dài, phụ
thuộc vào nhiều yếu tố…) mà không có điều khoản bảo đảm thực hiện hợp đồng thì sẽ không
có chế tài để xử lý đối với các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện HĐ như khi nhà
thầu bỏ cuộc, gây thiệt hại… Trường hợp vì không yêu cầu nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện
HĐ mà việc thực hiện HĐ gây ra thiệt hại cho Nhà nước thì Chủ đầu tư là người ký HĐ sẽ
phải đền bù cho Nhà nước (Điều 75 Luật Đấu thầu). Trong ND85/CP hình thức phạt tiền (để
đền bù) được quy định tại Điều 64 căn cứ theo quy định của pháp luật về xử vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, đó là ND53/CP ngày 04/4/2007 và điều chỉnh, bổ
sung bởi ND62/CP ngày 4/6/2010 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế
hoạch và đầu tư.
Tóm lại, việc yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng là cần thiết
không nên bỏ qua.
Hỏi: Trong một cuộc đấu thầu đối với gói thầu xây lắp có 5 nhà thầu tham gia.
Tại bước đánh giá sơ bộ chỉ có 2 nhà thầu M và N vượt qua để đánh giá chi tiết.
Đánh giá về mặt kỹ thuật thì cả 2 nhà thầu đều đạt mức yêu cầu tối thiểu căn cứ
TCĐG sử dụng thang điểm nêu trong HSMT. HSDT của nhà thầu M và N đều được sửa
lỗi và hiệu chỉnh sai lệch nhưng đều nằm trong phạm vi cho phép. Giá đánh giá nêu
trong TCĐG là giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch.
Căn cứ kết quả đánh giá về mặt tài chính thì nhà thầu M có giá dự thầu sau sửa
lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thấp hơn nên được xếp thứ nhất, đồng thời giá này không vượt
giá gói thầu nên được BMT đề nghị trúng thầu. Nhà thầu còn lại (N) có giá dự thầu sau
sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch cao hơn giá tương ứng của nhà thầu M, song lại cao hơn cả
giá gói thầu. Do vậy, BMT không xếp hạng nhà thầu N.
Cách xử lý của BMT có phù hợp với quy định trong đấu thầu không?
Trả lời:
Theo LĐT (Điều 4 khoản 2), đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng các yêu
cầu của BMT. Có trường hợp kết quả đấu thầu chỉ có 1 nhà thầu, có khi có vài nhà thầu (nếu
gói thầu gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt và trong HSMT cho phép nhà thầu chào theo từng

- Nhà thầu được đề nghị trúng thầu;
- Danh sách xếp hạng nhà thầu.
Nhưng trong thực tế, ở khá nhiều trường hợp BMT thường bỏ sót nội dung danh sách
xếp hạng nhà thầu khi trình Chủ đầu tư phê duyệt về kết quả đấu thầu./.
Hỏi: Chúng tôi có một gói thầu mua sắm tài sản, Sở Tài chính đã phê duyệt dự
toán và kế hoạch đấu thầu (giá dự toán thấp hơn do chúng tôi đề nghị). Đơn vị phụ
trách mua sắm đã đăng báo 2 kỳ nhưng không có nhà thầu nào tham gia đấu thầu để
cung cấp (theo báo cáo của đơn vị mua sắm) và đề nghị Sở Tài chính xử lý. Sở Tài chính
đã làm việc với đơn vị báo giá cho Sở Tài chính trước đây và đơn vị này đảm bảo cung
cấp theo giá mà Sở Tài chính đã phê duyệt trong KHĐT. Tuy nhiên, đơn vị này không
muốn tham gia đấu thầu và đề nghị đơn vị mua sắm liên hệ trực tiếp để mua hàng. Còn
đơn vị mua sắm giữ quan điểm rằng: đã làm đầy đủ các thủ tục mua sắm theo quy định
mà không nhà thầu nào tham gia do vậy đề nghị Sở Tài chính xử lý. Chúng tôi đã đọc
nhiều tài liệu liên quan nhưng chưa có quy định nào xử lý trường hợp này. Vậy, xin hỏi
Sở Tài chính có thể ra văn bản chỉ định đơn vị mua sắm đến liên hệ đơn vị bán hàng để
trực tiếp mua sắm được không?
Trả lời:
Theo quy định, trước khi tiến hành mua sắm cần có KHĐT được duyệt, trong đó nói
rõ các nội dung cho từng gói thầu như giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, thời gian lựa
chọn nhà thầu, hình thức và thời gian thực hiện hợp đồng. Theo thông tin của Bạn đã nêu thì
hiểu rằng trong KHĐT ghi hình thức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu này là đấu thầu rộng
rãi. Do đó, đơn vị mua sắm đã tiến hành đăng tải thông báo mời thầu trên Báo Đấu thầu.
Nhưng qua 2 lần đăng tải mà vẫn không có nhà thầu nào đến mua HSMT. Trong khi đó, 1 đơn
vị cung cấp báo giá (thực chất là nhà cung cấp) cho biết họ có thể cung cấp sản phẩm theo giá
gói thầu (dự toán) đã duyệt trong KHĐT nhưng lại đề nghị đơn vị mua sắm liên hệ trực tiếp
để mua bởi vì nhà cung cấp không muốn tham gia đấu thầu.
Với tình huống này có thể xử lý theo một số phương án sau:
* Phương án 1:
Bạn cần phân tích gói thầu kỹ hơn để xác định gói thầu có thuộc trường hợp được
phép Chỉ định thầu như quy định tại Điều 20 LĐT, Điều 40 NĐ85/CP không?Nếu đủ điều

