Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại xã phúc trạch huyện bố trạch tỉnh quảng bình giai đoạn gần đây - Pdf 22

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh, quốc phòng…Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai và thống nhất quản lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô
thị hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất
ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề
đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách
tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai.
Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật
quy định quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp năm 1992 nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định
181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật
đất đai năm 2003, Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất
đai được ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004, Thông tư 29 về hướng
dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày 01 tháng 11 năm
2004…
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng
bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất
ngày càng đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng
nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ
quyền và lợi ích và chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai.
Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng.
1
Phúc Trạch là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình. Là nơi có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua và là xã

thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí
hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,
…) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với các mạch nước ngầm và khoáng
sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của
con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại.
Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng
đứng và theo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn
đối với hoạt động sản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài
người
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất.
Đối với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động
đến đất làm tăng độ phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên
của vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó
chúng ta phải xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp
bố trí sử dụng đất phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động,
chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế…Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý
nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường
được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
3
nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu
của thị trường.
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của
việc sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không
thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không
gian cho mọi hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy
đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá
trình sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài

trong luật này gọi chung là người sử dụng đất. Được quy định ở điều 9 luật
đất đai 2003.
2.3.1.2 Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất dai
- Mục đích
+ Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của người sử dụng.
+ Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước.
+ Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
+ Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
- Yêu cầu
Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích,
chất lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến trung ương.
2.3.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai.
Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý Nhà
nước về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được
quản lý lẻ tẻ từng vùng.
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại,
hạng phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó.
5
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống
nhất trong toàn quốc.
- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong
ngành địa chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống
nhất so sánh trong cả nước.
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước.
- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải
phản ánh được.

chính, lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát đo đạc đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai
- Quản lý tài chính về đất đai
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
- Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
- Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các
vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
2.4. Cơ sở pháp lý
7
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất.
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003.
- Hiến pháp 1992.
- Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc
thi hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban
hành ngày 29 tháng 10 năm 2004.
- Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính

sau khi tới Việt Nam, Pháp đã cho lập bản đồ địa chính theo toạ độ và
lập sổ địa bạ mới nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để.Công
trình lập bản đồ địa chính két thúc năm 1898 tại Nam Bộ, năm 1925
tại Bắc Bộ và đến năm 1945 chưa hoàn thành ở Trung Bộ.
Cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, năm
1946 hiến pháp đầu tiên ra đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của nhà
nước trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Tháng 11/1953 hội nghị lần
thứ V của ban chấp hành trung ương Đảng thông qua cương lĩnh ruộng
đất và quyết định cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng mua, trưng thu ruộng
đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến khoảng 1956 đã hoàn thành
cải cách ruộng đất. Như vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đất cho
nông dân, xoá bỏ giai cấp địa chủ đã có hàng nghìn năm. Tuy nhiên công
tác này gặp phải những sai lầm nhất định và hậu quả để lại của nó là nạn
đói hoành hành, đất đai bị hoang hoá.
Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn chính phủ đã ban hành
chỉ thị 354/TTg trong đó có việc hợp thức hoá nông nghiệp, người dân
làm ăn theo công điểm. Nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra
không đủ ăn, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết
9
tình trạng trên Nhà nước đã ban hành nghị quyết khoán mười (nghị quyết
10-NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra đời đã kích thích tính chủ động
sáng tạo của người dân, người dân hăng hái tham gia sản xuất.
Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể
và sở hữu tư nhân về đất đai.
Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ
đất đai, nhà nước thống nhất quản lý.
Năm 1987 luật đất đai đầu tiên ra đời mở ra bước ngoặc mới cho công
tác quản lý và sử dụng đất nước ta. Tiếp theo đó là các thông tư nghị định
của các bộ ban hành nhằm điều chỉnh, hướng dẫn những chính sách đất

