LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay doc - Pdf 15


LUẬN VĂN:

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời
sống văn hóa tinh thần nhân dân
Lâm Đồng hiện nay
Mở Đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo có mặt ở Việt Nam gần 2000 năm, trải qua nhiều thời kỳ biến động lúc
thịnh, suy khác nhau, nhưng đã tự khẳng định như một thành tố không thể tách rời của
nền văn hóa dân tộc và trở thành một trong những tôn giáo có sức sống lâu dài tồn tại mãi
cho tới ngày nay, đồng thời ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống của nhân dân ta.
Lâm Đồng là một vùng cao nguyên trù phú, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều
cảnh quan xinh đẹp nổi tiếng trong và ngoài nước, vì thế từ lâu đã trở thành nơi thu hút
nhiều cư dân ở mọi miền đất nước đến đây sinh sống, lập nghiệp. Khi đến Lâm Đồng, họ
mang theo nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo truyền thống riêng của địa
phương mình, góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Lâm Đồng
ngày càng phong phú, đa dạng trong đó có ảnh hưởng không nhỏ của Phật giáo.
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, Phật giáo Lâm Đồng đang
có những thay đổi để "thích nghi" với thời đại, xu hướng thế tục hóa ngày càng rõ nét.
Đạo đức và một số sinh hoạt Phật giáo mang tính nhân văn đích thực, có nhiều điều phù

Nguyễn Duy Hinh "Tư tưởng Phật giáo Việt Nam".
ở từng khu vực như Bắc Bộ, có tác giả Nguyễn Thị Bảy "Văn hóa Phật giáo và
lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ".
ở Nam Bộ có tác giả Nguyễn Hiền Đức "Lịch sử Phật giáo Đàng trong"; Trần
Hồng Liên "Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ Việt Nam".
ở miền Trung có tác giả Phạm Thị Xê "ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong
lối sống của người Huế"; Trần Cao Phong "Phật giáo Huế và ảnh hưởng của tư tưởng
Phật giáo đối với sự hình thành nhân cách con người Huế hiện nay".
ở Lâm Đồng có "Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo tỉnh Lâm Đồng và công tác
tôn giáo trong tình hình mới từ năm 1995 - 2000", "Lịch sử hình thành và phát triển các
tôn giáo ở Lâm Đồng", đề tài khoa học cấp tỉnh của Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng; "Sự

hình thành và phát triển Phật giáo ở Lâm Đồng" của Hoàng Thị Lan, luận văn tốt nghiệp
cử nhân.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định, qua hàng ngàn năm tồn tại và
phát triển ở Việt Nam. Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống văn hóa tinh
thần đối với con người Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đó đã đề cập đến Phật giáo
trên nhiều góc độ lịch sử, tư tưởng, văn hóa khác nhau, mang tính tổng quát trên phạm vi
cả nước, hay từng khu vực. Riêng vấn đề "ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống
văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay" cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách cụ thể, có hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu Phật
giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Lâm Đồng
còn là vấn đề mới mẻ và không ít khó khăn, vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực nhiều mặt của người
viết.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chủ yếu của luận văn là nhận diện Phật giáo Lâm Đồng và trên cơ sở
đó phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
Lâm Đồng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của Phật giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm

tộc ở Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần xây dựng những luận cứ khoa học nhằm củng cố và hoàn
thiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo
trong tình hình hiện nay.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có
nội dung liên quan đến Phật giáo, cũng như có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để
giảng dạy về tôn giáo ở các Trường Đại học, Cao đẳng và Trường Chính trị tỉnh.

- Ngoài ra luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, bồi dưỡng, tập
huấn đối với cán bộ làm công tác tôn giáo, công tác vận động quần chúng nói chung và ở
Lâm Đồng nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.