thầu quy mô nhỏ là gói thầu MSHH có giá gói thầu không vượt 5 tỷ đồng, gói thầu xây lắp có
giá gói thầu không vượt 8 tỷ đồng (không có quy định gói thầu quy mô nhỏ đối với dịch vụ tư
vấn). Đồng thời, tại Điều 33 Nghị định 85/CP quy định trong HSMT “không cần tiêu chuẩn
đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá, không cần xác định giá đánh giá trong
quá trình đánh giá HSDT và không cần phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ
thuật”.
Quy định như trên là phù hợp với các gói thầu quy mô nhỏ do sản phẩm được cung
cấp (trong MSHH) hoặc công việc thuộc công trình xây dựng (trong xây lắp) về cơ bản tương
đương nhau, không khác nhau nhiều về đặc tính kỹ thuật, thông số kỹ thuật, công suất, hiệu
suất, tiến độ…Nghĩa là có thể coi như tương đương nhau trên cùng một mặt bằng về các yếu
tố kỹ thuật, tài chính/thương mại. Tuy nhiên, trong thực tế ở một số gói thầu quy mô nhỏ vẫn
có sự khác nhau về bản chất giữa các HSDT. Do vậy, trong Mẫu HSMT XL quy mô nhỏ (ban
hành kèm theo Thông tư số 02/BKH, ngày 19/1/2010) tại khoản 5 Mục 24 có quy định
“Trường hợp gói thầu phức tạp phải xác định giá đánh giá thì giải trình bằng văn bản với Chủ
đầu tư. Chủ đầu tư xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Như vậy, trong tình huống của Bạn, nếu đã được phép của Chủ đầu tư thì trong TCĐG
thuộc HSMT có sử dụng giá đánh giá để đánh giá HSDT thì việc đó là hợp lệ, hợp pháp.
Vậy thì để hiểu rõ các quy định của pháp luật về đấu thầu, Bạn phải nghiên cứu không
chỉ Luật, Nghị định rồi tiếp đó còn phải nghiên cứu các Thông tư (ban hành kèm theo các
Mẫu HSMT) để hiểu đầy đủ các quy định.
Hỏi: Công ty chúng tôi được giao làm tổng thầu xây lắp (tổng thầu EPC) 1 dự án
dưới hình thức Chỉ định thầu. Dự án sử dụng 100% vốn Nhà Nước, việc Chỉ định thầu
đã được phê duyệt trong KHĐT theo đúng quy định.
Trong gói thầu EPC đã được Chỉ định thầu cho chúng tôi, giá trị phần công việc
mua sắm vật tư, thiết bị cho dự án được thực hiện theo hình thức trọn gói (Lump sum
scope). Như vậy, chúng tôi có bắt buộc phải áp dụng Luật Đấu thầu trong quá trình lựa
chọn nhà thầu/nhà cung cấp vật tư, thiết bị không?
Trả lời:
Công ty của Bạn đã được phép Chỉ định thầu (theo Luật Đấu thầu) là nhà thầu (tổng
thầu xây lắp) để thực hiện gói thầu EPC (bao gồm: thiết kế; cung cấp thiết bị, vật tư và xây

Hỏi: Trường hợp khi đàm phán ký hợp đồng, nhà thầu liên danh đề nghị đưa
nhà thầu khác vào thay thế 1 thành viên rút khỏi liên danh. Chủ Đầu tư chấp thuận đề
nghị đó thì có đúng Luật không?
Trả lời:
Câu hỏi của Bạn liên quan đến thuật ngữ “nhà thầu liên danh” và trách nhiệm của nhà
thầu này.
1. Về nhà thầu liên danh và trách nhiệm
Nói đến nhà thầu liên danh thì trước tiên cần hiểu thế nào là một nhà thầu. Theo Điều
4, Luật Đấu thầu thì “nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều
7, Điều 8 của Luật Đấu thầu”. Theo Điều 7, trường hợp nhà thầu là 1 tổ chức được coi là có
đủ tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ 3 điều kiện. Một cách đơn giản đó là một pháp nhân (theo
Bộ Luật Dân sự) và tình hình tài chính là bình thường. Một nhà thầu có đủ tư cách hợp lệ thì
họ được quyền tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên
danh (Điều 64 Luật Đấu thầu). Khi nhà thầu tự thấy đủ khả năng cạnh tranh, nhà thầu thường
tham dự thầu một cách độc lập. Trong Luật Đấu thầu, gọi đây là “nhà thầu độc lập”. Đây là
hình thức được nhà thầu ưa thích vì nhà thầu có thể tự quyết định mọi vấn đề liên quan tới
đấu thầu mà không cần bàn bạc, thống nhất với ai. Nhà thầu độc lập chịu trách nhiệm tham
gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trong Luật
Đấu thầu gọi đây là “nhà thầu chính” và được gọi là “nhà thầu tham gia đấu thầu” (theo định
nghĩa tại Điều 4 Luật Đấu thầu).
Các quy định trong Luật, Nghị định, Mẫu HSMT đều nhằm vào nhà thầu tham gia đấu
thầu tức là nhà thầu chính. Đã là nhà thầu chính thì có quyền và nghĩa vụ nêu ở Điều 64 Luật
Đấu thầu, trong đó có nghĩa vụ ký hợp đồng với Chủ Đầu tư. Đối với nhà thầu phụ, hiện tại
không có quy định trách nhiệm của nhà thầu này với Chủ Đầu tư. Bởi lẽ, Luật Đấu thầu quy
định nhà thầu phụ không chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, có thể thực hiện 1 phần
công việc của gói thầu thông qua thỏa thuận hoặc hợp đồng ký với nhà thầu chính. Do vậy,
trong Luật Đấu thầu mới quy định rằng “nhà thầu chính” chỉ được tham gia trong 1 HSDT đối
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)


Luật Đấu thầu quy định viề việc nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để
tham gia đấu thầu sẽ bị xử lý cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Tại Điều 65 Nghị định 85/CP
quy định chi tiết như sau về vấn đề vừa nêu ở Điều 12 LĐT “Nhà thầu cho nhà thầu khác sử
dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng đúng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu
khác để tạo thành 1 liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo
văn bản thỏa thuận liên danh…”. Như vậy, trong trường hợp của Bạn, nếu không có lý do
chính đáng thì việc B chuyển cho C, tức vi phạm Điều 12 LĐT. Do vậy, không thể chấp nhận
sự thay đổi này. Tuy nhiên, trong thực tế, mọi sự việc đều có nguồn gốc nên việc xử lý không
thể máy móc. Trường hợp, tại thời điểm thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, chẳng hạn B
không còn đủ năng lực như khi đi dự thầu thì đây là một lý do chính đáng để Chủ Đầu tư xem
xét, chấp nhận một giải pháp hợp lý, thỏa đáng. Một trong các giải pháp là cho phép thay C
vào vị trí của B nhưng phải đảm bảo:
- Năng lực, kinh nghiệm của C đáp ứng trách nhiệm tương ứng của B đã thỏa thuận
trong liên danh;
- Các giải pháp kỹ thuật của C phải được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của HSMT;
- C phải thực hiện phần việc của B trong thỏa thuận liên danh ký với A và với chi phí
không đổi.
Tất nhiên, thỏa thuận liên danh ban đầu phải được điều chỉnh, bổ sung theo cơ cấu
mới. Tóm lại, nếu không có lý do chính đáng thì việc rút lui của B khỏi liên danh là vi phạm
pháp luật về đấu thầu (Điều 12 LĐT) và sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu. Trong các
Mẫu HSMT MSH, XL đều có quy định rằng “trường hợp 1 thành viên trong liên danh vi
phạm dẫn đến nhà thầu không được nhận lại bảo đảm dự thầu thì tất cả các thành viên trong
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

liên danh đều bị tịch thu bảo đảm dự thầu. Bởi lẽ đã là nhà thầu liên danh thì Luật quy định
ngoài trách nhiệm riêng còn phải có trách nhiệm chung. Làm như thế là để trước khi hình
thành liên danh dự thầu, các nhà thầu phải cẩn trọng, chọn những bạn đồng hành đáng tin cậy.
Hỏi: Chúng tôi có 01 gói thầu về MSHH gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt. Do
vậy, ngay trong KHĐT được duyệt cho phép chia gói thầu thành nhiều phần (lô). Căn

