Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường Trung học Võ Trường Toản, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai năm học 2009 2010 - Pdf 14


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG THPT VÕ
TRƯỜNG TOẢN, HUYỆN CẨM MỸ,
TỈNH ĐỒNG NAI NĂM HỌC 2009 -2010
Phần I: MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài.
1. Lý do khách quan
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế hiện
nay, sự phát triển của GD & ĐT quyết định sự tiến bộ của xã hội. Nhận thức sâu
sắc về vai trò của nền kinh tế tri thức và tầm quan trọng đặc biệt của Giáo dục-
Đào tạo, Nghị quyết TW2 - Khoá VIII đã chỉ
rõ “Giáo dục - Đào tạo là quốc
sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”. Giáo dục-đào tạo là điều kiện cực kỳ cần
thiết để phát huy nguồn lực con người. Vì thế, việc nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học là nhiệm v
ụ hàng

các em ít có điều kiện thực hiện trong giờ họ
c chính khóa sẽ được bổ khuyết
trong các giờ học ngoài giờ lên lớp. Xét về lý luận dạy học, hoạt động GDNGLL
là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực
tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động, góp phần hình thành tình
cảm, niềm tin ở học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là đi
ều kiện tốt
nhất để học sinh có thể phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực chủ động của các
em trong quá trình học tập, rèn luyện toàn diện. Khi thoát khỏi khuôn viên chật
hẹp của lớp học, các em được tự do và trực tiếp tham gia nhiều công tác khác
nhau ở ngoài xã hội. Nó đảm bảo được nguyên tắc giáo dục gắn liền với thực tiễn
đời sống xã hội. Mặt khác, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn thu hút và
phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục góp phần nâng cao hiệu qủa giáo
dục.
2. Lý do chủ quan
Sau b
ốn năm tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
qua tham khảo, theo dõi ở một số đơn vị trường học, bản thân tôi nhận thấy: Hiện
nay, trong nhiều trường phổ thông, việc tổ chức hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên
lớp cho học sinh đã được quan tâm, góp phần thúc đẩy các hoạt động dạy và học,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạ
o. Bên cạnh đó, một số trường còn xem
nhẹ vai trò của hoạt động này. Nếu có tổ chức thì cũng thiên về hình thức, đối
phó, nội dung đơn điệu, thiếu chất lượng. Đồng thời, một số giáo viên do chưa
nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên còn thờ ơ với
hoạt động này. Năng lực tổ chức các hoạt
động và kỹ năng sinh hoạt của nhiều
giáo viên được phân công thực hiện nhiệm vụ này còn hạn chế. Đây là những
nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu qủa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, lãnh đạo các nhà trường phải nhận thức rõ

tại trường THPT Võ Trường Toản, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai trong giai
đoạn t
ới.
III. Phương pháp nghiên cứu.
Để viết được đề tài này tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu như sau:
1. Đọc sách và các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài;
2. Phương pháp nghiên cứu sư phạm;
3. Điều tra bằng trao đổi và đàm thoại;
4. Tổng kết kinh nghiệm.
IV. Phạm vi giới hạn đề tài.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú về cả nội
dung lẫn hình thức. Trong phạ
m vi đề tài này, do những hạn chế về năng lực của
bản thân và thời gian viết bài nên tôi không có tham vọng thực hiện một công
trình nghiên cứu có quy mô lớn mà chỉ vận dụng lý luận đã học để phân tích thực
trạng về vấn đề đã nêu ở đơn vị mình. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công
tác quản lý họat động GDNGLL có hiệu qủa hơn. Đúng như tên đề tài, tôi sẽ chỉ
tập trung vào vấn đề: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường THPT Võ Trường Toản,
Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai năm học 2009 -2010”
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý.
I. Các khái niệm liên quan đến đề tài
Quản lý là hoạt động, là tác động có định hướng, có chủ đích củ
a của chủ
thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những họat động được tổ chức
ngòai giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
là sự tiếp nối hoạ

chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt đông giáo dục môi trường,
các hoạt đông lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Như vậy, hoạt độ
ng giáo dục
ngoài giờ lên lớp được xác định là một bộ phận của hoạt động dạy học và giáo
dục.
Về phương diện thực tiễn: hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí là
cầu nối hai chiều giữa nhà trường và xã hội.
+ Hoạt động GDNGLL tạo điều kiện cho nhà trường phát huy vai trò của
mình với đời sống xã hội, mở ra khả năng thuậ
n lợi để gắn học với hành, nhà
trường với xã hội.
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện và phương hướng để
huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo học sinh
và sự nghiệp phát triển của nhà trường.
2. Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Mục tiêu giáo dục:
+ Trí dục; đức dục; thẩm mỹ; lao độ
ng; thể chất.
+ Nâng cao hiệu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu
những giá trị tốt đẹp, của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp,
có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp
cho bản thân.
- Mục tiêu xã hội.
+ Phát huy chức năng văn hoá, khoa học, kỷ luật c
ủa nhà trường ở địa
phương.
+ Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó có thái độ
đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của
bản thân và đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác.

