nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh trứng cá có bôi corticoid bằng uống isotretinoin - Pdf 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HUỲNH VĂN BÁ

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU
TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ CÓ BÔI CORTICOID BẰNG UỐNG
ISOTRETINOIN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


ISOTRETINOIN
Chuyên ngành Da Liễu
Mã số: 62.72. 35.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. PHẠM VĂN HIỀN

2. PGS.TS. NGUYỄN TẤT THẮNG
HÀ NỘI 2011

bôi corticoid trong giai đoạn nghiên cứu kết quả điều trị bằng uống isotretinoin, được
thực hiện tại Bệnh Viện Da Liễu Cần Thơ từ 04/2008- 10/2009, một số kết luận được rút
ra như sau:
- Tỉ lệ bệnh trứng cá có bôi corticoid (74,7%), nữ (65%), nhóm tuổi thường gặp
26-30 (31,6%), tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh trên da: Demodex (18,5%), nấm
(12,9%), đồng nhiễm Demodex và nấm (11,2%).
- Sau 10 tuần điều trị các bệnh nhân trứng cá có bôi corticoid bằng uống
isotretinoin liều 0,3-0,4mg/kg/ngày: Đạt kết quả tốt (41%), khá (35,2%), trung bình
(22,1%) và kém (1,6%); tốt hơn điều trị bằng doxycyclin đạt kết quả tốt (1,7%), khá
(14,8%), trung bình (55,7%), kém (27,8%).
- Một số tác dụng không mong muốn: Khô môi (91%), đỏ da vùng mặt (25,5%),
trứng cá bùng phát (23%). Các biểu hiện giảm dần sau khi giảm liều sử dụng.
- Isotretinoin qua đường uống có thể phù hợp trong chỉ định điều trị bệnh trứng cá
có bôi corticoid, đặc biệt ở những trường hợp có làn da nhạy cảm không thích hợp với
thuốc bôi điều trị. Uống isotretinoin liều thấp có thể hạn chế tác dụng không mong muốn
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS. PHẠM VĂN HIỂN Huỳnh Văn Bá 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trứng cá là một bệnh rất thƣờng gặp, có thể khởi phát từ thời niên

trước đó, bệnh cảnh lâm sàng trở nên rất phức tạp vì vừa có các tổn thƣơng
trứng cá, vừa có biểu hiện các tác dụng khơng mong muốn do corticoid gây nên.
Viêm da quanh miệng, trứng cá đỏ, tổn thƣơng dạng trứng cá, đặc biệt là sự xuất
hiện của ký sinh vật gây bệnh (Demodex), là những biểu hiện do tác dụng khơng
mong muốn của corticoid bơi rất thƣờng gặp. Chính sự phối hợp với các biểu
hiện trên đã làm cho bệnh trứng cá có một bệnh cảnh lâm sàng phức tạp và
thƣờng khơng đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các chỉ định điều trị thơng thƣờng.
Tình hình bệnh trứng cá nói chung đã đƣợc nhiều nghiên cứu trƣớc đây,
nhƣng bệnh trứng cá trên bệnh nhân có bơi corticoid rất ít đƣợc nghiên cứu. Đặc
biệt tại Việt Nam chƣa có đề tài nào đề cập đến, trong khi đây là một thực trạng
đang rất phổ biến.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi thực hiện đề tài “nghiên cứu tình hình,
đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh trứng cá có bơi corticoid bằng uống
isotretinoin”, nhằm hai mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh
trứng cá có bơi corticoid tại BVDL Cần Thơ từ 4/2008- 10/2009.
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh trứng cá có bơi corticoid bằng uống
isotretinoin. 3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh trứng cá
1.1.1. Khái niệm về bệnh trứng cá
Trứng cá là một bệnh lý của nang lông tuyến bã, do sự tăng bài tiết quá
mức chất bã nhờn, đi kèm với tình trạng sừng hoá cổ nang lông và sự viêm