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 2003
ra đời, công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã đã đi vào nề
nếp. Việc thực hiện nội dung quản lý Nhà nước và sử dụng đất trên địa
bàn đạt được những kết quả nhất định. Đại bộ phận đất nông nghiệp,
chưa sử dụng đã được giao cho các chủ sử dụng đất cụ thể công tác
giao đất thực hiện khá tốt; công tác thanh tra giải quyết đơn khiếu nại
được chú trọng, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội và giữ vững sự ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều hạn
chế. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất chưa
được thực hiện, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm; cán bộ địa chính
chưa đáp ứng nhu cầu nên công tác tham mưu giúp UBND xã thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập dẫn đến việc
khai thác tiềm năng đất đai cũng như việc sử dụng các loại đất mang lại
hiệu quả không cao.
11
12
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Phúc Trạch
- Toàn bộ quỹ đất của xã Phúc Trạch
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quá trình sử
dụng đất trên địa bàn xã
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Phúc Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình. Xã có vị trí:
- Phía Bắc giáp xã Lâm Trạch
- Phía Tây giáp xã Xuân Trạch.
- Phía Nam giáp xã Sơn Trạch.
- Phía Đông giáp xã Liên Trạch và Hưng Trạch.
Phúc Trạch có thượng nguồn của sông Son, có 2 nhánh Đông và Tây
của đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài khoảng trên 4km, do
đó rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại bằng đường sông cũng như
đường bộ và tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - văn hoá
– xã hội
4.1.1.2.Địa hình
Phúc Trạch có diện tích đất tự nhiên khoảng 6022.35ha, trong đó vùng
đồi núi và đá vôi chiếm hơn 3/4 diện tích.
14
Phúc Trạch là một xã miên núi nên có địa hình khá phức tạp, xã có
chiều dài khoảng 15km và được phân thành 4 khu vực chính đó là: Phúc
khê ( trước đây gọi là Khe Ngang ), Phúc Đồng (trước đây gọi là Troóc ),
Thanh Sen và Chày Lập.
15
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn:
* Khí hậu
Phúc Trạch có chế độ khí hậu phức tạp, mang tính khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm, mưa nhiều song phân bố không đều giữa các tháng trong năm.
Khí hậu được chia làm 2 mùa là mùa đông và mùa hè, ngoài ra còn chịu
ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào).
- Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 23 - 24
0
C, nhiệt độ cao nhất trong
năm là 40 - 41
0

hàng năm được bồi đấp bởi hai con sông: sông Chày và sông Vạc Chèo,
ngoài ra do địa hình được bao bọc xung quanh là núi cho nên hàng năm
vùng đồng bằng cũng được bồi đắp một lượng phù sa đáng kể làm cho
đất đai có tầng đất canh tác dày và tương đối màu mỡ và tạo điều kiện
cho vùng phát triển cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn
ngày.
* Tài nguyên nước
Trên địa bàn xã có hai con sông lớn chảy bao quanh bắt nguồn từ các
dãy núi và các nhánh sông suối nhỏ đổ vào, kết hợp với hệ thống hói, ao,
hồ và nguồn nước ngầm cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, và
phục vụ đời sống dân sinh.
Như vậy nguồn nước mặt của xã dồi dào thuận lợi cho phát triển thuỷ
lợi phục vụ sản xuất.
* Tài nguyên rừng
Diện tích đất có rừng trên địa bàn xã là 3487.87 ha, trong đó rừng sản
xuất(RSX) là 2357.87 ha, rừng đặc dụng(RDD) là 1130.00ha.Xã nằm
trong vành đai của rừng quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nên tài nguyên
rừng khá đa dạng và phong phú tuy nhiên những năm gần đây bị người
dân tàn phá nặng nề. Hiện nay rừng chủ yếu là rừng tái sinh và trồng lại
theo các dự án như: 327 hay 661. Do diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và
phần lớn là rừng mới trồng nên khả năng che phủ và chống xói mòn vẫn
chưa được tốt lắm, chất lượng rừng vẫn ở mức trung bình do chưa được
đầu tư thâm canh cao
* Tài nguyên khoáng sản
17
Phúc Trạch là xã với hơn 3/4 diện tích là đồi núi và đá vôi nên trữ
lượng đá vôi trên địa bàn xã khá lớn là nguồn cung cấp vật liệu lớn cho
ngành xây dựng, ngoài ra còn có một số trữ lượng mỏ sắt tương đối lớn
chuẩn bị đưa vào khai thác và đây có thể là nguồn thu lớn cho ngân sách
xã trong tương lai.

