Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ - Pdf 87

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------

---------------
NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
VÀ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI XÃ XUÂN SƠN,
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

THÁI NGUYÊN - 2008


1
Lời cảm ơn

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Sinh thái học, khoa Sinh - KTNN Trƣờng Đại học Sƣ phạm -
Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô
giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!
Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Ngọc
Công - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Hữu Thƣ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh trƣờng
Đại học Sƣ phạm, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Tân Sơn, Chi cục Kiểm
lâm, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Tân Sơn, UBND xã
Xuân Sơn, đặc biệt là các ông lang, bà mế ngƣời dân tộc Dao và Mƣờng ở
khu vực nghiên cứu! Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa
Khoa học Tự nhiên và Xã hội - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học Cao học!
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua!
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh phí
cũng nhƣ trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận đƣợc những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa
học, cùng bạn bè, đồng nghiệp!

SCN Sau công nguyên
SĐVN Sách đỏ Việt Nam
TCN Trƣớc công nguyên
VU Sẽ nguy cấp
WHO
World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới
4


I
Đất nƣớc Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam quả là một kho tàng dƣợc
liệu nhiệt đới vô cùng phong phú. Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng
đặc thù, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốc
và Inđônêxia, hệ thực vật nƣớc ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật
nhiệt đới ẩm Inđônêxia - Malayxia, đó là yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa,
thực vật ôn đới nam Trung Hoa. Nƣớc ta hiện có tới 10.386 loài thuộc 2.257
chi và 305 họ thực vật bậc cao có mạch, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số
chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới [46].
Con số thống kê trên đã cho thấy sự giàu có, đa dạng của giới thực vật ở
nƣớc ta, đồng thời chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của nó đối với con ngƣời.
Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hoà khí hậu, là khâu quan
trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng còn
là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp (gỗ,
giấy, dệt…), là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn dƣợc liệu
quý giá đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của con ngƣời.
Trong cuộc đấu tranh hàng ngày với bệnh tật để bảo tồn sự sống và sức
khoẻ, trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhiều cây thuốc đã

phong phú và đa dạng [60]. Trƣớc khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên (năm
1986) và Vƣờn Quốc gia (năm 2002) thì hiện tƣợng chặt phá rừng, khai thác
lâm sản ngoài gỗ vẫn diễn ra thƣờng xuyên đã làm cho chất lƣợng rừng bị
giảm sút nghiêm trọng. Từ khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên, thảm thực
vật ở đây đã đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, tình trạng phá rừng không còn, song
việc khai thác nguồn tài nguyên phi lâm sản (song mây, dƣợc liệu, hoa quả
rừng…) vẫn diễn ra hàng ngày, nên đã làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh
học nói chung, đặc biệt là nguồn dƣợc liệu.

6
Từ lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính
đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã
Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ''.

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu:
- Cấu trúc, thành phần loài thực vật.
- Thành phần loài cây thuốc trong một số kiểu thảm thực vật: rừng tự
nhiên (80 tuổi), rừng thứ sinh (30 tuổi), thảm cây bụi (12 tuổi), thảm cỏ (8
tuổi) và rừng trồng keo tai tƣợng (10 tuổi) ở độ cao dƣới 800m so với mực
nƣớc biển.
Vì thời gian có hạn nên đề tài không tiến hành thực nghiệm về các loài
thực vật làm thuốc và các bài thuốc chữa bệnh.

- Bƣớc đầu xác định đƣợc thành phần loài, đặc điểm của một số loài
cây thuốc trong 5 kiểu thảm thực vật ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh
Phú Thọ.
- Xác định đƣợc một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo
Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001).
- Có đƣợc một bộ ảnh chụp các loài cây quý hiếm, có nguy cơ tuyệt
chủng ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, để có biện pháp bảo tồn

Dƣơng Hàm Hi (1956) và M.Schmid (1962) [56].

