Nghiên cứu phát triển làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh - Pdf 24


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***

NGÔ THỊ PHƯƠNG THANH
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRÊN ðỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học : TS Vũ Thị Phương Thụy
HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

i

LỜI CAM ðOAN

LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm
giúp ñỡ tận tình, sự ñóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám ñốc trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện ðào tạo sau ðại học, Khoa Kinh tế và
Phát triển Nông thôn ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc ñến TS.Vũ Thị Phương Thụy ñã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện
luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND thị xã Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh ñã
tạo ñiều kiện, giúp ñỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn ñồng nghiệp, người thân
ñã ñộng viên, giúp ñỡ và tạo ñiều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực
hiện ñề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Thị Phương Thanh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm, thu thập tài liệu nghiên cứu 46
3.2.2 Phương pháp phân tích và dự báo tài liệu 49
3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 50
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
4.1 Tình hình phân bố và tổ chức các làng nghề tại thị xã Từ Sơn 52
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

iv

4.1.1 Tình hình phân bố các làng nghề tại thị xã Từ Sơn 52
4.1.2 ðặc ñiểm cơ cấu tổ chức sản xuất các làng nghề tại thị xã 54
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề 55
4.2.1 Yếu tố về ñất ñai 55
4.2.2 Yếu tố về lao ñộng 58
4.2.3 Yếu tố về vốn sản xuất 62
4.2.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ phục vụ cho sản xuất 65
4.2.5 Thực trạng kỹ thuật và ñầu tư chi phí sản xuất của một số làng nghề 68
4.2.6 Tình hình tiêu thụ sản phẩm 75
4.3 Kết quả, hiệu quả sản xuất của các làng nghề tại thị xã Từ Sơn 79
4.3.1 Số lượng sản phẩm sản xuất của các làng nghề 79
4.3.2 Kết quả sản xuất của các cơ sở làng nghề 82
4.3.3 Hiệu quả sản xuất của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề 85
4.4 Vấn ñề về xã hội 93
4.5 Vấn ñề về môi trường 98
4.6 Các chính sách của Nhà nước và ñịa phương 100
4.6.1 Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng 100
4.6.2 Chính sách tín dụng 102
4.6.3 Chính sách ñào tạo 103
4.7 ðánh giá chung về vấn ñề phát triển các làng nghề 104
4.3 ðịnh hướng và giải pháp cho phát triển làng nghề tại thị xã Từ Sơn 108

tại thị xã Từ Sơn 55

4.3 ðất sử dụng phát triển làng nghề tại các cơ sở ñiều tra năm 2011 56

4.4 Tình hình chất lượng lao ñộng trong các cơ sở tại làng nghề 59

4.5 Tình hình sử dụng vốn năm 2011 64

4.6 Tình hình trang thiết bị của các cơ sở ñiều tra năm 2011 66

4.7 Số lượng trang thiết bị ñầu tư tại các cơ sở ñiều tra ở Tương Giang 67

4.8 Chi phí sản xuất một số sản phẩm mỹ nghệ năm 2011 73

4.9 Chi phí bình quân cho một tấn thép năm 2011 74

4.10 Chi phí bình quân cho một sản phẩm dệt năm 2011 75

4.11 Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở Từ Sơn (2009-2011) 76