trứng cá khởi phát muộn (late onset acne), là một dạng trứng cá khởi phát lần
đầu tiên sau 25 tuổi. Bệnh trứng cá dai dẳng (persistent acne), là trứng cá xuất
hiện trong tuổi dậy thì, tiếp tục kéo dài đến sau 25 tuổi. Nhiều tác giả cho rằng
bệnh trứng cá tuổi trƣởng thành có liên quan đến một số yếu tố nhƣ: Sử dụng mỹ
phẩm, stress, vi khuẩn kháng thuốc, rối loạn nội tiết, yếu tố gia đình (50% ngƣời
trong gia đình bị trứng cá tuổi trƣờng thành)[1],[21]. Một nghiên cứu cho thấy:
85% bệnh trứng cá có diễn tiến nặng hơn liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, 67%
liên quan đến stress, 27% liên quan đến thức ăn, 65% có liên quan đến giai đoạn
mang thai [21].
1.1.2.2. Bệnh trứng cá liên quan đến giới tính
- Bệnh trứng cá ở nam: Bệnh trứng cá nam giới phát triển trong khoảng 13
- 14 tuổi, tỉ lệ mắc cao nhất trong khoảng 19 - 21 tuổi [29]. Ở nam giới: Trứng cá
bọc, trứng cá tối cấp có tỉ lệ cao hơn nữ [23].
- Bệnh trứng cá ở nữ: Bệnh trứng cá nữ bắt đầu xuất hiện trong khoảng
12- 13 tuổi, tỉ lệ mắc cao nhất trong khoảng 17-18 tuổi. 5
Bệnh trứng cá bùng phát ở giai đoạn tiền kinh nguyệt là bệnh thƣờng gặp
trong phụ nữ bị trứng cá. Theo một vài số liệu thống kê cho thấy hơn 60 - 70%
phụ nữ có bùng phát trứng cá trong một thời gian ngắn trƣớc khi có kinh [23].
Một số nghiên cứu cho thấy mụn trứng cá kéo dài và mụn trứng cá khởi phát
muộn thƣờng gặp nhiều ở phụ nữ hơn, so với nam giới [21].
1.1.2.3. Bệnh trứng cá liên quan đến sử dụng mỹ phẩm
Nghiên cứu của Kligman và cộng sự: 95% tình trạng phát ban dạng trứng
cá mức độ nhẹ ở ngƣời trƣởng thành liên quan đến sử dụng mỹ phẩm [10].
Một số báo cáo cho thấy: Gần 1/3 phụ nữ Mỹ trong độ tuổi từ 20-50, đặc

Các nốt có thể xuất hiện với các tổn thƣơng nhỏ với kích thƣớc 5- 10 mm và các
nốt lớn với kích thƣớc 2-3 cm đƣờng kính. Các tổn thƣơng dạng nốt lúc đầu rắn
chắc và rất đỏ, về sau mềm hơn, vỡ ra, tạo thành vảy tiết xuất huyết.
- Sẹo (scarring): Một số trƣờng hợp trứng cá, do phản ứng quá mức với vi
khuẩn P.acnes gây ra nhiều hình thái sẹo khác nhau: sẹo lõm, sẹo phì đại, sẹo lồi
có các lỗ dò, ảnh hƣởng về thẩm mỹ và tâm lý ngƣời bệnh [24].
1.1.3.2. Một số hình thái lâm sàng khác
- Trứng cá tối cấp (acne fulminans)
Đây là một bệnh lý tối cấp bùng phát, còn đƣợc gọi là trứng cá loét sốt cấp
tính (acute febrile ulcerative acne). Lâm sàng biểu hiện bằng sự xuất hiện đột
ngột các tổn thƣơng viêm, các mụn mủ lớn nhƣ hạt đậu xanh, hạt lạc, dễ vỡ trên
mặt, lƣng, ngực, nhanh chóng vỡ ra để lại vết loét, đóng vảy tiết nâu (vảy máu),
khi lành để lại sẹo. Bệnh nhân thƣờng sốt, tăng bạch cầu (10.000- 30.000/mm3),
thƣờng kèm đau khớp, đau cơ và một số biểu hiện toàn thân khác [51]. 7
- Trứng cá bọc (acne conglobata): Loại trứng cá này còn gọi là trứng cá
mạch lƣơn, tổn thƣơng mang tính chất viêm nhiễm với các tổn thƣơng nhân
trứng cá, nốt, abces, tạo lỗ dò, khi lành để lại sẹo xấu, thƣờng gặp với hình ảnh
sẹo lồi. Bệnh thƣờng gặp ở nam giới [51].
- Trứng cá hoại tử : Khởi đầu bằng sẩn màu đỏ, lõm ở giữa, sau đó hoại
tử đóng mài, để lại sẹo dạng thuỷ đậu. Diễn biến thƣờng kéo dài vài tuần, có khi
mãn tính với những cơn bộc phát liên tục.
- Trứng cá do dùng thuốc (drug -induced acne): Một số thuốc có thể sinh
mụn hay phát ban mụn trứng cá nhƣ androgen, thuốc ngừa thai, corticoid tại chỗ
hoặc toàn thân, ACTH, thuốc chống lao (INH), vitamin B12, thuốc chống động