thì đối với phần 1 của gói thầu, nhà thầu A chào thầu với tư cách là nhà thầu độc lập, đối với
phần 2 của gói thầu, nhà thầu A liên danh với nhà thầu khác để dự thầu thì đều được coi là
hợp lệ, đáp ưng yêu cầu của HSMT.
Tất nhiên, khi đó theo Mục 24 Chương II của HSMT khi nói về điều kiện tiên quyết
cần quy định như sau: Nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều HSDT với tư cách là nhà thầu chính
(nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) cho toàn bộ gói thầu hay trong 1 phần của
gói thầu.
* Trường hợp 2:
Trong HSMT ghi điều kiện tiên quyết là: nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều HSDT
với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh) nghĩa là ghi
đúng như trong Nghị định 85/CP, trong Mẫu HSMT MSHH. Với HSMT này thì nhà thầu A bị
loại do có tên trong 2 HSDT, không đáp ứng yêu cầu của HSMT về điều kiện tiên quyết.
Như vậy, nếu Bạn hiểu thấu đáo hình thức chia gói thầu thành nhiều phần và khoản 4
Điều 70 Nghị định 85/CP rồi mạnh dạn khi viết HSMT theo trường hợp 1 nêu trên thì rất
thuận tiện trong việc đánh giá HSDT vẫn đảm bảo tính cạnh tranh với đầy đủ căn cứ pháp lý.
Còn nếu bạn cứng nhắc viết HSMT theo Trường hợp 2 thì vô tình bạn đã hạn chế sự cạnh
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

tranh của nhà thầu. Nhưng HSMT đã ban hành thì phải thực hiện theo vì đó là căn cứ pháp lý
cho cuộc thầu
Tình huống 1. Xử lý dự toán cao hơn giá gói thầu

Hỏi: Tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 85/CP có quy định “trường hợp dự toán cao
hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu được phê duyệt trong KHĐT
không còn phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi thì Chủ Đầu tư xem
xét, quyết định chuyển đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của
pháp luật về đấu thầu”. Xin hỏi: Như vậy, theo quy định trên, Chủ Đầu tư có phải trình
Người quyết định đầu tư xin phê duyệt điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu không?
Hay Chủ đầu tư tự ra quyết định điều chỉnh (do KHĐT trước đây đã được Người quyết

40 Nghị định 85/CP). Sau đó, dự toán được duyệt là 2,1 tỷ đồng (mức này nằm ngoài điều
kiện Chỉ định thầu quy định tại Điều 40 Nghị định 85/CP) thì theo khoản 2 Điều 70 Nghị định
85/CP, Chủ Đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi hoặc
hạn chế (thay cho hình thức Chỉ Định thầu) mà không cần báo cáo Người có thẩm quyền.
Nhưng tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 85/CP cũng lưu ý rằng việc xử lý như vừa đề cập của
Chủ Đầu tư phải đảm bảo điều kiện là tổng mức đầu tư của dự án không bị vượt. Còn nếu dự
toán được duyệt cao hơn giá gói thầu mà dẫn đến vượt tổng mức đầu tư đã duyệt thì phải tiến
hành thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định.
Hỏi:
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Trong quá trình lựa chọn nhà thầu có rất nhiều tình huống phát sinh. Có tình
huống thì đơn giản thường xảy ra nhưng có tình huống để xử lý là không đơn giản. Vậy
đề nghị cho biết ai là người có thẩm quyền giải quyết các tình huống trong đấu thầu
Trả lời
Đúng như ý kiến của bạn nêu ra là trong công tác đấu thầu nói chung và trong quá
trình lựa chọn nhà thầu nói riêng các tình huống rất đa dạng, đôi khi rất phức tạp. Việc xử lý
tình huống đòi hỏi không chỉ nắm chắc các quy định trong Luật trong Nghị định mà còn đòi
hỏi phải hiểu được cặn kẽ các nội dung liên quan tới cuộc thầu (như HSMT, TCĐG, HSDT,
các giải thích, làm rõ của nhà thầu…) như vậy để giải quyết tình huống thì người trong cuộc
(trực tiếp tham gia lựa chọn nhà thầu) có nhiều lợi nhuận hơn người không trực tiếp tham gia.
Đây có lẽ cũng là lý do để Luật số 38 điều chinh trách nhiện xử lý tình huống trong
đấu thầu. Trước đây trong Luật Đấu thầu ban hành năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ
01/4/2006) tại Điều 60 quy định: Người có thẩm quyền (tức người quyết định đầu tư) “quyết
định xử lý tình huống trng đấu thầu”. Nhưng trong Luật sô 38 (Điều 2) lại chuyển nhiệm vụ
này từ Người có thẩm quyền sang chủ đầu tư. Theo đó, từ ngày 01/8/2009 (khi Luật số 38 có
hiện lực thi hành) thì “chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu” và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Trong NĐ 85/CP (hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2009) đưa ra 14 tình huống cùng

trên TCĐG và các yêu cầu bên trong HSMT (Điều 28 Luật Đấu thầu). Trong Luật Đấu thầu
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

(Điều 4 khoản 4) quy định “HSMT … là căn cứ pháp lý để BMT đánh giá HSDT nhằm lựa
chọn nhà thầu trúng thầu…” Theo Luật Đấu thầu được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 38 thì
Chủ đầu tư là người phê duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định. Do vậy việc xác định
đánh giá đối với nhà thầu A và nhà thầu B như trong tình huống nêu ra đã căn cứ vào TCĐG
trong HSMT nên kết quả đánh giá là có đủ cơ sở pháp lý. Việc cơ quan thẩm định không
muốn thống nhất kết quả xếp hạng là thiếu cơ sở pháp lý, nhưng cơ quan thẩm định có thể
nhận xét về TCĐG nói riêng và về HSMT nói chung.

Gần đây trong Luật số 38 có bổ sung trách nhiệm của người có thẩm quyền là “Hủy,
đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu ”. Nội dung này được
quy định cụ thể tại Điều 66 NĐ 85/CP là người có thẩm quyền có thể “Hủy đấu thầu” khi có
cơ sở rằng HSMT, HSYC không tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc pháo
luật khác có liên quan dẫn đến không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu hoặc nhà thầu trúng
thầu không đáp ứng yêu cầu của gói thầu
Với quy định mới này, thì ý kiến nhận xét của cơ quan thẩm định về kết quả đánh giá
HSDT có thể sẽ là cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, đưa ra quyết định cho phù hợp
2. Phương pháp xác định giá đánh giá (đưa về 1 mặt bằng) nằm trong TCĐG thuộc
HSMT là trách nhiệm, thẩm quyền phê duyệt của Chủ đầu tư (luật số 38). Tuy nhiên, dễ dàng
nhận thấy cách xác định giá đánh giá như trong tình huống nêu ra thiếu tính khoa học. Bởi lẽ
sử dụng thang điểm đánh giá về mặt kỹ thuật của HSDT đã là mang tính chủ quan, phụ thuộc
vào nhận thức chủ quan của từng người. Với cơ cấu của thang điểm này thì điểm kỹ thuật của
nhà thầu A cao hơn điểm kỹ thuật của nhà thầu B, với cơ cấu khác chưa biết chừng lại ngược
lại. Giờ đây lại căn cứ vào điểm kỹ thuật để xác định giá đánh giá thì lại làm cho sự chủ quan
được nhân lên, làm sao đảm bảo được sự công bằng,
Chính vì vậy, trong các mẫu HSMT được ban hành kèm theo TT01/BKH (mẫu HSMT
xây lắp), TT 05/BKH (mẫu HSMT MSHH) do Bộ KH&ĐT ban hành có yêu cầu khi đánh giá

