giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn lâm – hưng yên - Pdf 22

MỤC LỤC
L I M UỜ ỞĐẦ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND Uỷ ban nhân dân
CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
HĐND Hội đồng nhân dân
BCH Ban chấp hành
CN - XDCB Công nghiệp – xây dựng cơ bản
TM - DV Thương mại – dịch vụ
GTSX Giá trị sản xuất
DANH MỤC BẢNG BIỂU
L I M UỜ ỞĐẦ 1
L I M UỜ ỞĐẦ 1
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong suốt nửa thể kỷ qua ở Việt Nam, công nghiệp hoá luôn là mục tiêu,
là hướng phát triển chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Cùng
với quá trình CNH, HĐH, nhiều diện tích đất đã bị thu hồi để phục vụ cho mục
đích phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng, trong số đó
có nhiều diện tích đất nông nghiệp. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu định cư
(Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), hàng năm diện tích đất nông nghiệp
bị thu hồi cho phát triển công nghiệp là khoảng 70.000 ha, ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống của hàng chục nghìn hộ gia đình.
Văn Lâm là một huyện của tỉnh Hưng Yên, được xác định là một trong
các vùng kinh tế động lực quan trọng của tỉnh. Giáp với thủ đô Hà Nội, với
quốc lộ 5A chạy qua nên Văn Lâm đã và đang có nhiều lợi thế phát triển để
trở thành huyện công nghiệp. Gắn liền với quá trình công nghiệp hoá đang
diễn ra khá mạnh mẽ là việc thu hồi đất, mà chủ yếu là đất nông nghiệp để
phát triển các khu công nghiệp. Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp bị thu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm và những giải pháp cơ
bản giải quyết việc làm cho lao động có đất bị thu hồi đất nông nghiệp để xây
dựng các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện
Văn Lâm.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:
- Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm
của lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi trên địa bàn huyện Văn Lâm.
- Về phạm vi thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, việc làm của lao động nông
nghiệp có đất bị thu hồi từ năm 2008 đến nay (2010). Đây là thời kỳ công
nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng. Đồng thời, nhiều vấn đề bức xúc trong quá
trình thu hồi đất cũng nảy sinh chủ yếu trong thời gian này.
3
- Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu những biện
pháp đã và đang được thực hiện để giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp bị thu hồi đất cũng như tiềm năng và điều kiện để giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm các chương sau đây:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.
- Chương 2: Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động
nông nghiệp bị thu hồi đất ở huyện Văn Lâm – Hưng Yên.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Văn Lâm – Hưng Yên.
4
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG

thuộc sở hữu tư nhân của gia đình, các công việc nội trợ, chăm sóc con cái,
đều được coi là việc làm.
Trong nền kinh tế, người có sức lao động nói chung luôn có nhu cầu việc
làm để tạo nguồn thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Người có việc làm là những
người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế đang làm
công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật
hoặc đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi
nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh, công việc nội trợ, chăm sóc
con cái của hộ gia đình. Khái niệm người có việc làm còn bao gồm những
người có sức lao động, có việc làm nhưng chưa chấp nhận làm việc, hoặc
chưa sẵn sàng làm việc, thậm chí không chịu làm việc. Trên thực tế, do phân
biệt người có việc làm không chịu làm việc và người không có việc làm thực
sự có những khó khăn nên những đối tượng này được liệt kê vào những người
không có việc làm. Cách thức này tuy có tiện về thống kê, nhưng không phản
ánh chính xác thực tiễn.
Trong số người có việc làm, căn cứ vào số giờ thực tế làm việc và nhu
cầu làm thêm của người được coi là có việc làm, người ta lại chia ra thành
người đủ việc làm và người thiếu việc làm.
Điều 68, chương VII, Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam có
quy định: “Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ
trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc
theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những
6
người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.”
Theo đó, người đủ việc làm gồm những người làm việc đủ thời gian quy
định là có số giờ làm việc trong tuần lễ lớn hơn hoặc bằng 48 giờ; hoặc những
người có số giờ nhỏ hơn 48, nhưng không có nhu cầu làm thêm; hoặc những
người có số giờ làm việc nhỏ hơn 48, nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ quy định