4.12 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề năm 2011 77

4.13 Số lượng các loại sản phẩm chủ yếu của làng nghề tại thị xã Từ
Sơn (2009-2011) 81

4.14 Giá trị sản xuất một số làng nghề năm 2009- 2011 82

4.15 Kết quả sản xuất sản phẩm một số ngành nghề tại làng nghề năm
2011 84


4.27 Dự kiến tình hình tiêu thụ sản phẩm một số làng nghề tại thị xã
Từ Sơn 126

4.28 Dự kiến thị trường tiêu thụ sản phẩm một số làng nghề tại thị xã
Từ Sơn trong thời gian tới 127

4.29 Dự kiến phát triển và cơ cấu kinh tế của thị xã Từ Sơn ñến năm
(2012-2015) 130

4.30 Các hạng mục, công trình ñược nâng cấp và xây dựng mới giai
ñoạn 2012- 2015 của thị xã Từ Sơn. 131

4.1 Sự phân bố một số làng nghề trên ñịa bàn thị xã Từ Sơn 138

4.2 Tình hình phát triển các loại hình tổ chức sản xuất một số làng
nghề ở thị xã Từ Sơn (2009-2011) 139

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Nông thôn Việt Nam chiếm tới 73% dân số của cả nước, thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp còn thấp
.
Quá trình ñẩy nhanh tốc ñộ CNH – HðH ñã
thúc ñẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn ngày càng mạnh,
trong ñó việc phát triển các làng nghề CN – TTCN ñóng vai trò không nhỏ.

cho người lao ñộng, bộ mặt của thị xã ñã ñược ñổi thay từng ngày. Sự phát
triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề ñóng vai trò không
nhỏ ñối với sự phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Bên cạnh những lợi thế do
sản xuất ngành nghề mang lại, chúng ta không thể phủ nhận những tồn tại và
hậu quả do làng nghề gây ra. ðó là sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân tán rải rác,
thiếu cơ sở trưng bày, giới thiệu sản phẩm nên chưa tạo nên sức cạnh tranh
trên thị trường do ñó còn nhiều hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thêm
vào ñó là ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất dẫn ñến tình trạng ô nhiễm môi
trường ở các làng nghề càng nghiêm trọng.… Cũng như bao làng nghề khác
trong cả nước, các làng nghề của Từ Sơn cũng ñang phải ñương ñầu với
những thách thức lớn phải giải quyết làm sao ñể vẫn duy trì và phát triển các
làng nghề mà vẫn ñảm bảo về môi trường là vấn ñề cần quan tâm. ðây chính
là lý do em chọn ñề tài: “Nghiên cứu phát triển làng nghề trên ñịa bàn thị
xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”. Với hy vọng thông qua việc ñánh giá thực trạng
phát triển của các làng nghề trên ñịa bàn thị xã Từ Sơn ñể từ ñó ñưa ra một số
phương hướng và giải pháp khắc phục những vấn ñề còn tồn tại và ñẩy mạnh
phát triển các làng nghề một cách bền vững, góp phần quan trọng vào quá
trình CNH – HðH nông thôn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ñề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
ðề tài tập chung nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
ñến phát triển các làng nghề tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ ñó, ñề
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

3

xuất phương hướng và các giải pháp nhằm thúc ñẩy sự phát triển của các
làng nghề.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển làng nghề;

2.1.1.1 Khái niệm làng nghề
Làng, xã của nước ta xuất hiện từ rất lâu ñời, nó gắn liền với hoạt ñộng
sản xuất nông nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp của nhóm dân cư. Theo các
nhà nghiên cứu sử học: Làng, xã Việt Nam xuất hiện từ thời Vua Hùng dựng
nước, những xóm làng ñược hình thành, dựa trên cơ sở những công xã nông
thôn. Mỗi công xã nông thôn gồm một số gia ñình sống quây quần bên nhau
trên một phạm vi ñịa giới nhất ñịnh cùng nhau sản xuất, cùng nhau chống ñỡ
với thiên nhiên, nhưng sinh hoạt của họ ñộc lập với nhau. Cuộc sống của
người dân trong làng ñược gắn kết với nhau bởi những khế ước sinh hoạt
cộng ñồng, tâm thức tín ngưỡng, lễ hội, tập tục, luật lệ riêng của làng. Buổi
ban ñầu, hầu hết người dân trong làng ñều sống bằng nghề sản xuất nông
nghiệp. Nhưng do yêu cầu của ñời sống sinh hoạt, một số người dân trong
làng ñã nảy sinh làm nghề ñan lát, nghề rèn, nghề dệt, ñể tạo ra những sản
phục vụ ñời sống và sản xuất; do ñó ñã hình thành những nghề phụ thủ công.
Trong quá trình phát triển sản xuất, một bộ phận người dân trong làng ñã ñi
sâu phát triển ngành nghề, ñộc lập với sản xuất nông nghiệp, họ liên kết với
nhau thành phường hội như phường dệt vải, phường gốm, phường ñúc ñồng,
phường mộc, Về sau do nhu cầu trao ñổi hàng hoá và phân công lao ñộng
xã hội thì các nghề ñược phát triển mang tính chất chuyên sâu, số lượng người
chuyển sang làm nghề thủ công tăng dần và sinh sống chủ yếu bằng nguồn
thu nhập từ nghề thủ công. Từ ñó nghề thủ công ñược lan truyền và phát triển
thành làng nghề, nghề ñược truyền từ ñời này qua ñời khác nên ñã tạo ra làng
nghề truyền thống.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