Chương 1
Quá Trình DU Nhập, Phát Triển
Và ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống
VĂN HóA TINH Thần NHÂN DÂN LÂM Đồng

1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Lâm Đồng
Muốn tìm hiểu quá trình hình thành phát triển, cũng như ảnh hưởng của một tôn
giáo đối với đời sống xã hội ở một quốc gia, dân tộc hay một địa phương cụ thể, không
thể không nghiên cứu những đặc điểm của mảnh đất hiện thực đã nảy sinh ra nó. Đó là
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của
sự du nhập Phật giáo vào Lâm Đồng
Điều kiện tự nhiên
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Ngoài những đặc điểm chung

nước ngọt, vừa kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng như: Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở,
Thung lũng Tình yêu [53, tr. 19].
ở Lâm Đồng có một kiểu khí hậu đặc biệt: khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao
nguyên, một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhìn chung khí hậu
Đà Lạt ôn hòa, quanh năm mát mẻ, cùng với nhiều cảnh quan xinh đẹp, nên từ lâu nơi
này đã thu hút nhiều du khách đến đây tham quan và nghỉ dưỡng.
Đất đai của Lâm Đồng bao gồm nhiều loại: đất đỏ Bazan (200.000ha), đất phù sa
màu mỡ để phát triển cây trồng (50.000ha), đất Feralit (710.000ha) để phát triển rừng và
trồng cây công nghiệp. Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, Lâm Đồng thích hợp
trồng cây công nghiệp (trà, cà phê, dâu tằm), rau quả ôn đới (bắp cải, súp lơ, cà rốt, khoai
tây) và các loại cây trái nổi tiếng (hồng, bơ, đào, mận, actichaut) [53, tr, 20].
Ngoài ra, Lâm Đồng còn có những tiềm năng khá lớn về năng lượng và khoáng
sản, đặc biệt là tiềm năng thủy điện và trữ lượng Bôxít, Cao lanh

Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
Nếu thiên nhiên Lâm Đồng có một bề dày lịch sử phát triển đã lâu thì lịch sử
kinh tế, văn hóa, xã hội nơi đây trái lại rất trẻ, nhưng không kém đặc sắc, có thể chia làm
2 giai đoạn.
Giai đoạn từ năm 1975 trở về trước
Năm 1899 người Pháp phát hiện ra vùng đất này, với ý đồ xây dựng một trạm
nghỉ dưỡng. Từ đó Lâm Đồng chuyển sang một bộ mặt mới. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được
xây dựng như: đường bộ, đường sắt nối liền các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh
Thuận v.v cải tạo, nâng cấp quốc lộ 20; xây dựng nhà ga, sân bay Liên Khương, Cam
Ly; xây dựng Thủy điện Đa Nhim, xây dựng một số trường học, trường dạy nghề, lập
viện Đại học Đà Lạt, xây dựng lò phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học. Có
thể coi đây là giai đoạn khai thác và phát triển các ưu thế khí hậu, đất đai, hình thành nền
sản xuất hàng hóa đi đôi với phát triển xã hội.
Tuy nhiên, trải qua thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ở địa bàn này
nổi lên hai vùng kinh tế - xã hội rõ rệt, đó là vùng đang phát triển và vùng lạc hậu.
Vùng đang phát triển: bao gồm thành phố Đà Lạt, Thị xã Bảo Lộc và các thị trấn

bảo vệ tài nguyên và phát triển vốn rừng. Các ngành tiểu, thủ công nghiệp tăng với tốc độ
cao, sản phẩm đa dạng, phong phú như hàng thêu lụa, đan len, đồ gỗ. Công nghiệp chế
biến đang khẳng định được chỗ đứng của mình và tìm được thị trường tiêu thụ khá ổn
định như trà, cà phê, dâu tằm, hạt điều. Dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong
nền kinh tế, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, số lượng du khách trong,
ngoài nước đến Lâm Đồng ngày càng tăng, các khu du lịch được chỉnh trang, cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch ngày càng được hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế,
xã hội.
Sau hơn 20 năm giải phóng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Lâm Đồng dưới sự
lãnh đạo của Đảng đã phát huy các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xây dựng nền
kinh tế với cơ cấu công - nông - lâm - du lịch, kinh tế hàng hóa được được phát triển, bộ
mặt Lâm Đồng ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ
tầng ngày càng khang trang đẹp đẽ.