cổ” nếu muốn có HSDT được hoàn thành để kịp nộp theo thời gian yêu cầu trong HSMT
Tuy nhiên, tình huống của bạn là có thể xảy ra. Việc xử lý các tình huống nói chung
theo Luật số 38 (hiệu lực thi hành từ 01/8/2009) là thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của chủ
đầu tư. Trong NDD85/CP có đưa ra 14 tình huống cơ bản và quy định ngoài các tình huống
đã nêu thì BMT báo cáo chủ đầu tư xem xét quyết định. Điều này cần hiểu rằng chủ đầu tư có
trách nhiệm xử lý tình huống nhưng phải dựa trên các quy định hiện hành về đấu thầu và phải
đảm bảo đạt được các mục tiêu minh bạch, công bằng, cạnh tranh và hiệu quả. Bởi lẽ căn cứ
Điều 2 Luật Đấu thầu thì Chủ đầu tư cũng là 1 trong các đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu
Như vậy tình huống của bạn sẽ được chủ đầu tư xử lý tùy điều kiện cụ thể xảy ra.
Chẳng hạn khi các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu hạn chế đều đã nộp HSDT trước thời
điểm đóng thầu thì BMT cần nhận được sự thống nhất của các nhà thầu đã nộp về việc mở
thầu sớm hơn để đảm bảo không ảnh hưởng tới quyền lợi của bất kỳ nhà thầu nào. Chỉ cần 1
nhà thầu với lý do nào đó ví dụ đã có kế hoạch sẽ đến dự lễ mở thầu theo đúng thời gian ban
đầu ghi trong HSMT và không thống nhất việc mở thầu như nêu trong HSMT vì đó là căn cứ
pháp lý đã công khai cho các nhà thầu.
Hỏi:
Về các thời gian trong KHĐT có phải ghi thời điểm cụ thể để bắt đầu và kết thúc
không (ghi rõ tháng/quý và số ngày)?
Ví dụ: thời gian lựa chọn nhà thầu là 70 ngày kể từ ngày phát hành HSMT trong
tháng 8 đến tháng 10/2010
Trả lời:
Thời gian trong đấu thầu được đề cập tại nhiều Điều trong Luật và NĐ 85/CP (chẳng
hạn Điều 31 Luật Đấu thầu, Điều 8, Điều 10, Điều 33, NĐ 85/CP
Tại Điều 10 NĐ85/CP quy định về “thời gian lựa chọn nhà thầu” trong KHĐT. Theo
đó có 2 nội dung:
Thời gian bắt đầu tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu (tính từ thời gian phát hành
HSMT (HSYC) hoặc tính từ thời gian phát hành HS mời sơ tuyển, hồ sơ quan tâm (nếu áo
dụng đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển, mời quan tâm)
Khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu (trường
hợp không có sơ tuyển, mời quan tâm) tới khi ký được hợp đồng bao gồm:

Giá trị đảm bảo dự thầu trong HSMT được xác định căn cứ giá gói thầu trong
KHĐT. Giá dự toán của gói thầu được duyệt sau đó có giá trị thấp hơn giá gói thầu
BMT tự điều chỉnh giá trị đảm báo dự thầu theo giá dự toán của gói thầu rồi
phát hành HSMT
Việc điều chính trên của BMT đúng hay sai?
Trả lời:
Tình huống mà bạn nêu ra được hiểu là thuộc gói thầu xây lắp. Nói chung điều kiện
phát hành HSMT phải căn cứ vào Điều 25 Luật Đấu thầu nghĩa là khi có đủ các điều kiện sau:
- KHĐT được duyệt (với các nội dung theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu và từ
Điều 9 đến Điều 12 NĐ 85/CP).
- HSMT được duyệt (trên cơ sở HSMT được lập đã được thẩm định và tuân thủ theo
Mẫu HSMT do Bộ KH& ĐT ban hành)
- Thông báo mời thầu (đấu thầu rộng rãi) hoặc danh sách nhà thầu được mời tham gia
đấu thầu (vượt qua bước sơ tuyển hoặc đấu thầu hạn chế) đã được đăng tải trên Báo Đấu thầu
(nếu gói thầu thuộc đối tượng phải đăng trên báo này).
Tuy nhiên đối với gói XL, tại Điều 23 NĐ 85/CP yêu cầu khi lập HSMT thì phải có
“Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán dược duyệt”.
Trong trường hợp giá gói thầu (đối với gói XL) duyệt trong KHĐT tại thời điểm chưa
có dự toán thì dự toán được duyệt sau đó sẽ thay thế giá gói thầu (dù dự toán cao hơn hay thấp
hơn giá gói thầu) mà không cần tiến hành thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong KHĐT đã
duyệt. Trừ khi việc thay thế này làm vượt tổng mức đầu tư thì phải tiến hành điều chỉnh tổng
mức đầu tư theo quy định của pháp luật (theo Điều 70 khoản 2 NĐ 85/CP).
Trở lại tình huống của bạn thì thấy rằng dự toán được duyệt sau đó thấp hơn giá gói
thầu đã duyệt trong KHĐT và nó thay thế giá gói thầu để làm căn cứ cho việc xem xét kết quả
đấu thầu.
Theo Điều 27 Luật Đấu thầu, giá trị đảm bảo dự thầu được quy định trong HSMT theo
một mức xác định tùy thuộc gói cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu (trong trường
hợp đang đề cập thì giá gói thầu là dự toán)
Căn cứ quy trình thực hiện thì người lập HSMT phải xác định mức tiền của đảm bảo
dự thầu để đưa vào HSMT rồi trên cơ sở đó HSMT mới được thẩm định và chủ đầu tư phê