5

Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sinh ra nghề thủ công truyền thống
và các sản phẩm mang nặng dấu ấn tinh hoa, bản sắc văn hoá, văn minh của
dân tộc. Quá trình phát triển của làng nghề gắn liền với quá trình phát triển

doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng có tổ nghề.
Tuy nhiên, quan ñiểm như vậy xét trong ñiều kiện ngày nay là chưa ñầy
ñủ tính chất của làng nghề, nó không chỉ tồn tại và phát triển như một thực thể
sản xuất kinh doanh một cách lâu ñời trong lịch sử mà nó có tác dụng to lớn
ñối với ñời sống văn hóa tinh thần ñối với người dân.
Mới ñây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ñã ñưa
ra ý kiến ñóng góp của mình vào bản Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện
một số nội dung Nghị ñịnh số 66/Nð- CP về phát triển ngành nghề nông thôn.
Trong bản ñóng góp ý kiến VCCI ñã ñề cập và ñưa ra khái niệm về làng nghề
như sau:
“Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phun sóc, hoặc các ñiểm dân cư tương tự trên một xã, thị trấn (ñược
gọi chung là làng), có hoạt ñộng ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc
nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
2.1.1.2 Những tiêu chí và phân loại làng nghề
Khi phân loại làng nghề ta thấy, có làng nghề truyền thống và làng
nghề mới, có làng một nghề và làng nhiều nghề.
- Làng một nghề: là những làng ngoài nghề nông ra chỉ còn thêm một
nghề thủ công duy nhất chiếm ưu thế tuyệt ñối như the La Cả, lụa Vạn Phúc,
gốm Bát Tràng, chạm bạc ðồng Xâm, thêu Quất ðộng
- Làng nhiều nghề: là những làng ngoài nghề nông còn có một số nghề
thủ công nghiệp như Ninh Hiệp, Kiêu Kỵ, Trai Trang, ðình Bảng
- Làng nghề truyền thống: là những thôn (làng) có một hay nhiều nghề
thủ công truyền thống ñược tách ra khỏi nông nghiệp ñể sản xuất kinh doanh
và ñem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Những nghề thủ
công ñược truyền từ ñời này qua ñời khác, thường là nhiều thế hệ nối tiếp
nhau. Cùng với sự thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này thường
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

7


8

a) Nghề ñã xuất hiện tại ñịa phương từ năm 50 năm tính ñến thời ñiểm
ñề nghị công nhận;
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
2. Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề ñược công nhận phải ñạt 03 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên ñịa bàn tham gia các hoạt ñộng
ngành nghề nông thôn;
b) Hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ổn ñịnh tối thiểu 02 năm tính ñến
thời ñiểm ñề nghị công nhận;
c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải ñạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống theo quy ñịnh tại Thông tư.
Năm 1999, UBND tỉnh Bắc Ninh ñã có quyết ñịnh số 1492/199/Qð-
UB Quy ñịnh tạm thời về Tiêu chuẩn công nhận nghề truyền thống, làng
nghề, làng nghề truyền thống. Về cơ bản tiêu chuẩn công nhận mà UBND
tỉnh Bắc Ninh ñưa ra giống so với Thông Tư mà Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ñưa ra, tuy nhiên tỉnh có ñưa thêm quy ñịnh khác trong tiêu
chí công nhận làng nghề như sau:
- Số hộ hoặc lao ñộng làm nghề CN-TTCN ở làng ñạt 50% trở lên so
với tổng số hộ hoặc lao ñộng trong làng.
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ CN-TTCN ở làng chiếm tỷ trọng trên
50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm. ðảm bảo vệ
sinh môi trường theo quy ñịnh hiện hành.
- Có hình thức tổ chức phù hợp chịu sự quản lý Nhà nước của chính

