“Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật, đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la” - Pdf 20

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là di sản của mỗi quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
con người. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, củi, dược liệu….rừng còn có vai trò
to lớn trong việc bảo vệ đất, nước, không khí tạo nên sự cân bằng sinh thái và
sự phát triển bền vững của sự sống trên trái đất.
Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện
tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất
lượng. Theo số liệu thống kê của Viện điều tra quy hoạch rừng, năm 1945
tổng diện tích rừng tự nhiên của nước ta là 14 triệu ha, tương đương với độ
che phủ là 43%, đến năm 1990 tổng diện tích rừng nước ta chỉ còn là 9,175
triệu ha, tương đương với độ che phủ là 27,2%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy. Từ khi
Chính phủ có chỉ thị 286/TTg (năm 1996) cấm khai thác rừng tự nhiên, tốc độ
phục hồi rừng đã trở nên khả quan hơn. Năm 2012 tổng diện tích rừng nước ta
đã l3,5 triệu ha với độ che phủ là 39,7%, trong đó rừng tự nhiên chiếm 10,3
triệu ha và rừng trồng chiếm 3,2 triệu ha.
Để đạt được kết quả như trên, Chính phủ đã giao quyền sử dụng đất rừng
cho các tổ chức, các cá nhân và hộ gia đình trồng, chăm sóc và quản lý bảo
vệ. Qua đó, bước đầu tạo được sự chuyển biến theo hướng xã hội hoá nghề
rừng, làm cho rừng có chủ và người dân đã chủ động tham gia quản lý bảo vệ
phát triển rừng, góp phần tích cực trong việc làm tăng diện tích rừng, giảm
diện tích đất trống đồi trọc và rừng đã dần phục hồi trở lại.
Rừng tự nhiên của nước ta rất lớn, do đó việc nghiên cứu xây dựng cơ sở
khoa học cho công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi và sử dụng hợp lý là rất cần
thiết, trong đó nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật rừng là một khâu cơ bản
không thể thiếu. Đối với công tác phục hồi rừng tự nhiên, nghiên cứu cấu trúc
rừng cho phép đưa ra những quyết định quan trọng như: để rừng tái sinh tự
nhiên hay trồng bổ sung, nếu trồng bổ sung thì trồng loài gì, trồng với mật độ
1
nào, kích thước cây con là bao nhiêu và trồng bổ sung theo đám hay trồng đều

rừng tái sinh tự nhiên, cụ thể tập trung vào các đối tượng Trạng thái Ic, Trạng
thái rừng IIa và trạng thái rừng IIb.
5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
- Thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2012 đến
ngày 31 tháng 05 năm 2013.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu là tư liệu quan trọng để tham khảo trong quá trình
phục hồi rừng tại địa điểm nghiên cứu là khuyến nghị giúp cho người dân địa
phương có những giải pháp phát triển rừng phục hồi một cách tốt nhất.
Thông qua nghiên cứu giúp cho tác giả có được phương pháp tổng hợp
tài liệu, hệ thống hóa những kiến thức đã được học.
Đánh giá thực trạng các đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái thảm
thực vật phục hồi tự nhiên tại huyện làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp
xúc tiến quá trình phục hồi nhằm nâng cao chất lượng rừng và các quá trình
diễn ra trong hệ sinh thái rừng tự nhiên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Phục hồi rừng: Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng
trên những diện tích đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục
hồi rừng là một quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là
yếu tố cấu thành chủ yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều
giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu
khép tán [1], [2]. Để tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải pháp
khác nhau tuỳ theo mức độ tác động của con người là: phục hồi nhân tạo
(trồng rừng); phục hồi tự nhiên và phục hồi tự nhiên có tác động của con
người (xúc tiến tái sinh).