kiếm việc làm của người nông dân càng trở nên khó khăn. Do đó, tạo việc làm
cho nông dân là rất cần thiết, nhất là những nông dân bị mất đất canh tác.
Qua việc làm ta có thể đánh giá được sự phát triển của nông thôn về nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực cụ thể như an sinh xã hội, trình độ phát triển của dân cư,
trình độ học hành… Ở nông thôn, tỷ lệ người có việc làm thường xuyên cao thì
cuộc sống của người dân sẽ ổn định, giảm bớt các tệ nạn xã hội mang lại do lao
động không có việc làm gây ra như chơi bời cờ bạc, nghiện hút ma tuý… Vì
thế, việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn sau khi bị thu hồi
đất càng trở nên cần thiết. Giải quyết tốt vấn đề này không những góp phần
phát triển kinh tế xã hội mà còn giúp người dân lao động nông thôn giảm bớt
việc bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh trong xã hội.
Việc làm thường xuyên giúp cho người dân có đời sống thu nhập ổn
định, giúp cho họ có khả năng dễ dàng tiếp cận với khoa học công nghệ hiện
đại, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức của người dân.
Việc làm cho lao động nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng
ngày càng phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện. Tạo ra sự thu hẹp
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Việc làm còn giúp cho người lao động cải tạo bản thân, thông qua những
quy định, nguyên tắc trong công việc mà người lao động sẽ sống có ý thức,
8
trách nhiệm hơn đối với bản thân và cộng đồng xung quanh. Việc làm cũng
làm cho người lao động hoà nhập với cộng đồng thông qua hoạt động lao
động tập thể và các mối quan hệ xã hội. Qua người lao động có thể tiếp thu,
nâng cao trình độ văn hoá, các kỹ năng sống… thậm chí tìm được công việc
mới phù hợp hơn, có thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của bản thân và gia đình.
1.2. Phát triển các Khu công nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp bị thu hồi đất
1.2.1. Tính tất yếu của xu thế phát triển các Khu công nghiệp trong quá
trình công nghiệp hoá

Sự xuất hiện của các khu công nghiệp còn giúp cho nước sở tại tăng
cường xuất khẩu, thu được nhiều ngoại tệ, phân bố lại các khu vực sản xuất,
chuyển dời các khu vực sản xuất từ thành phố ra ngoại thành, thực hiện đô thị
hoá nông thôn, cải tạo môi trường sống cho dân cư đô thị, tạo thêm nhiều việc
làm cho lao động nông thôn.
Do có những vai trò hết sức to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội nên từ
khi ra đời các khu công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ tại hầu hết các quốc gia
trên thế giới.
Hiện nay, CNH, HĐH là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế
giới. Thực tiễn của nhiều quốc gia cho thấy, CNH, HĐH là nhân tố quyết định
làm thay đổi căn bản phương hướng sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất
nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới, hiện đại.
Về thực chất, CNH, HĐH là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng
phát triển mạnh khu vực công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao động
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, tăng nhanh lao động làm công nghiệp và dịch
10
vụ, giảm mạnh lao động làm nông nghiệp. Công nghiệp hoá diễn ra đồng thời
với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế mở, khu công nghiệp
tập trung…
Sự hình thành các trung tâm công nghiệp, các khu công nghiệp tập trung
ở mỗi vùng nhằm đáp ứng các nhu cầu của sản xuất, đời sống ngày càng tăng
của chính vùng đó và là hạt nhân lan toả sang các vùng khác là yếu tố khách
quan. Đó cũng là biểu hiện của tính tập trung hoá trong các hoat động sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quy mô sản xuất phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và quy mô dân số của vùng để đảm bảo sự hoạt động có
hiệu quả.
CNH, HĐH ở một nước nông nghiệp như nước ta thì nội dung quan
trọng nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm lao động
nông thôn. Đặc biệt, quá trình CNH, HĐH luôn gắn liền với việc xây dựng và
phát triển các khu công nghiệp khu chế xuất. Tính đến năm 2010, cả nước có