thầu quy mô nhỏ có giá gói thầu ≤5 tỷ đồng, trong xây lắp thì giá gói thầu ≤ 8 tỷ đồng. Do là
quy mô nhỏ nên các thủ tục, trình tự… đều được điều chỉnh theo hướng đơn giản, rút gọn
Tại Điều 33 NĐ 85/CP quy định đối với gói thầu quy mô nhỏ không cần phê duyệt
danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật trước khi tiến hành sửa đổi và hiệu chỉnh sai
lệch
Tuy nhiên việc xếp hạng nhà thầu sau khi đánh giá về mặt tàu chính/ Thương mại thì
không có quy định riêng, nghĩa là đối với gói thầu quy mô nhỏ vẫn phải theo các quy định của
Luật Đấu thầu. Tại Điều 29 Luật Đấu thầu quy định về việc xếp hạng nhà thầu đối với gói
HH, XL, EPC (không phải quy mô nhỏ) thì căn cứ vào đánh giá trên một mặt bằng.
Đối với gói thầu quy mô nhỏ (quy định tại Điều 33 Nghị định 85/CP) do không sử
dụng đánh giá nên việc xếp hạng HSDT sau khi vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật được quy
định dựa trên giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch. Tại Mẫu HSMT XL quy mô nhỏ
(Mục 24) quy định “Xếp hạng nhà thầu theo nguyên tắc: nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi
và hiệu chỉnh thấp nhất được xếp thứ nhất”
Như vậy đối với gói thầu quy mô nhỏ, trong quá trình đấu thầu không cần phê duyệt
sanh sách nhà thầu vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật nhưng vẫn phải phê duyệt danh sách
xếp hạng nhà thầu. Điều này phù hợp với “Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư” quy định tại
Điều 61 Khoản 4 là “Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách
xếp hạng nhà thầu”
Mặt khác việc này là cần thiết để có cơ sở thực hiện Điều 42 Khoản 3 Luật Đấu thầu
(sửa đồi, bổ sung bởi Luật số 38) là: Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
không thành (đối với nhà thầu xếp thứ 1) thì Chủ đầu tư xem xét lựa chọn nhà thầu xếp hạng
tiếp theo.
Hỏi:
Có thể yêu cầu gia hạn hiệu lực HSDT lần thứ 2 sau khi đã yêu cầu gia hạn lần
thứ nhất 30 ngày. Ai có quyền quyết định (cho phép) yêu cầu trên?
Trả lời
Thời gian có hiệu lực của HSDT được quy định tại Đ31 Luật Đấu thầu. Theo đó, thời
gian tối đa được phép yêu cầu là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu, TH cần thiết có thể yêu
cầu gia hạn thời gian này nhưng không quá 30 ngày

Đồng thời trong NĐ 85/CP (DD29) có quy định về việc đánh giá HSDT (đối với gói
thầu MSHH, XL). Theo đó:
Trong quá trình xem xét, phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật,
trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có thể yêu cầu BMT đánh giá lại về mặt kỹ thuật đối với các
HSDT của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự thầu thấp và
có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án
Trong trường hợp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì BMT báo cáo chủ đầu tư
cho phép nhà thầu có HSDT xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về Hợp đồng để tạo thuận lợi
cho việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu.
Như vậy không có quy định nào trong Luật đấu thầu, NĐ 85/CP cho phép “thương
thảo với nhà thầu trước khi có báo cáo kết quả lựa chọn Nhà thầu”
Trở lại tình huống nêu ra, việc đánh giá HSDT cần tiến hành bình thường theo TCĐG
và trình tự đánh giá như nêu trên. Nếu thời gian thực hiện hợp đồng là 1 trong các điều kiện
tiên quyết thì HSDT này sẽ bị loại. Trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng của nhà thầu đề
xuất (sớm hơn hay muộn hơn) so với yêu cầu của HSMT mà được quy định trong HSMT là
đưa vào đánh giá (theo công thức xác định giá trong TCĐG của HSMT) thì với thời gian thực
hiện hợp đồng dài hơn sẽ làm ảnh hưởng tới giá đánh giá và tiếp đó là thứ hạng của nhà thầu
này
Nếu cho phép thương thảo với nhà thầu này về thời gian thực hiện hợp đồng ttrong
quá trình đánh giá HSDT, tức là yêu cầu nhà thầu thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng nêu
trong HSDT đã nộp. Điều này dẫn đến làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT là không phù
hợp với Đ36 của Luật Đấu thầu. Do vậy phân tích từ nhiều mặt thì việc làm này là không
được phép.
Hỏi
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Căn cứ kết quả đấu thầu rộng rãi và hợp đồng trước đó. BMT mời nhà thầu
trúng thầu là nhà thầu độc lập tiếp tục cung cấp hàng hóa theo hình thức mua sắm trực
tiếp (MSTT)

trên cơ sở NĐ 85/CP với quy định gói thầu XL quy mô nhỏ có giá gói thầu ≤8 tỷ đồng. Mẫu
này thay cho mẫu HSMT gối thầu XL quy mô nhỏ trước đây ban hành kèm theo QĐ
1744/BKH, ngày 29/12/2008 (Mẫu năm 2008) của Bộ KHĐT, với quy định gói thầu XL quy
mô nhỏ có giá trị gói thầu < 3 tỷ đồng.
Trong mẫu 2008 với giá gói thầu < 3 tỷ đồng nên tại Mục 2 quy định điều kiện tham
gia đấu thầu của Nhà thầu là “chỉ được tham gia trong một HSDT với tư cách là nhà thầu độc
lập”. Nghĩa là không cho phép nhà thầu được tham gia với tư cách liên danh.
Tuy nhiên trong Mẫu 2010 với giá gói thầu ≤ 8 tỷ đồng cũng tại Mục 2 quy định đối
với nhà thầu “chỉ được tham gia trong một HSDT với tư cách là Nhà thầu độc lập hoặc là nhà
thầu liên danh”. Với quy định “mở” trong mẫu 2010 thì về việc quyết định cho phép nhà thầu
tham gia dưới hình thức độc lập hay liên danh là thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư, tùy thuộc
vào đặc thù của gói thầu, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà thầu tham gia để tăng cường
tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả cho đồng tiền Nhà nước.
Đối với gói thầu XL quy mô nhỏ, đơn giản mà thấy rằng việc nhà thầu thực hiện Hợp
đồng dưới hình thức liên danh không cần thiết, thậm chí bất lợi thì có thể yêu cầu nhà thầu chỉ
được tham gia với tư cách là nhà thầu độc lập (cũng như trước đây đã quy định trong mẫu
2008)
Hỏi:
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Theo quy định tại Điều 33 khoản 2 điểm a) NĐ 85/CP thì “HAMT được phát
hành kể từ ngày thông báo mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu”
Các trường hợp xảy ra sau đây có bị coi là “vi phạm” quy định trên hay không?
Khi đăng ký tải thông tin về thông báo mời thầu trên Báo đấu thầu, BMT xác
định một ngày bắt đầu phát hành HSMT cụ thể (ví dụ ngày 16/8/2010), nhưng Báo Đấu
thầu đăng tải thông báo mời thầu trước đó vài ngày (ví dụ 13/8/2010)
BMT phát hành HSMT từ ngày 16/08/2010 theo kế hoạch của mình thì có bị coi
đó là vi phạm không?
Trả lời:

