Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Pdf 23


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN TIẾN MẠNH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. CHU ĐỨC DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học,
độc lập củ ậ
.

Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Mạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii

MỤC LỤC
i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong luận văn 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN
QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 5
1.1. Cơ sở lý luận cơ bản về thuế 5
1.1.1. Các khái niệm về thuế 5
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của quản lý thuế; Khái niệm, đặc điểm, vai trò
của doanh nghiệp nhỏ và vừa; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý thuế đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 8
1.1.3. Phân loại thuế 12
1.1.4. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế 14
1.1.5. Các sắc thuế cơ bản áp dụng đối với doanh nghiệp ở Việt Nam 17
1.1.6. Vai trò của thuế trong nền kinh tế 19
1.2. Khái niệm đặc điểm và nội dung quản lý thuế đối với doanh nghiệp 21

2.3.7. Chỉ số khai thuế, hoàn thuế 46
2.3.8. Chỉ số phát triển nguồn nhân lực 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CỤC THUẾ TỈNH PHỦ THỌ 47
3.1. Giới thiệu khái quát về Cục thuế tỉnh Phú Thọ 47
3.1.1. Đặc điểm phát triển kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ 47
3.1.2. Tổ chức bộ máy tại cấp Cục Thuế 50
3.1.3. Tổ chức bộ máy tại cấp Chi cục thuế 55
3.2. Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ 58
3.2.1. Thực trạng triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về thuế đối
với các doanh nghiệp trên địa bàn 58
3.2.2. Thực trạng và kết quả thực hiện quy trình quản lý thuế đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa 59
3.2.3. Thực trạng hiện đại hoá quản lý thuế đối với doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ 69
3.3. Một số kết quả, hạn chế trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 71
3.3.1. Một số kết quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp 71
3.3.2. Những hạn chế, trở ngại cho quản lý thế đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 74
3.4. Những nguyên nhân chủ yếu 76
3.4.1. Một số nguyên nhân chủ quan 76
3.4.2. Một số nguyên nhân khách quan 77
Chƣơng 4: HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DN
:
Doanh nghiệp
DNNN
:
Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD
:
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DNTN
:
Doanh nghiệp tư nhân
ĐTNN
:
Đầu tư nước ngoài
ĐTNT
:
Đối tượng nộp thuế
GDP
:
Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT
:
Giá trị gia tăng
HTX
:

Uỷ ban nhân dân
WTO
:
Tổ chức Thương mại thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Số lượng và tốc độ tăng trưởng bình quân của DN nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2013 48
Bảng 3.2. Thông kê công tác tuyền truyên, phổ biến chính sách pháp luật 58
Bảng 3.3. Kết quả đăng ký cấp mã số thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến
ngày 31/12/2013 60
Bảng 3.4. Tình hình nợ đọng thuế từ năm 2008 đến 31/12/2013 theo
sắc thuế 63
Bảng 3.5. Tình hình nợ đọng thuế từ năm 2008 đến 31/12/2013 theo đối
tượng doanh nghiệp 64
Bảng 3.6. Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2008-2013 65
Bảng 3.7. Kết quả thu thuế trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2008 đến 2013 66
Bảng 3.8. Kết quả thu thuế từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2008-2013 68


