VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN ĐỂ DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG doc - Pdf 14

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 11 5-120
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ Á N
ĐỂ DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đào Thị Ngọc Minh
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
1. Mở đầu
Đổi mới phương pháp dạy học được coi là tâm điểm của giáo dục Việt nam
hiện nay. Dạy học theo dự án là một phương pháp tích cực trong dạy học môn Giáo
dục công dân. Phương pháp này không chỉ phát huy tính tích cực học tập mà còn
hình thành cho học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Vận
dụng phương pháp dạy học này giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳng
định được vị trí quan trọng của môn học, thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng
của xã hội về môn học này.
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được
coi là tâm điểm của ngành g iá o dục. Đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện
ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Giáo dục công dân -
một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, từ trước đến nay,
việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả thực sự bởi nhiều nguyên nhân,
trong đó nguyên nhân cơ bản là sử dụng các phương pháp dạy học chưa phù hợp.
Bởi lẽ, môn học này giáo dục cho người học những phẩm chất và kĩ năng sống, do
đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao, trong khi đó phương pháp dạy
học được sử dụng lại nặng về truyền thụ lí thuyết, mang nặng t ính hàn lâm kinh
viện mà thiếu thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục
công dân đã t ích cực đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu của dạy học hiện
đại là hướng học sinh vào trung tâm. Quá trình đổi mới bước đầu đã mang lại một
số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Phần lớn giáo
viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng truyền thống, chưa
mạnh dạn đưa các phương pháp mới, hiện đại vào dạy học. Hiện nay, trong khi các
phương pháp dạy học hiện đại đang được các nước phát triển sử dụng phổ biến thì

dự án có ý nghĩa thực tiễn xã hội. Dạy học dự án tạo ra kinh nghiệm học tập cho
học sinh và kinh nghiệm dạy học đối với giáo viên, thu hút học sinh vào những dự
án phức tạp trong thế giới thực, học sinh sẽ dựa vào đó để phát triển và ứng dụng
các kĩ năng, kiến thức của mình vào cuộc sống.
- Định hướng hứng thú: Chủ đề, nội dung của dự án tạo dựng phải phù hợp
và thu hút được hứng thú của học sinh, thúc đẩy mong muốn học tập của học sinh,
tăng cường năng lực hoàn thành những công việc quan trọng và mong muốn được
đánh giá. Khi đó, giá trị của việc học đối với học sinh cũng tăng lên. Trong dạy học
dự án, cơ hội cộng tác làm việc với các bạn cùng lớp cũng làm tăng hứng thú học
tập của học sinh. Với mô hình dạy học theo dự án, giáo viên sử dụng các phương
pháp g iả ng dạy mới và tương tác. Mục đích là nhằm giúp học sinh hỏi “tại sao?”,
116
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy môn Giáo dục công dân
“làm thế nào?” và “điều gì sẽ xảy ra nếu mình làm như thế này?”. Mục đích là giúp
học sinh hứng thú và sau đó suy nghĩ. Quan trọng nhất là “tránh giáo viên nói quá
nhiều”; điều này dẫn đến việc học sinh buồn chán và thụ động.
- Định hướng hành độ ng: Dạy học theo dự án thực hiện nguyên tắc kết hợp
chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan và khả năng của
học sinh. Trong mô hình dạy học theo dự án, học sinh sẽ liên tục khám phá, giải
thích, tổng hợp thông tin một cách sát thực và có ý nghĩa. Các tiết học theo dự án
hấp dẫn sẽ g iúp học sinh hiểu rằng các nhiệm vụ trong lớp là có giá trị. Học sinh sẽ
có động cơ tốt khi tin rằng các nhiệm vụ mà họ thực hiện phù hợp với các nhu cầu,
quyền lợi và mục đích cá nhân của họ. Song cần nhấn mạnh, giáo viên phải đảm
bảo rằng các nhiệm vụ phải phù hợp với khả năng của học sinh. Nếu các nhiệm vụ
quá sức thì học sinh sẽ mất tự tin. Nếu các nhiệm vụ quá dễ thì học sinh nhanh
chán và mất hứng thú làm việc, các hoạt động học sẽ không còn hiệu quả.
- Định hướng sản phẩm: Trong dạy học theo dự án, học sinh luôn phải tạ o ra
các sản phẩm theo kế hoạch dự án đã đề ra. Học sinh được đánh giá thông qua các
sản phẩm này cùng với việc công bố, giới thiệu sản phẩm và quá trình làm việc của
mình. Do vậy, khi g iớ i thiệu dự án luôn có định hướng sản phẩm rõ ràng.