Các thành phần dân cư và dân tộc hiện có ở Lâm Đồng
Hiện nay ở Lâm Đồng song song tồn tại 2 thành phần dân cư. Bao gồm khối dân
cư người Kinh, chủ yếu sinh sống tập trung ở địa bàn đang phát triển và khối dân cư dân
tộc thiểu số, chủ yếu sinh sống trên địa bàn chậm phát triển. Theo số liệu điều tra dân số
năm 1999, dân số tỉnh Lâm Đồng là 998.774 người, trong đó có trên 30 dân tộc thiểu số,
chiếm 20% dân số toàn tỉnh, bao gồm các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên như K’ho,
Mạ, Chu ru, Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở miền núi phía Bắc đến đây
cùng chung sống như Hoa, Tày, Thái, Nùng [46, tr. 30].
Nhìn chung, các dân tộc - cư dân Lâm Đồng có trình độ phát triển kinh tế,xã hội
không đồng đều; ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và sắc thái văn hóa
cũng khác nhau, từ đó tạo nên bức tranh tổng thể về đời sống văn hóa tinh thần hết sức
phong phú, đa dạng.
Phần lớn cư dân Lâm Đồng đều có xuất xứ từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và
miền Trung. Họ đến Lâm Đồng mang theo truyền thống, bản sắc văn hóa của những địa
phương đã có độ dày bền vững và những nét cá biệt độc đáo, riêng biệt.
Người miền Bắc đến sinh sống ở Lâm Đồng phần lớn là người Hà Nội và các

vùng quê có truyền thống cách mạng và tinh thần thượng võ, nhóm người này giàu ý chí,
nghị lực và cá tính rất rõ ràng [52, tr. 47-48].
Nói về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Lâm Đồng hiện nay, không thể bỏ
qua sự đóng góp của người Pháp xuất hiện ở thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng, đa số họ là
những người văn minh, lịch sự, khác với lính viễn chinh Pháp trong các cuộc càn quét
hay những ông chủ thực dân trong các đồn điền, hầm mỏ. Do đó, họ có ảnh hưởng đáng
kể đến lối sống người Lâm Đồng. Người Lâm Đồng có đầu óc rộng mở, không bảo thủ,
cố chấp. Họ tiếp nhận văn minh, văn hóa Pháp một cách có chọn lọc. Họ loại trừ những
biểu hiện của lối sống tha hóa, lai căng, giẫm đạp lên truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp
nhận những giá trị văn minh, nhân bản, tiến bộ. Điều này giữa hai dân tộc Pháp - Việt có
nhiều điểm tương đồng dễ chấp nhận lẫn nhau [52, tr. 49-50].
Về tình hình tín ngưỡng tôn giáo

Cùng với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thì tình hình tín ngưỡng tôn giáo
trước và trong khi Phật giáo du nhập vào Lâm Đồng có những nét nổi bật sau:
Một là, Có thể nói rằng, trước khi Yersin khám phá ra vùng đất Đà Lạt (Lâm
Đồng)1893, cho đến khi thực dân Pháp bắt đầu đầu tư, xây dựng Đà Lạt thành khu du
lịch - nghỉ dưỡng thì tín ngưỡng tôn giáo ở Lâm Đồng chủ yếu là của đồng bào dân tộc
thiểu số bản địa, vốn là cư dân nông nghiệp và xã hội nguyên sơ. Vì thế tín ngưỡng dân
gian ở đây là đa thần nguyên thủy, chủ yếu là tín ngưỡng nông nghiệp, thờ thần lúa
(Yang Roi), thần rừng (Yang Bri), thần núi (Yang Bờ nôm), thần lửa (Yang us) v.v của
Người K’Ho, Chu ru, Mạ. Những nghi lễ thờ cúng các vị thần nông nghiệp được tiến
hành theo chu kỳ canh tác rẫy hàng năm, nhưng quan trọng nhất vẫn là lễ cúng vào thời
kỳ bắt đầu gieo hạt gọi là lễ cúng hồn lúa (Le Yang Tuyt coi) để mong được "phong đăng
hòa cốc" và lễ cúng cơm mới (Nôlir Bơơng) diễn ra khoảng một tuần, cúng vào lúc kết
thúc mùa thu hoạch trên rẫy nhằm tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho một vụ gieo trồng
trọn vẹn [46, tr. 70-71].
Ngoài các nghi lễ nông nghiệp còn có các nghi lễ, phong tục được thể hiện trong
chu kỳ sống của đời người như vào các dịp cưới, hỏi, sinh đẻ, làm nhà mới, kết nghĩa anh
em. Họ tổ chức hiến sinh khi bị ốm đau, bệnh tật, tang ma, thiên tai, hạn hán Đó cũng là

Tuy nhiên, thờ cúng tổ tiên (Pơ-khi-mô-cay) ở đây khác hẳn với lễ thờ cúng tổ
tiên của người Kinh, việc hành lễ không tùy thuộc vào một ngày tháng nào nhất định, mà
nó tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, trong nhà không bài
trí bàn thờ hay bài vị. Họ chỉ lập bàn thờ và tiến hành nghi lễ vào một dịp nào đó ngoài
nghĩa địa [46, tr. 50].
Có thể nói, nếu loại trừ sự lãng phí, loại trừ yếu tố mê tín, lạc hậu thì chính xã hội
truyền thống đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng một cách có văn hóa.
Nếu không hiểu thấu đáo, đầy đủ và sâu sắc các phong tục, tập quán tín ngưỡng thì không
bao giờ có thể tạo nên được một nếp sống mới vừa văn minh, vừa phù hợp với tâm lý của
từng tộc người.