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước (NSNN), là công cụ
điều tiết và định hướng phát triển doanh nghiệp. Với vai trò của thuế, cần
thiết phải tổ chức tốt công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp.
Việt Nam đã tiến hành hai lần cải cách thuế, đó là cải cách thuế bước
một (1991-1995) và cải cách thuế bước hai (1996-2001). Kết quả đạt được
của hai cuộc cải cách này khá tốt, nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm, chưa
phát huy được hiệu quả thực sự như:
Hệ thống chính sách thuế còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, phù hợp và
sát với thực tế gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện.
Ví dụ như Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 01/7/2007, nhưng các văn
bản hướng dẫn lại được xây dựng rải rác từ cuối năm 2007 đến năm 2008 và
trong 6 tháng đầu năm 2009 mới tạm coi là đủ; Luật Doanh nghiệp mặc dù có
hiệu lực từ năm 2005, nhưng mãi tới năm 2008 mới có nghị định hướng dẫn
thực hiện. Chính sự không đồng bộ này đã dẫn đến hiện tượng chồng chéo
trong chỉ đạo và tổ chức thu thuế, do vừa phải theo cái mới, vừa theo cái cũ,
làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý thuế.
Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát và điều tiết hết các nguồn thu
trong nền kinh tế và chưa thật sự đảm bảo bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ
nộp thuế và phù hợp với thông lệ quốc. Điều đó đã dẫn đến những bất cập khi
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, gây khó khăn cho người
nộp thuế và người thu thuế, cụ thể là: Trong khi các nước trên thế giới khi
tính thuế giá trị gia tăng chỉ sử dụng một phương pháp tính thuế (phương
pháp khấu trừ), thì ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng hai phương pháp (khấu trừ
và trực tiếp). Việc áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp đã gây ra nhiều
bất hợp lý, không thể hiện tính ưu việt và thống nhất của thuế giá trị gia tăng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ" làm luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất các biện pháp đổi mới nhằm tăng cường quản lý thuế đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phù hợp với điều kiện mới.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
- Phân tích thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trên địa
bàn, làm rõ những kết quả, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu.
- Đề xuất các biện pháp đổi mới nhằm tăng cường quản lý thuế đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phù hợp với điều kiện mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu trong luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý thuế đối với một số sắc
thuế cơ bản: Thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu
thụ đặc biệt (bao gồm các nội dung cơ bản như triển khai thực hiện pháp luật,
chính sách về thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế, thực hiện quy trình và thủ
tục quản lý thuế , công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế
của người nộp thuế).
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong lĩnh vực quản lý thuế
đối với các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Về thời
gian, phân tích thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2013.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn có một số đóng góp về mặt khoa học như sau:
- Hệ thống hoá và có bổ sung, phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Cơ sở lý luận cơ bản về thuế
1.1.1. Các khái niệm về thuế
Để hiểu khái niệm về thuế một cách bao quát, chúng ta có thể xem xét
một số khái niệm trên các khía cạnh sau:
- Trên giác độ thu tài chính Nhà nước: Thuế là hình thức thu chủ yếu của
ngân sách Nhà nước. Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luật định của các
tổ chức kinh tế và dân cư cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình.
- Trên giác độ pháp luật: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các pháp
nhân và thể nhân có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước, phát sinh trên cơ sở văn
bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn
trả trực tiếp cho đối tượng nộp.
- Một cách tổng hợp: Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc
từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được
pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
Trong xã hội có Nhà nước không một thiết chế chính trị nào ngoài Nhà
nước có quyền quy định về thuế và thu thuế.
Quan điểm hiện đại về thuế trong nền kinh tế thị trường:
- Quan điểm truyền thống (cổ điển) về thuế: Một cách truyền thống,
người ta thường quan niệm rằng, thuế là một biện pháp bắt buộc của Nhà
nước do Nhà nước có quyền lực trong tay và do yêu cầu tồn tại của Nhà nước
để thực hiện các chức năng của mình nên có thể và phải đặt ra, buộc các tổ
chức, cá nhân trích một phần thu nhập để nộp nhằm nuôi dưỡng và duy trì các
hoạt động của Nhà nước. Do quan điểm này nên khi nói đến thuế là luôn chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6