xấu, cái lỗi thời không phù hợp.
- Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống phù hợp
với đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương và đất nước.
- Hoạt động GDNGLL góp phần giáo dục học sinh tình
đoàn kết hữu nghị
với các bạn thanh thiếu niên quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới.
- Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng
động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường,
của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân.
3.3. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng.
- Hoạt động GDNGLL rèn luy
ện cho học sinh kỹ năng giao tiếp, ứng xử có
văn hoá, những thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và các hoạt động
khác.
- Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự quản, trong đó
có kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có kết
quả, kỹ năng nhận xét, đánh giá kết qủa ho
ạt động.
- Hoạt động GDNGLL rèn cho học sinh các kỹ năng giáo dục, tự điều
chỉnh, kỹ năng hòa nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô giáo, do nhà
trường hoặc tập thể lớp giao cho.
4. Nội dung hoạt động GDNGLL ở trường THPT
Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú,
thể hiện tập trung ở các loại hình hoạt động sau đây
- Hoạt động chính trị - xã hội và nhân văn;
- Hoạt động văn hoá nghệ thuật;
- Hoạt động thể dục thể thao;
- Hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật và hướng nghiệp;
- Hoạt động vui chơi và giải trí…
Theo khoản 2, điề

5.2. Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác
- Nếu hoạt động học tập trên lớp là bắt buộc thì hoạt động GDNGLL là tự
nguyện, tự giác. Nguyện tắc này bảo đảm quyền tự chọn tham gia các hoạt độ
ng
theo khả năng, hứng thú, điều kiện sức khỏe của mỗi học sinh, chỉ có như vậy
mới tạo ra được động cơ hoạt động, phát huy được từng thiên hướng của học
sinh. Điều quan trọng là nhà trường phải tổ chức các nhóm hoạt động, các câu lạc
bộ khác nhau; Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, tham quan, hoạt động văn
thể, lao độ
ng … Chỉ khi đó học sinh mới có thể tự nguyện, tự giác lựa chọn tham
gia vào loại hình hoạt động phù hợp với hứng thú của mình.
5.3. Tính đến các đặc điểm lứa tuổi và cá biệt của học sinh
Nội dung và hình thức hoạt động GDNGLL phải được thay đổi, tuỳ thuộc
vào sự chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang lứa tuổi khác ở học sinh. Giáo viên
phải xác định các loại hình hoạt động và các hình thức công việc sao cho chúng
phù hợp với khả năng của lứa tuổi học sinh và hứng thú cá nhân của họ, đồng
thời đáp ứng yêu cầu giáo dục. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải rất hiểu học sinh
của mình, nắm rõ các đặc điểm cá bịêt của họ để có thể đưa họ vào các hoạt động
phù hợp với khả năng và hứng thú của họ.
5.4. Kết hợp lãnh đạo sư phạm với tính độc lập, tự quản của học sinh
- Học sinh THPT có tính tích c
ực hoạt động xã hội và có khả năng tự quản,
tuy nhiên các em chưa có đủ kinh nghiệm sống, vì vậy cần có sự lãnh đạo sư
phạm thường xuyên.
- Nguyên tắc này đòi hỏi phát triển tính tích cực độc lập, sáng tạo của học
sinh. Hoạt động GDNGLL phải là hoạt động của học sinh, do học sinh tổ chức và
quản lý. Vai trò của người thầy là xác định phương hướng hoạt động và giúp
đỡ
học sinh tổ chức công việc, là người cố vấn của học sinh trong các hoạt động của
họ

- Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng trên
cơ sở kế hoạch năm học chung của nhà trường, trong sự phối hợp với kế hoạch
của các bộ phận khác trong nhà trường như kế hoạch dạy-học, kế hoạch hoạt
động ngoại khóa bộ môn, xây dựng kế hoạch cơ sở vậ
t chất …
6.1.2. Xây dựng lịch hoạt động thành nề nếp thời gian
a. Hoạt động hàng ngày:
- Ở lớp:
+ Trực nhật: vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây hoa.
+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ: truy bài, đọc báo Đoàn, văn nghệ …
+ Bình nhật thi đua cuối buổi học, cuối ngày học.
- Toàn trường:
+ Thể dục giữa giờ, múa hát tập thể.
+ Bản tin hàng ngày.
+ Hoạt động của đội sao đỏ, c
ờ đỏ để duy trì nề nếp, kỉ luật nhà trường.
b. Hoạt động tuần:
- Ở lớp:
+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chương trình.
+ Sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn: phát động thi đua, sơ kết hàng tuần,
phổ biến công việc, trao đổi thảo luận những vấn đề học sinh lớp quan tâm, văn
nghệ, trò chơi, …
- Ở trường:
+ Sinh hoạt dưới cờ: chào cờ
đầu tuần, câu chuyện dưới cờ theo chủ điểm
giáo dục, văn nghệ, trò chơi, …
+ Phát thanh học đường theo các chủ đề: phòng chống ma túy, an toàn giao
thông, bảo vệ môi trường, …
+ Sinh hoạt câu lạc bộ: câu lạc bộ những nhà văn trẻ, câu lạc bộ khoa học
tự nhiên, câu lạc bộ cờ vua, …

+ Trưởng ban: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng.
+ Các thành viên: Bí thư chi bộ, bí thư Đoàn trường, bí thư chi đ
oàn giáo
viên, tổ trưởng tổ bộ môn, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện hội cha mẹ
học sinh trường, …
- Để ban chỉ đạo hoạt động có hiệu quả, các thành viên hoạt động đều tay,
hiệu trưởng nên lập các tiểu ban, mỗi tiểu ban chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo
một mảng hoạt động giáo dục, có thể tổ chức các tiểu ban như sau:
+ Tiểu ban chính tr
ị, chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục
truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng, …
+ Tiểu ban khoa học, chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa
bộ môn, câu lạc bộ bộ môn, …
+ Tiểu ban văn nghệ, chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể
dục thể thao.
- Sau khi thành lập hoặc củng cố Ban chỉ đạo, đ
iều hết sức quan trọng là
hiệu trưởng phải xây dựng được:
+ Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của từng tiểu ban trong việc tổ
chức các hoạt động giáo dục.
+ Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi thành viên trong ban chỉ
đạo.
+ Qui định lề lối hoạt động của ban chỉ đạo.
6.2.2. Tổ chức các hoạt động bên trong nhà trường
Các lực lượ
ng giáo dục bên trong nhà trường giữ vai trò quyết định chất
lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải quan tâm tổ chức,
động viên lực lượng này tích cực tham gia tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.
Cụ thể là:
- Lực lượng giáo viên chủ nhiệm lớp;

c hoạt động.
- Hiệu trưởng chỉ đạo Ban chỉ đạo huấn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động
tập thể cho học sinh cốt cán các lớp, giáo viên chủ nhiệm.
6.3.2. Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ khối chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chính trong tổ chức hoạt động giáo dục
cho học sinh lớp chủ nhiệm, nên hoạt độ
ng của tổ, khối chủ nhiệm có ảnh hưởng
rất lớn tới chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng chỉ đạo
hoạt động của tổ, khối chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ đã được xây dựng.
6.3.3. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn tham gia tổ chức các hoạt động
giáo dục
- Trên cơ sở
kế hoạch giáo dục đã được tập thể cán bộ giáo viên thông qua,
đầu năm học Hiệu trưởng phân công trách nhieemjcho các tổ bộ môn, mỗi tổ bộ
môn có trách nhiệm phải tổ chức một hoạt động chủ đề hoạt động GDNGLL
trong năm học phù hợp với đặc thù bộ môn. Kế hoạch tổ chức phải thống nhất
với kế hoạch chung của toàn trường tránh chồng chéo các hoạ
t động trong cùng
thời điểm.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn thành lập các câu lạc bộ bộ môn, xây
dựng mục tiêu, nội dung và lịch hoạt động của các câu lạc bộ, phân công giáo
viên phụ trách để duy trì hoạt động của câu lạc bộ trong suốt năm học.
6.3.4. Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận khác trong trường tham gia giáo
dục học sinh
- Bộ phận giám thị, bảo vệ: là lực lượng duy trì kỉ cương nề
nếp học sinh,
góp phần giáo dục nhà trường, vì vậy Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận này tham gia
công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp.
- Bộ phận thư viện tạo điều kiện về tư liệu tham khảo cho việc tổ chức các
hoạt động giáo dục.

- Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục thông qua hoạt động của học sinh.
6.4.2 Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra các hoạt động nêu ra trong kế hoạch có thực hiện không ?
+ Kiểm tra kết qủa từng hoạt động giáo dục về các mặt: nhận thức, động
cơ, thái độ tham gia hoạt động, nề nếp sinh hoạt, kỹ năng, hành vi, thành tích…
6.4.3. Xây dựng tiêu chí, lực l
ượng kiểm tra:
- Xây dựng tiêu chí đánh giá. Khác với hoạt động dạy học trên lớp, hoạt
động GDNGLL đa dạng phong phú, không có cuẩn chung cho mọi hoạt động, để
đánh giá được kết quả giáo dục của mỗi hoạt động, ban chỉ đạo phải xây dựng
được mức chuẩn cần thống nhất trong trường và phù hợp với mục tiêu giáo dục
của cấp học.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra: L
ực lượng kiểm tra chủ yếu là các thành
viên trong ban chỉ đạo, phối hợp với thành viên của các lực lượng giáo dục khác.
6.4.4. Một số phương pháp kiểm tra hoạt động GDNGLL
- Kiểm tra qua hồ sơ so sánh.
- Trao đổi, tìm hiểu.
- Tham dự một hoạt động cụ thể.
- Nghe báo cáo.
- Điều chỉnh: sau khi kiểm tra, cần tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, điều
chỉnh để việc tổ
chức các hoạt động sau đó tốt hơn.
III.Cơ sở pháp lý
1. Điều 35 trong hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã xác
định
“ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển
giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu
của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân; đào tạo những người lao độ

5. Chương trình THPT hoạt động GDNGLL ban hành kèm theo quyết định
số: 47/2002/QĐ –BGD&
ĐT ngày 19/01 /2002 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT .
Chương II. Thực trạng quản lý hoạt động GDNGLL tại trường THPT
Võ Trường Toản, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai năm học 2008-2009.
I. Đặc điểm tình hình nhà trường
1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đồng Nai nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía nam, tiếp giáp với các
tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà R
ịa - Vũng Tàu. Là một tỉnh có
tỷ trọng công nghiệp chiếm đa số do vậy nhu đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng.
2. Khái quát về nhà trường:
Trường THPT Võ Trường Toản thành lập vào năm 2005, là một trường
công lập nằm ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai, trường cách trung tâm
hành chính của Tỉnh khoảng 80 km, cách xa trung tâm huyện gần 20km. Nơi
trường to
ạ lạc là trung tâm xã Xuân Tây của huyện Cẩm Mỹ. Là trường mới
thành lập, điều kiện cơ sở vật chất tuy đã được trang bị nhưng chưa thực sự đầy
đủ, đồng bộ. Trường thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp
lãnh đạo chính quyền, của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai cũng như
toàn thể xã hội. Tình hình an ninh t
ương đối ổn định, giao thông thuận tiện nên
điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh đến trường thật dễ dàng.
Nhiệm vụ của trường là thu hút học sinh của 4 xã Xuân Tây, Xuân Đông,
Xuân Bảo, Bảo Bình và một số xã phía nam của huyện Xuân Lộc để thực hiện
công tác giáo dục và đào tạo. Trước đây, khi chưa có trường chỉ có một số gia
đình có điều kiện kinh tế khá m
ới cho con đi học ở các trường ngoài huyện, số
còn lại thì ở nhà làm rẫy hoặc đi học nghề. Do đó, nhà trường được xây dựng để

+ Khối 10: 15 lớp - 720 HS. Trong đó HS nữ: 483.
Học sinh các địa phương nơi trường tọa lạc tuy có truyền thống hiếu học,
chăm chỉ nhưng chất lượng không cao. Đầu vào của HS nhà trường không qua thi
tuyển, điểm chuẩn xét tuyển vào lớp 10 luôn thấp hơn so với các trường lân cận
(không có HS nộp hồ
sơ xét tuyển bị loại). Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến
thức cơ bản vững, tư duy chậm. Khá đông học sinh chưa có nhận thức và động cơ
học tập đúng đắn. Do đó, việc giáo dục các em theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ và
mục tiêu mà Đảng và nhà nước giao cho là cả một thách thức đối với tập thể sư
phạm nhà trường. Để nâng cao ch
ất lượng cho học sinh, ngoài việc cải tiến
phương pháp dạy theo hướng phát huy tích cực và phù hợp với đối tượng thì việc
đẩy mạnh các hoạt động GDNGLL cũng là một yêu cầu cần thiết và cấp bách.
2.2 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDNGLL:
Cơ sở vật chất của trường đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu dạy và học
vớ
i 38 phòng học đủ đáp ứng cho học 1 ca. Ngoài ra còn có:
- Sân chơi khá rộng .
- Bãi tập rộng 6000 m
2
đảm yêu cầu về kỹ thuật.
- Hệ thống âm thanh đã được trang bị.
- Dụng cụ thể dục thể thao đầy đủ.
- Các loại phòng chức năng khá đầy đủ gồm: Thư viện, phòng truyền
thống, văn phòng đoàn, phòng y tế …
2.3 Chất lượng dạy học - giáo dục
Chất lượng giáo dục năm học 2008 – 2009. Khối

