nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại bến xe miền đông - Pdf 14

Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
Lời cảm ơn

Sau 1.5 năm học tập và rèn luyện cùng bạn bè và thầy cô tại mái trường đại học
Kỹ Thuật Công Nghệ TpHCM đầy kỉ niệm, cuối cùng thì bài Luận Văn tốt nghiệp
cũng đã được hoàn thành đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi sinh viên. Hơn
ai hết, lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tôi xin được kính tặng tất cả mọi người,
những người đã luôn bên tôi cùng chia sẻ những nhọc nhằn công việc, những lúc thảnh
thơi, hạnh phúc của niềm vui và những kinh nghiệm sống thật đẹp.
Trước tiên là những người luôn yêu thương và ủng hộ tôi: Bạn bè, người thân là
động lực lớn nhất giúp tôi có niềm tin và hy vọng, san sẻ niềm vui nỗi buồn và cùng
tôi chia sẽ những thành công.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cám ơn đến toàn thể thầy cô trường ĐH KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ nói chung và thầy cô Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học nói
riêng, đặc biệt là thầy Nguyễn Xuân Trường là người đã có những đóng góp rất lớn
không chỉ giúp tôi hoàn thành bài Luận Văn này mà hơn hết là sự trưởng thành trong
suy nghĩ và công việc.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn tất cả mọi người!
SVTH: Trần Minh Thành i GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận được thực hiện trong thời gian gần 3 tháng (từ tháng 01/06/2011 đến
21/08/2011) tại Bến Xe Miền Đông - TP. Hồ Chí Minh.
Các vấn đề môi trường tại nơi công cộng thường ít được quan tâm, chú ý do
chúng khá phức tạp về thành phần ô nhiễm và mức độ ô nhiễm không cao so với các
cơ sở sản xuất, đây là điểm mới lạ và là đòi hỏi cấp bách cho việc thực hiện đề tài này.
Trên nền tảng kiến thức đã học, chọn lọc và tính toán cơ sở lý luận cho đề tài.
Đề tài dựa trên các công cụ kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp (Bến xe là loại
hình dịch vụ vận tải).
Bến xe Miền Đông là một trong những bến xe lớn nhất nước hiện nay với hầu
hết các loại hình kinh doanh như vận tải hành khách, hoạt động của các cơ sở kinh

2.1.4Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp 5
2.1.5Chính sách về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong giai đoạn công
nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay 10
2.1.6Lợi ích của việc áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường. 11
2.2TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT. 12
2.2.1Phương pháp xử lý cơ học 12
2.2.2Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý 13
SVTH: Trần Minh Thành iii GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
2.2.3Phương pháp sinh học 15
2.3TỔNG QUAN VỀ BẾN XE, CÁC LOẠI HÌNH BẾN XE VÀ CÁC VẤN
ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN 21
2.3.1Khái niệm về bến xe khách 21
2.3.2Tiêu chuẩn và phân loại bến xe 21
2.3.3 Các vấn đề môi trường liên quan đến bến xe 25
Chương 3 27
KHÁI QUÁT VỀ BẾN XE MIỀN ĐÔNG VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG TẠI BẾN XE 27
3.1 KHÁI QUÁT VỀ BẾN XE MIỀN ĐÔNG 27
3.1.1Giới thiệu Bến Xe Miền Đông 27
3.1.2Chức năng nhiệm vụ của bến xe 28
3.1.3Quy hoạch sử dụng đất cho các hạng mục công trình trong bến xe 29
3.1.4Tổ chức nhân sự tại Bến Xe Miền Đông 31
3.2HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH TẠI BẾN XE 32
3.2.1Hoạt động vận tải hành khách 32
3.2.2Hoạt động của cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống 33
3.2.3 Dịch vụ vệ sinh 35
3.3NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TẠI BẾN XE MIỀN ĐÔNG 36
3.3.1 Nhu cầu sử dụng nước 36

COD: Nhu cầu ôxy hóa học
PP: Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
SS: Chất rắn lơ lửng
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn vệ sinh
TCN: Tiêu chẩn ngành
HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải
HTXL: Hệ thống xử lý
ĐVT: Đơnvị tính
DO: Diesel oil
SVTH: Trần Minh Thành vi GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn bến xe 22
Bảng 3.1: Diện tích đất sử dụng 29
Bảng 3.2: Lượng nước cấp tiêu thụ qua các tháng(6,12/2009; 2/2010) 37
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải 38
Bảng 4.1: Phương án phân loại nguồn, xứ lý nước thải 47
Bảng 4.6: Kết quả tính toán bể khử trùng 73
Bảng 4.7: Kết quả tính toán bể chứa bùn 75
Bảng 4.8: Vốn đầu tư các hạng mục xây dựng và thiết bị 75
Bảng 4.9: Bảng chi phí điện năng tính cho 1 năm 77
Bảng 4.10: Các chi phí khác 78
SVTH: Trần Minh Thành vii GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp 3
Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục 4

1. Đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại bến xe Miền
Đông.
SVTH: Trần Minh Thành ix GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
2. Xây dựng cơ sở, triển khai và đánh giá khả năng áp dụng các giải pháp kiểm
soát ô nhiễm môi trường cụ thể tại Bến xe Miền Đông.
3. Khảo sát hệ thống, đưa ra phương án cải tạo hợp lý.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
• Nghiên cứu cơ sở lý thuyết kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
• Tổng quan về bến xe Miền Đông nơi thực hiện đề tài.
• Nghiên cứu và đánh giá thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường
tại bến xe.
• Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường tại
bến xe.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu các phương pháp sau được sử dụng:
1. Điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan: các đối tượng được phỏng phấn
bao gồm công nhân trực tiếp làm việc tại bến xe, trưởng phòng điều hành, các
cán bộ quản lý tại bến xe và hành khách.
2. Khảo sát thực địa: nhằm thu thập các dữ liệu liên quan đến các hoạt động vận
tải diễn ra tại bến xe, hiện trạng môi trường và xem xét công tác bảo vệ môi
trường tại bến xe.
3. Phương pháp tổng hợp tài liệu: xem xét, phân tích, tổng hợp các tài liệu có sẵn.
4. Lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải vệ sinh bến và nước thải sinh hoạt tại bến
nhằm tạo cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng môi trường
nước và mức độ tác động đến môi trường. Chỉ tiêu phân tích gồm: BOD
5
, COD,
SS, pH, dầu mỡ,…

nhiễm xẩy ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm:
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái
sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng
hơn, đó là ngăn ngừa ô nhiễm.
Khái niệm ngăn ngừa ô nhiễm có thể được hiểu là:
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một các liên tục chiến lược
ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và
dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và
môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc
các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc
các chất thải ngay tại nguồn. Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các
vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn.
2.1.2 Cách tiếp cận của ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công
nghiệp được tổng hợp lại trong sơ đồ sau:
SVTH: Trần Minh Thành 2 GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
(Nguồn: UNEP, 1995).
 Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
 Giảm các rủi ro cho con người và môi trường.
 Kết quả mà các doanh nghiệp đạt được:
 Giảm bớt các chi phí vận hành.
 Tăng lợi nhận.

đồng tình của
quản lý cấp cao
Phân tích khả thi
và các cơ hội PP
Đánh giá chất
thải và các
cơ hội kiểm
soát
Xem xét quá
trình và các
trở ngại
Thiết lập
chương trình
PP
Duy trì
chương trình
Xác định và
thực thi các
giải pháp
Đánh giá
chương trình
kiểm soát ô
nhiễm
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp, phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và đào tạo
công nhân về ngăn ngừa ô nhiễm.
3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các
máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở
ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô

Thay đổi
quá trình
Thay đổi sản
phẩm / dịch vụ
Thay đổi
công nghệ
Thay đổi vật
liệu đầu vào
Tái chế và tái sử
dụng lại
Cải tiến việc quản
lý nôi tại và vận
hành sản xuất
Xử lý cuối
đường ống
Xử lý
chất thải
rắn
Bảo toàn
năng
lượng
Giảm tại nguồn
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, thay đổi sản phẩm / dịch vụ
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính
của bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào
các dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài.
Nội dung:
 Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất:
 Cải tiến các thao tác vận hành.

 Bán cho mục đích tái sử dụng.
 Tái sinh năng lượng.
2.1.4.2 Biện pháp xử lý cuối đường ống
SVTH: Trần Minh Thành 9
GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
Xử lý cuối đường ống cũng là phương pháp ứng dụng khá phổ biến, vì với tình hình
môi trường nước ta như hiện nay không thể không phát sinh chất thải trong quá trình
sản xuất nên phải vừa kết hợp biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm với biện pháp xử lý cuối
đường ống thì mới có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải
Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không hòa tan và một phần chất ở
dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm: Song chắn rác,
bể lắng cát, bể tự hoại, bể lắng, bể tách dầu mỡ, bể lọc.
Phương pháp xử lý hóa lý: Phương pháp xử lý hóa lý là đưa vào nước thải chất phản
ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn. Biến đổi hóa học thành các chất khác
dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không gây độc hay gây ô nhiễm môi trường.
Các phương pháp thường ứng dụng để xử lý nước thải là: Trung hòa, keo tụ, hấp phụ,
bay hơi, tuyển nổi…
Phương pháp xử lý sinh học: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa
trên hoạt động sống của vi sinh vật có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng
cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở thành những
chất vô cơ, các chất khí đơn giản…
Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ
sinh học…
Quá trình xử lý diễn ra trong điều kiện nhân tạo: Bể lọc sinh học, bể aerotank,
bể UASB…
2.1.5 Chính sách về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong giai đoạn công
nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay
2.1.5.1 Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp
đối với quy trình, đối với sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm rủi ro
đến môi trường.
2.1.6 Lợi ích của việc áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
2.1.6.1 Lợi ích về môi trường
Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục
hồi.
SVTH: Trần Minh Thành 11
GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi
ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản
phẩm và các thế hệ mai sau.
Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan
quản lý môi trường.
2.1.6.2 Lợi ích về kinh tế
Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng
có hiệu quả hơn.
Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản
lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc
kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng
chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn
đầu tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Tầng bùn
lơ lửng
Tuần hoàn bùn
Ống/vách nghiêng
Lọc
chậm
Lọc
nhanh
Lọc
Lớpphủ
Ly tâm
Khử
H2O
Điện giải
(Electrodialysis
)
UF
(Untra-Filter)
NF
(Nano-Filter)
RO
ReverseOsmosi
s
MF
(Micro-Filter)
Lọc chân
không
Lọc ép
Lọc dây
đai