Theo Aubréville (1938), nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới
Châu Phi, ông cho rằng “Cây con của loài cây ưu thế trong rừng mưa có thể
cực hiếm”. Tổ thành loài cây mẹ ở tầng trên và tổ thành loài cây tái sinh ở
tầng dưới thường khác nhau rất nhiều. Trong khi đó nghiên cứu của David
(2003), Ri Sa (1993), Bead (1964) và RôLê (1969) ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ
nhận định sự xuất hiện hiện tượng tái sinh tại chỗ và liên tục của các loài cây
và tổ thành loài cây có thể giữ nguyên không đổi trong một thời gian dài. Sự
khác nhau của hai tác giả này có thể lý giải: nơi tác giả quan sát, khi đó rừng
chưa đạt tới giai đoạn ổn định, tổ thành loài cây chưa ổn định về thành phần
loài và ngược lại [32].
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả của tái sinh rừng
được xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa lớp cây con và tầng cây gỗ
được nhiều nhà khoa học quan tâm như Mibbre-ad (1930), Richards (1952),
Baur G.N (1964) [28], [30].
5
Theo Van Steenis (1956) thì đặc điểm tái sinh là “tái sinh phân tán, liên
tục”, vì rừng mưa nhiệt đới có tổ thành loài cây phức tạp, khác tuổi nên thời
kỳ tái sinh của quần thể diễn ra quanh năm [35].
- Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh: Các nhân tố ảnh
hưởng đến tái sinh được phân tích và chia thành hai nhóm:
∗ Nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến tái sinh và phục hồi rừng không
có sự can thiệp của con người.
Theo Aubréville [30], trong các nhóm yếu tố sinh thái phát sinh quần thể
thực vật, nhóm yếu tố khí hậu - thủy văn là nhóm yếu tố chủ đạo, quyết định
hình thái và cấu trúc của các kiểu thảm thực vật. Nhóm khí hậu - thủy văn
gồm các yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế
độ gió,…
Nhà lâm học người Đức cho rằng;“ánh sáng là chiếc đòn bẩy mà nhà
lâm học dùng để điều khiển sự sống của rừng theo hướng có lợi về kinh tế”.

với diện tích ô đo đếm điều tra tái sinh từ 1 đến 5 m
2
. Do diện tích ô nhỏ nên
việc đo đếm gặp nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên
diện tích khu rừng mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng.
Richards P.W (1952) đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng
bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số trong khi
thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) đã đề nghị một phương pháp "điều
tra chẩn đoán" mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai
đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau. Richards P.W
(1952) và Barnard (1974) tổng kết các kết quả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên
đã nhận xét: Trong các ô kích thước nhỏ có phân bố dạng cụm, một số ít phân
bố Poison [28], [34], [36].
Ở Châu Phi trên cơ sở các dữ liệu thu thập Taylor (1954), Barnard
(1955) xác định cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ
sung bằng trồng rừng nhân tạo, ngược lại một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự
nhiên rừng nhiệt đới châu Á như Bara (1954), Budowski (1956), có nhận
định, dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị
kinh tế, nên việc đề xuất các biện pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh
7
dưới tán rừng là rất cần thiết. Nhờ những nghiên cứu này nhiều biện pháp tác
động vào lớp cây tái sinh đã được xây dựng và đem lại hiệu quả đáng kể
(Nguyễn Duy Chuyên, 1995) [4].
- Phương thức lâm sinh liên quan đến tái sinh phục hồi rừng: Vấn đề
tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả của các phương
thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các
kiểu rừng. Từ kết quả nghiên cứu kiểu tái sinh các nhà lâm sinh học đã xây
dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh như: Công trình của Bernard
(1954, 1959), Wyatt Smith (1961, 1963) với phương thức kinh doanh rừng
đều tuổi ở Mã Lai; Nicholson (1958) ở Bắc Borneo; Taylor (1954), Jones

- Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh rừng
Các kết quả nghiên cứu được Nguyễn Vạn Thường (1991) tổng kết về
tình hình tái sinh tự nhiên của một số khu rừng ở miền Bắc Việt Nam; hiện
tượng tái sinh dưới tán rừng của một số loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục,
không mang tính chu kỳ, sự phân bố số cây tái sinh không đều tuổi, số cây mạ
có chiều cao < 20 cm chiếm ưu thế rõ rệt so với lớp cây ở cấp kích thước khác
nhau. Những loại cây gỗ mềm, ưa sáng mọc nhanh có khuynh hướng phát
triển mạnh và chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh. Những loại cây gỗ cứng,
sinh trưởng chậm chiếm tỷ lệ thấp và phân bố tản mạn [19].
Nguyễn Văn Trương (1983) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp cây tái
sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tán rừng. Ông nhận
xét: cần phải thay đổi cách khai thác rừng cho hợp lý vừa cung cấp được gỗ,
vừa nuôi dưỡng và tái sinh được rừng. Muốn đảm bảo cho rừng phát triển liên
tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên hoạt động thì rõ ràng là số lượng
lớp cây dưới phải nhiều hơn lớp cây kế tiếp nó ở phía trên. Điều kiện này
không thực hiện được trong rừng tự nhiên ổn định mà chỉ có trong rừng chuẩn
có hiện tượng tái sinh liên tục đã được sự điều tiết khéo léo của con người
[23].
Vũ Tiến Hinh (1991), nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng tự
nhiên ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét: hệ
số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt
9
chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ
thành tầng tái sinh cũng vậy [6], [7].
Lê Đồng Tấn - Đỗ Hữu Thư (1995) nghiên cứu thảm thực vật tái sinh
trên đất sau nương rẫy tại Sơn La qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn I (tuổi
từ 4 đến 5), giai đoạn II (tuổi 9 đến 10), giai đoạn III (tuổi 14 đến 15) và nhận
xét: Trong 15 năm đầu, thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy có số
lượng loài đều tăng lên qua các giai đoạn phát triển. Sau 3 giai đoạn phát triển
thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy thể hiện một quá trình thay thế

Mặt khác, theo Thái Văn Trừng một kiểu thảm thực vật có xuất hiện hay
không trước hết phụ thuộc vào khu hệ thực vật ở đó và điều kiện khí hậu thổ
nhưỡng thích hợp. Việc tái sinh phục hồi lại rừng trên đất chưa có rừng ngoài
việc bị chi phối bởi khu hệ thực vật thì nó còn chịu ảnh hưởng bởi khoảng
cách từ nơi đó đến các khu rừng lân cận. Thực vật có khả năng tự phát tán để
gieo giống hoặc gieo giống nhờ gió, nhờ nước, nhờ động vật. Tuy vậy, phạm
vi phát tán để gieo giống của bất kỳ cách thức nào cũng không phải là vô hạn,
nên khoảng cách càng xa thì khả năng tái sinh của thực vật càng kém vì càng
xa thì mật độ hạt giống đưa đến càng thấp [22].
Trần Ngũ Phương (1970), khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa
mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của
con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả
cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực
vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng
cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh
tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống
rừng khí hậu ban đầu” [12].
Trần Ngũ Phương (2000), khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự
nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng
tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già
cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có
một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay
11
thế nó sau khi nó tiêu vong, hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian
xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ
xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế
thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi” [13].
Tìm hiểu đặc điểm quá trình tái sinh, diễn thế tự nhiên của thảm thực
vật cây gỗ trên đất bỏ hoá sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kạn. Tác giả Phạm
Ngọc Thường (2003) cho rằng: Tổ thành cây gỗ phụ thuộc vào mức độ thoái

