Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở giao dịch-Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Pdf 21

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi nguồn lực đều có hạn vì vậy
một doanh nghiệp muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì yếu tố con
người của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, mọi tổ chức,
doanh nghiệp đều chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của mình nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động góp phần
tăng lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường.
Với tình hình thực tế đó, trong thời gian được thực tập tại Sở giao dịch-
Ngân hàng Đầu tư&Phát triển Việt Nam em đã chọn đề tài: "Một số giải pháp
hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Sở giao dịch-
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam" để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình.
Mục đích của đề tài: nắm rõ được công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực trong các doanh nghiệp hiện nay cụ thể là tại Sở giao dịch-Ngân hàng Đầu
tư&Phát triển Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp diễn dịch kết hợp với
thống kê, tính toán, phân tích, đánh giá và phương pháp phỏng vấn.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận kết cấu của luận văn tốt nghiệp gồm
3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực tại Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương II: Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực tại Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương III: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Vì thời gian có hạn, kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế cho nên bài viết
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các Thầy, Cô giáo và các bạn để hoàn thiện hơn nữa luận văn này.

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Trong các doanh nghiệp hiện nay, với bốn yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất kinh doanh: vốn, công nghệ, thông tin và nhân lực thì nhân lực hay
con người được xem là yếu tố trung tâm, yếu tố hàng đầu quyết định sự kết
hợp và phát huy sức mạnh của các yếu tố khác.
Trong một nền kinh tế đang bước vào nền kinh tế tri thức như hiện nay
thì giá trị tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm.
Và các doanh nghiệp đang cố gắng đẩy cao tỷ trọng này của tri thức hơn nữa
bằng cách chuyển từ khai thác thể lực con người (theo chiều rộng) sang khai
thác trí lực (theo chiều sâu) và xem đây như một nguồn tài nguyên vô tận.
Tuy nhiên mỗi con người ở một thời điểm nào đó chỉ có một vốn tri thức
nhất định. Do đó các doanh nghiệp muốn biến vốn tri thức nhất định đó thành
nguồn tài nguyên vô tận và khai thác được thì phải đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của mình.
1.2.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Có rất nhiều cách tiếp cận về việc đề cập đến khái niệm đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực. Theo giáo trình Quản trị nhân lực của PGS.TS Nguyễn
Ngọc Quân-Th.S Nguyễn Vân Điềm cùng tập thể tác giả giáo viên bộ môn
Quản trị nhân lực ĐH Kinh Tế Quốc Dân thì khái niệm đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của doanh nghiệp được hiểu như sau:
Đào tạo được hiểu là các hoạt động nhằm giúp cho người lao động có thể
thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá
trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là
những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để
thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
3
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn


Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với
mỗi doanh nghiệp. Đào tạo sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả thực hiện công việc của toàn doanh nghiệp, từ đó doanh
nghiệp có thể đạt được lợi nhuận như mong muốn. Mặt khác, khi người lao
động được qua đào tạo sẽ có trách nhiệm hơn với công việc, do đó doanh
nghiệp có thể giảm bớt sự giám sát, làm giảm bớt chi phí, công sức.
Trong môi trường kinh tế như hiện nay, khi tính cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp càng trở nên gay gắt, phức tạp và trong điều kiện máy móc,
thiết bị của các doanh nghiệp đều hiện đại, tiên tiến thì nguồn lực chính để tạo
ra lợi thế cạnh tranh đó chính là con người của doanh nghiệp hay chính là
nguồn nhân lực của doanh nghiệp.Vì vậy việc doanh nghiệp đầu tư cho đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao tính ổn
định và năng động của tổ chức, đứng vững được trong môi trường cạnh tranh
gay gắt như hiện nay.
Mặt khác, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công
nghệ thông tin thì một doanh nghiệp sẽ bị đào thải nếu không tận dụng được
nguồn lợi đó. Muốn vậy không còn cách nào khác là phải đầu tư vào nguồn
nhân lực của mình để người lao động có đủ trình độ, kiến thức, kỹ năng tiếp
thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Điều đó cũng góp phần làm tăng tính cạnh tranh, và tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Như vậy, hoạt động đào tạo và phát triển đối với một doanh nghiệp là vô
cùng quan trọng và cần thiết. Nó không những đem lại nhiều lợi ích cho bản
thân người lao động mà còn giúp cho doanh nghiệp có sự phát triển ổn định,
bền vững và liên tục.
5
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn

quan trọng. Do đó việc đầu tư vào lĩnh vực con người của một tổ chức là rất
cần thiết. Đồng thời do sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm
vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại nên mỗi doanh nghiệp phải thường
xuyên đổi mới để theo kịp thị trường. Và để đổi mới được thì con người trong
doanh nghiệp cũng phải thường xuyên được đào tạo để có thể nắm bắt kịp
thời sự thay đổi của các loại sản phẩm trên thị trường.
*Thị trường lao động
Thị trường lao động được đặc trưng bởi số lượng và chất lượng lao động.
Với một thị trường lao động mà có số lượng lao động nhiều hay có chất lượng
lao động tốt thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn để tuyển được người lao
động phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình mà không phải tốn hoặc
tốn ít chi phí để đào tạo lại. Đồng thời nếu doanh nghiệp tuyển được đội ngũ
lao động có chất lượng thì công tác đào tạo của doanh nghiệp sẽ có hiệu quả
cao vì bản thân họ đã là những người có trình độ chuyên môn và khả năng
nắm bắt nhanh nhậy.
Ngược lại, nếu thị trường lao động có chất lượng lao động kém hay số
lượng lao động ít thì việc tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và
công tác đào tạo phải tốn nhiều chi phí và thời gian để đào tạo mới cũng như
là đào tạo lại.
Hiện nay thị trường lao động Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội
nhưng cũng không ít khó khăn. Theo số liệu thống kê tính đến cuối năm 2005
cả nước có khoảng 44,4 triệu lao động trong đó lao động trong ngành nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 57% trong khi đó ngành công nghiệp và xây
dựng chỉ có 18% và dịch vụ là 25%. Như vậy lực lượng lao động của nước ta
rất dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực để phát triển nền
7
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
kinh tế đất nước với đa dạng các ngành nghề. Tuy nhiên chất lượng lao động

xuyên hơn, thời gian ngắn, chí phí có thể ít hơn, số lượng đào tạo nhiều…
* Các chính sách và quan điểm của tổ chức
Các chính sách của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác
đào tạo nguồn nhân lực là chính sách đề bạt, chính sách khuyến khích lao
động (tiền lương, tiền thưởng), chính sách sử dụng lao động…
Chính sách đề bạt là chính sách đáp ứng những thiếu hụt về mặt nhân lực
của tổ chức bằng sự đề bạt những người trong tổ chức vào những chức vụ cần
người. Thường sự đề bạt là sự thăng tiến. Nếu một doanh nghiệp chú trọng
đến chính sách này thì sẽ khuyến khích được người lao động tham gia các
khoá đào tạo và tự đi đào tạo để có nhiều cơ hội được thăng tiến.
Chính sách khuyến khích lao động cũng tạo được động lực để người lao
động tham gia đào tạo, học tập rèn luyện để nâng cao tay nghề.
Ngoài các chính sách thì quan điểm của tổ chức cụ thể là quan điểm của
những người lãnh đạo tổ chức cũng ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Khi người lãnh đạo của tổ chức có tầm
nhìn và nắm bắt được sự thay đổi thì sẽ kịp thời đào tạo và phát triển lực
lượng lao động của mình để đáp ứng được nhu cầu. Một doanh nghiệp muốn
phát triển thành đạt thì ban lãnh đạo cần chú trọng đến công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực. Việc định hướng đào tạo này của cấp lãnh đạo sẽ
giúp doanh nghiệp có thể thực hiện công tác đào tạo và phát triển đạt hiệu quả
cao. Hơn nữa nếu doanh nghiệp có các chính sách đào tạo một cách cụ thể và
rõ ràng như quy trình đào tạo, nguồn kinh phí đào tạo, sử dụng người sau đào
tạo,…cũng sẽ thu hút được người lao động tham gia đào tạo.
9
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
* Nguồn lực của tổ chức
Nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực về con người và nguồn lực về
tài chính.

nghiệp có thể quay lại đầu tư cho đào tạo.
Đặc điểm nguồn nhân lực của doanh nghiệp về giới tính, tuổi tác, trình
độ hôn nhân… cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo. Thông thường những
người trẻ tuổi thường tích cực tham gia đào tạo và khả năng nắm bắt những
cái mới hơn là người đã lớn tuổi. Hay như những người chưa lập gia đình có
điều kiện về thời gian hơn là những người đã có gia đình, nên việc bố trí đào
tạo cho những đối tượng này cũng phải khác nhau.
Tóm lại công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Và mỗi yếu tố có mức độ ảnh
hưởng rất khác nhau nhưng dù ảnh hưởng ít hay nhiều thì khi doanh nghiệp
đưa ra kế hoạch đào tạo cho đơn vị mình phải cân nhắc tới tất cả các yếu tố
này để có thể xây dựng được chương trình đào tạo hiệu quả nhất.
III. Nội dung của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực được cụ thể bằng mô hình sau:
11
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Sơ đồ 1.1. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo phát triển
12
Xác định nhu cầu đào tạo
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
13
Xác định mục tiêu đào tạo
Thiết lập quy trình đánh giá
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn


lựa chọn phương pháp đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Dự tính chi phí đào tạo
Các
quy
trình
đánh
giá
được
xác
định
phần
nào bởi
sự có
thể đo
lường
được
các
mục
tiêu
Đánh
giá lại
nếu
cần
thiết
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
doanh nghiệp sẽ xác định những kiến thức, kỹ năng mà người lao động còn
thiếu, cần phải được bổ sung để đạt hiệu quả công việc tốt nhất. Trong bước

: 6.280.688
Ti: Tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật thuộc nghề (chuyên môn) i
cần thiết để sản xuất.
Qi: Qũy thời gian lao động của một (công) nhân viên kỹ thuật thuộc
nghề (chuyên môn) i.
Hi: Khả năng hoàn thành vượt mức ở kỳ triển vọng của (công) nhân
viên kỹ thuật thuộc nghề (chuyên môn) i.
+ Phương pháp tính toán căn cứ vào số lượng máy móc, thiết bị kỹ
thuật cần thiết cho quá trình sản xuất, mức đảm nhiệm của một (công) nhân
viên kỹ thuật và hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị.
Công thức tính:
KT =
N
HcaSM
×
(2)
Trong đó:
SM: Số lượng máy móc, trang thiết bị kỹ thuật cần thiết ở thời kỳ triển vọng.
H
ca
: Hệ số ca làm việc của máy móc trang thiết bị.
N: Số lượng máy móc trang thiết bị do công nhân viên kỹ thuật phải tính.
+ Phương pháp chỉ số
Dự đoán nhu cầu công nhân viên kỹ thuật căn cứ vào chỉ số tăng của
sản phẩm, chỉ số tăng của công nhân viên kỹ thuật trên tổng số công nhân
viên và chỉ số tăng năng lao động ở kỳ kế hoạch.
Công thức tính:
I
KT
=

Từ những căn cứ trên đây ta có thể khái quát thành sơ đồ về quá trình
xác định nhu cầu đào tạo sau
17
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Sơ đồ 1.2. Quá trình xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp
18
CÔNG VIỆC
SẮP TỚI
TƯƠNG LAI
SỰ THCV CỦA
NGƯỜI LĐ
KHẢ NĂNG
THCV CỦA
NGƯỜI LĐ
YÊU CẦU CÔNG
VIỆC TRONG
TƯƠNG LAI CỦA
TỔ CHỨC
NHỮNG YẾU KÉM
VỀ KHẢ NĂNG
THCV CỦA NGƯỜI
LĐ DẪN ĐẾN
KHÔNG HOÀN
THÀNH CV
+ KIẾN THỨC
+ KỸ NĂNG
+ KINH NGHIỆM
+ KIẾN THỨC

Mục tiêu đào tạo mà doanh nghiệp cần xác định trước mỗi khoá hay thời
kỳ đào tạo phải gồm những nội dung sau:
- Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ, kỹ năng có được
sau đào tạo là những gì.
- Số lượng bao nhiêu và cơ cấu học viên như thế nào.
- Thời gian đào tạo vào khi nào với thời lượng là bao nhiêu.
3.Lựa chọn đối tượng đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo là việc chọn ai để đào tạo. Cơ sở để lựa chọn
đối tượng đào tạo là:
- Nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
- Nguyện vọng được đào tạo của bản thân người lao động.
- Khả năng của người lao động.
19
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn đối tượng đào tạo là bước khá quan trọng trong cả tiến
trình đào tạo. Vì nếu lựa chọn đối tượng đào tạo có chính xác thì hiệu quả đào
tạo mới có thể cao. Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo tình hình thực tế mà lựa chọn
đối tượng đào tạo thích hợp. Ngoài những cơ sở trên, doanh nghiệp có thể lựa
chọn đối tượng đào tạo bằng cách tham khảo ý kiến của người lãnh đạo cấp
cao hơn hoặc tổ chức phỏng vấn trực tiếp người lao động.
4.Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo
Chương trình đào tạo là một hệ thống những môn học, bài học được
giảng dậy để cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng nào trong thời
gian là bao lâu. Trên cơ sở đó chúng ta đưa ra phương pháp đào tạo thích hợp.
Việc xây dựng phương pháp đào tạo cần căn cứ vào nhu cầu đào tạo,
mục tiêu đào tạo và đối tượng đào tạo đã xác định ở trên để đưa ra được
phương pháp hợp lý. Ví dụ như nếu một doanh nghiệp mà đối tượng đào tạo

