VỀ VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - Pdf 17

VỀ VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ
THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giờ học Lịch sử nói riêng là
mục tiêu phấn đấu của các thầy cô giáo trong nhà trường hiện nay. Đó là kết
quả của sự suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng những nguyên lý về phương pháp
dạy học với nghệ thuật sư phạm trong thực tiễn giáo dục. Quá trình chuẩn bị
giờ học - soạn giáo án là nhân tố đầu tiên có vai trò quan trọng đối với hiệu
quả giờ học. Vậy chuẩn bị một giáo án như thế nào cho tốt, nhất là đối với
giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh?
I. MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI MỘT GIÁO ÁN MÔN LỊCH
SỬ
Giáo án là bản kế hoạch về một tiết lên lớp trong đó nêu rõ các bước
chủ yếu của giáo viên (GV) và học sinh (HS) phải thực hiện trên lớp; đồng
thời cũng nêu một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của dạy học nhằm
đạt được mục đích cụ thể và rõ ràng mà GV đã xác định theo yêu cầu của
chương trình học.
Như vậy, giáo án bao gồm không chỉ nội dung, phương pháp dạy học,
mà cả cách tổ chức hoạt động của GV và HS, như bản thiết kế của thầy về
một bài giảng. Giáo án có thể viết một cột hoặc chia thành hai cột (một bên
là nội dung những kiến thức cơ bản HS cần ghi, một bên là công việc mà
thầy và trò cần tiến hành theo hướng tích cực hoá việc dạy học). Điều này
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sự sáng tạo của
thầy.
Để soạn giáo án tốt, GV cần tiến hành các công việc sau:
Trước hết, cần xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình để
có nội dung và phương pháp dạy học phù hợp.
Ví như, khi soạn bài “Cách mạng tư sản Pháp 1789”, GV phải xác
định rõ loại bài này và vị trí của bài trong khóa trình Lịch sử lớp 10 theo
chương trình chuẩn. Đây là bài trình bày và tiếp nhận kiến thức mới, tiếp sau

hành (vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào
cuộc sống).
Tổng hợp các yêu cầu trên, chúng ta xác định một cách toàn diện cụ
thể mục tiêu bài học, chỉ đạo nội dung, phương pháp dạy học.
Thứ ba, phải xây dựng đề cương và viết giáo án.
Để xây dựng đề cương bài học, GV phải xem xét mối tương quan giữa
bài viết của SGK với nội dung bài giảng. Căn cứ vào nội dung chính của bài
(đã xác định), thời gian của tiết học, GV xác định khối lượng thông tin HS
cần nắm, mức độ lĩnh hội các thông tin này (những sự kiện cần đi sâu, sự
kiện đi lướt và những sự kiện hướng dẫn HS về nhà đọc), các phương tiện
học tập (tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan ).
Nội dung bài soạn cần tránh lối dạy học nhồi nhét kiến thức, kiểu cổ
động giáo dục bằng những “khẩu hiệu chính trị” không xuất phát từ sự kiện
lịch sử cụ thể. Bài soạn phải thể hiện được các hoạt động điều khiển, tổ chức
của GV trên cơ sở phát huy tính tức cực của HS tron quá trình dạy học.
Muốn vậy, khi xác định cách tổ chức công việc của GV và HS phải kết hợp
việc truyền thụ kiến thức mới với hoạt động tích cực của các em. Lĩnh hội
kiến thức và phát triển năng lực nhận thức là hai mặt khăng khít với nhau
của quá trình học tập của HS.
Giáo án của một bài học lịch sử thường bao gồm các phần :
- Mục tiêu của bài học.
- Cấu tạo các bước của giờ học (cấu trúc của giờ học). Việc vận dụng
các bước lên lớp, cấu tạo nội dung lịch sử của bài cần linh hoạt mềm dẻo.
Cấu trúc nội dung lịch sử của bài có thể chuẩn bị tuần tự theo các mục đích
của SGK, hoặc có thể chia nhỏ các mục, gộp các mục lại với nhau (nếu thấy
hợp lý).
- Nội dung, phương pháp dạy học và cách tổ chức hoạt động của GV
và HS trong giờ học là khâu trung tâm của giáo án. Ở phần này cần ghi rõ
các công việc của thầy và hoạt động nhận thức của trò, mối quan hệ giữa
hoạt động của thầy và trò (qua việc thầy đặt câu hỏi, kích thức HS suy nghĩ,

