Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT Ở XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN - Pdf 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ THANH THUỶ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA
DẠNG THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI
THẢM THỰC VẬT Ở XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ
NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên BẢNG CHỦ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt
Viết đầy đủ
CR
Loài rất nguy cấp
EN
Nguy cấp
EX
Loài tuyệt chủng

IUCN The International Union for Conservation of nature and
Natural Resources - Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài

Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đã chỉ bảo và cung cấp
những tài liệu quan trọng. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới
Trường Trung học phổ thông Khánh Hoà, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian học Cao
học.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về thời gian, kinh phí
cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa
học, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2009
Tác giả Hoàng Thị Thanh Thuỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Tác giả Hoàng Thị Thanh Thuỷ

10
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài 10
1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống 14
1.2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng 18
1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
21
1.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở Thái Nguyên và
khu vực nghiên cứu 23
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 26
2.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 26
2.2. Điều kiện xã hội vùng nghiên cứu 30
Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đối tượng nghiên cứu 34
3.2. Phương pháp nghiên cứu 34
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.1. Đa dạng thảm thực vật và hệ thực vật ở KVNC 37
4.1.1. Đa dạng thảm thực vật 37
4.1.2. Đa dạng hệ thực vật 39
4.2. Đa dạng thành phần loài trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 65
4.3. Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC 74
4.4. Đa dạng thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật 75
4.5. Đa dạng về cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật 84
4.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn các trạng thái thảm thực vật ở
KVNC 92
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Bảng 4.5: Danh lục các loài thực vật điều tra được trong các trạng thái thảm
thực vật ở KVNC 52
Bảng 4.6: Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC 74
Bảng 4.7: Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu 75
Bảng 4.8: Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật 77
Bảng 4.9: Cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Phân bố của các bậc taxon ở KVNC 41
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ các họ, chi trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 42
Biểu đồ 4.3: Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu 76
Biểu đồ 4.4: Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật 78

1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

trấn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng. Diện tích đất
lâm nghiệp chiếm hơn 80% với thành phần loài thực vật khá phong phú và đa
dạng [3]. Trước khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên (năm 1999) thì hiện
tượng chặt phá rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra thường xuyên làm
cho chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Từ khi trở thành Khu bảo tồn
thiên nhiên, thảm thực vật ở đây đã được bảo vệ nghiêm ngặt, tình trạng chặt
phá rừng đã giảm nhiều, song việc khai thác nguồn tài nguyên phi lâm sản
(song mây, hoa quả rừng, dược liệu…) vẫn diễn ra hàng ngày, nên đã làm
giảm đáng kể tính đa dạng sinh học.
Với lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và
tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tính đa dạng về thành phần loài, đa dạng về thành phần dạng
sống và cấu trúc của một số trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu.
- Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phục hồi thảm thực vật rừng, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009 tại khu vực xã Thần
Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu, xác định tính đa dạng thành phần loài, đa dạng về thành phần
dạng sống và cấu trúc của một số trạng thái thảm thực vật tại xã Thần Sa.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Bước đầu đã xác định được thành phần loài, thành phần dạng sống và cấu trúc
hình thái của 5 trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật trên thế giới và
Việt Nam.
1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật
1.1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật
Thảm thực vật (vegetation) là khái niệm rất quen thuộc, có nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước đưa ra các định nghĩa khác nhau. Theo
J.Schmithusen (1959) thì thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ
phận cấu thành khác nhau của nó. Thái Văn Trừng (1978) [50] cho rằng thảm
thực vật là các quần hệ thực vật phủ trên mặt đất như một tấm thảm xanh.
Trần Đình Lý (1998) [33] cho rằng thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật
ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên toàn bộ bề mặt trái
đất. Thảm thực vật là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể nào.
Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định nghĩa kèm theo như: thảm thực
vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn…
1.1.1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới
H.G. Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện
đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt
đới, ôn đới và núi cao.
J. Beard (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ
và loạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ
rừng xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thường xanh; loạt quần hệ miền núi;
loạt quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm [35].
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thảm
thực vật Đông Dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và
vùng trung gian. Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [60].
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trần Ngũ Phương (1970) [37] đưa ra bảng phân loại rừng ở Miền bắc
Việt Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao: đai rừng nhiệt đới mưa mùa; đai
rừng á nhiệt đới mưa mùa; đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao.
Thái Văn Trừng (1970) [50] đã đưa ra 5 kiểu quần lạc lớn (quần lạc thân
gỗ kín tán; quần lạc thân gỗ thưa; quần lạc thân cỏ kín rậm; quần lạc thân cỏ
thưa và những kiểu hoang mạc) và nguyên tắc đặt tên cho các thảm thực vật.
Năm 1975, trên cơ sở các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tại
hội nghị thực vật học quốc tế lần thứ XII (Leningrat), ông đưa ra bảng phân
loại thảm thực vật rừng Việt Nam theo quan điểm sinh thái, đây được xem là
bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam phù hợp nhất theo quan điểm
sinh thái cho đến nay [49].
Phan Kế Lộc (1985) [32] dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973,
cũng đã xây dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp
quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau. Nguyễn
Nghĩa Thìn (1994-1996) cũng đã áp dụng cách phân loại này trong những
nghiên cứu của ông.
Nguyễn Hải Tuất (1991) [53] nghiên cứu một số đặc trưng chủ yếu về
sinh thái của các quần thể thực vật tại vùng núi cao Ba Vì đã chia ra 3 kiểu
rừng cơ bản: kiểu rừng hỗn giao ẩm á nhiệt đới; kiểu rừng kín hỗn giao ẩm á
nhiệt đới núi cao; kiểu rừng kín hỗn giao cây hạt kín và hạt trần.
Vũ Tự Lập và cộng sự (1995) [27] cho rằng khí hậu ảnh hưởng đến sự
hình thành và phân bố các kiểu thực bì thông qua nhiệt độ và độ ẩm. Dựa vào
mối quan hệ giữa hình thái thực bì và khí hậu chia ra 15 kiểu thực bì khác
nhau: kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá; kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm
thường xanh; kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá; kiểu rừng khô
nhiệt đới gió mùa khô rụng lá; kiểu rừng thưa nhiệt đới khô lá kim; kiểu sa
van nhiệt đới khô; kiểu truông nhiệt đới khô; kiểu rừng nhiệt đới trên đất đá