7
nền hoà bình, chủ quyền do quốc phòng - an ninh mang lại. Xét trên góc độ
kinh tế thì hàng hoá, dịch vụ công cộng rất khó hoặc không thể loại trừ việc
sử dụng - thụ hưởng của một ai đó. Ví dụ: không thể loại trừ một người nào
sống trên lãnh thổ Việt Nam để người đó không được hưởng nền hoà bình.
Điều này làm phát sinh hiện tượng người ăn không, nghĩa là họ không cần chi
trả chi phí gì nhưng vẫn hoàn toàn có quyền sử dụng hàng hoá, dịch vụ bình
thường mà không có cách gì loại trừ họ được. Loại hàng hoá, dịch vụ công
cộng này không thể đưa ra trao đổi trên thị trường và người cung cấp chúng
không thể thu hồi được chi phí đã hao tổn để tạo ra chúng. Tuy nhiên nó lại
rất cần thiết cho xã hội và chỉ có thể là Nhà nước đứng ra đầu tư cung cấp cho
xã hội và cũng chỉ có Nhà nước mới có cách thu hồi lại chi phí bằng việc quy
định chế độ đóng góp bắt buộc đối với người được hưởng, đó là thuế. Như
trên đã nói Nhà nước quy định được thuế vì Nhà nước có quyền lực.
Vậy, thuế - theo quan điểm hiện đại - thực chất là khoản thu vào những
người đã sử dụng - hưởng thụ hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước cung cấp, là cái
giá mà những người hưởng hàng hoá, dịch vụ công cộng thuần tuý trả cho
người cung cấp là Nhà nước. Thuế hiển nhiên có đối khoản và có nội dung
kinh tế của nó (sự đối khoản vô hình, trừu tượng), điều này chứng tỏ tính hợp
lý về lý thuyết kinh tế, là căn nguyên lý giải thực tiễn các tổ chức, cá nhân
trong xã hội đã bằng lòng nộp thuế. Với quan điểm này giúp cho Nhà nước
xây dựng chính sách thuế được phù hợp và đúng đắn, trong đó Nhà nước là
người cung cấp dịch vụ, coi người nộp thuế là khách hàng.
Nói một cách khác: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ
chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy
định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích
chung toàn xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


được những kĩ thuật nghiệp vụ chủ yếu để việc thu thuế thành công, đóng góp
vào ngân sách Nhà nước.
Vai trò của quản lý thuế:
Quản lý thuế là một trong các nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền trong đó có các cơ quan quản lý thuế. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý
thuế không chỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống cơ qua Nhà nước,
mà có tác động tích cực tới quá trình thu, nộp thuế vào NSNN.
Quản lý thuế có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ
thuế được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào NSNN.
Thông qua việc lựa chọn áp dụng các biện pháp quản lý thuế có hiệu quả,
cũng như xây dựng và áp dụng quy trình, thủ tục về thuế hợp lý, cơ quan thuế
đảm bảo thu thuế đúng luật, đầy đủ và kịp thời vào NSNN.
Thông qua hoạt động quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách,
pháp luật cũng như các quy định về quản lý thuế. Những điểm còn bất cập
trong chính sách thuế và khiếm khuyết trong các luật thuế được phát hiện
trong quá trình áp dụng luật vào thực tiễn và qua các hoạt đọng quản lý thuế.
Trên cơ sở đó cơ quan điều hành thực hiện pháp luật đề xuất bổ sung sửa đổi
các luật thuế.
Thông qua quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết các
hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Theo quy định của
pháp luật thuế, người nộp thuế có trách nhiệm phải kê khai thuế. Nội dung kê
khai thuế là kê khai các hoạt động kinh tế phát sinh, các giao dịch kinh doanh
của người nộp thuế. Mặt khác, để quản lý thuế, cơ quan thuế phải tổ chức thu
thập, nắm bắt, lưu giữ thong tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh của người
nộp thuế. Như vậy, có thể thấy, thông qua quản lý thuế, Nhà nước đã thực
hiện kiểm soát các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. từ
việc kiểm soát các hoạt động kinh tế này, Nhà nước có thể có các chính sách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20
tỷ đồng
đến 100 tỷ
đồng
từ trên 200
người đến
300 người
II.Công
nghiệp và
xây dựng
10 người
trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
200 người
từ trên 20
tỷ đồng
đến 100 tỷ
đồng
từ trên 200
người đến
300 người