trứng cá thƣờng gặp ở các cô gái trẻ, tính tình dễ kích thích, có thói quen hay cạo
móc các sang thƣơng rất nhỏ, hay thói quen nặn mụn bằng ngón tay biến thành
dạng trầy sƣớt, đóng mài, để lại sẹo mất thẩm mỹ [17],[26].
- Trứng cá đỏ (rosacea) : Trứng cá đỏ là một bệnh lý tuyến bã vùng trung
tâm của mặt. Bệnh thƣờng biểu hiện bằng các tổn thƣơng dạng sẩn hay sẩn mụn
mủ ở vùng trung tâm của mặt, kèm theo giãn các mao mạch. Bệnh có thể phát
triển qua các giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn sớm, biểu hiện chủ yếu là trạng
thái bừng đỏ mặt. Vị trí thƣờng gặp là mũi, má, cằm, trán, da giữa hai chân mày.
Một số vị trí khác cũng có thể gặp tuy hiếm hơn nhƣ vùng hình chữ V của ngực,
cổ, lƣng, da đầu, thậm chí ở các chi, nhƣng hay bị bỏ qua. Lứa tuổi hay bị là 30 -
40, đỉnh cao là 40-50 tuổi. Một số trƣờng hợp nặng, sau nhiều năm có thể dẫn
đến phì đại và biến dạng bộ phận, đặc biệt ở mũi, tạo thành mũi sƣ tử [27]
+ Nguyên nhân của trứng cá đỏ và vai trò của Demodex folliculorum
Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của Demodex folliculorum
và Demodex brevis trong bệnh sinh học của trứng cá đỏ. Sự phát ban rất giống
với trứng cá đỏ, có liên quan đến số lƣợng lớn Demodex folliculorum. 9
+ Biểu hiện lâm sàng của trứng cá đỏ
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán trứng cá đỏ là xuất hiện giai đoạn bừng đỏ
mặt trƣớc, sau đó có các sẩn, hay các sẩn mụn mủ, hồng ban, giãn mạch Dần
dần có thể thấy các biến đổi u hạt (granulomatous) với biểu hiện lâm sàng là mũi
sƣ tử, đặc biệt xảy ra ở đàn ông. Trứng cá đỏ tiến triển qua nhiều giai đoạn.
+ Trứng cá đỏ do corticosteroid (corticosteroid - induced rosacea): Việc
sử dụng trên mặt thuốc bôi có chứa corticosteroid mạnh thƣờng dẫn đến phát ban
sẩn mụn mủ, đi kèm với tình trạng đỏ da, rất giống với bệnh trứng cá đỏ. Theo