cho các đối tượng là thảm thực vật phục hồi sau nương
rẫy và theo dõi ô định vị 2000m
2
. Tác giả kết luận: mật độ cây tái sinh giảm
dần từ chân đồi lên đỉnh đồi. Tổ hợp loài cây ưu thế trên ba vị trí địa hình và 3
cấp độ dốc là giống nhau. Sự khác nhau chính là hệ số tổ thành các loài trong
tổ hợp đó [15].
Đỗ Thị Ngọc Lệ (2009), thử nghiệm một số phương pháp điều tra tái
sinh rừng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các phương pháp điều tra tái
sinh khác nhau sẽ thu được những số liệu biểu thị tái sinh khác nhau về tổ
thành, mật độ, nguồn gốc, chất lượng và hình thái phân bố cây tái sinh. Căn
cứ vào sai số giữa các chỉ tiêu biểu thị tái sinh ở các phương pháp điều tra với
phương pháp điều tra toàn diện trên 6 ô tiêu chuẩn có diện tích 1000m
2
, tác
giả đã lựa chọn được hai phương pháp phù hợp là phương pháp điều tra 5 ô
dạng bản với diện tích mỗi ô là 25m
2
(5x5m) và phương pháp điều tra theo
dải để điều tra tái sinh rừng tự nhiên [9].
- Nghiên cứu về giải pháp về tái sinh phục hồi rừng
Các nghiên cứu liên quan đến phục hồi rừng tự nhiên ở Việt Nam đã
được bắt đầu từ những năm 1960, các đề tài nghiên cứu về phân loại rừng,
nghiên cứu cấu trúc, động thái, các kỹ thuật khai thác bảo đảm tái sinh, kỹ
thuật làm giàu rừng, với các hệ sinh thái rừng đặc trưng của Việt Nam. Trong
giai đoạn 1991- 2000, các nghiên cứu về rừng tự nhiên hầu như bị gián đoạn
để tập trung cho nghiên cứu trồng rừng, bắt đầu từ năm 2001 trở lại đây, các
nghiên cứu về rừng tự nhiên mới được khởi động trở lại.
Trong một công trình nghiên cứu về cấu trúc, tăng trưởng trữ lượng và tái
sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài ở ba vùng kinh tế (sông Hiếu,

hưởng đến tái sinh rừng, các phương pháp điều tra đánh giá tái sinh rừng Tuy
nhiên các nghiên cứu về đặc điểm tái sinh ở khu vực miền núi phía Bắc còn ít ỏi
và tản mạn, hạn chế này gây khó khăn cho thực tiễn sản xuất, cụ thể là: (I) chưa
tìm ra đặc điểm, quy luật tái sinh và đặc trưng riêng của từng vùng miền, (II) chưa
có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả mong muốn cho từng đối tượng cụ thể, (III)
còn nhầm lẫn trong đối tượng phục hồi rừng
Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật, đề
xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn
La” là cần thiết, góp phần nâng cao nhận thức trong công tác phục hồi và phát
triển các hệ sinh thái tự nhiên.
14
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Mai Sơn là một trong những huyện miền núi của tỉnh Sơn La, nằm ở
trung tâm của tỉnh Sơn La với toạ độ từ 20
o
52'30'' đến 21
o
20'50'' vĩ độ Bắc;
từ 103
o
41'30'' đến 104
o
16' kinh độ Đông. Có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp huyện Bắc Yên, Yên Châu và huyện Mường La.
- Phía Tây giáp huyện Thuận Châu và Sông Mã.
- Phía Nam giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào).
- Phía Bắc giáp thị xã Sơn La.