tìm mọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất, kể cả trốn lậu thuế.
Về trình độ văn hoá, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ: So với
những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước và thành phần kinh tế
đầu tư nước ngoài thì phần lớn những người chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa
đều có trình độ văn hoá chưa cao, chưa được đào tạo chính quy về các nghiệp
vụ quản lý, trình độ chuyên môn chủ yếu là tự học hoặc theo kinh nghiệm. Vì
vậy, nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa còn thấp, số đông các doanh nghiệp này hoạt động ở lĩnh vực thương mại
và dịch vụ, mục đích chính là mua đi bán lại kiếm chênh lệch giá, một số
lượng nhỏ hoạt động ở lĩnh vực sản xuất thì trình độ công nghệ thấp, trình độ
quản lý không cao do đó năng suất lao động đạt thấp, chất lượng hàng hoá sản
xuất không cao.
Về ý thức tuân thủ pháp luật: xuất phát từ trình độ còn hạn chế về trình
độ văn hoá chưa cao, chưa được đào tạo chính quy về các nghiệp vụ quản lý,
trình độ chuyên môn chủ yếu, nên phần lớn các chủ doanh nghiệp có trình độ
nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng rất thấp, biểu
hiện rõ nhất là số đông cơ sở kinh doanh không lập và giữ sổ sách kế toán
theo quy định. Một số cơ sở hiểu biết về pháp luật nhưng không thực hiện
nghiêm túc mà luôn lợi dụng những sơ hở trong chính sách, chế độ để trốn
tránh nghĩa vụ nộp thuế.
Về số lượng đối tượng: Số lượng các các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất
lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ
sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải, đến các loại hình thương
nghiệp, dịch vụ và được trải rộng trên khắp các địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có số tiền nộp thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số
thu nộp vào NSNN hằng năm.

được chia thành.
- Thuế thu nhập, như thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN),
- Thuế về tài sản, bao gồm:
+ Thuế sử dụng tài sản Nhà nước như: thuế nhà đất, thuế tài nguyên
+ Thuế chuyển nhượng tài sản như: thuế chuyển giao quyền sử dụng
đất, thuế mua bán các tài sản (nhà, xe cộ ).
- Thuế tiêu dùng: đánh vào hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường
trong nước và xuất, nhập khẩu (như: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK ).
Ngoài ra, còn phân biệt:
- Thuế luỹ tiến và thuế luỹ thoái: thuế luỹ tiến là thuế tăng lên cùng tỉ lệ
tăng của thu nhập nhưng mức độ tăng của thuế nhanh hơn mức độ tăng của
thu nhập. Thuế luỹ thoái là thuế giảm đi khi thu nhập chịu thuế tăng lên.
- Thuế danh nghĩa và thuế thực: Thuế danh nghĩa là các hình thức thuế
mà Nhà nước chủ trương đặt ra cho những đối tượng chịu thuế nào đó để đạt
mục tiêu điều chỉnh của mình, loại thuế này không dựa vào khả năng của
người nộp thuế (có tính tương đồng với thuế gián thu). Do có sự di chuyển
gánh nặng thuế đến các đối tượng chịu thuế khác nhau đã hình thành nên gánh
nặng thuế trên thực tế khác với thuế danh nghĩa, đó là thuế thực. Thuế thực đánh
vào khả năng của người nộp thuế (có tính tương đồng với loại thuế trực thu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại thuế
1.1.4. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế
Mỗi sắc thuế đều phải được quy định bằng một văn bản pháp luật có thể
là Luật thuế hoặc Pháp lệnh thuế. Trong một sắc thuế thông thường chứa đựng
các yếu tố cơ bản sau đây:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status