nhiên và nhiều chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật.
Vi sinh vật có thể phân hủy chúng hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Quá trình xử lý
sinh học nước thải nhằm khử các chất bẩn hữu cơ (BOD, COD hoặc TOC), nitrat hóa,
khử nitrat, khử Phospho và ổn định chất thải nhờ quá trình chuyển hóa hợp chất hữu
cơ thành pha khí và thành vỏ của tế bào vi sinh vật tạo ra các bông bùn cặn sinh học và
loại các bông bùn cặn sinh học này ra khỏi nước thải.
Các quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đều xuất phát từ các
quá trình xảy ra trong tự nhiên bao gồm 2 kiểu sinh trưởng: sinh trưởng lơ lửng đồng
nghĩa với bùn hoạt tính ở điều kiện hiếu khí (làm thoáng khí, sục hay thổi khí vàkhuấy
đảo) và điều kiện kị khí (sục CO
2
hoặc khuấy đảo hoặc cho dòng chảy ngược). Sinh
trưởng dính bám đồng nghĩa với màng sinh học ở điều kiện hiếu khí và điều kiện kị
khí.
Nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng chất hữu cơ rất cao, giàu N, P nên dùng
phương pháp sinh học để xử lý là thích hợp.
Xử lý sinh học gồm hai phương pháp:
Phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên:
Dựa trên khả năng tự làm sạch sinh học trong môi trường đất và hồ nước.
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều nước vì dễ thực hiện, giá
thành thấp, hiệu quả tương đối cao.
Công trình xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên bao gồm:
- Cánh đồng tưới và bãi lọc
- Hồ sinh học:
+ Hồ hiếu khí
+ Hồ tùy nghi
+ Hồ kị khí
SVTH: Trần Minh Thành 15
GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông

Các quá trình diễn ra trong hồ sinh học tương tự như quá trình tự rửa sạch ở
sông hồ nhưng tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Quá trình hoạt động trong các hồ sinh học dựa trên quan hệ cộng sinh của toàn bộ
quần thể sinh vật có trong hồ tạo ra. Trong số các chất hữu cơ đưa vào hồ các chất
không tan sẽ bị lắng xuống đáy hồ còn các chất tan sẽ được hòa loãng trong nước.
Dưới đáy hồ sẽ diễn ra quá trình phân giải yếm khí các hợp chất hữu cơ, sau đó thành
NH
3
, H
2
S, CH
4
. Trên vùng yếm khí và vùng yếm khí tùy tiện và hiếu khí với khu hệ vi
SVTH: Trần Minh Thành 16
GVHD: TS.Nguyễn Xuân Trường
Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nước thải tại Bến Xe Miền Đông
sinh rất phong phú gồm các giống Pseudomonas, Bacillus, Flavobacterium,
Achromobacter, . . . chúng phân giải chất hữu cơ thành nhiều chất trung gian khác
nhau và cuối cùng là CO
2
, đồng thời tạo ra các tế bào mới, chúng sử dụng oxy do tảo
và các thực vật tạo ra. Các VSV nitrat hóa sẽ oxy hóa N-amonia thành nitrit rồi nitrat.
Một nhóm VSV khác như P.dennitrificans, B.Licheniformis, Thiobacillus denitrificans
lại phản nitrat để tạo thành nitrogen phân tử. Hệ vi khuẩn và nấm, xạ khuẩn phân hủy
các chất hữu cơ thành các chất vô cơ cung cấp cho tảo và các thực vật thủy sinh như
bèo, rong. Ngoài ra, còn các thực vật khác như sen, súng, rau muống. Tảo và các thực
vật này lại cung cấp oxy cho vi khuẩn đồng thời còn là nơi cộng sinh rất tốt cho các
loài VSV. Thực vật trong hồ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ổn định nước,
chúng lấy chất dinh dưỡng (chủ yếu là N, P) và các kim loại nặng (Cd, Cu, Hg và Zn)
để tiến hành các quá trình đồng hóa.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status