Tổng 1447 16 1.1 95 6.5 245 17.6 1082 74.8
3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn.
3.1. Thuận lợi:
- Quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước về hoạt động GDNGLL thể
hiện qua các văn bản chỉ đạo của các cấp.
- Sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo và sự đồng tình ủng hộ của các
đoàn thể ở trường cũng như ở địa phương và nhất là Hội cha mẹ học sinh.
- Đội ngũ
giáo viên - nhân viên trẻ, trình độ chuyên môn đạt chuẩn đào tạo,
nhiệt tình tâm huyết với nghề, với phong trào Đoàn và công tác xã hội, có tinh thần
đoàn kết cao.
- Gia đình học sinh thuần nông có truyền thống hiếu học, cư trú trên địa
bàn nông thôn, ít bị tác động của các yếu tố tiêu cực ngoài xã hội.
3.2. Khó khăn:
a. Nguyên nhân chủ quan:
- Ban lãnh đạo nhà trường: Mặc dù lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến
việc giáo dục học sinh thông qua các hoạt động GDNGLL nh
ưng những hoạt
động ấy vẫn còn mang tính hình thức, chạy theo phong trào, theo từng thời điểm,
nhất là còn bị động, trông chờ vào sự chỉ đạo của các bộ phận có liên quan: Chi
bộ, đoàn thanh niên, các phong trào của địa phương …
+ Các hoạt động GDNGLL hầu như dập khuôn, lặp lại, chưa có hình thức
mới lạ, linh hoạt, hấp dẫn, chưa đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng củ
a đối
tượng, đôi khi chưa phù hợp với từng tâm lý đối tượng.
+ Các hoạt động GDNGLL hầu như mang tính chất bắt buộc. Tất cả những
giờ sinh hoạt GDNGLL ở trường thường được gọi chung bằng thuật ngữ “sinh
hoạt chủ điểm” và qui định trong nội quy của trường. HS không tham gia sẽ bị hạ
hạnh kiểm. Vì vậy, chưa thực sự tạo cho các em hứ
ng thú để đến với hoạt động

chưa cụ thể rõ ràng, nên khi tổ chức cũng gặp rất nhiều khó khăn.
b. Nguyên nhân khách quan:
- Về phía chính quyền địa phương: Mặc dù chính quyền địa phương có
quan tâm nhưng chủ yếu là sự cổ vũ về tinh thần chứ chưa có sự hỗ trợ đắc lực về
kinh phí, chưa tạo điều kiện tốt cho các ho
ạt động; lực lượng an ninh đôi khi chưa
tích cực trong việc can thiệp vào những sự cố bất ngờ như đánh nhau, bài bạc,
rượu chè, hút chích, các hàng quán chứa chấp các tệ nạn xã hội xung quanh
trường vẫn chưa thật sự được dẹp bỏ.
- Về phía cha mẹ học sinh: Đa số cha mẹ học sinh thờ ơ với các hoạt động
GDNGLL, coi nó là vô bổ, không thiết thực. Có những phụ
huynh còn đứng tên
để xin phép cho con được nghỉ trong các ngày, giờ sinh hoạt hoạt động
GDNGLL. Hội cha mẹ học sinh của trường ít quan tâm ủng hộ về vật chất cho
những hoạt động GDNGLL này.
- Bản thân học sinh: rất nhiều học sinh có học lực khá, giỏi thì chỉ nghĩ
đến bản thân, quyền lợi cá nhân, ít hợp tác giúp đỡ bạn bè. Còn học sinh có học
lực yếu kém, phần lớn là con em nhà lao động nghèo lại không có nhiều thờ
i gian
tham gia hoạt động GDNGLL, các em còn phải giúp gia đình trong công việc lao
động sản xuất; một số học sinh gia đình giàu có, dư giả thì mải ăn chơi, không
quan tâm đến việc học tập, bị lôi cuốn vào những lối chơi vô bổ … vì vậy, cũng
ảnh hưởng phần nào tới chất lượng học tập cũng như rèn luyện đạo đức học sinh.
Tóm lại, trường THPT Võ Trường Toản là một trường công lập ở vùng
sâu, vùng xa có nhiều thuận lợi cũng như không ít những khó khăn, vì vậy trách
nhiệm của người Hiệu trưởng là hết sức nặng nề trong việc tổ chức các họat động
của nhà trường nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện. Công tác chỉ đạo hoạt
động GDNGLL, góp phần đưa chất lượng giáo dục nhà trường đi lên là m
ột trong
những nhiệm vụ cần được người đứng đầu nhà trường quan tâm, chú trọng.