cáo trƣớc đây cho thấy viêm da quanh miệng không đáp ứng với glucocorticoid
bôi mà có thể làm cho bệnh có diễn tiến trầm trọng hơn, thậm chí có thể làm phát
sinh viêm da quanh miệng. Việc điều trị glucocorticoid không thích hợp sẽ dẫn
đến viêm da quanh miệng. Glucocorticoid càng mạnh sẽ càng dễ dẫn đến viêm
da quanh miệng. Có thể chính glucocorticoid gây nên tổn thƣơng các đơn vị
nang lông tuyến bã. Những chứng cứ bệnh học trên cho thấy sử dụng
glucocorticoid bôi có thể tạo nên các u hạt. Ngoài ra, việc sử dụng glucocorticoid
toàn thân cũng có thể dẫn đến viêm da quanh miệng [38].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh bệnh trứng cá
Trứng cá hình thành do sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó vai trò
chính là tăng tiết chất bã, sừng hóa cổ nang lông và tăng sinh vi khuẩn gây viêm.
1.1.4.1. Sự tăng tiết bã nhờn
- Chức năng tuyến bã : Bình thƣờng chất bã làm cho da và lông đƣợc
mềm mại. Ở ngƣời, một ngày tuyến bã tiết ra khoảng 20g chất bã. Sự tăng tiết
chất bã dẫn đến tình trạng da nhờn, thiếu chất bã dẫn đến tình trạng da khô tróc 11
vảy. Khi chất bã bị ứ đọng sẽ tạo thành trứng cá, nhân đầu trắng, nhân đầu đen
hay u nang tuyến bã.
Tuyến bã nhờn chịu sự kiểm soát của nội tiết tố, chủ yếu là androgen. Vào
giai đoạn sớm của tuổi dậy thì, có sự gia tăng androgen của thƣợng thận và
androgen sinh dục, những androgen này kích thích sự tăng tiết của tuyến bã
nhờn. Sự gia tăng này đạt đến đỉnh điểm vào lứa tuổi 16- 20. Sau đó, mức độ này
duy trì và giảm dần vào lứa tuổi 40 đối với nữ và 50 đối với nam. Nhìn chung
tốc độ bài tiết chất bã nhờn ở nam giới cao hơn đáng kể so với nữ giới. Tuyến
yên có vai trò quan trọng kiểm soát sự sản sinh androgen, thông qua con đƣờng

dạng hoạt động lần lƣợt bởi các men 3 HSD, 17- HSD hoặc aromatase tại mô
ngoại vi. Nồng độ và tỉ lệ hoạt tính các men khác nhau giữa các vị trí ngoại vi.
Điều này giải thích do việc mẫn cảm với androgen khác nhau giữa các vùng da
cơ thể.
Gần đây ngƣời ta cũng chỉ ra rằng các tế bào tiết bã có các neuropeptide
đặc biệt là chất P. Peptide này ảnh hƣởng đáng kể và liên tục lên kích thƣớc và
số lƣợng của từng tuyến bã, góp phần vào các biến đổi bất thƣờng trong biệt hóa,
tăng sinh cũng nhƣ tổng hợp lipid [14].
Nghiên cứu của Gancevicience R. (2009) cho thấy hệ thống CRH
(corticotropin–releasing hormon) có liên quan đến hoạt động của tuyến bã nhờn,
tác động đến quá trình viêm và miễn dịch làm gia tăng độ trầm trọng của trứng
cá [65].
1.1.4.2. Dày sừng cổ nang lông tuyến bã
Khi nang lông nhất là cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm cho ống bài
xuất tuyến bã bị hẹp lại, khiến cho chất bã bị ứ lại trong lòng tuyến bã. Nếu 13
không bị bội nhiễm, chất bã cô đặc lại thành nhân trứng cá (quá trình hình thành
nhân trứng cá trung bình 30 ngày). Nếu có bội nhiễm, tuyến bã sẽ có mủ, quá
trình viêm nhiễm lan sang tuyến bã khác, gây nên trứng cá bọc, trứng cá viêm
tấy [10].
Cơ chế của sự tăng sừng :
- Đáp ứng bất thƣờng của androgen trên ống dẫn nang lông tuyến bã:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các receptor androgen đƣợc tìm thấy trên cả tuyến bã
và ống dẫn nang lông tuyến bã.
- Sự thay đổi của lipid: Các thành phần lipid trên bề mặt da nhƣ squalene,