Lúa
Diện tích(ha) 66.02 66.02 66.02 66.02 66.02
Năng suất(tạ/ha) 38.7 39.5 43.3 44.52 45.13
Sản lượng(tấn) 255.49 260.78 285.86 293.92 297.94
Lạc
Diện tích(ha) 309.38 309.38 300.20 269.75 269.75
Năng suất(tạ/ha) 16.95 17.98 18.02 18.32 18.46
Sản lượng(Tấn) 524.39 556.26 540.96 494.18 498.04
Ngô
Diện tích(ha) 145.5 143.65 142.74 141.24 141.24
Năng suất(tạ/ha) 33.65 35.15 37.42 39.30 39.56
Sản lượng 489.60 504.92 534.13 555.07 558.74
(nguồn báo cáo của UBND xã Phúc Trạch)
Tiếp tục thực hiện đề án phát triển chăn nuôi có hiệu quả, tăng số
lượng chất lượng đàn gia súc, gia cầm; phòng chống dịch lở mồm
long móng, kiểm dịch gia súc, kiểm soát giết mổ gia cầm tại chợ
Troóc. Hiện nay trên địa bàn xã có tổng đàn trâu, bò 3856 con, tổng
đàn lợn 1200 con, gia cầm trên 27000 con.
* Phát triển kinh tế trang trại
Tiếp tục củng cố duy trì phát triển các trang trại chăn nuôi phát triển
sau khi có công bố hết dịch, thời gian trang trại chăn nuôi trên địa bàn
hoạt động ổn định, tập huấn hướng dẫn đầu tư kỹ thuật nuôi trồng để bà
con duy trì, phát triển nuôi, toàn xã hiện có trên dưới 10 trang trại theo
mô hình lợn + cá + vịt ,dê; vườn + ao + chuồng + rừng đang khôi phục,
mở rộng và phát triển.
* Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện tại trên địa bàn là 3487.87 ha
chiếm tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Xã đã hoàn thành việc đo đạc lại
19
toàn bộ diện tích đất rừng và làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận

Phúc Khê, Thanh Sen. Dân số Phúc Khê có 555 hộ với 2682 khẩu, Phúc
Đồng có 1047 hộ với 4423 khẩu, Thanh Sen có 525 hộ với 2450 khẩu,
Chày Lập có 171 hộ với 810 khẩu
- Mức sống và thu nhập
Phúc Trạch là một xã có diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp khá
lớn do vậy có tới 90% lao động nông nghiệp và thu nhập của nhân dân
trên địa bàn chủ yếu cũng từ nông nghiệp. Tổng thu ngân sách trên địa
bàn xã là 953116880 đồng (30/11/2009), tổng thu nhập bình quân đầu
người 3.52 triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 là
18.57%. Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà
nước đời sống người dân đã tưng bước được cải thiện. Nhưng nhìn chung
mức sống và thu nhập vẫn còn ở mức thấp.
4.1.2.3. Hạ tầng kỷ thuật.
* Giao thông
Hệ thống giao thông của xã ngày càng được nâng cấp, cải tạo để phục
vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân. Hiện nay
trên địa bàn xã phần lớn các tuyến đường liên thôn đều được bê tông hoá,
nhựa hoá. Tuy vậy một số khu vực vẫn sử dụng đường đất và đường cấp
phối đã xuống cấp ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đi lại và vận chuyển của
người dân nhất là trong mùa mưa lũ. Trong thời gian sắp tới xã sẽ phấn
đấu 100% các tuyến đường giao thông nông thôn đều được bê tông hoá.
Trên địa bàn xã bao gồm các tuyến đường chủ yếu sau:
- 2 nhánh Đông – Tây của đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua khu vực
Phúc Đồng và Thanh Sen, Chày Lập tổng chiều dài khoảng 6.5km.
- Tuyến đường Phúc Đồng (Troóc) – Phúc Khê rộng 6m, kết cấu
đường là cấp phối, với tổng chiều dài 6.5km.
- Tuyến đường Troóc – Thanh Sen – Chày Lập rộng 5m, kết cấu là bê
tông và nhựa, với tổng chiều dài 3km.
21
- Giao thông nội đồng khu vực Phúc khê khoảng 4.5km, rộng 3m.