- Nhóm đất đỏ vàng: 138.364 ha, chiếm 96,88%.
- Nhóm đất đá vôi: 957ha, chiếm 0,67%.
- Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 1.642 ha, chiếm 1,15%.
- Còn lại là các nhóm khác: 1858 ha, chiếm 1,3%.
Phần lớn đất đai trên địa bàn huyện có độ dốc lớn, có tới 85% diện tích
đất có độ dốc trên 25
0
và gần 10% có độ dốc dưới 15
0
. Có cao nguyên Nà Sản
và nhiều cánh đồng có diện tích khá rộng và tương đối bằng phẳng.
* Tài nguyên nước: Được cung cấp bằng hệ thống suối chính, bao gồm
các suối (Nậm Quét, Nặm Lẹ, Nặm Pàn và một số suối khác), ngoài ra có một
lượng lớn các ao, hồ. Nguồn nước ngầm phân bố không đồng đều, mực nước
thấp, khai thác khó khăn và tồn tại dưới hai dạng: Nước ngầm Kaster và nước
ngầm chứa trong các kẽ nứt của đá.
* Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp là 62.836,77 ha chiếm
43,87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích rừng hiện có tính đến
31/12/2012 là 56.460 ha, trong đó có 40.000 ha rừng tự nhiên phân bố tại một
số xã vùng cao biên giới với tỷ lệ che phủ từ 43,5% năm 2010 tăng lên 48,5%
năm 2012. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm, có
ý nghĩa về kinh tế, khoa học và môi trường sinh thái.
1.2.2.Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.2.1. Tình hình kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng Nông -
Lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ. Tỷ trọng GDP
Nông, lâm nghiệp giảm từ 40,05% xuống 32,3%; công nghiệp xây dựng tăng
từ 29,95% lên 33,5%; dịch vụ - thương mại từ 30,0% lên 34,2%; an ninh
lương thực được đảm bảo, các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm thực hiện;
quy hoạch rõ vùng sản xuất cây công nghiệp với quy mô hợp lý; gắn với công

- Văn hoá: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
đã được nhân dân các dân tộc trong huyện hướng ứng tích cực. Năm 2012,
toàn huyện có 65% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 85% số cơ quan đạt
tiêu chuẩn cơ quan văn hoá; có 98% số hộ dân được xem truyền hình.
17
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành
- Cấu trúc tổ thành, mật độ tầng cây gỗ.
- Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây.
- Đáng giá chỉ số đa dạng sinh học của quần hợp cây gỗ.
2.1.2. Nghiên cứu quy luật phân bố
- Phân bố số cây theo cấp đường kính.
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao.
2.1.3. Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh
- Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh.
- Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học cây tái sinh.
- Chất lượng và ngồn gốc cây tái sinh.
2.1.4. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của rừng
- Ảnh hưởng của địa hình, khí hậu (độ cao, độ dốc ) đến tái sinh.
- Ảnh hưởng của đất (tính chất vật lý, hóa tính đất ) đến tái sinh.
- Ảnh hưởng của các yếu tố tác động (cách quản lý, tác động ) đến tái sinh.
2.1.5. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn và phục hồi
các trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật
rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978).Thảm thực vật rừng là tấm gương

2
(20
m x 20 m) cho đến 1 ha tuỳ theo thành phần và quần thể phức tạp hay đơn
giản khi điều tra chi tiết [22].
Để điều tra tái sinh, Nguyễn Vạn Thường (1991) [19] đã dùng
phương pháp điều tra tuyến và khu tiêu chuẩn. Khu tiêu chuẩn có diện
tích 0,2 - 0,5 ha.
Trần Xuân Thiệp (1995) [20, 21] thiết lập OTC cho các trạng thái rừng với
diện tích từ 0,1 - 0,2 ha để nghiên cứu diễn thế rừng ở Hương Sơn - Hà Tĩnh.
19
Phạm Ngọc Thường (2001) [17] đã xác định diện tích ô tiêu chuẩn là
500 m
2
(20 m x 25 m) áp dụng cho cho cả 5 giai đoạn trong quá trình tái sinh tự
nhiên phục hồi rừng sau nương rẫy tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đối với
thảm vầu, nứa phục hồi tác giả đã áp dụng diện tích OTC là 100 m
2
(10 m x 10
m).
Tác giả Lê Đồng Tấn(1999) đã áp dụng OTC 400 m
2
cho các đối tượng
là thảm thực vật rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy [15].
Hệ thống ô tiêu chuẩn gồm các ô có kích thước khác nhau cho các nhóm
cây có kích thước khác nhau đã được nhiều tác giả ứng dụng khi nghiên cứu
rừng tự nhiên nhiệt đới (Brun, 1969; Plonczak, 1989; Hahn - Schilling, 1994;
Kammesheidt, 1994; Nguyễn Văn Sinh, 2000; Wode, 2000, ). Lý do để các tác
giả sử dụng hệ thống ô tiêu chuẩn như vậy là vì nhóm cây lớn thường có mật độ
nhỏ nhất, sau đó đến nhóm cây nhỡ và cuối cùng là nhóm cây tái sinh có mật độ
cao nhất. Một hệ thống ô tiêu chuẩn như vậy bao gồm một lượng ô nhất định