hành HSMT là vào ngày 16/8/2010 như yêu cầu của đơn vị đăng ký thì với gói quy mô nhỏ,
HSMT được phát hành bắt đầu từ 16/8/2010. Lưu ý rằng trong thông báo mời thầu trên Báo
đấu thầu bao giờ cũng có nội dung “thời gian phát hành HSMT”
Trường hợp đơn vị đăng ký với Báo là phát hàng HSMT vào ngày 16/8/2010 nhưng
báo ra ngày 13/8/2010 lại đăng là ngày phát hành HSMT là 13/8/2010 thì đó là sơ suất của
Báo và Báo cần có biện pháp khắc phục
Để tiện xử lý các trục trặc xảy ra giữa bên đăng ký đăng và Báo thì rang Web của Báo
là phương tiện để đăng ký kiểm tra lại yêu cầu của mình đã được chấp nhận đầy đủ hay chưa.
Địa chỉ trang Web của Báo là:
http://thongtindauthau.com.vn
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Hiện tại công văn số 4073/BKH đã được thay thay thế bằng Thông tư liên tịch số
20/BKH-BTC, ngày 21/9/2010 của Bộ KH&ĐT – Bộ Tài Chính, có hiệu lực sau 45 ngày kể
từ ngày ký
Hỏi
Thời gian trong KHĐT được duyệt (thời gian lựa chọn nhà thầu, thời gian thực
hiện hợp đồng) căn cứ theo tiến độ được duyệt của dự án
Khi thời gian thực hiện thực tế chậm hơn có phải điều chỉnh KHĐT không?
Trả lời:
Vấn đề bạn nêu ra là thuộc về thời gian trong KHĐT được duyệt. KHĐT được người
có thẩm quyền xem xét, phê duyệt làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai, thực hiện. Do vậy
khi thực hiện có phát sinh, vướng mắc không đảm bảo các yêu cầu đặt ra trong KHĐT thì Chủ
đầu tư (là người trình và cũng là người thực hiện) cần báo cáo người duyệt (người có thẩm
quyền) xem xét, quyết định
Tuy nhiên thời gian lựa chọn nhà thầu và thời gian thực hiện hợp đồng xảy ra ở những
thời điểm khác nhau nên cách xử lý cũng khác nhau cụ thể
Về thời gian lựa chọn nhà thầu
Theo Điều 10 khoản 5 NĐ 85/CP thơi gian lựa chọn nhà thầu bao gồm 2 nội dung:

hạn mức CĐT theo quy định tại Đ40 NĐ 85/CP
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Vậy có phải trình duyệt lại hình thức lựa chọn nhà thấu là chỉ định thầu như đã
duyệt trong KHĐT không?
Trả lời:
Các trường hợp áp dụng hình thức CĐT được quy định tại Điều 20 Luật đấu thầu năm
2005, nhưng được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 38 và được cụ thể hóa tại Điều 40
NDD85/CP. Theo đó trường hợp giá gói thầu nằm trong một hạn mức quy định (gói thầu
DVTV ≤ 3 tỷ đồng, gói thầu MSHH ≤ 2 tỷ đồng, gói thầu XL ≤ 5 tỷ đồng) thì được xem xét
để áp dụng hình thức CĐT nhưng nếu cần thiết thì tổ chức đấu thầu
Tình huống của bạn nêu ra được minh họa như sau:
Gói thầu XL được phép áp dụng hình thức CĐT trong KHĐT, có giá gói thầu là 4.8 tỷ
đồng. Khi thực hiện theo trình tự CĐT quy định ở điều 41 NĐ 85/CP thì dự toán cho gói thầu
được duyệt là 5.1 tỷ đồng tức là vượt hạn mức được CĐT (Điều 40 NĐ 85/CP). Vậy có phải
trình người có thấm quyền duyệt lại hình thức lựa chọn nhà thầu từ CĐT sang một hình thức
lựa chọn khác không?

Để xử lý tình huống này cần áp dụng Điều 70 khoản 2 NĐ 85/CP. Theo đó quy định
như sau:
Trường hợp dự toán của gói thầu (không bao gồm dự phòng) được duyệt thấp hơn
hoặc cao hơn giá gói thầu được duyệt thì dự toán này (5.1 tỷ đồng) sẽ thay thế giá gói thầu
(4.8 tỷ đồng) để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều
chỉnh giá gói thầu trong KHĐT đã duyệt. Nhưng nếu dự toán cao hơn giá gói thầu đã duyệt
(như trong trường hợp của chúng ra đang đề cập) thì Chủ đầu tư phải đảm bảo rằng phần giá
trị cao hơn đó vẫn nằm trong tổng mức đầu tư của Dự án được duyệt. Đồng thời khi dự toán
cao hơn giá gói thầu dẫn đến hình thức lựa chọn nhà thầu duyệt trong KHĐT không còn phù
hợp theo quy định của Luật Đấu thầu, Luật số 38 thì Chủ đầu tư xem xét, quyết định chuyển
đổi hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu

quan trọng (điều kiện tiên quyết) của HSMT mà nếu nhà thầu không đáp ứng thì HSDT sẽ bị
loại bỏ. Với các quy định hiện hành không thể yêu cầu nhà thầu bổ xung Giấy ủy quyền khác
để đơn dự thầu là hợp lệ. Vì như vậy sẽ làm cho HSDT đang không hợp lệ trở thành hợp lệ,
tức là thay đổi nội dung cơ bản của HSDT
Tuy nhiên đây chỉ là 1 sơ ý của nhà thầu nhưng lại rất nghiêm trọng, liên quan tới điều
kiện tiên quyết. Đây là bài học cho nhà thầu, nhưng cũng là một cảnh báo về sự cẩn trọng đối
với các nhà thầu khi chuẩn bị và noopk HSDT để tránh các sơ suất sau này có thể sảy ra trong
quá trình thực hiện hợp đồng với hậu quả có khi còn nghiêm trọng hơn.
Hỏi:
Trong mẫu thỏa thuận liên danh thuộc Mẫu HSMT không có Mục “Trách nhiệm
chung” trong khi phần Chỉ dẫn đối với nhà thầu, Mục 2 Khoản 2 lại yêu cầu phải có, đề
nghị giải thích?
Trả lời:
Câu hỏi của bạn liên quan tới nhà thầu liên danh và thỏa thuận liên danh của nhà thầu
khi tham gia đấu thầu.
Khi dự thầu, nhà thầu phải đảm bảo tư cách hợp lệ theo Điều 7 (nếu nhà thầu là 1 tổ
chức) theo điều 8 (nếu nhà thầu là cá nhân) của Luật đấu thầu. Nhà thầu có tư cách hợp lệ
được quyền tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh (điều
64 Luật Đấu thầu). Đương nhiên, nhà thầu như vậy được coi là nhà thầu chính (Điều 4, khoản
12 Luật Đấu thầu), nếu được trúng thầu thì nhà thầu phải ký hợp đồng với chủ đầu tư. Còn
nhà thầu phụ không ký hợp đồng với Chủ đầu tư mà chỉ ký thỏa thuận hoặc Hợp đồng với nhà
thầu chính.
Như vây đối với 1 nhà thầu liên danh A+B (không gọi là liên danh nhà thầu vì ý nghĩa
khác đi) thì A cũng là nhà thầu chính và B cũng là nhà thầu chính. Điều này thể hiện thông
qua quy định ở Điều 15 và Điều 23 NĐ 85/CP khi đề cập tới các yêu cầu quan trọng (điều
kiện tiên quyết) trong HSMT. Cũng vì vậy trong Luật Đấu thầu quy định khi ký hợp đồng với
Chủ đầu tư (nếu trúng thầu) phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong lieen danh (Điều
46 Luật Đấu thầu)
Do nhà thầu liên danh (A+B) chỉ là một nhà thầu (tương tự như với một nhà thầu độc
lập) nên khi dự thầu, nhà thầu này được yêu cầu phải có thỏa thuận liên danh theo Mẫu quy