Năm 1997, các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh ñã giải quyết việc làm cho
34.120 lao ñộng; trong ñó, lao ñộng ở trong các làng nghề là 31.050 lao ñộng
và lao ñộng thuê ngoài là 3.070 lao ñộng. Năm 1998, các làng nghề ở Hải
Dương ñã giải quyết việc làm cho khoảng 34.440 lao ñộng. Năm 1997, các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

10

làng nghề ở Hà Nam ñã giải quyết việc làm cho 21.680 lao ñộng. Năm 1998
các làng nghề ở Thái Bình ñã giải quyết việc làm cho 88.505 lao ñộng. ðến
cuối năm 1998, các làng nghề ở tỉnh Nam ðịnh ñã giải quyết việc làm cho
66.739 lao ñộng. Năm 1997, các làng nghề ngoại thành Hà Nội ñã giải quyết
việc làm cho 68.679 lao ñộng. Năm 1998, các làng nghề ở Hưng Yên ñã giải
quyết việc làm cho 12.391 lao ñộng. Năm 1997, các làng nghề ở Hà Tây ñã
giải quyết việc làm cho 113.956 lao ñộng. Năm 1998, lao ñộng trong các
ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp ở Vĩnh Phúc khoảng 22.000 lao ñộng
Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) ngoài việc giải quyết việc làm cho gần
2430 lao ñộng của xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5.500 - 6.000
lao ñộng của các khu vực lân cận ñến làm thuê hàng năm. Nghề sản xuất da
và giả da cùa làng Kiều Kỳ (Hà Nội) thu hút tới 1.400 lao ñộng của làng vào
làm việc. Nghề may ở Cổ Nhuế (Hà Nội) cũng giải quyết việc làm cho
khoảng gần 1.000 lao ñộng.
Thứ hai, Tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa nền kinh tế:
Tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn nói chung và các làng
nghề nói riêng, hàng năm luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa
to lớn, ñóng góp ñáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung, cho từng ñịa
phương nói riêng. Sản phẩm của các làng nghề là nhân tố quan trọng thúc ñẩy
phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn.
Chẳng hạn, tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của các làng nghề tỉnh Nam
ðịnh ñạt khoảng 224 tỷ ñồng/ năm, riêng 3 làng nghề Vân Chàng, ðồng Côi,

nghiệp nông thôn chiếm khoảng 60 - 80% tổng giá trị sản lượng công nghiệp
các tỉnh.
Chẳng hạn, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn Thái Bình chiếm
khoảng 75% tổng giá trị công nghiệp ñịa phương toàn tỉnh. Tỷ lệ tương ứng
ñó ở Bắc Ninh là 73,3%; ở Nam ðịnh và Hà Nam là 69,9%. Làng Trai Trang
(Hưng Yên) thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp chiếm tới gần 80% tổng
thu nhập của xã. Làng Tân Lễ (Thái Bình) thu nhập từ ngành nghề phi nông
nghiệp chiếm 85% tồng thu nhập của xã. Làng dệt Phương La (Thái Bình) thu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