học sinh giải quyết các vướng mắc chứ không phải giải quyết hộ học sinh. Giáo viên
cần biết và chủ động trong các hỗ trợ cần thiết. Năng lực và vai trò của giáo viên
thể hiện ở các hỗ trợ học sinh (không chỉ bằng các chỉ dẫn mà còn bằng cả các sản
phẩm mẫu, các tài liệu cung cấp tham khảo, các nguồn thông tin, cách chuyển g ia o
công việc và quá trình đánh giá).
Trong lớp học truyền thống, giáo viên nắm giữ tất cả các kiến thức và truyền
tải đến họ c sinh. Với mô hình dạy học theo dự án, giáo viên đóng vai trò là người
tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là m việc, một hướng dẫn viên, một nhà tư vấ n,
một người cộng tác. Đồng thời giáo viên sử dụng và theo đuổi mô hình dạy học theo
dự án phải tậ p trung hơn và o việc tự tạo cơ hội học tập, tiếp cận thông tin, làm
mẫu hướng dẫn học sinh và không ngừng nâng cao năng lực.
- Vai trò của học sinh.
Với mô hình dạy học này học sinh là người chịu trách nhiệm chính, là trung
tâm của quá trình dạy học. Học sinh tự lập kế hoạch, tự định hướng quá trình học
tập, hợp tác giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, đánh giá.
Học sinh đóng vai là những “chuyên gia” thuộc những ngành nghề khác nhau
trong xã hội, hoàn thành vai trò của mình dựa trên những kiến thức, kĩ năng nhất
định. Cũng chính vì vậy, dạy học theo dự án trở nên thực và hữu ích, hấp dẫn với
học sinh.
Học sinh được g ia o những nhiệm vụ phức hợp nhưng cụ thể, bám sát với kiến
thức trong chương trình, có phạm vi liên môn và kiến thức cuộc sống, qua đó rèn
luyện kĩ năng sống cho mình.
Học sinh tự quyết định cách tiếp cận của mình đối với mỗi nhiệm vụ được
giao. Đồng thời có trá ch nhiệm trong việc hoàn thành và báo cáo sản phẩm.
Học sinh phải tham gia tích cực và giữ vai trò chính trong tất cả các khâu của
quá trình học tập. Giai đoạn cuối cùng trình bày sản phẩm là một giai đoạn rất
quan trọng, nó thể hiện kết quả của quá trình làm việc và sự tiến bộ của học sinh,
đồng thời là giai đoạn học sinh thể hiện sự sáng tạo trong suốt quá trình làm việc,
thể hiện khả năng quyết định vấn đề của mình.
118

do vậy không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn phát triển khả năng thích ứng,
khả năng tự đương đầu, giải quyết các vấn đề thực tế. Tùy từng dự án khác nhau
học sinh có thể đặt mình trong nhiều hoàn cảnh và nhiệm vụ khác nhau.
Với những đặc trưng như trên, có thể thấy dạy học theo dự án là một phương
pháp dạy học tích cực đối với việc dạy học nói chung và môn GDCD nói riêng.
Phương pháp này không chỉ phát huy tính tích cực học tập mà còn hình thành cho
học sinh kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Việc vận dụng
phương pháp dạy học theo dự án giúp giá o viên dạy GDCD khẳng định được vị trí
quan trọng của môn học, thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về
môn học này .
119
Đào Thị Ngọc Minh
3. Kết luận
Như vậy, phương pháp dạy học theo dự án là một trong nhiều phương pháp
dạy học tích cực và có tính khả thi. Tuy nhiên, không phải với nội dung nào, phương
pháp này cũng phát huy tác dụng. Người giáo viên cần vận dụng nó một cách linh
hoạt, cùng với việc kết hợp với các phương pháp dạy học khác để quá trình dạy và
học nói chung và môn GDCD nói riêng đạt được hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2004. Dạy học theo dự án -
Một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo. Tạp chí Giáo dục, số 8 0.
[2] Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2006 . Vận dụng dạy học theo
dự án trong môn phương pháp dạy học Kinh tế gia đình. Tạp chí Giáo dục, số 142,
tr 42.
[3] Nguyễn Văn Cường, 2006. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp
dạy học ở trường THPT. Dự án phát triển giáo dục THPT 2006.
[4] Phạm Văn Đông, 1994. Phươn g pháp dạy học phát huy tính tích cực - một
phương pháp vô cùng quý báu. Tạp chí NCGD số 271.
[5] Trần Bá Hoành, 2002. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Tạp
chí NCGD số 23.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status