8
Năm 1960, Cục Điều tra quy hoạch rừng đã áp dụng cách phân loại
rừng theo trạng thái của Loschau. Hệ thống này chia thảm thực vật thành 4
loại hình lớn:
- Loại hình I: Gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và trảng cây bụi.
- Loại hình II: Gồm những rừng non mới mọc.
- Loại hình III: Gồm tất cả các loại rừng bị khai thác lạm dụng nên trở
thành nghèo kiệt.
- Loại hình IV: Gồm những rừng già nguyên sinh chƣa bị khai phá [56].
Năm 1970, Thái Văn Trừng đã đƣa ra một số kiểu quần lạc lớn:
Quần lạc thân gỗ kín tán, quần lạc thân cỏ kín rậm, quần lạc thân cỏ thƣa
và hoang mạc [ 56].
Trần Ngũ Phƣơng (1970) trong bảng phân loại rừng miền Bắc Việt
Nam, ông đã phân loại thành các đai: Đai nhiệt đới gió mùa, đai á nhiệt đới
mƣa mùa và đai á nhiệt đới mƣa mùa núi cao. Mỗi đai ông lại chia ra các kiểu
rừng. Mỗi kiểu rừng lại phân ra nhỏ hơn nhƣ loại hình khí hậu và các kiểu
phụ: Kiểu phụ khí hậu và kiểu phụ thứ sinh [56].
Phan Kế Lộc (1977), áp dụng khung phân loại thảm thực vật thế giới của
UNESCO (1973) để xây dựng bảng phân loại thảm thực vật Việt Nam. Bảng
này gồm có 4 lớp quần hệ: rừng rậm, rừng thƣa, trảng cây bụi và trảng cỏ [33].
Hoàng Chung (1980), nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt
Nam đã công bố 233 loài thực vật thuộc 54 họ và 44 bộ [22].
Theo Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong cuốn "Cây cỏ Việt Nam" đã
thống kê đƣợc số loài hiện có của hệ thực vật Việt Nam là 10.500 loài [28].
Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trƣờng của
một số mô hình rừng trồng ở Quảng Ninh đã công bố một danh sách gồm 211
loài thuộc 64 họ [9].
Lê Đồng Tấn (1999), khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên


10
quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ. Thành phần loài thực vật ở đây đã thống
kê sơ bộ đƣợc 654 loài thuộc 468 chi, 160 họ [10].
Trần Đình Lý (2006), căn cứ vào hệ thống phân loại thảm thực vật của
UNESCO (1973) đã phân loại thảm thực vật các tỉnh Bắc Trung bộ (Việt
Nam) thành 4 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp
quần hệ cây bụi và lớp quần hệ thảm cỏ. Tác giả đã thống kê đƣợc hệ thực vật
ở khu vực này là 1.750 loài thực vật bậc cao có mạch, chỉ chiếm khoảng 50%
số loài thực vật có thể có ở vùng này [36].
Từ những dẫn liệu trên cho thấy, các công trình đã công bố chủ yếu tập
trung điều tra cơ bản về thành phần loài thực vật trong các quần xã rừng tự
nhiên, hoặc trong quần xã rừng phục hồi sau nƣơng rẫy mà chƣa đề cập đến
thành phần, số lƣợng loài tái sinh trong các quần xã rừng trồng.

Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng
nghìn năm. Nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới (Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên, Ấn Độ…) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa
bệnh, đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nƣớc phƣơng Đông.
Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi
năm 2838 trƣớc Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu
cây thuốc và dƣợc liệu. Cuốn "Kinh Thần Nông" (Shen' nong Bencạoing,
vào thế kỷ I SCN) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng
cho sự phát triển liên tục của nền y học dƣợc thảo Trung Quốc cho đến
ngày nay [1].
Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả kinh nghiệm về
cây thuốc và dƣợc liệu để soạn thành quyển: "Bản thảo cƣơng mục". Đây là
cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả đã mô tả và giới
thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [54].