1.1.2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới
8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tổng số loài thực vật hiện nay trên thế giới có nhiều biến động và chưa
cụ thể, tuỳ từng tác giả do chưa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà
thực vật học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng
500.000 – 600.000 loài.
Năm 1965, Al. A. Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000
loài thực vật hạt kín; 5.000 – 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 – 10.000 loài
quyết thực vật; 14.000 – 18.000 loài rêu; 19.000 – 40.000 loài tảo; 15.000 –
20.000 loài địa y; 85.000 – 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp
khác.
Năm 1962, G. N. Slucop đã đưa ra số lượng các loài thực vật hạt kín
phân bố ở các châu lục như sau:
Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ + Canada: 25.000
loài; Mehico + Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ: 56.000 loài; Đất lửa + Nam
cực: 1.000 loài.
Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó: Trung và Bắc Âu: 5.000 loài;
Nam Âu, vùng Ban căng và Capcasơ: 10.000 loài.
Châu Phi có khoảng 40.500 loài trong đó: các vùng nhiệt đới ẩm: 15.500
loài; Madagasca: 7.000 loài; Nam Phi: 6.500 loài; Bắc Phi, Angieri, Ma Rốc
và các vùng phụ cận khác: 4.500 loài; Abitxini: 4.000 loài; Tuynidi và Ai cập:
2.000 loài; Xomali và Eritrea: 1.000 loài.
Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó: Đông Nam Á: 80.000 loài; các
khu vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn đông thuộc
Liên bang Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài; Xibêria thuộc
Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài.
Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây

Ngành Thông
601
0,03
Magnoliophyta
Ngành Ngọc lan
233.885
13,40
1.1.2.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam
Ở nước ta, trong thực vật chí Đại cương Đông Dương và các tập bổ sung
tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với khoảng 7.000 loài thực
vật bậc cao có mạch [59]. Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật dự đoán
con số đó có thể lên tới 10.000 đến 12.000 loài. Trên cơ sở những thông tin
mới nhất và những căn cứ chắc chắn, năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã giới
thiệu khái quát những đặc điểm cơ bản của 265 họ và khoảng 2.300 chi thuộc
ngành hạt kín ở nước ta [5]. Gần đây, Phan Kế Lộc (1998) đã kiểm kê và ghi
nhận đến nay trong hệ thực vật Việt Nam đã biết được 9.653 loài thực vật bậc
cao có mạch mọc tự nhiên, thuộc 2.011 chi và 291 họ. Nếu kể cả khoảng 733
loài cây trồng đã được nhập nội thì tổng số loài thực vật bậc cao có mạch biết
được ở Việt Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305 họ, chiếm
khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới.
Cũng do điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, đặc thù nên hệ thực vật nước
ta có thành phần loài khá phong phú mang cả yếu tố của thực vật nhiệt đới ẩm
Indonesia – Malaisia, yếu tố của thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới
nam Trung Hoa và các yếu tố của thực vật Ấn Độ - Trung và Nam Tiểu Á [34].
10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Nhận xét chung
Nhìn chung, những nghiên cứu về thảm thực vật của các tác giả hầu hết