Trả lời:
Việc đánh giá HSDT để so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu cần thực hiện theo các
yêu cầu của HSMT và TCĐG trong HSMT là “căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị HSDT và
để BMT đánh giá HSDT nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu”. Do vạy khi đánh giá HSDT
không thể thực hiện theo cách chủ quan của mình vì nó được công khai trogn HSMT. Đây
chính là quy định để đảm bảo mục tiêu công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
Trở lại tình huống của bạn: cả 3 nhà thầu tham gia đấu thầu đề được đánh giá không
đáp ứng yêu cầu của HSMT (được hiểu là căn cứ yêu cầu của HSMT và TCĐG). Đây không
còn là một tình huống để xử lý. Căn cứ Điều 45 Luật đấu thầu thì HSDT của các nhà thầu
A,B, C đều bị loại bỏ.
Các quy định trong Luật Đấu thầu, trong NĐ 85/CP và cả trong mẫu HSMT là “cứng
nhắc” với mục đích tránh sự lạm dụng (cần coi HSMT là Luật Đấu thầu thu nhỏ trong 1 gói
thầu cụ thể). HSDT không đáp ứng yêu cầu của HSMT dù ở mức độ nào đó đều là không đáp
ứng và bị loại bỏ. Tuy nhiên qua bạn mô tả, trong 3 nhà thầu thì gặp nhà thầu A có thông số
kỹ thuật gần đúng nhất so với HSMT (được hiểu là không đáp ứng những yêu cầu không cơ
bản). Điều này cho thấy có vẻ như TCĐG về kỹ thuật là quá khắt khe, nên cần rút kinh
nghiệm. Còn nếu TCĐG là chính xác thì HSMT. Và đối với nhà thầu này thì không đủ cơ sở
để đề nghị trúng thầu vì không đảm bảo các điều kiện để đề nghị trúng thầu quy định tai Điều
38 Luật đấu thầu
Tuy nhiên trong NĐ 85/CP, tại Điều 29 có quy định một giải pháp linh hoạt để bạn có
thể vận dụng cho tình huống này, cụ thể “Khi xem xét, phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu
cầu về mặt kỹ thuật, trong trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có thể yêu cầu về mặt kỹ thuật,
trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có thể yêu cầu BMT đánh giá lại về mặt kỹ thuật đối với các
HSDT của nhà thầu có số điểm xấp xỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu song có giá dự thầu thấp nhất
và có khả năng mang lại hiệu quẩ cao hơn cho dự án”. Trường hợp được phép áp dụng quy
định vừa nêu mà nhà thầu A trở nên đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, lại có giá dự thầu sau sửa lỗi
và hiệu chỉnh sai lệch không vượt giá gói thầu thì sẽ đủ điều kiện đề nghị trúng thầu (tất nhiên
giả định là nhà thầu B và C không thuộc diện được đề xuất đánh giá lại hoặc dù cơ sở kết luận
là không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật)
Hỏi:

Luật đấu thầu), nội dung HSĐX cũng được yêu cầu đơn giản hơn nhiều so với khi chuẩn bị
HSDT. Nói khác đi chi phí của nhà thầu tham gia MSTT là không lớn, ít ảnh hưởng tới lợi ích
của mình nên tình huống nhà thàu nêu kiến nghị là khó xảy ra.
Các quy định trong Luật, nghị định đề luôn cứng nhắc vì vậy điều quan trọng là làm
sao có được cách làm, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, lường trước phát sinh… của
cán bộ làm công tác đấu thầu. Đê thực hiện đúng Luật ngoài việc tập huấn để nắm chắc quy
định thì còn phải có sự chuẩn bị, tổ chức, sang tạo để không mâu thuẫn với các quy định.
Hỏi:
BMT có văn bản để nghị nhà thầu gia hạn hiệu lực HSDT, nhưng không yêu cầu
gia hạn hiệu lực đảm bảo dự thầu tương ứng
Điều này có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?
Trả lời:
Tại Điều 2 khoản 5 NĐ 85/CP quy định: “Vi phạm pháp luật về đấu thầu là hành vi
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu”. Theo
đó cần hiểu rằng pháp luật về đấu thầu bao gồm từ Luật Đấu thầu, Luật số 38, NĐ 85/CP
(thay thế cho các Nghị định trước đó), các Thông tư của các Bộ (thực hiện theo trách nhiệm
do Chính phủ quy định) và các văn bản pháp lý liên quan tới đấu thầu. Toàn bộ hệ thống các
văn bản này bổ sung cho nhau và tạo thành một thể thống nhất. Do vậy trường hợp đọc Luật
thấy chưa đủ rõ thì cần tiếp tục đọc Nghị Định, nếu thấy Nghị định cũng chưa rõ thì đọc
Thông tư (bao gồm các Thông tư về Mẫu HSMT, Mẫu BCĐG HSDT, Mẫu báo cáo thẩm
định…) Trong trường hợp sự việc là đặc thù, nằm ở ranh giới thì có thể tham chiếu ý kiến
chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu.
Liên quan tới tình huống của bạn là khi BMT đề nghị nhà thầu gia hạn hiệu lực HSDT
mà lại không yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng hiệu lực của đảm bảo dự thầu. Rõ rang việc
làm này là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, Cụ thể:
- Trong Luật đấu thầu (điều 27 Khoản 4) quy định:
“Trường hợp cần gia hạn hiệu lực HSDT, BMT phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương
ứng hiệu lực của đảm bả dự thầu…”
- Trong mẫu HSMT (Mục 18 Mẫu HSMT XL, mục 15 mẫu HSMT MSHH) cũng quy
định:

Theo quy định trong NĐ 85/CP (Điều 15, Điều 23), trên cơ sở HSMT được lập (phù
hợp với Mẫu HSMT do Bộ KH&ĐT ban hành, phù hợp với đặc thù của gói thầu cụ thể), Chủ
đầu tư phê duyệt HSMT trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định.
Với quy trình như vậy thì việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh bất kỳ nội dung nào trong
HSMT phải được Chủ đầu tư xem xét, quyết định bởi lẽ Chủ Đầu tư là người phê duyệt
HSMT, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Với 1 quy trình
chặt chẽ, có sự tham gia của nhiều người từ người lập HSMT, người thẩm định, người phê
duyệt, tất cả đều có trình độ chuyên môn và có chứng chỉ về đấu thầu thì làm sao lại đến mức
trong HSMT đã ban hành vẫn có “câu chữ chưa rõ nghĩa, sai khối lượng công việc…”. Phải
chăng HSMT được thông qua một các hình thức, thiếu trách nhiệm Đây cũng là vấn đề đang
xảy ra ở một số cuộc đấu thầu, làm cho các quy định, yêu cầu, mục tiêu của Luật đấu thầu vẫn
chỉ nằm trên giấy.
Về việc thẩm định trước khi duyệt
Đây là một công việc bắt buộc không những đối vơi HSMT, kết quả lựa chọn nhà thầu
cũng như đối với KHĐT. Đơn vị lập HSMT và đơn vị thẩm định HSMT phải độc lập với
nhau và chỉ là người giúp việc, tạo cơ sở cho Chủ đầu tư xem xét, phê duyệt. Tuy nhiên, trong
quá trình xem xét HSMT để phê duyệt thì chủ đầu tư có thể tự quyết định điều chỉnh, sửa đổi
một vài từ ngữ cho rõ nghĩa, song khi phát hiện hoặc nghi ngờ các số liệu, con số, khối lượng
công việc… liên quan tới thiết kế chẳng hạn thì Chủ đầu tư có thể không đủ thông tin, cơ sở
để tự quyết định và khi đó cần có ý kiến của các đơn vị giúp việc. Như vậy, càng minh chứng
rằng việc sửa đổi HSMT của BMT là không đủ cơ sở và vượt quá thẩm quyền của mình. Còn
1 khi HSMT đã ban hành mà buộc phải sửa đổi, bổ sung thì cũng nên truy cứu trách nhiệm
của những cá nhân, tổ chức đã tham gia xây dựng HSMT, đã thẩm định HSMT và ngay cả
người phê duyệt HSMT để hạn chế sơ suất lặp lại.
Hỏi:
Theo NĐ 85/CP, các nhà thầu tham dự thầu được phép bổ xung tài liệu chứng
minh về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Trường hợp HSMT không yêu cầu
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)