12

nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp chiếm 70% tồng thu nhập của xã. Làng
Bát Tràng (Hà Nội) thu nhập từ ngàng phi nông nghiệp chiếm 90% tổng thu
nhập của toàn xã.
Thứ tư, Thu hút vốn nhàn rỗi , tận dụng thời gian và lực lượng lao
ñộng, nâng cao mức sống và hạn chế di dân tự do.
Quy mô các cơ sở kinh tế trong các làng nghề chủ yếu là hộ gia ñình và
ñang dần hình thành một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. ðồng thời, hầu hết các
cơ sở sản xuất - kinh doanh trong các làng nghề ñều dành một phần diện tích
nhà ở của gia ñình làm nơi sản xuất, kinh doanh. Cho nên, suất ñầu tư cho 1
lao ñộng và quy mô vốn cho một cơ sở sản xuất- kinh doanh trong các làng
nghề không nhiều. Bình quân một suất ñầu tư vốn cho 1 lao ñộng chỉ khoảng
trên dưới 1 triệu ñồng và quy mô vốn bình quân cho một hộ sản xuất- kinh
doanh ñộc lập chỉ khoảng vài ba chục triệu ñồng. Nó cho phép các làng nghề
sẽ huy ñộng hết thảy mọi loại vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư ở trong
từng làng - xã vào sản xuất - kinh doanh.
Hiện nay, năng suất lao ñộng trong nông nghiệp còn thấp cộng thêm
với ñất ñai canh tác ít, nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói
chung, ở ðồng bằng Sông Hồng nói riêng không cao. Sự phát triển của ngành

Tăng trưởng ñược hiểu là sự gia tăng về số lượng của một sự vật nhất
ñịnh. Trong kinh tế tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm
hay lượng ñầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt ñộng. Tăng trưởng kinh
tế có thể hiểu là kết quả của mọi quá trình hoạt ñộng kinh tế trong lĩnh vực
sản xuất cũng như trong lĩnh vực dịch vụ ñược tạo ra trong một kỳ nhất
ñịnh[4]. Nếu sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong một quốc gia tăng lên, nó
ñược coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng ñược áp dụng ñể ñánh giá
cụ thể ñối với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia[5].
Phát triển bao hàm nghĩa rộng hơn, bao gồm nhiều khía cạch khác
nhau. Sư tăng trưởng cộng thêm các thay ñổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế, sự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

14

tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự ñô thị hoá,
sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay ñổi nói trên là
một nội dung của sự phát triển. Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân,
nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và ñảm bảo sự
bình ñẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn ñược ñịnh nghĩa là sự
tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng, vật chất,
giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường[6].
2.1.2.2 Khái niệm về phát triển bền vững
Trong những năm gần ñây, do sự tăng dân số mạnh mẽ, do nhu cầu nâng
cao mức sống, hoạt ñộng của con người nhằm khai thác các nguồn lực, tài
nguyên thiên nhiên ñã làm cho môi trường bị cạn kiệt. Sự can thiệp quá sâu của
con người vào thiên nhiên ñã dẫn ñến cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Nhiều nơi
trên trái ñất, con người ñang phải ñối mặt với những thảm hoạ thiên nhiên to
lớn. Với những mô hình phát triển không cân bằng, nhiều quốc gia ñã và ñang
phải trả giá cho những sai lầm về quan ñiểm phát triển của mình .
Trước những vấn ñề nêu trên của phát triển vào nửa cuối thế kỷ XX

ñược tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của làng nghề. Sự phát triển làng
nghề phải ñảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Trên quan ñiểm phát triển bền vững, phát triển làng nghề còn yêu cầu:
Sự phát triển phải có kế hoạch, quy hoạch, sử dụng các nguồn lực như tài
nguyên thiên nhiên, lao ñộng, vốn, nguyên liệu cho sản xuất ñảm bảo hợp
lý có hiệu quả, nâng cao mức sống cho người lao ñộng, không gây ô nhiễm
môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
2.1.3 ðặc ñiểm phát triển làng nghề
Làng nghề ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh có từ rất lâu, phát triển rất ña
dạng, phong phú và có ñặc ñiểm sau:
Thứ nhất: Làng nghề của tỉnh Bắc Ninh phát triển rất ña dạng về qui
mô, về cơ cấu ngành nghề và gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Làng nghề
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

