nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung na -butyrate vào khẩu phần ăn tới trạng thái đường tiêu hoá, tình trạng tiêu chảy và hiệu quả nuôi lợn con giống ngoại sau cai sữa - Pdf 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ LỆ
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG NA -BUTYRATE
VÀO KHẨU PHẦN ĂN TỚI TRẠNG THÁI ĐƯỜNG TIÊU HOÁ, TÌNH
TRẠNG TIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ NUÔI LỢN CON GIỐNG NGOẠI
SAU CAI SỮA TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI”
Chuyên ngành: Ch¨n nu«i
Mã số: 60 6240

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại:
trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Ngày 7 tháng 11 năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên,
Thư Viện trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang

1.1.5.3. Các chế phẩm cung cấp kháng thể 37
1.1.5.4. Kháng sinh thảo dược 37
1.1.5.5. Acid hữu cơ 38
1.1.6. Axit hữu cơ Na - butyrate một giải pháp thay thế kháng sinh 40
1.1.6.1. Công thức hoá học và cơ chế tác động 40
1.1.6.2. Tác dụng của Na - butyrate đối với vật nuôi 40
1.1.6.3. Hiệu quả kinh tế mà sodium- butyate mang lại 41
1.1.6.4. Liều sử dụng 42
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các giải pháp thay thế
kháng sinh 42
1.2.1. Ngoài nước 42
1.2.2. Trong nước 45
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1. Đối tượng nghiên cứu 48
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 48
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 48
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 48
2.3. Nội dung nghiên cứu 48
2.4. Phương pháp nghiên cứu 49
2.4.1. Phương pháp làm tiêu bản lát cắt ngang, nghiên cứu biến đổi tổ chức
học hệ thống nhung mao ruột non 49
2.4.2. Phương pháp thí nghiệm chuồng trại 50
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định 52
2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.1.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng 52
2.1.5.2. Các chỉ tiêu về thức ăn 52
2.1.5.3. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy 53
2.1.5.4. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của thí nghiệm 53

1. Kết luận 84
3. Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
I. Tài liệu tiếng Việt 87
II. Tài liệu tiếng nước ngoài 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 50
Bảng 3.1: Kết quả xác định độ cao của nhung mao ruột non 57
Bảng 3.2: Giá trị pH chất chứa của đường tiêu hoá lợn con thí nghiệm 63
Bảng 3.3: Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu VSV đường tiêu hoá 65
Bảng 3.4a: Khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm (kg/con) 67
Bảng 3.4b: Thí nghiệm lần 2 67
Bảng 3.4c: Thí nghiệm lần 3 68
Bảng 3.4: Khối lượng cơ thể lợn thí nghiệm tính chung cho 3 lần nhắc lại 68
Bảng 3.5: Tăng khối lượng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)
tính chung cho 3 lần nhắc lại 72
Bảng 3.6. Tăng khối lượng tương đối của lợn thí nghiệm (%) tính chung cho
3 lần nhắc lại 74
Bảng 3.7: Mức thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) tính chung
cho 3 lần nhắc lại 75
Bảng 3.8: TTTA/ kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm (kg) tính chung cho
3 lần thí nghiệm 76
Bảng 3.9: Tiêu tốn protein cho kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (g/kg) 78
Bảng 3.10: Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho kg tăng khối lượng lợn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn và
các thông tin trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Thị Lệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn, trong suốt quá trình thực hiện tôi luôn được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và những ý kiến đóng góp quý

TTTA: tiêu tốn thức ăn
ĐC: đối chứng
TN1:thí nghiệm 1
TN2: thí nghiệm 2
Bq: bình quân
Đ: đồng
ĐVT: đơn vị tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Thức ăn thí nghiệm

