Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về văn hóa - Pdf 19

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA
Quản lý nhà nước về văn hoá là hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực
hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
(1)
. Hay nói
cách khác, quản lý nhà nước về văn hoá là quản lý các hoạt động văn hoá bằng
chính sách và pháp luật
(2)
.
Hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá bao gồm các mảng cơ bản sau:
- Quản lý nhà nước đối với văn hoá nghệ thuật;
- Quản lý nhà nước đối với văn hoá - xã hội;
- Quản lý nhà nước đối với di sản văn hoá.
Hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá bao gồm những nội dung sau:
1. Hoạt động xây dựng, ban hành các chính sách và văn bản pháp luật về văn
hoá
Chính sách văn hoá được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng
chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn
hoá. Chính sách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn
hoá phù hợp với mục tiêu phát triển văn hoá chung của đất nước.
Các chính sách về quản lý và phát triển văn hoá hiện nay có thể kể đến: sáng
tạo các giá trị văn hoá; bảo tồn, phát huy tài sản văn hoá; phát triển văn hoá cơ sở;
giao lưu văn hoá quốc tế; hiện đại hoá kỹ thuật và phương thức sản xuất, phân
phối sản phẩm văn hoá; đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ; đảm bảo
ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát triển văn hoá; nâng cao tính tự quản và phân
cấp quản lý văn hoá...
Chính sách văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về
văn hoá song chính sách văn hoá không thể thay thế pháp luật. Nhà nước ban hành
các văn bản pháp luật về văn hoá nhằm phát huy tác dụng của văn hoá tới sự hình
thành nhân cách, nâng cao chất hượng cuộc sống tinh thần của con người.
Chẳng hạn:

pháp quy; hướng dẫn, tuyên truyền; thẩm định; cấp giấy phép, giấy chứng nhận…
Đây là những hoạt động trên thực tế để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước
về văn hoá theo mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra.
Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính cho văn hoá cũng đóng vai trò đặc biệt
quan trọng. Trong đầu tư tài chính cho văn hoá, xuất phát từ vấn đề quan tâm đến
phát triển nguồn nhân lực nên nhà nước chú trọng đầu tư ngân sách cho giáo dục.
Đẩu tư cho hoạt động văn hoá với tư cách là đầu tư cho hoạt động sản xuất cần
được tính toán đến hiệu quả, cần xem văn hoá cũng làm ra lợi nhuận cho nhà nước,
cho nhân dân, đồng thời cũng cần tận dụng cơ chế thị trường cho sự phát triển văn
hoá đúng hướng.
3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hoá
Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về
văn hoá, sự tác động trực tiếp của cơ quan kiểm duyệt và thanh tra có vai trò đặc
biệt quan trọng. Bởi vì văn hoá có mối quan hệ trực tiếp với chính trị, nó có tác
động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Trong xu hướng xã hội hoá văn hoá hiện nay, các tác động tiêu cực nảy sinh
ngày càng nhiều, vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý cần phải được quan
2
tâm thực hiện một cách nghiêm túc, có kế hoạch phối hợp tổ chức hoạt động một
cách chặt chẽ với các bộ, ngành khác. Như vậy mới có khả năng thực hiện tốt chức
năng và nhiệm vụ mà công tác quản lý nhà nước về văn hoá đã đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hành chính, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND
– 2008
2. Đổi mới quản lý nhà nước về văn hoá trong điều kiện hiện nay, ThS.
Phùng Quang Luyến, 2004
3. http://www.docjax.com/docs/detail/Hu%E1%BB%B3nh-V
%C4%83n-T%E1%BB%9Bi-1-QU%E1%BA%A2N-L%C3%9D-
NH%C3%80-N%C6%AF%E1%BB
%9AC/ag52aWV0YW5oLWRvY2pheHIVCxINZG9jc19kb2N1bW


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status