Bốn là, Năm 1893 sau khi người Pháp khám phá ra vùng đất Đà Lạt và bắt đầu
đầu tư khai thác xây dựng vùng đất mới, quá trình đó đã thu hút nhiều cư dân khắp mọi
miền đất nước về Đà Lạt làm ăn, sinh sống tập trung trong đó chủ yếu là người miền Bắc
(Hà Đông, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa) và người miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, và Phú Yên) khi ấy Bình Định được xem là trung tâm Phật giáo của Nam trung
phần và về địa lý lại rất gần với Đà Lạt. Do vậy, các tăng ni, phật tử đầu tiên đến Lâm Đồng
đều là người Bình Định và đó cũng là cơ sở, nền móng để đạo Phật du nhập vào Lâm
Đồng. Năm 1920 Phật giáo đã có mặt ở Lâm Đồng [11, tr. 10-12].
Cùng với sự xuất hiện của Phật giáo ở Lâm Đồng thì đạo Công giáo cũng theo
chân người Pháp đến đây. Năm 1917, Linh Mục quản lý của Hội thừa sai Pari (Misslion
Etrangres de Paris, viết tắt là MFP) tại Viễn Đông là linh mục Nicolas Couvreur đã đến
Đà Lạt, mục đích tìm nơi an dưỡng cho các giáo sĩ: Ông đã xây dựng một viện giáo đồ
(Saratorium - Presbytere) nay là một phần Nhà thờ Chánh tòa. Năm 1920 thành lập Giáo
sở tại Đà Lạt - Lâm Đồng, bổ nhiệm linh mục Frediric Sidat phụ trách [11, tr. 15-16].
Năm 1932, đạo Tin Lành "hệ phái Hội Liên hiệp truyền giáo phúc âm" (The
Chistian and Missionary Alliance) viết tắt là CMA, được truyền vào các tỉnh Tây Nguyên
(trong đó có Lâm Đồng). Năm 1933, vợ chồng Mục sư Jackson người Pháp (quốc tịch Mỹ)
đến truyền đạo và bắt đầu xây dựng hệ thống đạo Tin lành tại tỉnh Đồng Nai Thượng (nay là
Lâm Đồng) [11, tr. 17-20].

1.1.2. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Lâm Đồng
Phật giáo ra đời ở ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, do Thái
tử Tất Đạt Đa sáng lập. Qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo đã trở thành
một tôn giáo lớn, phát triển rộng khắp trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước châu á,
trong đó có Việt Nam.
Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, đến thế kỷ thứ II đã
có vị trí đáng kể trong tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa tinh thần ở Phủ Luy Lâu, Thuận
Thành (Bắc Ninh). Với tư tưởng bình đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn Phật giáo thực