lông và vùng da xung quanh [56].
1.1.4.3. Yếu tố vi sinh
Có một số vi sinh tham gia vào căn sinh bệnh học của bệnh trứng cá nhƣ
pityrosporum ovale, pityrosporum orbicular, tụ cầu, P.acnes. Trong số các vi
sinh này, P.acnes đƣợc coi là vi khuẩn quan trọng nhất trong căn sinh bệnh học
bệnh trứng cá. P.acnes là một loại vi khuẩn gram dƣơng kỵ khí, phát triển tốt
nhất trong điều kiện pH bằng 5- 5,6, nhiệt độ 30 – 37
0
c. Trên những cơ địa tăng
tiết bã nhờn, có dày cổ nang lông tuyến bã là điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát
triển. Trong đó, P.acnes giữ vai trò chính trong sự phát sinh bệnh trứng cá [54].
Một số nghiên cứu đã xác định những sản phẩm đƣợc tiết ra từ P. acnes nhƣ
lipase, protease, hyaluronidase và một số yếu tố hoá hƣớng động bạch cầu là
những yếu tố tiền viêm nhiễm. Lipase thuỷ phân triglycerides thành acid béo tự
do. Đây là chất khích thích khởi đầu, sinh nhân trứng cá [54],[106].
Ngoài ra, P.acnes còn sản xuất ra porphyrins, chính điều này đã khiến một
số tác giả sử dụng ánh sáng wood để phát hiện gián tiếp sự có mặt của P.acnes. 15
Nghiên cứu của Akaza N.(2008) cho thấy P.acnes liên quan đến cơ chế
bệnh sinh trứng cá không chỉ sinh ra phản ứng viêm mà còn gây ra sự khác biệt
trong các tế bào sừng [32].
1.1.4.4. Tình trạng viêm nhiễm
Các tổn thƣơng viêm đa dạng, bao gồm:
Các tổn thƣơng nông: Dát, sẩn và mụn mủ.
Các tổn thƣơng sâu trong da: Biểu hiện bằng kén nang hay các mụn mủ

những ngƣời có chế độ ăn không điều độ làm trầm trọng hơn bệnh trứng cá
[37],[72].
Nghiên cứu của Wikipedia (2008): Những thức ăn nhiều đƣờng có khả
năng chuyển thành dạng chất béo dự trữ tích tụ lại trong tuyến bã nhờn, làm phát
sinh mụn trứng cá [114].
Một ghi nhận khác: Tỉ lệ trứng cá ở ngƣời inuits thấp, khi họ có thói quen
ăn nhiều cá, nhƣng tỉ lệ này tăng lên đáng kể khi họ chuyển đến phía Tây
(Canada) với thức ăn nhiều chất béo bảo hòa. Ghi nhận tƣơng tự khi ngƣời Nhật
di cƣ đến Hawaii với thói quen tiêu thụ thức ăn theo ngƣời Mỹ [44],[71].
Nghiên cứu của Law M P.(2009): Theo ứng dụng quan điểm của y học cổ
truyền Trung Quốc TCM (Traditional Chinese Medicine), chế độ ăn và trứng cá
có mối liên hệ quan trọng nhau [88].
- Tẩy rửa: Quá thƣờng xuyên, lạm dụng xà phòng càng kích thích tăng
tiết bã, tăng nguy cơ hình thành trứng cá [12].
Theo ghi nhận của Burns T.(2004): Muối của các acid béo trong các xà
phòng thông thƣờng có khả năng sinh nhân trứng cá khi sử dụng quá dƣ thừa
[44]. 17
- Môi trƣờng: Các chất béo động vật trong môi trƣờng, không khí của các
tiệm bán thức ăn nhanh, những công nhân cơ khí tiếp xúc thƣờng xuyên với dầu
nhờn của động cơ, độ ẩm, tia tử ngoại. Sự gia tăng độ ẩm trên bề mặt da ở khí
hậu nóng ẩm có thể làm gia tăng sự trầm trọng của trứng cá, do sự tắt nghẽn ống
nang lông tuyến bã [52],[67].
1.2. Corticoid bôi tại chỗ và trứng cá có bôi corticoid
1.2.1. Corticoid bôi tại chỗ : Đƣợc phân thành 7 loại [112]

- Topicort gel 0,05%
- Topicort ointment 0,25%
Loaïi 3
- Triamcinolon acitonide
- Aristocort A ointment 0,1% 18
(Mạnh trên
trung bình)
- Fluticasone propionate
- Amcinonide