16

của Bắc Ninh ñược ra ñời và phát triển từ sản xuất nông nghiệp nông thôn và
phục vụ cho nông nghiệp nông thôn. Do nhu cầu việc làm và thu nhập mà ban
ñầu người nông dân ñã làm nghề thủ công và coi ñó là nghề phụ làm thêm bên
cạnh nghề làm ruộng vào những lúc thời gian nhàn rỗi hoặc sử dụng lao ñộng
nhàn rỗi. Lúc ñầu nghề thủ công chủ yếu là sản xuất và sửa chữa những sản
phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và ñời sống như nghề dệt vải, nghề rèn,
ñan lát, nghề làm giấy, làm tranh, ñúc ñồng, Về sau do nhu cầu phải trao ñổi
hàng hoá và do lực lượng sản xuất phát triển, nghề thủ công phát triển, một bộ
phận dân cư trong làng ñã tách khỏi sản xuất nông nghiệp và làm nghề thủ
công nghiệp, những sản phẩm của họ vẫn phục vụ sản xuất nông nghiệp và
ñời sống của người dân trong làng và những làng xung quanh. Mặt khác, mặc
dù chuyên làm nghề thủ công nghiệp nhưng học vẫn giữ ñất nông nghiệp ñể
sản xuất thóc gạo ñảm bảo cuộc sống của họ. Trong những năm ñổi mới, nhờ
chủ trương chính sách của ðảng và Nhà nước mà ngành nghề thủ công phát

viên trong gia ñình, dòng họ là những người tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh; tuỳ theo năng lực trình ñộ của mỗi người mà ñược người chủ
giao công việc cụ thể. Hiện nay tuy ñã xuất hiện nhiều DNTN, CTTNHH,
CTCP nhưng qui mô sản xuất vẫn giới hạn trong phạm vi gia ñình hoặc dòng
họ. Các công ty, các doanh nghiệp này ñóng vai trò là trung tâm, vệ tinh tìm
kiếm thị trường, tiêu thụ lớn về sản phẩm hoặc cung ứng lớn về vật tư cho các
hộ gia ñình thực hiện dưới hình thức hợp ñồng.
Thứ 4: Phương pháp dạy nghề trong các làng nghề là truyền nghề. Xuất
phát từ ñặc ñiểm qui mô sản xuất chủ yếu là gia ñình, nên việc dạy nghề cho
con cháu hoặc người thân là hình thức truyền nghề trực tiếp, tức là hướng dẫn
trực tiếp từng thao tác, vừa làm vừa học nhằm giữ bí quyết nhà nghề. Mặt
khác nhiều nghề sản xuất những sản phẩm ñộc ñáo, mang ñậm bản sắc văn
hoá dân tộc như nghề Chạm, khảm vàng bạc, chạm khảm gỗ, ñúc ñồng, làm
gốm, tranh sơn mài, tranh dân gian, Do ñặc thù nghề nghiệp mà không thể
sử dụng máy móc ñể sản xuất hàng loạt ñược mà phải dựa vào lao ñộng thủ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

18

công, dựa vào bàn tay khéo léo, tinh xảo của người thợ nên việc dạy nghề vẫn
phải hướng dẫn trực tiếp từng thao tác, vừa học vừa làm. Ngày nay khoa học
công nghệ hiện ñại, xuất hiện nhiều máy mớc hiện ñại, một số công việc,
công ñoạn của quá trình sản xuất ñã sử dụng máy móc thay thế cho lao ñộng.
Chẳng hạn nghề gỗ ñã sử dụng các máy cưa, máy lộng, máy bào, máy khoan
ñể thay thế cho các lao ñộng bào, cưa, xẻ, ñục, hoặc nghề dệt vải ñã sử dụng
mô tơ thay thế cho chân ñạp máy dệt, nhưng các công việc quyết ñịnh ñến
chất lượng, thẩm mỹ và tính chất ñộc ñáo của sản phẩm vẫn sử dụng lao ñộng
thủ công. Vì vậy trong làng nghề việc dạy nghề cho lao ñộng chủ yếu là
truyền nghề.
Thứ 5: Sản phẩm làng nghề ña dạng mang ñậm tính chất truyền thống,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status