sự gần gũi với tín ngưỡng, văn hóa truyền thống của cư dân Việt Nam nên dễ dàng
được cư dân Việt Nam chấp nhận.
Cùng với quá trình du nhập và lan tỏa của Phật giáo trên khắp mọi miền đất
nước. Phật giáo cũng đã được du nhập vào Lâm Đồng. Tuy nhiên quá trình du nhập và
phát triển Phật giáo vào Lâm Đồng có những nét đặc thù riêng, do hoàn cảnh lịch sử xã
hội lúc bấy giờ quy định, mà trước hết là do các đợt di cư của người Kinh lên Lâm Đồng.
Sự du nhập theo các đợt di cư của người Kinh
Từ nửa thế kỷ XV trở về trước, vùng đất Lâm Đồng nằm trong địa phận nước
Nam Bàn. Theo "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn nó là phần lớn Tây Nguyên ngày
nay. Năm 1471, sau khi đánh Chiêm Thành, Lê Thánh Tông phong vua nước Nam Bàn là
Nam Bàn Vương, năm 1558, Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp phía nam, Chúa Nguyễn mới
coi Tây Nguyên là một phiên quốc, cứ 3 năm 1 lần phải cống nộp. Dưới triều Nguyễn,
lãnh thổ Lâm Đồng là thuộc quốc của triều đình và 1867 (Đinh Mão) vẫn chưa có sự khai
khẩn lớn ở Tây Nguyên. ý định dùng Tây Nguyên làm chỗ dựa chống giặc của triều
Nguyễn nảy ra khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định
Tường), năm 1869 Tây Nguyên được đề nghị làm căn cứ kháng chiến lâu dài, nhưng trên
thực tế Lâm Đồng vẫn chưa có hoạt động khai khẩn gì lớn [46, tr. 35-40].
Đợt di dân thứ nhất của người Việt bắt đầu khi toàn quyền Pháp có chủ trương
thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, xây dựng Đà Lạt làm nơi nghỉ mát (1899). Luồng
người di cư lớn này nhằm có đủ lao động để mở mang đường sá (ôtô Phan rang - Đà Lạt),
xây dựng cơ sở hạ tầng điện nước, công sở, chợ, bệnh viện, trường học ngoài ra lao

cư tập trung ở Lâm Hà. Người Hà Đông, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế vào các huyện
Cát Tiên, Đạtẻh, Đạhuoai, Người Nam Hà, Nam Định vào định cư tập trung ở Di Linh -
Lâm Đồng. Đồng thời có sự điều chỉnh cư dân cũ trong nội bộ tỉnh, như giãn dân Đà Lạt
vào vùng kinh tế mới Tà In (Đức Trọng), Tân Châu (Di Linh).
Sau đợt này, việc di dân có tổ chức giảm đi, chỉ còn các đợt nhỏ, lẻ tẻ theo quy
hoạch. Thay vào đó, gần chục năm lại đây là phong trào di dân tự do, chủ yếu là người
miền núi phía Bắc vào ở xen kẽ với các cộng đồng dân cư có trước, hoặc đi sâu khai phá

các vùng đất mới chưa có người ở để làm ăn [46, tr. 79-82]. Trong đợt di dân này Phật
giáo có phát triển nhưng không đáng kể.
Như vậy, quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Lâm Đồng là do nhiều
nguyên nhân tác động, nhưng trong đó có sự tác động và ảnh hưởng không nhỏ của quá
trình di dân từ nhiều miền quê đến đây.
Cùng với sự di dân và định cư của người Kinh ở Lâm Đồng, đạo Phật càng có
điều kiện du nhập và phát triển. Từ năm 1920 trở đi, do ảnh hưởng của phong trào chấn
hưng Phật giáo ở Trung Quốc, nước ta cũng xuất hiện phong trào chấn hưng Phật giáo.
Lúc đó ở mỗi miền đều có Hội phật học. Đặc biệt ở miền Trung, số lượng tín đồ Phật giáo
khá đông, do đó, cùng với quá trình di dân vào Lâm Đồng những người này đã mang theo
tín ngưỡng Phật giáo đến những vùng xa xôi của Lâm Đồng mà trước kia chưa hề có.
Nhưng thời ấy, việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ bị hạn chế, vì lúc bấy giờ ở
đây chưa có chùa chiền và tăng, ni, cho nên yêu cầu bức thiết lúc đó họ phải xây dựng
nhanh chóng một số cơ sở tu viện, chùa chiền.
Năm 1921, Hội Phật học miền Trung đã cử hòa thượng Thích Nhơn Thứ, người
Bình Định vào Đà Lạt lập nên một cái "Am" nhỏ ở khu vực số 4, đường Hai Bà Trưng - Đà
Lạt. Ban đầu "Am" chỉ lợp tôn, vách ván, dài 10m, rộng 6m. Qua nhiều năm đóng góp của
bà con phật tử, đến năm 1923 hòa thượng Thích Nhơn Thứ đã cho trùng tu, sửa chữa
"Am" này thành một ngôi chùa khang trang, rộng rãi. Ngày 27/9/1938 chùa được vua Bảo
Đại sắc phong là "Sắc Tứ Linh Quang tự" còn gọi là chùa Linh Quang, nay được gọi là Tổ
Đình. Đây là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên tại Đà Lạt [11, tr. 11-12].
Năm 1923 ở Đơn Dương - Lâm Đồng đã xây dựng một ngôi chùa tại thị trấn