Hỏi
Trong Hồ sơ mời thầu (HSMT) có nêu hình thức hợp đồng trọn gói, yêu cầu nhà
thầu chào giá theo bảng tiên lượng mời thầu và phải kiểm tra kỹ bản vẽ thiết kế. Nếu
phát hiện thấy có chênh lệch thiếu (dư) thì lập bảng khối lượng riêng và chào riêng để
Chủ đầu tư xem xét
Ở đây, giả thiết rằng nhà thầu đã chào hàng theo bảng tiên lượng mời thầu và có
kèm theo bảng chào riêng cho phần khối lượng thiếu, Chủ đầu tư cũng kiểm tra và công
nhận khối lượng thiếu đó là đúng và nếu bổ xung giá trị ứng với khối lượng thiếu thì vẫn
chưa vượt giá gói thầu đã phê duyệt. Khi đưa về mặt bằng giá trong tổ chuyên gia đấu
thầu có 2 quan điểm như sau:
Quan điểm 1: Chấm theo bảng tiên lượng mời thầu (vì đây là đề bài thi) mà
không xét đến phần khối lượng thừa thiếu. Chỉ đưa về mặt bằng trong phạm vi tiên
lượng của HSMT. Sau khi xác định nhà thầu trúng thầu, mời nhà thầu này đến để trao
đổi về phần khối lượng thừa/ thiếu. Sauk hi thống nhất và được xác nhận là đúng thì sẽ
ký Hợp đồng bao gồm giá dự thầu + chi phí cho khối lượng thừa/ thiếu.
Làm như vậy lại trái với quy định “giá ký Hợp đồng không vượt giá trúng thầu”
như quy định trong Luật. Hay là phải ký thêm Phụ lục bổ sung hợp đồng?
Quan điểm 2: Chủ đầu tư lấy phần khối lượng thiếu đó cộng thêm cho tất cả các
nhà thầu tham gia dự thầu (kể cả nhà thầu không phát hiện phần khối lượng thiếu) để
đưa về mặt bằng giá. Rồi xác định giá đánh giá để xếp hạng và chọn nhà thầu trúng
thầu.
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

Như vậy lại mâu thuẫn với việc “chấm thầu phải căn cứ vào HSMT tức là trên đề
bài thi đưa ra”.
Hai quan điểm trên thì quan điểm nào đúng? Và cách xử lý đúng là thế nào?
Trả lời:
Tình huống do bạn nêu ra là thuộc gói thầu xây lắp. HSMT đối với gói thầu mà bạn đề
cập là phù hợp với Mẫu HSMT xây lắp ban hàng kèm theo TT01/BKH, ngày 6/1/2010 của Bộ

điều kiện này, có chăng chỉ đối với phần nổi (trên mặt đất) của công trình. Các công việc
trong lòng đất (đặc biệt khi xuống sâu) thì khó có ai có thể khẳng định chính xác số lượng,
khối lượng công việc sẽ được thực hiện, nghĩa là không đủ điều kiện áp dụng hình thức hợp
đồng trọn gói.
Mặt khác theo NĐ 85/CP (Điều 48 về hợp đồng trọn gói đối với xây lắp) quy định
“sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối lượng công việc thực tế nhà thầu
đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong
hợp đồng) không ảnh hưởng với số tiền thanh toán cho nhà thầu” và “chủ đầu tư chịu trách
nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trong trường hợp có tính thất
thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì cá nhân, tổ chức thuộc Chủ
đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của pháp luật”. Rõ rang hợp đồng
trọn gói nêu trong HSMT đối với trường hợp này cần được xem xét lại, có thể không đủ điều
kiện để áp dụng.
Tóm lại khi tham gia các hoạt động đấu thầu, khi lập HSMT, đánh giá HSDT cần
nghiên cứu để nắm vững không chỉ Luật, Nghị định, các Thông tư ban hành kèm theo Mẫu
Các tình huống trong đấu thầu
(Sưu tầm: Nguyễn Đức Tặng. CBKT BQLDA công trình thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh)

HSMT mà còn đòi hỏi kỹ năng xử lý tình huông để đảm bảo được các mục tiêu của Luật Đấu
thầu.
Hỏi:
Chủ đầu tư thành lập tổ chuyên gia đấu thầu (gồm 5 thành viên) và có yêu cầu
Phòng Thanh tra bảo vệ cử 1 nhân viên tham gia tổ để giám sát việc xét thầu.
Xin hỏi nhân viên thanh tra bảo vệ có được là thành viên của Tổ và được quyền
tham gia xét thầu không hay chỉ giám sát sự làm việc của Tổ chuyên gia đấu thầu?
Trả lời.
Việc thành lập tổ chuyên gia đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định của chủ đầu tư
(Điều 61 Luật Đấu thầu). Tuy nhiên điều kiện đối với từng cá nhân là thành viên Tổ chuyên
gia đấu thầu được quy định tại Điều 9 Luật đấu thầu. Theo đó, từng thành viên Tổ này phải có
trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, am hiểu các nội dung cụ thể của gói thầu, có tối

Theo luật đấu thầu (Điều 4 khoản 2), đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng
yêu cầu của bên mời thầu. Có trường hợp kết quả đấu thầu chỉ có 1 nhà thầu, có khi có vài
nhà thầu (nếu gói thầu gồm nhiều phần độc lập, riêng biệt và trong HSMT cho phép nhà thầu
chào theo từng phần) và hãn hữu qua đấu thầu không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu. Việc
quyết định về kết quả đấu thầu được chuyển từ người có thẩm quyền (quy định trong Luật
Đấu thầu năm 2005) sang Chủ Đầu tư (Luật số 38 năm 2009) nhưng phải dựa trên báo cáo
HSDT của BMT và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu của đơn vị, tổ chức được giao nhiệm
vụ thẩm định. Tuy nhiên, bên cạnh quyết định nhà thầu trúng thầu thì chủ đầu tư còn phải phê
duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu (quy định tại Điều 61 khoản 4 Luật Đấu thầu). Chính vì


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status