một số yếu tố đầu vào trực tiếp cho các ngành công nghiệp như: các tài
nguyên trong lòng đất, trên bề mặt đất. Đất đai còn cung cấp một số nguyên
liệu gián tiếp cho công nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đất đai còn là nơi xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt
động của ngành công nghiệp: hệ thống điện, nước, giao thông, thông tin liên
lạc… Sự phát triển nhanh chóng của các công ngành công nghiệp đòi hỏi mở
rộng quy mô, diện tích đất đai dành cho các nhu cầu này.
Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội… phục vụ lợi ích quốc gia ở nước ta được tiến hành
mạnh mẽ từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
12
chủ nghĩa. Quá trình này được thúc đẩy nhanh hơn từ những năm 1990, khi
nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH. Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX đã xác định rõ: Đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền
kinh tế tự chủ… tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp hiện đại.
Định hướng cơ cấu sử dụng đất là vấn đề quan trọng đối với tổ chức
không gian kinh tế - xã hội và tạo nguồn vốn từ quỹ đất cho phát triển. Cơ cấu
sử dụng đất được hoạch định theo nguyên tác đảm bảo hiệu quả sử dụng cao,
cần đến đâu sử dụng đến đó, hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp, nhất là đất
lúa nước để sử dụng cho các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng, đô thị và các
yêu cầu phi nông nghiệp khác. Một khi bắt buộc phải dùng đất nông – lâm
nghiệp vào mục đích khác thì cần có đầu tư để chuyển đất hoang hoá chưa sử
dụng bù vào đất nông – lâm nghiệp đã mất. Hạn chế tối đa việc chuyển đổi
mục đích sử dụng các vùng đất màu mỡ thuận lợi cho nông nghiệp sang đất
phi nông nghiệp, khuyến khích chuyển mục đích sử dụng những vùng đất đồi,
đất mà sản lượng lương thực thấp, giữ đất nông nghiệp cho năng suất cao, đất
trồng lúa nhiều vụ để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Trừ trường hợp
không có đất nào khác mà địa phương bắt buộc phải phát triển công nghiệp

khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, mở rộng và xây dựng các khu đô thị,
hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội… Chính điều đó đã làm cho quá trình CNH,
HĐH có những bước tiến đáng kể.
1.2.3. Mối quan hệ giữa việc thu hồi đất với việc làm của
lao động nông nghiệp
Như đã nêu trên, để công nghiệp đại hoá, hiện đại hoá, việc thu hồi đất
14
chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng, đất
chuyên dùng cho các khu công nghiệp… là tất yếu. Việc thu hồi đất này làm
nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, trong đó có một vấn đề nổi cộm và bức
xúc nhất thu hút sự quan tâm của toàn xã hồi là vấn đề ảnh hưởng của việc
thu hồi đất tới việc làm của người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để xây
dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đối với lao động nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không
thể thay thế được. Việc chuyển một bộ phận đất nông nghiệp thành đất sử
dụng cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ làm cho những người dân vốn sinh
sống trên bộ phận ruộng đất này không còn tư liệu sản xuất chính để đảm bảo
cuộc sống, họ mặc nhiên trở thành người thất nghiệp. Khi bị thu hồi đất, họ
không những phải chuyển nơi ở mà còn phải chuyển đổi nghề nghiệp mà cả
mấy đời gắn bó. Vì vậy, vấn đề việc làm đối với người dân bị thu hồi đất là
vấn đề nan giải cần được giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Từ góc độ lao động và việc làm, CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi cơ
cấu lao động và việc làm từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động
công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Khi các khu công nghiệp, khu đô thị mở
rộng ra các vùng ngoại vi, các khu dân cư ở ngoại vi sẽ hình thành và các hoạt
động công nghiệp, thương mại, dịch vụ sẽ phát triển. Nông thôn sẽ là nơi có
sự thay đổi mạnh mẽ về hoạt động công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Những lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất canh tác, họ sẽ được Nhà
đầu tư đền bù một khoản tiền. Với số tiền đó, họ dùng để tạo nghề mới, tìm
việc mới… và có rất nhiều vấn đề khác cũng thay đổi theo.

