Nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh nghiệp - 1 doc - Pdf 19

Lời mở đầu
Hoạt động BHXH luôn nằm trong chương trình bảo vệ xã hội của mỗi quốc gia, bảo
đảm an toàn cho xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế. Chương trình bảo vệ xã hội
có các hệ thống bảo đảm xã hội (phúc lợi xã hội, trợ giúp xã hôi…), hệ thống Bảo
hiểm tư nhân. Mỗi hệ thống có một phương thức tổ chức thực hiện khác nhau thể
hiện qua việc hình thành nguồn tài trợ cho hoạt động và cách phân phối cho người
thụ hưởng của hệ thống.
Hệ thống BHXH bảo vệ lợi ích cho mọi người lao động khi bị ốm đau thai sản, tai
nạn lao động, khi về già hoặc khi gặp phải những rủi ro biến cố trong cuộc sống.
Thông qua việc hình thành một quỹ BHXH do các bên tham gia BHXH đóng góp
và sự hỗ trợ của Nhà nước. Đây là hoạt động không kinh doanh, hoạt động không vì
mục đích lợi nhuận. ở nước ta, chính sách BHXH được Đảng và Nhà nước đứng
đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và thực hiện ngay từ những ngày đầu thành
lập nước và thường xuyên được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh
tế của đất nước.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
và có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Với những quan
hệ lao động phong phú đa dạng và phức tạp đã gây không ít khó khăn cho việc thực
hiện chính sách BHXH nói chung và công tác thu chi của quỹ BHXH nói riêng.
Chính vì thế mà chính sách BHXH luôn cần được nghiên cứu, tìm hiểu nhằm đổi
mới chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng.
Quỹ BHXH là một nội dung quan trọng trong chính sách BHXH. Nó vừa mang tính
kinh tế xã hội vừa mang tính chính trị nhằm ổn định cho một đất nước phát triển.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Hơn nữa, chính sách BHXH ở nước ta được phát triển toàn diện, có đủ tài chính để
chi trả các chế độ ngắn hạn và dài hạn cho người tham gia BHXH trong và ngoài
thời gian lao động để từ đó chính sách BHXH thực sự đi vào đời sống của người
dân Việt nam thì nâng cao vai trò của công tác thu tạo quỹ BHXH từ người lao
động và người sử dụng lao động là một trong những vấn đề hết sức cần thiết trong
thời gian hiện nay. Từ những lý do trên trong quá trình thực tập em đã chọn đề tài:
“Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH ở Việt

không chỉ mất đi mà trái lại còn phát sinh thêm những làm cho người lao động khó
có thể đảm đương được. Chính xuất phát từ bản chất mong muốn tồn tại và vượt
qua những khó khăn trở ngại của cuộc sống khi rủi ro xảy ra đã đòi hỏi những người
lao động (NLĐ) và xã hội loài người phải tìm ra được biện pháp nào đó để giải
quyết những vấn đề trên và thực tế là họ đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau
như: san sẻ rủi ro, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc
dựa vào sự cứu trợ của nhà nước… Nhưng những cách này chỉ mang tính tạm thời,
thụ động và không chắc chắn.
Lịch sử cũng đã chứng minh từ khi nền kinh tế hàng hóa phát triển và việc thuê
mướn lao động cũng đã trở lên phổ biến thì đồng thời cũng là mẫu thuẫn chủ thợ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
trong xã hộ cũng phát sinh. Nguyên nhân sâu sa và cũng là nguyên nhân chủ yếu
của mâu thuẫn trên là những thuê mướn lao động - chủ sử dụng lao động (NSDLĐ)
không mong muốn bị buộc phải đảm bảo thu nhập cho nhập cho người lao động mà
mình thuê mướn (NLĐ) trong trường hợp họ gặp phải những rủi ro. Không cam
chịu với thái độ của các chủ sử dụng lao động, những người lao động đã liên kết lại
đấu tranh buộc người chủ sử dụng lao động phải thực hiện cam kết trả công lao
động và đảm bảo cho họ có một thu nhập nhất định để họ có thể trang trải cho
những nhu cầu thiết yếu khi gặp những biến cố làm mất hoặc giảm thu nhập do mất
hoặc giảm khả năng lao động, mất việc làm. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng
rộng lớn và có tác động lớn đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà
nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt đã
làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải
đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên xác
suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình
thành nên một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ
sung từ Ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao
động khi họ gặp phải những biến cố bất lợi trong cuộc sống. Chính nhờ những mối
quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải đều và
chia nhỏ rủi ro của một người cho nhiều người làm cho cuộc sống của NLĐ và gia