doanh nghiệp, phân xưởng. Thời gian đào tạo ngắn.
 Do đào tạo trực tiếp tại nơi sản xuất nên không đòi hỏi điều kiện về
trường sở, giáo viên chuyên trách, bộ máy quản lý và thiết bị thực tập riêng.
Vì vậy doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí đào tạo.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm sau:
 Học viên nắm kiến thức lý luận không được bài bản và có hệ thống.
 Thời gian học tập ngắn, chủ yếu là vừa làm vừa học. Người dạy nghề
không chuyên trách nên thiếu kinh nghiệm, việc tổ chức lý thuyết có nhiều
khó khăn, nên kết quả học tập bị hạn chế.
Hình thức này thường áp dụng với những doanh nghiệp nhỏ, số lượng
đào tạo thường là ít.
- Các lớp cạnh doanh nghiệp
21
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Đối với những nghề tương đối phức tạp, việc đào tạo tại nơi sản xuất
thường không đáp ứng dược yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy,
các doanh nghiệp phải tổ chức các lớp đào tạo riêng cho mình hoặc cho các
doanh nghiệp cùng ngành.
Hình thức này có ưu điểm là học viên sẽ được nắm lý thuyết một cách
có hệ thống và được trực tiếp tham gia sản xuất tại phân xưởng, tạo điều kiện
cho họ nắm vững nghề. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với những
doanh nghiệp tương đối lớn và chỉ đào tạo cho những doanh nghiệp có cùng
ngành, có tính chất tương đối giống nhau.
- Các trường chính quy
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, các bộ,
ngành, địa phương và đặc biệt là các trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề
tập trung, quy mô tương đối lớn, đào tạo công nhân có trình độ lành nghề.
Phương pháp này có ưu điểm là học sinh được học tập một cách có hệ

Phương pháp này có ưu điểm là tạo cơ hội cho người quản lý được làm
thật nhiều công việc, mở rộng kỹ năng làm việc của họ. Tuy vậy nó tạo cho
người quản lý có thể chưa nắm bắt được hết về một công việc do thời gian ở
lại một vị trị làm việc quá ngắn.
- Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo: có thể tổ chức tại doanh
nghiệp hoặc bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các
chương trình đào tạo khác. Trong buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo
từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó họ được
các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết. Với phương pháp này thì đơn giản, dễ tổ
chức, không đòi hỏi phương tiện trang bị riêng nhưng lại tốn nhiều thời gian
và phạm vi hẹp.
- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm: bao gồm các cuộc hội thảo học tập
trong đó sử dụng các kỹ thuật như: bài tập tình huống, diễn kịch, trò chơi
23
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
quản lý hoặc các bài tập giải quyết vấn đề. Từ đó có thể giúp học viên nâng
cao kỹ năng/ khả năng làm việc với con người cũng như ra quyết định nhưng
lại tốn nhiều thời gian và công sức để xây dựng nên các tình huống mẫu.
- Mô hình hoá hành vi: cũng là diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết
kế sẵn để mô hình hoá hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt. Phương
pháp này có thể tạo điều kiện cho học viên tiếp xúc với những tình huống có
thể xảy ra trong thực tế và cách để xử lý những tình huống đó.
- Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ: là một kiểu bài tập, trong đó
người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, bản ghi nhớ, tường trình, báo
cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin liên quan khác mà một người
quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc và họ có trách nhiệm xử lý
nhanh chóng và đúng đắn. Phương pháp này giúp cho người quản lý học tập
cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hằng ngày.

huấn để nắm vững mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo, và phải trao
đổi với những người lãnh đạo hay những người phụ trách công tác đào tạo
của doanh nghiệp về giáo án sẽ giảng dạy để đạt đến thoả thuận giữa hai bên
sao cho phù hợp nhất.
6. Dự tính kinh phí đào tạo
Trước khi tiến hành chương trình đào tạo thì doanh nghiệp cần phải dự
tính kinh phí đào tạo để xem xét khả năng doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài
chính để đầu tư hay không. Một chương trình đào tạo dù có hoàn hảo đến đâu
nhưng nó vẫn không thể thực hiện được nếu như vượt quá khả năng chi trả
của doanh nghiệp.
Chi phí đào tạo bao gồm :
- Chi phí cho việc học gồm mua sắm trang thiết bị giảng dạy và học tập,
tài liệu giáo trình, thuê địa điểm giảng dạy,…
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status