12
Từ những buổi đầu dựng nƣớc, dƣới thời các vua Hùng, ông cha ta đã biết
sử dụng hành, tỏi, gừng, riềng… làm gia vị trong những bữa ăn hàng ngày.
Thế kỷ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm ngƣời, thơm miệng,
uống nƣớc chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu… Điều đó nói lên những
hiểu biết về dinh dƣỡng và sử dụng thuốc của dân tộc [37].
Thế kỷ II (TCN), hàng trăm loại thuốc đã đƣợc phát hiện nhƣ: sắn dây,
khoai lang, mơ, quýt… và trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị thuốc của ta đã
đƣợc xuất sang Trung Quốc [27].
Dƣới triều vua nhà Lý (1010 - 1244) có nhiều lƣơng y nổi tiếng, trong
đó có nhà sƣ Minh Không (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thuỷ đã có công
chữa bệnh cho Lý Thần Tông. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông
(Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc [27].
Dƣới triều Trần (1244 - 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để
kháng chiến. Tƣớng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dƣợc
Sơn (xã Hƣng Đạo - Chí Linh - Hải Dƣơng) để cung cấp cho quân y [26].
Ở địa phƣơng hạt Giao Thuỷ, Sơn Nam (Nam Định), Dạ Cẩm, Hồng
Châu (Cẩm Bình, Hải Dƣơng) Tuệ Tĩnh đã mở nhiều cơ sở chữa bệnh làm
phúc ở các chùa và gây phong trào trồng cây thuốc ở gia đình. Ông là một đại
sƣ nƣớc Việt dùng thuốc Nam, sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân với phƣơng
châm: "Thuốc Nam chữa bệnh ngƣời Nam" ông đã truyền bá y dƣợc cổ truyền
cho nhân dân trong các tác phẩm:
- "Nam dược thần hiệu": gồm 499 vị và 3.932 phƣơng thuốc trị 184 loại
bệnh, chia làm 10 khoa (năm 1725). Đây là tập sách thứ hai xuất hiện trong lịch
sử nghiên cứu cây thuốc ở nƣớc ta sau tập "Bản thảo thực vật toàn yếu" do Phan
Chu Tiên biên soạn (1429) là tập cây thuốc và dƣợc liệu đầu tiên của Việt Nam.
- "Các bài thuốc Nam và thập tam phương gia giảm": chép 13 cổ
phƣơng với bổ âm đơn do ông sáng chế để chữa các bệnh gia giảm theo

13

Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 loài cây có ích" cho biết trong
số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa
thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài
cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [35].
Lƣơng y lão thành, thầy thuốc ƣu tú Lê Trần Đức với tác phẩm "Cây
thuốc Việt Nam" (1995) đã mô tả hơn 830 loài cây thuốc và giới thiệu cách
trồng, hái, chế biến, trị bệnh ban đầu [27].
Đỗ Tất Lợi (1970 - 2005) khi nghiên cứu các loài cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam đã công bố 793 loài thuộc 164 họ ở hầu hết các tỉnh nƣớc ta. Trong
tài liệu này, tác giả cũng tiến hành mô tả từng cây, cách thu hái và chế biến,
thành phần hoá học, công dụng và liều dùng. Tuy nhiên, nơi phân bố của từng
loài tác giả giới thiệu rất khái quát [34].
Võ Văn Chi (1996) với bộ sách "Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã giới
thiệu 3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả khá chi
tiết từng loài, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, công dụng của
chúng. Ngoài ra, sách còn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây nên thuận
lợi cho việc tra cứu [18].
Đặng Quang Châu (2001) đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của
dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi,
thuộc 71 họ khác nhau [16].
Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), khi điều tra các loài cây thuốc
của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu đƣợc 93 loài thuộc 7
chi, 42 họ [17].
Các tác giả đã phân loại cây đƣợc sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh
ngoài da, bệnh về đƣờng tiêu hoá, bệnh về gan, bệnh về xƣơng…
Lƣu Đàm Cƣ, Hà Tuấn Anh, Trƣơng Anh Thƣ (2004), khi điều tra các
loài cây có ích của dân tộc H'Mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại

15
đƣợc 4 nhóm theo công dụng: cây lƣơng thực - thực phẩm, cây làm thuốc, cây

sống của chúng [11].
Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phƣợng (2007), nghiên cứu sự đa
dạng các loài cây có ích ở Phú Lƣơng (Thái Nguyên), trong đó nhóm cây làm
thuốc có 296 loài, 90 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch [12].
Cùng với sự ra đời của các công trình nghiên cứu, nhiều tổ chức về y
học dân tộc đƣợc thành lập: Hội Đông y Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông
y… đã thành công trong việc điều tra, sƣu tầm dƣợc liệu: sƣu tầm đƣợc
1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ thực vật, thu thập 8.000 tiêu bản của
1.296 loài [17].
Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình mới nghiên cứu về
cây thuốc và đƣợc đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Cuốn "Cây
thuốc, bài thuốc và biệt dƣợc" của các tác giả Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần và
Bùi Xuân Chƣơng, xuất bản năm 2000, đề cập đến 327 cây thuốc thƣờng
dùng trong thực tế cùng với các bài thuốc kèm theo đƣợc sử dụng [48]. Đến
năm 2002, công trình nghiên cứu của Đỗ Huy Bích và cộng sự đã đƣợc công
bố trong 2 tập "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" [5]. Đồng
thời, nhằm đào tạo và nâng cao kiến thức cho nghiên cứu sinh và thực tập
sinh về điều tra, bảo tồn và tạo nguồn nguyên liệu chất lƣợng cao làm thuốc
phòng và chữa bệnh, Viện Dƣợc liệu, năm 2006, đã cho ra đời cuốn "Nghiên
cứu thuốc từ thảo dƣợc" [2]. Cùng năm, cuốn "Cây có vị thuốc ở Việt Nam"
của Phạm Hoàng Hộ đã góp phần quan trọng cho việc điều tra về y dƣợc
thiên nhiên và y dƣợc dân tộc của nƣớc ta [28]. Gần đây nhất, Tào Duy Cần
và Trần Sỹ Viên (2007) đã thống kê trên 500 vị thuốc Nam - Bắc thƣờng
dùng với hàng chục ngàn bài thuốc trong cuốn "Cây thuốc, vị thuốc, bài
thuốc Việt Nam" [6].

17
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về y học cổ truyền bản địa của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn ít đề cập đến, có thể nói công trình
đầu tiên của Võ Thị Thƣờng (1986) đã nghiên cứu các loài cây ăn đƣợc của

và liều lƣợng. Nhờ đó giúp cho ngƣời sử dụng có thêm hiểu biết cơ bản về
loại dƣợc liệu mình sử dụng, có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả
chƣa quan tâm chú ý đến việc mô tả từng loài cây thuốc, nơi sống của chúng.
Đây cũng là một vấn đề mà nội dung luận văn này cần giải quyết.
- 
Để duy trì sự tồn tại và phát triển của con ngƣời, ngoài các yếu tố dinh
dƣỡng, môi trƣờng sống và các yếu tố xã hội khác thì chống lại bệnh tật,
phòng và chữa bệnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp con ngƣời
thích nghi, sống khoẻ và sống lâu hơn. Vì vậy, có thể nói thuốc nói chung,
trong đó cây thuốc nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% dân số thế giới sử
dụng cây thuốc cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Một số tài liệu khác
cũng cho thấy ở các nƣớc đang phát triển, 70 - 80% dân số vùng nông thôn sử
dụng cây thuốc là nguồn chữa bệnh chủ yếu. Qua số liệu trên cho thấy, mặc
dù hiện nay khoa học công nghệ phát triển, việc sử dụng cây thuốc và y học
cổ truyền vẫn có vai trò vô cùng quan trọng [2].
Ngoài việc sử dụng trực tiếp cây thuốc để chữa bệnh, hàng năm ngành
bào chế dƣợc phẩm trên thế giới tiêu thụ một khối lƣợng rất lớn dƣợc liệu cho
các dây chuyền sản xuất. Ở Mĩ, hàng năm có 25% nguyên liệu làm thuốc lấy
từ thực vật. Sản phẩm này đóng góp 1,5 tỷ đô la và giữ vai trò đáng kể trong
cán cân thƣơng mại [37].
Tinh dầu đƣợc chiết xuất từ các loài cây làm thuốc có tác dụng rõ rệt lên
hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh. Hiện nay, trong một số xí nghiệp ở Mĩ, Nga,

19
ngƣời ta đã thử nghiệm thành công trong việc làm tăng năng suất lao động,
chống mệt mỏi, giảm các lỗi kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất khi phun một
lƣợng nhỏ tinh dầu vào không khí. Kim ngạch xuất khẩu tinh dầu hàng năm
sang các nƣớc: Mĩ, Nhật, Pháp, Ý, Hà Lan, Đức lên tới 40 tỷ đô la Mĩ/năm.
Ngoài lợi ích kinh tế, xã hội nói trên, việc sử dụng, phát triển cây thuốc