Lợn bắt đầu thí nghiệm
Lợn kết thúc thí nghiệm

Điều trị lợn con tiêu chảy
Chăm sóc lợn thí nghiệm


Việc tìm các sản phẩm thay thế kháng sinh đang là việc làm cấp bách,
các nhà khoa học trong nước cũng đang tích cực tiếp cận xu thế này và bước
đầu có được kết quả khích lệ (Trần Quốc Việt và cộng sự, 2006) [44]. Bên
cạnh đó, tiếp thu và thử nghiệm các sản phẩm thay thế kháng sinh từ nước
ngoài cũng là một xu hướng cần tiến hành để rút ngắn khoảng cách trong thực
tiễn chăn nuôi nước ta với thế giới. Trong các loại sản phẩm thay thế kháng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
sinh, axit hữu cơ là loại sản phẩm được quan tâm nghiên cứu vì những đặc
tính ưu việt: An toàn cho vật nuôi và con người, cải thiện chức năng tiêu hoá,
ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường ruột, không tồn dư và
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nắm bắt xu hướng ấy, vừa qua trong hội chợ triển lãm công nghệ chăn
nuôi năm 2008 đã có công ty liên doanh giới thiệu sản phẩm Na- Butyrate do
Công ty Singao (Trung Quốc) sản xuất và khuyến cáo sử dụng. Việc đưa
nhanh các sản phẩm công nghệ cao vào sản xuất chăn nuôi ở nước ta nói
chung và miền núi nói riêng nơi mà trình độ chăn nuôi còn có nhiều hạn chế,
vệ sinh thú y trong chăn nuôi còn thấp sẽ góp phần tích cực làm tăng hiệu quả
kinh tế.
Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, chúng tôi cho rằng việc triển khai đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na -Butyrate vào khẩu phần
ăn tới trạng thái đường tiêu hoá, tình trạng tiêu chảy và hiệu quả nuôi lợn
con giống ngoại sau cai sữa từ 21 đến 60 ngày tuổi” là cần thiết.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định khả năng thay thế kháng sinh của chế phẩm Na-Butyrate
trong việc kích thích sinh trưởng làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn con giai
đoạn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi.
- Xác định được vai trò của Na-butyrate trong việc hạn chế bệnh tiêu

1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn con
Mục đích của việc chăn nuôi lợn con giai đoạn theo mẹ là làm thế nào
để lợn con đạt khối lượng cai sữa cao, khi nuôi thịt lợn sinh trưởng phát triển
nhanh, đồng thời là cơ sở để tạo giống tốt và giúp chúng ta nâng cao được sức
sống của đàn con. Để đạt được mục đích trên, bên cạnh việc tạo cho lợn con
điều kiện chăm sóc tốt, chúng ta cần hiểu rõ các đặc điểm của lợn con theo
mẹ, đặc biệt là đặc điểm sinh lý tiêu hoá lợn con, để từ đó có biện pháp nuôi
dưỡng và tác động dinh dưỡng phù hợp.
1.1.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa dạ dày lợn con
Đặc điểm cơ quan tiêu hoá lợn của con giai đoạn theo mẹ phát triển
nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá: Dung tích dạ dày
lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi
tăng gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng
0,03 lít ).
Đối với lợn con, sự tiết dịch có những đặc điểm khác biệt với lợn lớn.
Theo Trương Lăng (2004) [16] lợn con 20 ngày tuổi có phản xạ tiết dịch còn
chưa rõ, ban đêm lợn mẹ tiết nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị ở lợn con. Khi
cai sữa lượng dịch vị tiết ra ngày và đêm gần bằng nhau, độ axit của dịch vị lợn
con thấp nên hoạt hoá pepsin kém, khả năng diệt khuẩn kém. Hàm lượng axit
biến đổi theo lứa tuổi lợn con, axit HCL tự do xuất hiện ở 25-30 ngày tuổi và
diệt khuẩn rõ nhất ở 40-50 ngày tuổi. Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và cộng
sự (2006) [33] cho biết chức năng tiêu hoá của lợn con sơ sinh chưa hoàn thiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Trong giai đoạn theo mẹ, chức năng của bộ máy tiêu hoá lợn con được hoàn
thiện dần thể hiện ở sự thay đổi hoạt tính các enzym trong dịch vị.
- Men pepsin: lợn con dưới một tháng tuổi, men pepsin trong dạ dày lợn