giáo Lâm Đồng đã tồn tại và phát triển trong một môi trường khá thuận lợi, đó là những
cư dân từ các nơi khác lên đây để lập nghiệp. Do sống trong cảnh xa quê hương, làng
xóm, ai ai cũng cần có chỗ dựa tinh thần để an ủi mình trong cuộc sống khó khăn vất vả.
Với tư tưởng nhân ái, kêu gọi thương yêu con người, Phật giáo đã có mặt đúng lúc, đáp
ứng được nhu cầu tinh thần mà họ đang khao khát. Vì vậy, ngay từ đầu nó được đông đảo
người dân Lâm Đồng tin theo.

Khác với các tôn giáo khác, khi truyền đạo có tính tổ chức chặt chẽ, thâm nhập
vào từng gia đình và bằng mọi hình thức, kể cả tác động về chính trị và kinh tế để thuyết
phục người dân theo đạo, thì đạo Phật lại được truyền vào bằng tinh thần giác ngộ và tự
nguyện của bà con, bằng các chuẩn mực về đạo đức, lối sống để lôi cuốn mọi người theo
đạo. Điều đó thực sự là một nét đặc biệt trong quá trình du nhập Phật giáo vào Lâm
Đồng. Cho dù mỗi tín đồ Phật giáo ở Lâm Đồng đến với đạo Phật có thể bằng nhiều tâm
thức khác nhau và với nhiều mục đích khác nhau phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện
sống của từng người, nhưng tưụ chung lại là vì lòng nhân ái, vị tha, thương người của đạo
Phật.
Thời gian Phật giáo du nhập và phát triển ở Lâm Đồng cũng là lúc người Pháp
tập trung xây dựng thành phố Đà Lạt thành một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng. Lúc này
thực dân Pháp cũng đã tích cực ủng hộ công cuộc truyền giáo của các giáo sĩ người Pháp,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để Thiên Chúa Giáo hoạt động. Còn Phật giáo mặc dù không
được ủng hộ, nhưng Phật giáo vẫn phát triển và ngày càng hòa nhập vào cuộc sống cộng
đồng - dân tộc, gắn bó cuộc đời của mỗi người dân nơi đất khách, quê người. Vì thế, càng
bị các tôn giáo khác chèn ép thì lòng tin tưởng của tín đồ lại càng mạnh.
Tuy mới được du nhập và chưa có hệ thống tổ chức từ tỉnh đến huyện nhưng
Phật giáo vẫn phát triển với số lượng tín đồ ngày càng đông. Cho đến nay, Phật giáo Lâm
Đồng sau hơn 80 năm tồn tại và phát triển đã trở thành một tôn giáo lớn nhất ở địa
phương, với số lượng tín đồ 300.000 người, chiếm 37% dân số toàn tỉnh (trong khi đó,
Thiên Chúa giáo có 183.000 người, chiếm 22,59%, Tin Lành 41.000 người chiếm 5,09%;
Cao Đài 13.538 người chiếm 1,67%). Mật độ tín đồ Phật giáo phân bổ không đồng đều,
tập trung phần lớn ở Đà Lạt và Bảo Lộc, mỗi nơi khoảng 7 vạn, còn rải rác các huyện nơi

Lâm Đồng cơ bản phát triển có nhiều thuận lợi, trong giáo hội và chức sắc phần lớn thể
hiện được sự thống nhất, đoàn kết, vừa chăm lo xây dựng việc đạo, vừa tạo mối quan hệ
với đời, chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước. ở
đây không có biểu hiện chống đối, hoặc công khai kích động quần chúng gây mất ổn định
chính trị - xã hội. Tình hình đó góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước, tham
gia vào các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương trên các lĩnh vực chính

trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính những việc làm trên đã tô thêm lịch sử của Giáo hội
Phật giáo Lâm Đồng, thể hiện trong phương châm hành động đó là: "Đạo pháp - Dân tộc
- Xã hội chủ nghĩa" của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra.
Tuy nhiên ngoài những thuận lợi cơ bản nêu trên, Phật giáo Lâm Đồng cũng còn
có những khó khăn nhất định. Đó là, hệ thống tổ chức Giáo hội từ tỉnh đến cơ sở chưa
chặt chẽ, một số chức sắc trụ trì ở các chùa trong tỉnh có quan điểm không rõ ràng, tư
tưởng lừng chừng, một số phần tử lợi dụng tôn giáo để hoạt động thiếu lành mạnh, đặc
biệt, trong Ban trị sự có một vài cá nhân tuy chưa lộ diện nhưng vẫn ngấm ngầm hoạt
động, ủng hộ nhóm Huyền Quang, đứng đằng sau chỉ đạo việc tổ chức sinh hoạt gia đình
phật tử bất hợp pháp.
Hoạt động của gia đình phật tử do một số người cực đoan cầm đầu ngày càng lộ
rõ thái độ đối lập với đường hướng hoạt động gia đình phật tử của Giáo hội và đường lối
chính sách của Đảng, Nhà nước. Hiện nay ở Lâm Đồng có khoảng 48 gia đình phật tử,
500 huynh trưởng mới và cũ, trên 3.000 đoàn sinh, trong đó phần đông là thanh thiếu niên
học sinh và giáo viên, có mặt tại 11 huyện, thành phố, thị xã thường xuyên tổ chức sinh hoạt
lén lút, in ấn tài liệu, mở các lớp đào tạo huynh trưởng và đoàn sinh [11, tr. 13-14]. Điều
đó đã gây nên tình trạng không ổn định ở địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản
lý, tổ chức sinh hoạt gia đình phật tử của tỉnh tạo ra sự hoang mang, dao động trong đồng
bào phật tử đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo.
Ngoài ra, dưới danh nghĩa lễ nghi tôn giáo, nhất là vào những dịp Tết, những
ngày lễ lớn, một số chùa trong tỉnh đã tổ chức những nghi lễ kéo dài 2-3 ngày, thậm chí
có vài nơi tổ chức xin xăm, bói toán, biến những nơi này thành nơi cúng bái tạp nham -
hoặc hành nghề "mê tín dị đoan", gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân

phối linh hồn và cuộc sống của họ, vì thế nên họ cảm nhận Chúa gần hơn Phật, bởi lẽ
quan niệm Giàng (Trời) của người dân tộc Lâm Đồng giống Chúa ở trên trời.
Bốn là, do cách thức truyền giáo của đạo Phật theo kiểu hòa bình, mang tính chất
tự giác là chính,mặt khác các chức sắc trong Phật giáo chưa thực sự chú ý quan tâm phát

triển tín đồ trong vùng đồng bào dân tộc bởi lẽ số lượng người dân tộc quá ít, lại sống
không tập trung.
Những đặc điểm trên đây như là những điểm nhấn trong toàn bộ bức tranh đa sắc
của Phật giáo Lâm Đồng. Nó có ý nghĩa cho việc lý giải về sự ảnh hưởng của Phật giáo
đối với đời sống mọi mặt của người dân Lâm Đồng, đặc biệt là từ phương diện tinh thần.
Đồng thời, nếu có thể nói thêm, đó là việc nó giúp cho các cơ quan quản lý về tôn giáo,
về văn hóa, tư tưởng của địa phương trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp đặc
thù đối với Phật giáo Lâm Đồng trong chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương.
1.2. ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần nhân dân
Lâm Đồng hiện nay
Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của
người dân Lâm Đồng, chúng ta không thể không tìm hiểu toàn bộ nội dung cơ bản của
giáo lý Phật giáo, cũng như những sinh hoạt Phật giáo đã, ảnh hưởng đến người dân Lâm
Đồng. Đồng thời từ ảnh hưởng đó cần phải thấy rõ về ý nghĩa tích cực cũng như tiêu cực
của nó ra sao đối với người dân Lâm Đồng.
Giống như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng bao gồm giáo lý và sinh hoạt tín
ngưỡng. Giáo lý là một hệ thống các quan điểm về thế giới và con người, về cách thức tu
luyện, sinh hoạt tín ngưỡng là những hành vi, những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới
ước nguyện. Tất cả đều có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của các tín đồ.
Giáo lý Phật giáo là một hệ thống đồ sộ, tập trung trong tam tạng kinh điển (Kinh
tạng, Luận tạng, Luật tạng) với nhiều nội dung đa dạng, sâu sắc về thế giới, về xã hội, về
con người, về những giới luật cần phải theo, và những giải nghĩa, những luận bàn cần
phải biết.
Thế giới quan Phật giáo là một hệ thống gồm các lý thuyết về nhân duyên, nhân


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status