phận ruộng đất này không còn tư liệu sản xuất chính để đảm bảo cuộc sống.
Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có chủ trương, chính sách và các biện pháp
giải quyết việc làm cho lao động mất đất do quá trình CNH, HĐH. Cơ chế
16
giải quyết việc làm, tạo việc làm cần được xã hội hoá có sự tham gia của các
bên như: người lao động bị thu hồi đất, tổ chức sử dụng đất thu hồi, tổ chức
sử lao động, tổ chức đào tạo lao động và nhà nước Mỗi bên đều có nhiệm
vụ chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ để công tác giải quyết
việc làm đạt hiệu quả cao.
Công tác giải quyết việc làm cho lao động trong diện giải toả đất nông
nghiệp là cần thiết vì nó không chỉ giúp nền kinh tế phát triển mọi mặt, mà
còn làm xã hội ổn định. Lao động có việc làm đầy đủ sẽ làm giảm thất nghiệp
và các tệ nạn xã hội. Đời sống của người dân sẽ được ổn định, chất lượng
cuộc sống sẽ được nâng cao, giảm gánh nặng cho xã hội và chính phủ.
Công tác giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện bị giải toả đất nông
nghiệp là làm giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao
động trong các ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ. Giải
quyết việc làm cho lao động mất đất trong quá trình xây dựng các khu công
nghiệp là một vấn đề kinh tế - xã hội luôn được đặt ra và đòi hỏi đồng thời
giải quyết cùng với quá trình CNH, HĐH của cả nước.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho người lao động
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động chịu tác động rất nhiều
của điều kiện tự nhiên. Trước hết phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu sau:
Vị trí địa lý: vị trí địa lý của địa phương là điều kiện tiên quyết tới sự phát
triển và cơ cấu của các ngành kinh tế. Khi địa phương có vị trí địa lý thuận lợi về
giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước thì các nhà đầu tư sẽ có điều kiện
thuận lợi hơn trong trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời tiết kiệm được
nhiều chi phí trong quá trình đầu tư cũng như khi doanh nghiệp đi vào hoạt
động. Địa phương mà thu hút được càng nhiều nhà đầu tư thì nền kinh tế của địa

mẽ đến sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Địa phương nào có
nhiều tài nguyên, khoáng sản sẽ có các ngành công nghiệp khai thác phát triển
mạnh mẽ. Theo đó còn có sự phát triển của các ngành vận tải, dịch vụ giúp
cho kinh tế địa phương phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động.
1.3.2. Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế, ở đây được hiểu là trình độ phát triển kinh tế, là một
trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc làm của người lao động. Điều
kiện kinh tế ở trình độ cao thì các ngành kinh tế sẽ phát triển mạnh, tạo ra
nhiều việc làm cho người lao động.
Trình độ phát triển kinh tế của địa phương được thể hiện rõ nhất qua
tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế của địa phương đó. Địa
phương có nền kinh tế phát triển thì trong cơ cấu kinh tế các ngành công
nghiệp, thương mại, dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao. Sự phát triển của các
ngành này sẽ sử dụng rất nhiều lao động, vì nếu 1 ha đất nông nghiệp chỉ cần
1 – 2 lao động để tiến hành sản xuất thì nay đối với 1 ha đất dành cho
phát triển công nghiệp, dịch vụ thì cần nhiều lao động hơn,s từ đó vấn đề
giải quyết việc làm cho người lao động sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.
Khi địa phương có nền kinh tế phát triển, lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá thu hút nhiều lao động nông nghiệp tại
địa phương. Do trồng lúa chỉ cần 1 – 2 lao động/ha thì nay khi chuyển sang
trồng hoa, cây công nghiệp… thì lượng lao động cần nhiều hơn vì các khâu
sản xuất đòi hỏi cao hơn.
Khi nền kinh tế của địa phương không phát triển hoặc phát triển chậm,
địa phương sẽ không tạo được nhiều cơ hội làm việc cho người lao động, từ
đó công tác giải quyết việc làm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, kinh tế
không phát triển hoặc phát triển chậm còn là nguyên nhân dẫn tới phát triển
chậm về giáo dục đào tào. Giáo dục đào tạo phát triển chậm sẽ làm cho chất
19
lượng lao động thấp, làm giảm cơ hội có việc làm của người lao động.
1.3.3. Điều kiện xã hội