- Diflorasone diacetate
- Hacinonide
- Fluocinonide
- Diflorasone diacetate
- Betamethasone valerate
- Cutivate ointment 0,005%
- Cyclocort cream 0,1%
- Cyclocort lotion 0,1%
- Florone cream 0,05%
- Halog ointment 0,1%
- Lidex E cream 0,05%
- Maxiflor cream 0,05%
- Valisone ointment 0,1%
Loaïi 4

- Aclovate cream 0,05%
- Aclovate ointment 0,05%
- Desowen cream 0,05%
- Synalar lotion 0,01%
- Synalar cream 0,01%
Loaïi 7
(Rất yếu)
Thuốc bôi có Hydrocortisone,
Dexamethasone,
Flumethasone, Prednisolone và
19
Methylprednisolone
-Tác dụng của corticoid bôi: Co mạch, chống tăng sinh, ức chế miễn
dịch và tác dụng chống viêm. Corticoid bôi có tác dụng làm co các mao mạch
lớp bì nông, do đó làm giảm các hồng ban [35]. Tuy nhiên, nếu lạm dụng
corticoid bôi có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Theo Momin D0.(2010): Corticoid bôi dẫn đến sự gia tăng nồng độ của
acid béo tự do trên bề mặt da, làm gia tăng số lƣợng vi khuẩn trong ống nang
lông tuyến bã. Những thay đổi này cùng với acid béo tự do đƣợc hình thành
trong ống dẫn giúp hình thành nhân trứng cá [96].
- Tác dụng không mong muốn của corticoid bôi
+ Làm trầm trọng nhiễm trùng da (aggravation of cutaneous infection)
Corticoid ức chế sự đáp ứng viêm bình thƣờng, liên quan đến quá trình nhiễm
khuẩn và có thể làm trầm trọng hơn các tiến trình này.

chức năng bảo vệ của da, sự tăng sinh của các yếu tố vi sinh trên da, tình trạng
tắt nghẽn, có thể có liên quan đến sự xuất hiện của viêm da quanh miệng sau khi
bôi corticoid [76].
Theo Thomson J. (1999): Demodex folliculorum có liên quan đến bệnh
sinh học của viêm da quanh miệng. Chính corticoid có thể gây gây tổn thƣơng
đơn vị nang lông tuyến bã trong sự phát sinh viêm da quanh miệng [108].
Ghi nhận của Lebwohl M G. (2010): Isotretinoin đƣợc chỉ định trong đìều
trị viêm da quanh miệng không đáp ứng với điều trị thông thƣờng [90].
+ Trứng cá do corticoid (corticoid acne): Một biểu hiện rất thƣờng gặp
do bôi corticoid, có hai nguyên nhân có thể xảy ra:
Có thể do chính corticoid hay do tá dƣợc gây ra, đặc biệt là một số chất
bảo quản, có khả năng gây rối loạn sừng hóa nang lông tuyến bã, làm phát sinh
nhân trứng cá. 21
Theo Fitzpatrick T B. (1999): Corticoid có thể gây nên viêm nang lông, có
thể xảy ra sớm sau 2 tuần sử dụng, có sự tăng sừng đƣợc tìm thấy trên mô học
[63].
Theo Habif T.P. (2010): Trứng cá do corticoid thƣờng xảy ra 2-5 tuần sau
khi bắt đầu sử dụng corticoid [74].
+ Teo da (skin atrophy): Thƣờng gặp khi dùng các dẫn xuất corticoid có
flo, nhất là khi băng kín, hoặc sử dụng trong thời gian dài. Thƣờng thấy sau 2- 6
tháng điều trị ở những vùng da mỏng hoặc da hở. Sự biến đổi này do corticoid ức
chế tế bào xơ và có thể do tác dụng vận mạch của thuốc.
Theo ghi nhận của Berth –Jones J.(2010): Tác dụng không mong muốn do
bôi corticoid thƣờng gặp nhất là teo da, biểu hiện này vừa xảy ra ở cả lớp thƣợng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status