Trên địa bàn xã hiện có 1 trường Mần non, 2 trường tiểu học ,1 trường
Trung học cơ sở, 1 trường Trung học phổ thông.
Lảnh đạo các trường đã tập trung chỉ đạo đúng mức nên chất lượng
đại trà ở các cấp học được nâng lên, chất lượng mũi nhọn được duy trì và
có nhiều chiều hướng phát huy tốt.Cán bộ, giáo viên, nhân viên các
trường học đã có nổ lực lớn trong tổ chức dạy và học, nhất là quan tâm
đầu tư các mũi nhọn.
Tỷ lệ học sinh THCS về học lực đạt khá giỏi: 31.3%, trong đó: giỏi 2.8%,
khá 28.5%, trung bình 58.9%, yếu 9.5%, kém 0.2%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT
đạt 66%.
Học sinh tiểu học về học lực đạt khá giỏi: 44.45%, trung bình 53.29%,
yếu 2.17%, kém 0.1%.
Năm học 2009 – 2010 có 83 lớp với 2252 học sinh, trong đó: THCS
24 lớp với 864 học sinh, trường tiểu học số 1 là 26 lớp với 727 học sinh,
tiểu học số 2 là 20 lớp với 341 học sinh,Mần non 13 lớp với 320 học sinh.
Vào đầu năm học mới đến nay ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên,
nhân viên trường THCS đã có nhiều cố gắng trong việc vận động phụ
huynh và thuyết phục học sinh bỏ học trở lại trường, vì vậy số lượng
học sinh bỏ học đã cơ bản trở lại trường,còn lại 16 học sinh đi làm ăn
xa không cs khả năng trở lại trường.
Huy động trẻ trong độ tuổi vào mẫu giáo đạt 45.9% trong đó trẻ 5 tuổi
đạt 98.2%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
* Y tế .
Xã có một trạm y tế với 7 giường bệnh và 5 nhân viên y tế, trong đó
có 1 bác sĩ, 3 y tá và 1 hộ lý. Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân, các chương trình quốc gia y tế; khám bảo
hiểm và cấp thuốc cho các đối tươngh hộ nghèo đạt 75.6%; xử lý nguồn
nước uống cho nhân dân sau mùa bảo lụt, thực hiện tốt các đợt truyền
23
thông về sức khoẻ sinh sản. Nhìn chung vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho

- Lực lượng lao động lớn có kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp.
Là điều kiện để khai thác, phát huy hết các tiềm năng của địa phương.
- Giao thông thuận lợi, xã có 2 nhánh Đông – Tây của đường mòn Hồ
Chí Minh chạy qua nên có nhiều thuận tiện trong việc đi lại và giao lưu
hàng hoá.
4.1.3.2. Khó khăn
- Là xã miền núi nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng hơn
60km cách trung tâm huyện lỵ khoảng hơn 45km về phía Nam nên xã gặp
nhiều khó khăn trong việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá phục
vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Địa hình phức tạp, phân thành nhiều khu vực nhỏ lẻ làm ảnh hưởng
đến việc quản lý.
- Khí hậu thời tiết nằm trong khu vực miền Trung nên cũng chịu ảnh
hưởng rất lớn của khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ nắng kéo dài kèm
theo gió Tây Nam, gió Lào khô nóng; còn vào mùa mưa khí hậu lạnh kèm
theo gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ hạ xuống rất thấp, lượng mưa tập
trung vào một số tháng gây ra ngập úng làm ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất đời sống dân sinh, đặc biệt là sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng, vật nuôi.
- Đất đai kém màu mỡ, địa hình dốc, phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp. Trình độ dân trí và tay nghề còn thấp, đa số lao động chưa
qua đào tạo, tập quán sản xuất dựa vào kinh nghiệm chưa áp dụng khoa
học kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm không cao.
- Áp lực gia tăng dân số, tốc độ gia tăng dân số nhanh ( tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên trên 1,19% /2009) do trong nhân dân còn nhiều quan niệm lạc
hậu.
25

Trích đoạn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Phúc Trạch Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status