+ Hàng tuần:
Các sinh hoạt thường xuyên và chủ điểm như:
# Sinh hoạt dưới cờ (chào cờ và hạ cờ): Hát quốc ca, nghe báo cáo sơ kết
thi đua, trao giải “Đố vui để học”, nêu gương người tốt, việc tốt và phổ biến kế
hoạch tuần tới …
# Sinh hoạt lớp: Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch sinh hoạt lớp theo kế
hoạch chung của nhà trường và kế hoạch của từng lớp. Trong các tiết sinh hoạt
lớp GVCN là người cố vấn, lớp trưởng trực tiếp điều khiển sinh hoạt lớp.
# Đố vui để học: Mỗi tuần tổ chức thi đố vui bằng cách đưa câu hỏi thuộc
04 môn (khoa học xã hội hoặc tự nhiện) lên bản tin. HS tham gia sẽ trả lời câu
hỏi vào giấy và nộp lại cho cán b
ộ Đoàn trường. Các giám khảo bộ môn sẽ chấm
giải và Đòan trường sẽ công bố, trao giải trong tiết sinh hoạt dưới cờ. Việc tổ
chức thi đố vui để học được thực hiện trong toàn trường ở cả 3 khối lớp.
+ Hàng tháng tổ chức sinh hoạt theo chủ điểm, hướng tới các ngày lễ, ngày
kỷ niệm truyền thống, như tổ chức các cuộc thi đấu thể thao; làm báo tường, báo
ảnh; hội diễn văn nghệ
, hội khỏe Phù Đổng; cắm trại 26/03; thăm quan dã ngoại,

- Trong kế hoạch thể hiện rõ mục đích hoạt động GDNGLL của nhà trường
là hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh, giúp các em có thêm hiểu biết về các
lĩnh vực đời sống xã hội, làm phong phú thêm kinh nghiệm hoạt động tập thể,
hình thành tình cảm và niềm tin cuộc sống ở các em, góp phần giáo dục toàn diện
nhân cách học sinh, tổ
chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

- Ngoài ra, trường còn xây dựng kế hoạch GDNGLL lồng ghép với kế
hoạch chuyên môn ở một số nội dung theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; các văn bản hướng dẫn của sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai. Cụ thể là

GDNGLL không đạt hiệu qủa.
- Một số kế hoạch hoạt động GDNGLL do xây dựng chung với kế hoạch
chuyên môn, hướng nghiệp của nhà trường nên trong kế hoạch nhiều hoạt động
chưa được dự trù kinh phí, cũng như chưa có lịch hoạt động cụ thể cho toàn
trường, cho từng khố
i lớp nhằm hình thành nề nếp lâu dài,
- Kế hoạch Đoàn thanh niên, Hội LHTN, kế hoạch chủ nhiệm … được
thực hiện độc lập với những nét đặc thù riêng, dẫn đến thiếu thông tin phối hợp,
hoạt động tẻ nhạt, chồng chéo làm cho học sinh chán ngán khi nghe thấy tổ chức
hoạt động GDNGLL.
Ví dụ: Khi Đoàn trường và ban văn nghệ nhà trường tổ chức đợt hội trại
chào m
ừng ngày 26/3, trong đó việc tổ chức đêm văn nghệ do Đoàn triển khai kế
hoạch. Trên thực tế, Đoàn không có quyền phân công nhiệm vụ cho các bộ phận
khác của trường mà chỉ có chức năng phối hợp tổ chức thực hiện. Vì thế, khi
Đoàn đứng ra triển khai kế hoạch thì nhiều giáo viên chủ nhiệm không tham gia
ủng hộ hoặc có tham gia thì là chuyện bị ép buộc. Hậu quả là chất lượ
ng đêm hội
diễn văn nghệ không cao.
- Mặt khác, trường chưa có kế hoạch hoạt động GDNGLL riêng phù hợp
với từng khối lớp, đặc biệt là HS lớp 12. Nguyên nhân một phần do nhà trường
chỉ chú trọng tới việc ôn tập kiến thức để thi tốt nghiệp THPT; thi đại học, cao
đẳng cho các em. Mặt khác, do nhận thức sai của một số giáo viên đang dạy lớp
12 cũng như PHHS củ
a trường: họ cho rằng hoạt động GDNGLL là hoạt động bề
nổi không cần thiết. Đây chính là cách nhìn nhận sai lệch trong chủ trương giáo
dục toàn diện học sinh của ngành đề ra. Do vậy, học sinh khối 12 ít khi tham gia
các hoạt động GDNGLL.
- Một số giáo viên chủ nhiệm được phân công dạy hoạt động GDNGLL
không được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Vì thế, khi triển khai họ

đức cũng như
giúp các em hòa nhập tốt hơn với tập thể, tự tin hơn trước đám đông.
* Hạn chế:

- Theo thông tư số 32/TT của Bộ Giáo dục và Trung ương Đoàn ngày
15/10/1988 thì quyết định thành lập ban chỉ đạo còn thiếu các thành phần như:
Đại diện của chi ủy, đại diện Công đoàn, đại diện Hội cha mẹ học sinh. Đây là
những lực lượng quan trọng góp phần rất lớn để Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL
hoạt động có hiệu quả.
- Hiệu trưởng có thành lập ban chỉ
đạo, có phân công một số tiểu ban phụ
trách các mảng công việc riêng nhưng chưa qui định lề lối hoạt động của ban chỉ
đạo, chưa phân công nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm và quyền hạn của từng thành
viên trong ban. Vì thế, các thành viên trong ban có người làm việc rất nhiều, có
người chỉ có mặt cho đủ ban bệ mà trong năm không tham gia hoạt động gì hết
hoặc làm việc cho xong không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả.
Ví dụ như: Trong tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, kế hoạch hoạt động đã
được lên rất cụ thể, chi tiết, đảm bảo một buổi sinh hoạt phong phú, thiết thực, bổ
ích nhưng trên thực tế, nó chỉ diễn ra đơn giản: Bí thư đoàn trường lên sơ kết thi
đua trong tuần, sau đó là nhận xét của lãnh đạo nhà trường, rất it khi có sự tham
gia sinh hoạt của các môn văn hóa (Thi
đố em, hái hoa học tập …), tổ chức thi
văn nghệ, các trò chơi dân gian … Buổi sinh hoạt dưới cờ cứ lặp đi lặp lại như
thế làm cho học sinh có cảm giác nhàm chán, ít có tính giáo dục, lãng phí thời
gian, hiệu quả đạt được không cao. Tuy vậy, trách nhiệm ấy cũng chẳng quy về
ai, người tổ chức thực hiện cũng không bị nhắc nhở, phê bình gì.
- Mặt khác, do Ban chỉ đạo thiếu các thành phần nên mọi ho
ạt động chủ
yếu do Đoàn lập kế hoạch, tham mưu xin ý kiến cấp ủy và lãnh đạo nhà trường
rồi tổ chức thực hiện. Thiếu sự phối hợp của các bộ phận khác trong nhà trường

C9; 10 B1, B2, B3, B4, B10 ,B11 ….Chính sự nắm vững và phát hiện được học
sinh có khả năng tự tổ chức sinh hoạt của GVCN đã giúp đỡ rất tốt cho các hoạt
động chung của nhà trường, của Đoàn, của Hội LHTN. Ngoài ra thông qua
GVCN đã phát hiện và giới thiệu cho nhà trường các học sinh có năng khi
ếu văn
nghệ, TDTT.
- Giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu hồ sơ để nắm vững những thông tin về
học sinh, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cho lớp minh trong đó có sự thích hợp
với kế hoạch hoạt động GDNGLL, nắm bắt nội dung các hoạt động của nhà
trường, của Đoàn thanh niên để phổ biến, theo dõi và nhắc nhở học sinh của lớp
mình thực hiện. Tổ
chức sinh hoạt chủ nhiệm vào cuối tuần hoặc đầu tuần. Giờ
sinh hoạt GVCN hướng dẫn và lớp trưởng điều khiển.
- Hoạt động GDNGLL rất phong phú và Hiệu trưởng đã dành một số hoạt
động cho học sinh đứng ra tổ chức và thực hiện dưới sự hướng dẫn và lãnh đạo
sư phạm của nhà trường. Việc làm này vừa đảm bảo tính độc lậ
p, tư duy năng
động, sáng tạo vừa phát huy được ý thức tự nguyện, tự giác của học sinh.
* Hạn chế:

- Hiệu trưởng chưa xây dựng được qui định về nhiệm vụ, quyền hạn và qui
trình công việc của GVCN lớp trong tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh lớp
chủ nhiệm (cụ thể như: GVCN phải làm gì vào đầu năm học, vào cuối học kỳ I,
cuối năm học, hàng tháng, hàng tuần; qui định mối liên hệ phối hợp giữa GVCN
với các tổ chức trong nhà trường, vớ
i PHHS …)
- Với chương trình sách giáo khoa về hoạt động GDNGLL của Bộ, Ban chỉ
đạo chưa tổ chức được một số tiết hoạt động mẫu để giáo viên dự rút kinh
nghiệm; chưa có kế hoạch phân công mỗi GVCN thiết kế hoạt động cơ bản cho
một chủ đề của một tháng, sau đó tổng hợp thống nhất nội dung tập hợp thành