chuẩn điển hình có diện tích 2500 m
2
(50m x 50m); số ô tiêu chuẩn tỷ lệ với diện
tích mỗi kiểu rừng tái sinh. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, ghi chép các thông tin như:
Số hiệu ô, vị trí ô, độ dốc, hướng phơi, độ cao, những tác động chính vào rừng.
Ở giữa mỗi ô tiêu chuẩn, thiết lập 5 ô dạng bản (ODB) ( 4 ô 4 góc và một ô ở
giữa) có diện tích 25 m
2
( 5 x 5 m) để điều tra nhóm cây tái sinh có chiều cao vút
ngọn (Hvn) 0,6 - 2 m.
* Điều tra nhóm cây lớn:
Trong ô tiêu chuẩn cấp I đo chu vi thân cây tại độ cao 1,3 m cho những
cây có đường kính lớn hơn 5 cm (tương đương chu vi 16,7 cm) sau đó dùng
chương trình Excel và công thức chuyển đổi để tính đường kính:
π
P
D =
, trong đó P là chu vi thân cây tại độ cao 1,3 m.
Xác định tên loài và đo chiều cao vút ngọn (H
VN
) bằng thước sào có chia
vạch cho mỗi cây đã đo đường kính.
* Điều tra cây tái sinh
Việc điều tra cây tái sinh được thực hiện trong (ODB) có kích thước 25
m
2
(5 m x 5 m). Tất cả cây tái sinh của các loài cây gỗ có chiều cao Hvn >
21
(0,5 - 2m) được xác định tên cây, nguồn gốc, phẩm chất (tốt, trung bình, xấu)
và đo chiều cao.

trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật, cho phép đánh giá
mức độ quan trọng của loài trong quần hợp cây gỗ rừng tự nhiên.
Chỉ số được tính bằng cách cộng các chỉ tiêu độ phong phú tương đối,
độ ưu thế tương đối và tần số gặp tương đối:
3
FDA
IVI
iii
i
++
=
(2-1)
Trong đó:
- IVI
i
là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i.
- A
i
là độ phong phú tương đối của loài thứ i.
- D
i
là độ ưu thế tương đối của loài thứ i.
- F
i
là tần số xuất hiện tương đối của loài thứ i.
Theo Daniel Marmillod (1958), những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5%
mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn
Trừng (1978) [60], trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50%
tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế.
Chính vì vậy chúng tôi tính tổng IVI của những loài có trị số này lớn hơn 5%,

Berger-Parker (Magurran, 1988), chỉ số Brillouin (Brillouin, 1962), chỉ số
Simpson (Simpson, 1949), chỉ số Alpha (Magurran, 1988), chỉ số McIntosh
(McIntosh, 1967), chỉ số Margalef (Margalef, 1958), chỉ số Menhinick
(Magurran, 1988). Trong đề tài, chúng tôi chọn chỉ số Shannon để đánh giá tính
đa dạng của các quần hợp cây gỗ đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp
cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể của từng loài):

)ln('
1
NN
H
nn
i
s
i
i

=
−=
(2-4)
Trong đó:
- s là số loài trong quần hợp,
- n
i
là số cá thể loài thứ i trong quần hợp,
- N là tổng số cá thể trong quần hợp.
e. Đặc điểm lớp cây bụi, dây leo, thảm tươi
Độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi được đánh giá theo Drude (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi
Ký hiệu Tình hình thực bì

công thức:
n
%j
.100
n
n
m
1i
i
j

=
=
(2-8)
T rong đó:

- j =1,
- m là số thứ tự loài.
Nếu:
- n
%j
≥ 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành
- n
%i
< 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành.
Hệ số tổ thành:
10
N
n
K


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status