phương pháp dạy học.
Thứ nhất : đổi mới về nội dung. Đó là xác định kiến thức cơ bản mà
HS cần nắm, không liệt kê nhiều sự kiện mang tính chất một bài kể chuyện,
chất đống tài liệu sự kiện mà không hiểu lịch sử.
Thứ hai : đổi mới về phương pháp dạy của GV và phương pháp học
tập của HS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học
tập của HS, thiết kế và thể hiện được hai hoạt động của GV và HS; HS được
chủ động tham gia vào quá trình nhận thức, được “nghĩ nhiều, làm nhiều, nói
nhiều” trong giờ học.
Thứ ba : phải tăng thêm tính thực hành của bộ. Trước hết cần chú
trọng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học bộ môn. GV phải khai thác và tổ
chức cho HS khai thác tất cả những thiết bị và đồ dùng đã có trong SGK và
được trang bị. Thiết bị, đồ dùng được sử dụng theo quan niệm đổi mới
không phải là để minh họa cho bài học mà còn chính là nguồn nhận thức lịch
sử, cung cấp kiến thức cần khai thác cho HS. Ngòai ra cần có các bài tập,
thực hành khi dạy học
II. GỢI Ý CẤU TRÚC GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ
Một giáo án lịch sử được soạn theo những yêu cầu sau :
A - Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Cần xác định
- Bài có những đơn vị kiến thức cơ bản nào mà HS cần nắm (vì sao đó
là những kiến thức cơ bản? Nội dung các kiến thức cơ bản này?).
- Kiến thức nào là kiến thức trọng tâm của bài để có các biện pháp sư
phạm cần thiết để giúp HS nắm vững.
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ
Qua bài học giáo dục cho HS : yêu quê hương đất nước, yêu lao động,
biết ơn các anh hùng liệt sĩ, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản
Tùy theo nội dung của bài mà giáo dục mặt nào chủ yếu, không gò ép cứng
nhắc, công thức

HS tiếp thu kiến thức mới GV cũng có thể kiểm tra; khi sơ kết bài học cần
huy động kiến thức cũ để sơ kết, tổng kết cũng có thể kiểm tra.
Dẫn dắt vào bài mới:
- Có nhiều cách giới thiệu bài mới, chẳng hạn nêu tình huống có vấn
đề khái quát kiến thức cũ để dẫn dắt vào bài mới. Về cơ bản, đây là công
việc nêu rõ mục tiêu bài học và HS dưới sự hướng dẫn của GV phải đạt
được trong giờ học.
Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
- Thiết kế hoạt động của thầy và trò theo các mục của bài của SGK.
- Mỗi mục của bài có thể có một hoặc nhiều hoạt động tùy theo nội
dung.
- Mỗi hoạt động thường được tiến hành các công việc sau:
Thứ nhất : Xác định mức độ kiến thức cần đạt của mỗi hoạt động:
thông qua hoạt động HS nắm được những nội dung kiến thức gì, ở mức độ
như thế nào? (nắm nội dung chính, những nét khái quát, hay hiểu bản chất,
so sánh, đối chiếu với các sự kiện khác).
Thứ hai : Tổ chức thực hiện với hoạt động của GV và HS bao gồm
các bước sau:
- Thông báo thông tin, cho HS làm việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh
ảnh, bản đồ, xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định hướng của GV.
- Xử lí các thông tin, với việc nêu các câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo
luận thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp dưới sự
tổ chức hướng dẫn của GV.
- Kết quả xử lý và kết luận, với việc HS thông báo kết quả xử lí thông
tin do GV tổ chức hướng dẫn và GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ
sung cà cuối cùng GV đưa ra kết luận.
Sau đây một dẫn chứng cụ thể về tổ chức theo hoạt động của thầy và
trò trong giờ học.
Dặn dò, ra bài tập cho HS
- GV ra bài tập hướng dẫn HS làm bài ngay ở lớp nếu còn thời gian,
hoặc ra bài tập, nêu câu hỏi để HS về nhà tự trả lời câu hỏi và làm bài tập ở
nhà.
- Dặn dò HS chuẩn bị công việc ở nhà phục vụ cho bài mới: tìm hiểu
trước nội dung của SGK, sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học
mới, làm đồ dùng học tập như vẽ bản đồ, sơ đồ, lược đồ, xây dựng những
đoạn tường thuật, miêu tả.
Trên đây là những yêu cầu chung trong việc soạn giáo án lịch sử ở
trường THCS theo hứơng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS
thể hiện rõ được hoạt động của thầy và hoạt động của trò, những giáo án cụ
thể sẽ được chúng tôi thể hiện ở phần sau.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status