đào tạo, nâng cao tay nghề để có thêm kinh nghiệm, kiến thức và nhận thức.
Điều đó mới có thể nâng cao vị thế bản thân mỗi lao động.
Môi trường xã hội, an ninh trật tự: vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xã hội, an ninh trật tự. Môi trường
xã hội tốt, người lao động sẽ có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, học tập nâng cao
trình độ văn hoá, chuyên môn từ đó mà nâng cao khả năng giải quyết việc làm
của người lao động. Tình hình an ninh trật tự tốt sẽ giúp cho người dân yên tâm
học tập văn hoá chuyên môn, chú trọng sản xuất giúp cho sản xuất phát triển,
mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. An ninh trật tự tốt cũng
sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, thu hút họ đến đầu tư phát triển sản xuất ở
địa phương, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
1.3.4. Chính sách và cơ chế của nhà nước
Cơ chế chính sách của chính phủ quốc gia, của chính quyền địa phương,
các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố quan trọng tạo việc làm
cho người lao động. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, chính phủ sẽ đề ra những
chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời
sống, mở rộng hoặc thu hẹp việc làm của ngành này hay ngành khác, tạo môi
trường để người sử dụng lao động và người lao động gặp nhau. Chẳng hạn,
chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, do
đó cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo vùng cũng thay đổi.
Đảng ta đã xác định phương hướng cơ bản là: “Nhà nước cùng toàn dân
ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế xã
hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân mọi nhà đầu tư mở
21
mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được
tự do hành nghề, thuê mướn lao động theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc
làm, tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư
trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Mở rộng
kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động”.
Trong Bộ luật lao động của nước ta quy định: “Người lao động có quyền

Từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết lao động dư thừa, hạn chế
tệ nạn xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Nhật Bản.
* Kinh nghiệm của Thái Lan
Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan đang
giảm dần do tốc độ công nghiệp hoá, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải trí,
khu đô thị, kém theo hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác
mới theo phương châm bền vững khiến đất canh tác bị rửa trôi, xói mòn hoặc
nhiễm mặn. Điều đó khiến người nông dân không mặn mà với nghề nông, bỏ
lại ruộng vườn đến những thành phố lớn kiếm việc, tạo áp lực việc làm tại các
thành phố lớn. Vậy Thái Lan đã giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân thì vấn
đề liên quan đến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức của
người nông dân được coi trọng hướng đến. Các khoá học tại chỗ về kỹ thuật
canh tác, chuyển giao công nghệ được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút
và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông thôn.
- Tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giảm rủi ro trong
sản xuất nông nghiệp cho người nông dân, xoá bỏ thuế nông nghiệp.
23
- Triển khai chương trình điện khí hoá nông thôn, xây dựng hệ thống
thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, cải tạo những
vùng đất thoái hoá, khô cằn nâng cao độ màu mỡ cho đất. Điều này giúp tăng
diện tích đất canh tác cho nông dân, góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất.
1.4.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi
đất của một số địa phương trong nước
* Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu
hồi đất của huyện Nghi Lộc – Nghệ An
Trên địa bàn huyện Nghi Lộc có gần 2.752.000 m2 đất sản xuất bị thu
hồi để xây dựng khu công nghiệp. Tổng số hộ thuộc diện bị thu hồi đất gần
3.200 hộ, với hơn 13.780 lao động, trong số đó chỉ có khoảng 2% lao động đã


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status