caseinogen ở dạng hoà tan chuyển thành caseinatcalci (dạng đông vón), có thể
lưu lâu trong dạ dày tạo điều kiện cho pepsin hoạt động, phần nhũ thanh (dịch
trong còn lại) của sữa được chuyển xuống ruột non để tiêu hóa.
1.1.1.2. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa ruột
Theo Từ Quang Hiển (2003) [10] Dung tích ruột non của lợn con lúc
10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi
gấp 50 lần. Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ
sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần.
Thức ăn từ dạ dày khi xuống ruột non chịu tác động phối hợp của các
enzym trong dịch tụy, dịch ruột và các chất xúc tác tiêu hóa trong dịch mật để
biến đổi về thành phần hóa học.
* Nhóm enzym phân giải protein
- Men trypsin: Là enzym chính của dịch tụy, được tiết ra dưới dạng
tripsinogen không hoạt động rồi được enterokinase của tá tràng hoạt hóa trở
thành dạng tripsin hoạt động sau đó là quá trình hoạt hóa tripsinogen.
Là men tiêu hoá protein của thức ăn, ở thai lợn lúc 2 tháng tuổi, trong
chất tiết đã có men trypsin, thai càng lớn hoạt tính của men này càng cao. Khi
lợn con mới đẻ ra, men trypsin của dịch tụy là rất cao để bù đắp lại khả năng
tiêu hoá kém của men pepsin dạ dày.
Tripsin có hoạt lực cao nhất ở pH = 8, tác dụng tương tự như pepsin
nhưng hoạt lực mạnh và triệt để hơn.
Tripsin phân giải protein tạo thanh polipeptid và amino acid.
- Chimotripsin cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là
chimotripsinogen sau khi được tripsin hoạt hóa sẽ chuyển thành chimotripsin
hoạt động, pH tối ưu = 8, tác dụng tương tự tripsin.
- Alastase phân giải alastin (gân, bạc nhạc) thành peptit và amino acids.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi. Đây chính là điểm cần lưu ý khi bổ
sung thức ăn cho lợn con.
Sau một tháng tuổi, quá trình tiêu hoá hấp thu các chất dinh dưỡng tiến
hành chủ yếu ở dạ dày và ruột non. Trong một ngày đêm phân giải 45%
gluxit, 50% protit. Ruột già chủ yếu tiêu hoá chất xơ nhờ hệ vi sinh vật ở
manh tràng phân giải (Từ Quang Hiển, 2003) [10].
Như vậy, để tăng tỷ lệ tiêu hoá và giảm tiêu chảy ở lợn con cũng như
để phù hợp với khả năng tiêu hoá của lợn thì trong sản xuất thức ăn cho lợn
con giai đoạn tập ăn và sau cai sữa chúng ta nên sử dụng các loại thức ăn dễ
tiêu hoá như: Bột sữa, đường lactose,… thức ăn cần được rang chín và nghiền
nhỏ đồng thời bổ sung thêm một số axit vô cơ như: axit lactic,…
1.1.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn con
Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn con có vai trò nâng cao sức
sử dụng thức ăn đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể lợn. Sự phát triển
mạnh của vi khuẩn sinh axit và vi khuẩn tổng hợp các chất có hoạt tính sinh
học, đồng thời ức chế vi khuẩn gây thối là một quá trình có lợi cho cơ thể
(Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1995) [7].
Ở dạ dày và ruột của động vật mới sinh ra chưa có vi khuẩn, sau vài giờ
thấy một vài loại vi khuẩn và từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hàng ngày,
một số loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sôi nảy nở ở đó,
chúng có thể bị biến đổi ít nhiều nhưng căn bản vẫn sống cho đến khi con vật
chết. Thành phần và số lượng của hệ vi sinh vật thay đổi tùy theo loại thức ăn,
nếu thức ăn nhiều gluxit thì vi khuẩn tạo axit trong ruột rất phát triển.
Có thể chia vi sinh vật thành 2 loại “ vi sinh vật tùy tiện” thay đổi tùy
theo loại thức ăn và loại “vi sinh vật bắt buộc” là loại vi sinh vật thích nghi
ngay được với môi trường đường ruột và dạ dày trở thành loại định cư vĩnh
viễn. Hệ vi sinh vật bắt buộc gồm: streptococcus, lactic, lactobacterium, acid
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
* Hệ vi sinh vật của ruột già
Số lượng vi sinh vật ở ruột già tăng hơn nhiều so với ruột non do tác
dụng khử trùng của ruột đã không còn, mà các điều kiện về dinh dưỡng, độ
ẩm, nhiệt độ lại thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.
Hệ vi sinh vật chủ yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn có nha bào
entrococcus. Gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở lên. Trong ruột già
của động vật ngoài hệ vi sinh vật hoại sinh còn có hệ vi sinh vật gây bệnh
nhưng chưa thể hiện bằng triệu chứng lâm sàng: Vi khuẩn phó thương hàn, vi
khuẩn brucella, uốn ván (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980) [25].
Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự (1995) [7] trong hệ tiêu hóa của động
vật, hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định đảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hóa, khi đó
phần lớn các vi khuẩn có lợi là vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% và hoạt
động hữu ích cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn
có hại cạnh tranh phát triển gây rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy (nhất là
lợn con theo mẹ), loại vi khuẩn thường gặp là E.coli và salmonella…
Nhiều thực nghiệm còn xác nhận rằng: nhiều loại vi khuẩn đường ruột
đã sinh ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ra bệnh
như: Vi khuẩn phó thương hàn, vi khuẩn thối rữa. Ở lợn con mới sinh, hệ vi
sinh vật đường ruột chưa phát triển, chưa đầy đủ số lượng vi khuẩn có lợi, cho
nên chưa tạo được sự cân bằng về hệ vi sinh vật đường tiêu hoá lợn con, tạo
điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh như E.coli phát triển mạnh nên lợn con
bị rối loạn tiêu hoá.
Theo YuYu (2005) [47], ở lợn con bú sữa, nhóm vi khuẩn
Lactobacillus spp, trong dạ dày và đường tiêu hoá phát triển mạnh. Vi khuẩn
này sử dụng một số đường lactose của sữa để sản sinh ra axit lactic làm giảm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status