Nam có 5609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ [31].
Khi nghiên cứu về thành phần loài, Hoàng Hữu Hiếu (1970) đã đề nghị
áp dụng công thức đánh giá tổ thành loài rừng nhiệt đới.

a
N
X 
(
X
: Trị số trung bình cá thể của một loài
N: Số cây điều tra
a: Số loài điều tra)
Một số loài được gọi là thành phần chính của loại hình phải có số lượng
cá thể bằng hoặc lớn hơn
X
[35].
Nguyễn Đăng Khôi (1971) đã bổ sung thêm 26 loài không được F.
Gagnepain ghi nhận ở Miền bắc Việt Nam trong “Thực vật chí đại cương
Đông Dương” [59].
Nguyễn Đăng Khôi và Nguyễn Văn Phú (1975) đã thống kê 39 loài cây
bộ Đậu thân bò và thân leo làm thức ăn giàu protein cho gia súc Miền Bắc
Việt Nam. Thái Văn Trừng (1970) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004
loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ [50].
Phan Kế Lộc (1978) điều tra phát hiện 20 loài cây có tannin thuộc họ
Trinh nữ (Mimosaceae) và giới thiệu 4 loài khác mọc ở Việt Nam có tannin
[31].
Hoàng Chung (1980) [10] khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt
Nam đã công bố thành phần loài thu được gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ.
Trong công trình tổng kết các kết quả nghiên cứu đồng cỏ Bắc Việt
Nam, Dương Hữu Thời (1981) đã công bố thành phần loài thuộc 5 vùng Bắc

được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ
Thầu Dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu được 156 loài trong tổng số
425 loài của họ Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng
[42].
13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường của
một số mô hình rừng trồng ở một số tỉnh miền núi đã công bố thành phần loài
gồm 211 loài thuộc 64 họ [14].
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có
nhận xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng
thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây
bụi chủ yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta
(họ Cà phê – Rubiaceae); chi Tabermontana (họ Trúc đào – Apocynaceae);
chi Ardisia, Maesa (họ Đơn nem – Myrsinaceae) [51].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về
khu hệ thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2393 loài thực vật bậc thấp và
1373 loài thực vật bậc cao thuộc 2524 chi, 378 họ [43],[44].
Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu sự biến động thành
phần loài thực vật sau nương rẫy ở huyện Con Cuông, Nghệ An nhận xét
rằng: do ảnh hưởng của canh tác nương rẫy nên thành phần loài và số lượng
cây gỗ trên một đơn vị diện tích có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn
định [16].
Lê Đồng Tấn (2000) khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên sau
nương rẫy ở Sơn La đã kết luận: mật độ cây giảm khi độ dốc tăng, mật độ cây
giảm từ chân lên đỉnh đồi, mức độ thoái hoá đất ảnh hưởng đến mật độ, số
lượng loài cây và tổ thành loài cây. Kết quả cho thấy ở tuổi 4 có 41 loài; tuổi
10 có 56 loài; tuổi 14 có 53 loài [41].

1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống
Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái cấu trúc cơ thể thực
vật thích nghi với điều kiện môi trường của nó, nên đã được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm.
I. K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường
xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên
15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có
thời kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát
triển lâu năm. G. N. Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp
cây nhiều năm và lớp cây hàng năm [35].
Braun – Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính
liên tục hay đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: mọc lẻ; mọc thành vạt;
mọc thành dải nhỏ; mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn [1].
Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là
hệ thực vật của các vùng ôn đới, người ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer
(1934) [11] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các
dạng sống đó. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả
năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các
dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở
đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm.
Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất
2. Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất
3. Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn
4. Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn
5. Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm

cỏ Bắc Việt Nam, đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu
đồng cỏ sa van, thảo nguyên [10].
Thái Văn Trừng (1978) cũng áp dụng nguyên tắc của Raunkiaer khi phân
chia dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam [50].
Lê Trần Chấn (1990) khi nghiên cứu hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình
cũng phân chia hệ thực vật thành 5 nhóm dạng sống chính theo phương pháp
của Raunkiaer. Tuy nhiên tác giả đã dùng thêm ký hiệu để chi tiết hoá một số
dạng sống (a: ký sinh; b. bì sinh; c. dây leo; d. cây chồi trên thân thảo). Tác

Trích đoạn Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở Thái Nguyên và
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status