BHXH sẽ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ với mức
hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của Nhà nước. Do vậy,
mặc dù có những tổn thất về thu nhập nhưng với sự bù đắp của BHXH đã phần nào
giúp NLĐ có được những khoản tiền nhất định để trang trải cho các nhu cầu thiết
yếu của bản thân và gia đình họ. Chính do có sự thay thế và bù đắp thu nhập này,
BHXH làm cho NLĐ ngày càng yêu nghề hơn, gắn bó với công việc, sống có trách
nhiệm hơn với bản thân, gia đình bè bạn và cộng đồng hơn; là sợi dây ràng buộc,
kích thích họ hăng hái tham gia sản xuất hơn, gắn kết NSDLĐ với NLĐ lại gần
nhau hơn, từ đó nâng cao được năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội góp phần
nâng cao chính cuộc sống của những người tham gia BHXH.
Ngoài ra BHXH còn bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho NLĐ góp phần tái sản xuất
sức lao động cho NLĐ nhanh chóng trở lại làm việc tạo ra sản phẩm mới cho doanh
nghiệp nói riêng và cho xã hộ nói chung, đồng thời góp phần đảm bảo thu nhập của
bản thân họ.
1.2.2 Đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Thực tế trong lao động, sản xuất NLĐ và NSDLĐ vốn có những mâu thuẫn nhất
định về tiền lương, tiền công, thời hạn lao động… Và khi rủi ro sự cố xảy ra, nếu
không có sự giúp đỡ của BHXH thì dễ dẫn đến khả năng tranh chấp giữa NLĐ và
NSDLĐ. Vì vậy BHXH góp phần điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và
giới thợ, tạo ra môi trường làm việc ổn định cho người lao động, tạo sự ổn định cho
người sử dụng lao động trong công tác quản lý. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
năng suất lao động của doanh nghiệp lên.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Hơn nữa, NSDLĐ muốn ổn định và phát triển sản xuất thì ngoài việc đầu tư vào
máy móc, thiết bị, công nghệ… còn phải chăm lo đến đời sống cho người lao động
mà mình thuê mướn, sử dụng. Bởi NSDLĐ khi đã tính đến việc thuê mướn lao động
cũng có nghĩa là lúc đó họ rất cần có NLĐ làm việc cho mình liên tục trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Nhưng mong muốn của NSDLĐ đó không phải lúc nào
cũng thực hiện được, bởi trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống NLĐ có
thể gặp rủi ro vào bất kì lúc nào. Và lúc đó, NSDLĐ sẽ không có người làm thuê

riên đồng thời góp phần làm tăng năng xuất lao động xã hội nói chung từ đó sản
phẩm xã hội tạo ra ngày một tăng lên có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Do vậy, ngân sách Nhà nước tăng lên do có một
khoản thu được thông qua việc thu thuế từ các doanh nghiệp sản xuất nói trên.
+ Khi người lao động tham gia BHXH mà không may gặp rủi ro bất ngờ hoặc khi
thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra… làm giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến
giảm hoặc mất thu nhập thì sẽ được bù đắp một phần thu nhập từ quỹ BHXH. Lúc
này, nếu không có sự bù đắp của BHXH thì buộc Nhà nước cũng phải đứng ra để
cứu trợ hoặc giúp đỡ cho NLĐ để NLĐ và gia đình họ vượt qua được khó khăn đó.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Từ đó góp phần làm giảm chi cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời giảm bớt được
các tệ nạn xã hội phát sinh, giữ vững ổn định chính trị xã hội.
Ngoài ra BHXH giúp cho Nhà nước thực hiện được các công trình xây dựng trọng
điểm của quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia bởi BHXH
tập trung được nguồn quỹ lớn. Nguồn quỹ này thường dùng để chi trả cho các sự
kiện BHXH xảy ra về sau. Chính vì vậy mà quỹ nhàn rỗi này có một thời gian nhàn
rỗi nhất định đặc biệt là quỹ dành cho chế độ dài hạn. Trong khoảng thời gian nhàn
rỗi ấy quỹ BHXH tạo thành một nguồn vốn lớn đầu tư cho các chương trình phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia.
2. Bản chất và chức năng của BHXH.
2.1. Bản chất của BHXH.
Bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
- BHXH là thu nhập khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong
xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê
mướn lao động phát triển đến mức nào đó. Nền kinh tế càng phát triển thì BHXH
càng đa dạng và hoàn thiện, càng chứng tỏ được những mặt ưu điểm hơn. Vì vậy có
thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế
của mỗi nước. Đóng vai trò như một vị cứu tinh cho NLĐ khi họ gặp phải những rủi
ro làm giảm thu nhập trong cuộc sống. Có thể nói nhu cầu về BHXH thuộc về nhu
cầu tự nhiên của con người. Xuất phát từ nhu cầu cần thiết để đảm bảo cho các tiêu

+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật.
+ Xây dựng điều khiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và nhu cầu đặc biệt
của người già, người tàn tật và trẻ em.
2.2. Chức năng của BHXH.
BHXH được xem như là một loạt các hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo
đời sống cho người lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã
hội nói chung do vậy BHXH có chức năng:
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH khi họ bị
giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự đảm bảo thay thế hoặc bù
đắp này chắc chắn xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động xẽ dẫn đến với tất
cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo quy định của BHXH. Còn mất
việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, NLĐ
cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng
theo đúng quy định của Nhà nước. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó
quyết định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH. Bởi cũng giống như nhiều loại hình Bảo hiểm khác, BHXH cũng dựa trên
nguyên tắc lấy số đông bù số ít, do vậy mọi người lao động khi tham gia BHXH đều
bình đẳng trong việc đóng góp vào quỹ cũng như được bình đẳng trong quyền lợi
nhận được từ các chế độ BHXH. Người tham gia để tạo lập quỹ BHXH là tập hợp
tất cả những người đóng BHXH từ mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status