Tây ở nƣớc ta cũng đang ngày một mở rộng. Tuy vậy, việc sử dụng cây thuốc
trong nƣớc vẫn đƣợc dùng nhiều ở một số bộ phận cƣ dân vùng đồng bằng
Bắc Bộ, các dân tộc miền núi.
Trong công tác trị liệu bằng y học cổ truyền, mặc dù bị ảnh hƣởng
nặng nề của y học Trung Quốc (thuốc Bắc), nhƣng các vị thuốc trong nƣớc
vẫn chiếm vị trí quan trọng. Nhiều vị thuốc hoàn toàn trồng ở Việt Nam,
chƣa từng nhập ở Trung Quốc (Bồ công anh, Sài đất, Kim ngân, Quế…).
Nhiều loài có thể thay thế cho dƣợc liệu nhập nội, mặc dù chất lƣợng chƣa
cao (Đảng sâm, Bạch truật, Cánh kiến, Kỷ tử…). Nhiều loài cây thuốc khai
thác ở Việt Nam có chất lƣợng cao hơn sản phẩm cùng loại ở Trung Quốc.
Rõ ràng, cây thuốc đã có khả năng đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh
bằng y học cổ truyền.
Trong những năm qua, một số loài cây thuốc đã là những nguyên liệu
không thể thiếu trong công nghiệp dƣợc liệu hiện đại. Những thành tựu quan
trọng đã thu đƣợc là:
- Chiết xuất Berberin từ cây Vàng đắng; sản xuất nhiều loại tinh dầu thực
vật; sản xuất Rotundin, Stihox từ củ Bình vôi; chiết xuất Rutin từ Hoa hoè.
Ngoài ra, chúng ta đã có những thành công bƣớc đầu trong việc sử dụng
cây thuốc để chữa một vài căn bệnh hiểm nghèo và bệnh xã hội. Đáng kể
trong lĩnh vực này là sử dụng cây thuốc chữa bệnh ung thƣ tuyến tiền liệt, hạn
chế phát triển khối u sau phẫu thuật, tiếp đến là các bài thuốc đông y đang có
triển vọng trong việc cắt cơn nghiện ma tuý…

21
Do chính sách mở cửa cũng nhƣ sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá,
trong những năm gần đây, một số loài cây thuốc đã bị khai thác quá mức,
không đƣợc bảo vệ và dần đi tới khan hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng nhƣ:
Hoàng đằng, Hoàng liên, Trầm hƣơng…. Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu các
loài cây thuốc có vai trò quan trọng, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên quý giá này.

Cây găng rừng, cỏ soi, cây kén con (trắng): Trẻ em ra mồ hôi trộm, còi
xƣơng, suy dinh dƣỡng.
Chùm gửi, cỏ soi, lài liểu (tiếng Dao): Phụ nữ sau sinh dùng tắm rửa,
chắc xƣơng.
Điền dợi lình (tiếng Dao), ngũ gia bì: Chữa đái dắt
Chanh rừng (tiếng Dao: Triệu Phốc): Trị ho trẻ em, chó cắn
Củ đòm (tiếng Dao): Trị chứng mất ngủ ở ngƣời già
Lai liều đéng, Huôi sán (tiếng Dao): Phụ nữ sau sinh chống hậu sản
Phà pinh rùa (tiếng Dao): Trị ghẻ, lở, ngứa…
Nguồn dƣợc liệu ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều loài cây thuốc
quý hiếm đƣợc ghi trong Sách đỏ, tuy nhiên hiện tƣợng thu hái thực vật về
làm thuốc là thói quen trong nhân dân, lên rừng lấy về sử dụng mà không có
kế hoạch trồng thêm hay gìn giữ cho sau này. Bên cạnh đó còn có hiện tƣợng
một bộ phận ngƣời dân thu hái cây thuốc về sơ chế và đem bán sang các tỉnh
lân cận. Trạm xá của xã có vƣờn cây thuốc, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
Cán bộ y tế ở đây cũng tƣ vấn cho ngƣời dân sử dụng thực vật để làm thuốc,
khuyến khích trồng cây thuốc ở vƣờn nhà.

23
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đa dạng sinh học
ở Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn là khá cao. Tuy nhiên, những nghiên cứu chi tiết
nguồn tài nguyên thực vật (đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc) ở từng xã,
ở từng hệ sinh thái cụ thể chƣa đƣợc quan tâm hoặc chƣa có điều kiện triển
khai. Vì vậy, nội dung của luận văn chúng tôi tiến hành là: "Nghiên cứu đặc
điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu
thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ", làm cơ sở
cho việc đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dƣợc liệu
quan trọng này ở địa phƣơng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status