dục dân số, phòng chống các tệ nạn xã hội… vào các bài dạy ở chính khóa trên
lớp ở các môn: Vật lý, Hóa, Sinh, GDCD, Địa, Lịch sử…
- Ban chỉ đạo đã yêu cầu các tổ chuyên môn lập kế hoạch lồng ghép, tích
hợp các nội dung này xuyên suốt chương trình cả năm học và có dự gi
ờ rút kinh
nghiệm việc dạy lồng ghép đó.
- Hiệu trưởng đã triển khai kế hoạch của nhà trường trong đó có hoạt động
GDNGLL ngay từ đầu năm học. Do đó, tập thể sư phạm nhà trường thống nhất
kế hoạch, tham gia đầy đủ, giáo viên bộ môn theo dõi kế hoạch và chủ động trong
các nhiệm vụ được giao như: Ra đề thi đố vui để học, làm trọng tài cho các trận
bóng đá, làm ban giám khảo trong các cuộc thi do nhà trường tổ chức …
* Hạn chế:

- Đa số giáo viên được phân công tham gia tổ chức hoạt động GDNGLL
có suy nghĩ đây chỉ là một phong trào hoạt động ngoại khóa, tham gia dạy cho
đủ số tiết chuẩn theo qui định nên họ không đầu tư cho tiết dạy, chưa thật sự chủ
động tham gia các tổ chức hoạt động. Tất cả phó mặc cho Ban chỉ đạo hoạt động
GDNGLL mà vai trò chính là các thành viên trong Ban chấp hành Đoàn trường.
- Việc dạy lồng ghép, tích hợp ở các môn học thì chủ yếu các tổ chuyên
môn chỉ thực hiện theo phong trào và mang tính đối phó (khi có người dự giờ thì
cũng lồng ghép gượng ép cho có), chứ chưa được bàn bạc, nghiên cứu kỹ, thống
nhất trong tổ chuyên môn, giữa các giáo viên cùng môn. Bản thân mỗi GV chưa
có ý thức và trách nhiệm cao trong quá trình tích hợp các tri thức đời sống xã hội
để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
- Hiệu trưởng chưa chỉ
đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức
ngoại khóa phù hợp với đặc thù bộ môn. Kế hoạch và việc sinh hoạt định kỳ của
các tổ chuyên môn chỉ tập trung vào nội dung chuyên môn, nghiệp vụ, hầu như
không có kế hoạch ngoại khóa. Hoặc nếu có kế hoạch đề xuất hoạt động thì cũng
không thực hiện được do trường thiếu kinh phí hoạt động, chính điều này c

GDNGLL của nhà trường vớ
i kế hoạch của hoạt động Đoàn, của Hội LHTN nhà
trường. Trong năm học, lãnh đạo nhà trường đã phối phối hợp với đoàn trường đã
tổ chức được nhiều hoạt động khá thành công như:
+ Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các đợt thi đua theo chủ điểm với
nhiều hình thức hoạt động cụ thể như: làm báo tường, thi v
ăn nghệ, bóng đá, cầu
lông, thi cắm hoa, thi sân khấu hóa các tác phẩm văn học, … Một năm một lần tổ
chức cắm trại 26/03 cho toàn thể học sinh của trường. Tổ chức thi “Đố vui để
học” xuyên suốt cả năm học.
- Tổ chức và phát động nhiều đợt thi đua theo chủ đề:
+ Chào mừng năm học mới, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
với chủ điểm “tôn sư trọng đạo” với hình thức hoạt động như: Lao động vệ sinh
toàn trường, trồng và chă
m sóc cây xanh, thi đua học tập và nề nếp, làm báo
tường, hội khoẻ phụ đổng, thể thao, nói chuyện chuyên đề, thi thuyết trình về
phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội trong học đường…, sơ kết thi đua đợt
một vào ngày 20/11.
+ Đợt thi đua chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và
ngày học sinh, sinh viên với 2 chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn” và “Gương
sáng noi theo anh bộ đội cụ Hồ
”. Đoàn trường phát động thi đua học tốt, thăm
viếng tặng qùa “Các bà mẹ Việt Nam anh hùng” và gia đình liệt sỹ; nghe các cựu
chiến binh nói chuyện truyền thống nhân ngày 22/12. Đặc biệt, Lãnh đạo nhà
trường đã chỉ đạo tổ Sử kết phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức ngoại khóa lịch
sử: cho các lớp xây dựng kịch bản về các chiến dịch, các nhân vật lịch sử
đã được
học. Với sự trợ giúp của giáo viên bộ môn các em đóng hoạt cảnh và dự thi. Sau
vòng loại, chọn mỗi khối 3 tiết mục vào chung kết, tổ chức biểu diễn và tuyên
truyền dưới cờ. Tổ chức mít tinh ôn lại truyền thống ngày học sinh, sinh viên, nêu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status